Announcement

Collapse
No announcement yet.

QUẦN ĐẢO HOANG SA and Vị Trí Địa L and Đặc Điểm Địa Chất

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • QUẦN ĐẢO HOANG SA and Vị Trí Địa L and Đặc Điểm Địa Chất

    QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

    Vị Trí Địa Lý & Đặc Điểm Địa Chất


    - Tham khảo -



    [justify]Quần đảo Hoàng Sa là một trong hai quần đảo xa bờ thuộc chủ quyền của Việt Nam từ lâu đời. Trong lịch sử quần đảo Hoàng Sa còn có tên là “Bãi cát vàng”. Tên quốc tế thường được thể hiện trên các hải đồ là Paracels. Quần đảo gồm 37 đảo, đá, bãi cạn, bãi ngầm và một số đối tượng địa lý khác thuộc huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng. Khu vực quần đảo nằm trên vùng biển rộng khoảng 30.000 km2. Phạm vi quần đảo được giới hạn bằng các đảo, bãi ở các cực Bắc, Nam, Đông, Tây.

    Về khoảng cách đến đất liền, từ đảo Tri Tôn đến mũi Ba Làng An, tỉnh Quảng Ngãi là 135 hải lý, đến huyện đảo Lý Sơn (Cù Lao Ré) tỉnh Quảng Ngãi 123 là hải lý.Tổng diện tích phần nổi của quần đảo Hoàng Sa khoảng 10 km2, đảo lớn nhất là đảo Phú Lâm với diện tích khoảng 1,5 km2. Quần đảo Hoàng Sa nằm ngang bờ biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và một phần tỉnh Quảng Ngãi.

    [/justify]

    Hoàng Sa nằm trong vùng "xích đạo từ" có độ sai lệch từ không thay đổi hoặc thay đổi rất nhỏ, rất thuận lợi cho việc đi biển. Quần đảo này có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, thường có sương mù và nhiều giông bão, nhất là từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm. Trên một số đảo có nguồn nước ngọt, cây cối um tùm, vô số chim và đặc biệt là có nhiều rùa biển sinh sống.

    Nằm phía Đông của Việt Nam, Hoàng Sa án ngự đường hàng hải quốc tế huyết mạch từ Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Vùng biển này có tiềm năng lớn về khoáng sản và nguồn hải sản, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế, quan trọng hơn đây là vị trí quân sự chiến lược, khống chế đường giao thông trên biển và trên không trong khu vực phía Bắc Biển Đông.

    I. Các đảo, đá, bãi của quần đảo Hoàng Sa:


    Quần đảo Hoàng Sa gồm 2 cụm đảo chính là cụm Lưỡi Liềm ở phía Tây; cụm An Vĩnh ở phía Đông.

    1. Cụm Lưỡi Liềm có hình cánh cung hay lưỡi liềm, nằm về phíaTây quần đảo, gần đất liền Việt Nam, gồm 08 đảo chính là Đá Bắc, Hoàng Sa, Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh, Quang Hòa, Bạch Quy, Tri Tôn và các bãi ngầm, mỏm đá.

    2. Cụm An Vĩnh:

    Cụm đảo An Vĩnh đặt tên theo một xã An Vĩnh thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở phía Đông, bao gồm các đảo tương đối lớn của quần đảo Hoàng Sa và cũng là các đảo san hô lớn nhất của Biển Đông như đảo Phú Lâm, đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Trung, đảo Bắc, đảo Nam, đảo Tây, đảo Hòn đá.

    - Đảo Phú Lâm nằm ở tọa độ 16o50'2" vĩđộ Bắc và 112o20'0" kinh độ Đông, là đảo quan trọng nhất của cụm đảo An Vĩnh và quần đảo Hoàng Sa, là đảo duy nhất từ xa có thể nhìn thấy được. Đảo có chiều dài đến 1,7km, chiều ngang 1,2 km. Trên đảo có nhiều chim biển cư trú nên có một lớp phân chim khá dày, đã từng có một công ty Nhật Bản đến khai thác phân chim tại đây.

    - Đảo Linh Côn mang tên một con tàu bị đắm ở đây, có tọa độ 16o 40'3" vĩ độ Bắc và 112o 43'6" kinh độ Đông, cao chừng 8,5m, trên đảo có nước ngọt. Vùng san hô bao quanh đảo kéo dài về phía Nam đến 15 hải lý.

    - Đảo Cây (còn có tên là Cù Mộc) nằm ở tọa độ 16o 59'0" vĩ độ Bắc và 112o15'9" kinh độ Đông.

    - Đảo Trung (còn gọi là đảo Giữa) nằm ở tọa độ 16o57'6" vĩ độ Bắc và 112o 19'1" kinh độ Đông.

    - Đảo Bắc nằm ở tọa độ 16o58'0" vĩ độ Bắc và 112o 18'3" kinh độ Đông.

    - Đảo Nam nằm ở tọa độ 16o57'0" vĩ độ Bắc và 112o 19'7" kinh độ Đông.

    - Đảo Đá nằm ở tọa độ 16o 50'9" vĩ độ Bắc và 112o 20'5" kinh độ Đông, diện tích 0,4 km2.

    Ngoài các đảo như trên, cụm An Vĩnh còn có nhiều mỏm đá, cồn cát và bãi.

    II. Đặc điểm địa chất, địa hinh:

    Quần đảo Hoàng Sa là một thế giới san hô với hơn 100 loài đã tạo thành một phần của vòng cung san hô ngầm dọc bờ biển Đông Nam của lục địa châu Á.

    Hình thái địa hình các đảo trong quần đảo Hoàng Sa tương đối đơn giản nhưng mang đậm bản sắc của địa hình ám tiêu san hô vùng nhiệt đới. Đa số các đảo nổi có độ cao dưới 10m: đảo Hoàng Sa 9m, Linh Côn 8.5m, Hữu Nhật 8m, Quang Ảnh 6m. Riêng đảo Bạch Quy (Bàn Thạch) đạt độ cao 15m. Phần lớn các đảo có diện tích nhỏ hẹp dưới 1km2: đảo Quang Ảnh (Tiền) 0.7km2, Hữu Nhật 0.6km2, Hoàng Sa 0.5km2, Quang Hoà (Đun Can) 0.5km2, Duy Mộng 0.5km2, đảo Đá 0.4km2, riêng đảo Phú Lâm diện tích đạt 1.5km2.

    Các đảo nêu trên dù ít hay nhiều đều biểu hiện dạng vành khuyên cổ của các atoll Thái Bình Dương. Dạng vành khuyên này là kết quả phát triển của san hô cộng với sự lún chìm của vỏ trái đất tại các khu vực đảo.

    Trên thực tế các ám tiêu san hô ở Hoàng Sa phân bố không theo một định hướng rõ rệt: nhóm đảo Lưỡi Liềm kéo dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, nhóm đảo An Vĩnh kéo dài theo hướng Bắc Nam, đảo Quang Ảnh hướng Đông Tây, đảo Bạch Quy, Bông Bay có trục kéo dài hướng Tây Nam-Đông Bắc, đảo Chim Én hướng Đông Tây, Linh Côn và bãi ngầm Bình Sơn có hướng Bắc Nam, nhóm đảo An Vĩnh kéo dài hướng Tây Bắc-Đông Nam.

    Về mặt hình thái, đảo thường có cấu tạo 3 phần khác nhau đó là phần đảo nổi, hành lang bãi triều (thềm san hô) bao quanh đảo và sườn bờ ngầm dốc đứng.

    - Đảo nổi được cấu tạo từ các vật liệu mảnh vụn san hô và sò ốc, có kích thước khác nhau. Độ cao trung bình của đảo thường không vượt quá 10m so với mực nước triều thấp nhất. Đa phần các đảo nổi hiện là những phần nhô cao của các bờ atoll bao quanh lagun hoặc là các hồ nước, ví dụ : Atoll Bông Bay, Đá lồi, atoll Duy Mộng.

    - Các bãi triều (thềm san hô) là hành lang bao quanh đảo có chiều rộng khác nhau từ vài chục đến vài trăm mét thậm chí hàng ngàn mét. Khi triều cao bề mặt bãi thường ngập sâu dưới nước từ 1.0-1.9m và chúng chỉ lộ ra khi triều kiệt. Bề mặt bãi tương đối thoải, có độ dốc nghiêng từ chân đảo ra phía biển. Hệ thống lạch triều ít phát triển vì thành phần vật chất cấu tạo bề mặt chủ yếu là các vật liệu thô cuội, sỏi, tảng, nhiều nơi xuất hiện các bề mặt mài mòn. Bãi triều đóng vai trò là một hành lang chắn sóng, làm giảm năng lượng của sóng khi truyền từ biển khơi vào chân đảo.

    - Sườn bờ ngầm của các đảo thể hiện rất khác nhau, những đảo riêng biệt như Tri Tôn, Đá Bắc, Đá Tây, Đá Nam, ngoài diện tích bãi triều hẹp là chuyển tiếp đột ngột xuống biển sâu 1000-1500m bằng một vách dốc 20-45o hoặc hơn. Đối với các đảo là các atoll điển hình như Đá Lồi, Bông Bay, sườn bờ ngầm phía trong của atoll bao giờ cũng thoải hơn sườn phía biển khơi. Các hồ nước nông bên trong atoll có độ sâu thường từ 5-50m có nơi 70m là nơi tích tụ các sản phẩm phá huỷ của đảo và do đó sườn bờ ngầm có xu hướng giảm dần độ dốc xuống đáy hồ.

    - Hồ nước nông hay là vụng nước nông được hình thành do các đảo san hô tạo thàmh các ám tiêu san hô vòng ngăn cách với biển, hoặc chúng chỉ thông với biển bằng các cửa hẹp.

    Ở quần đảo Hoàng Sa, hồ nước nông thường có độ sâu từ 5-50m, diện tích các hồ lớn gấp từ 3-5 lần đảo nổi. Hồ quanh đảo Hữu Nhật có diện tích tới 150 ha. Do tính chất cô lập với biển khơi nên các hồ và vụng thường lặng sóng, sự trao đổi nước giữa hồ, vụng với biển khơi thông qua cửa thoát triều.

    III. Điều kiện tự nhiên:

    Thời gian nắng ở quần đảo Hoàng Sa dao động trong khoảng 2.400-2.600 giờ/năm, trong đó mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) có thời gian chiếu sáng khoảng 1300 giờ, lớn hơn so với mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 4). Trong các tháng mùa hè thời gian chiếu sáng ở quần đảo Hoàng Sa luôn lớn hơn ở quần đảo Trường Sa.

    Nhiệt độ không khí ở vùng biển Hoàng Sa có giá trị thấp nhất 22o-24oC trong tháng 1, tăng dần đạt cực đại 28.5o -29oC trong tháng 6, 7 và giảm từ từ tới 25oC vào tháng 12. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là 5.5oC-6oC.

    Chế độ gió vùng quần đảo Hoàng Sa phức tạp và thể hiện ảnh hưởng của địa hình lục địa Việt Nam và Trung Quốc. Vào mùa hè hướng gió Tây Nam chiếm ưu thế 57%, các hướng gió Tây, Nam, Đông-Nam khoảng 10-12%. Các hướng gió Đông, Đông-Bắc và Bắc đều xuất hiện với tần suất thấp. Vận tốc gió trong mùa hè trung bình 5-7 m/s. Trong mùa Đông gió Đông-Bắc chiếm ưu thế với tần suất 48-50% và tốc độ 7-10m/s. Hướng gió Bắc có tần suất 27-30% và tốc độ 7-10m/s. Các hướng gió Đông, Đông Nam, Nam và Tây Bắc đều xuất hiện trong mùa Đông với tần suất thấp và vận tốc cực đại đạt 7-10 m/s.

    Lượng mưa trung bình nằm ở quần đảo Hoàng Sa khoảng 1.200-1.600mm, thấp hơn nhiều so với mưa ở vùng đảo Trường Sa và các vùng khác trên đất liền. Mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 10) lượng mưa trung bình hàng tháng 100-200mm, đạt 200-400mm trong tháng 10. Lượng mưa trung bình trong mùa Đông (từ tháng 11 đến tháng 4) 200-300mm với lượng mưa hàng tháng 20-25mm (tháng 1,2,3) và đạt đến 50-100mm trong tháng 12 đến tháng 4.

    Độ ẩm tương đối trung bình ở Hoàng Sa 80-85% và hầu như không bị biến động nhiều theo mùa. Các quan sát cho thấy trong các tháng 1 (đặc trưng cho mùa Đông), tháng 7 (đặc trưng của mùa hè), tháng 4 và tháng 10 (các thời kỳ chuyển tiếp), độ ẩm tương đối đều không đổi và bằng 80 - 85%.

    So với quần đảo Trường Sa thì Hoàng Sa nằm gần đại lục hơn và vì vậy các trường sóng, gió chịu ảnh hưởng của địa hình các lục địa. Trong mùa Đông, sóng Đông Bắc chiếm ưu thế với tần suất 70–72% với độ cao cực đại đạt tới 4–6m. Các hướng sóng Đông và Bắc có tần suất 10–15% và có độ cao cực đại 3–4m. Trong mùa hè, hướng sóng Tây-Nam chiếm ưu thế, 53–55%. Độ cao sóng 3–4m, chiếm 12% và cực đại 4–6m, chiếm 1-2%. Sóng hướng Nam chiếm 23–25% và có độ cao cực đại 3–4m. Các hướng sóng khác có tần suất thấp và độ cao nhỏ hơn 3–4m.

    Trong các thời kỳ chuyển đổi mùa, tháng 4 và tháng 10, trong khi ở quần đảo Trường Sa, sóng Đông Bắc có tần suất giảm xuống 20–25% thì ở Hoàng Sa hướng sóng này vẫn chiếm ưu thế 50-60% và độ cao sóng vẫn có thể đạt tới 4–5m.

    Đặc điểm phân bố của trường nhiệt đã được nghiên cứu theo diện và theo chiều sâu. Vào mùa hè, nhiệt độ nước biển bề mặt thay đổi trong giới hạn 29oC.

    Mùa Đông, trong dải độ sâu 0–10 m trường nhiệt ít biến động với các giá trị 25oC-26oC.

    Trong mùa hè độ mặn nước biển bề mặt ở vùng quần đảo Hoàng Sa biến đổi phức tạp với các giá trị lớn hơn 34‰.

    Trong mùa Đông, ở tầng sâu 0–10m độ mặn nước biển có xu hướng tăng dần từ Đông sang Tây, từ các giá trị 33‰–34‰. Độ mặn nước biển tăng dần theo độ sâu đạt các giá trị 33.9‰-34‰ và 34.5‰–34.6‰ ở các độ sâu 50 và 100m. Dưới những độ sâu này, từ 100 đến 300m, độ mặn ít biến đổi và ổn định trong giới hạn 34.5‰–34.7‰. Đồng thời trên hầu hết các tầng sâu xu hướng tăng dần độ mặn từ Đông sang Tây cũng luôn được thể hiện.

    Chính tại nơi đây đầu thế kỳ 17, Chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hoá vật do lấy được từ những tàu đắm.

    Hồn tử sĩ gió ù ù thổi,

    Mộng chinh phu trăng dõi dõi soi !



    ............................

    Hoàng Sa ơi, Hoàng Sa ơi !

    Trong từng tấc biển vọng lời nước non !


    ================================================

    Tham Khảo

    1. Phủ biên tạp lục bản chữ Hán ký hiệu A.184/1, tờ 27a - 29a

    2. De la Cochinchine, Tableau, trang 7

    3. “Paracel Islands” (bằng tiếng Anh). CIA World Factbook. 20 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)

    4. Nguyễn Nhã (2002). Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (luận án tiến sĩ). Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).

    5. Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú, tập 1, Dư địa chí, trang 167.

    6. Khí Tượng Học - KS Nguyễn Kim Môn. Nha Khí Tượng Sài Gòn, 1972

    7. Quần đảo Hoàng Sa, Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia


    :caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe:: caphe:


    Bài Đọc Thêm:

    LINK: Hoàng Sa & Trường Sa - RẠN SAN HÔ THIÊN NHIÊN VÔ GIÁ
    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

  • #2
    Các bạn mến , nhà thơ Giang nam có một bài thơ mà có lẽ hầu như ai đọc qua một lần đều nhớ , P nhớ nhất là 2 câu đầu '' Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường , yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ '' ... tới tuổi này trí nhớ P nhiều khi như ngựa về ngược , chuyện bây giờ hay quên nhưng lại dễ nhớ chuyện xưa mà những chuyện xưa đó thường gần gủi với thời đi học , có nhiều chuyện mỗi khi nhớ lại ... nay mình mới hiểu và thấy thấm thía nhiều hơn

    Chẳng hạn như ngày xưa , P rất thích vẽ , cho nên môn Sử địa gần như là môn học P thích nhất hồi đó , vì học giờ này thường hay được vẽ bản đồ nước này nước nọ , một hôm Thày cho vẽ nước Việt nam tại lớp . Lúc đó được mở sách , và mình chỉ ráng vẽ sao cho giống mà thôi , P rất an tâm vì đó cũng là sở thích của mình , nhưng sau khi vẽ xong nộp bài , không ngờ lúc nhận kết quả bài P được lãnh hai con zero to tướng kèm theo ánh mắt ... nghiêm khắc của Thày !

    Khi thấy như thế P cũng hoảng vì không biết chuyện gì xảy ra ? Sau đó lấy lại bình tỉnh nhìn lại bài mình thấy hai dấu hỏi đỏ lét ở hai nơi trên bản đồ mới khám phá ra rằng lỗi mình quên vẽ thêm mấy hòn đảo ở vùng xanh nước biển ngoài khơi của Việt Nam ! Tuy biết lỗi nhưng P vẫn cho rằng mình ăn hai hột vịt là hơi ... nhiều nên ráng nài nỉ để may ra Thày tội nghiệp công lao vẽ vời mà bớt cho một hột chăng , nên thưa rằng '' Thưa thày em chỉ quên có mấy hòn đảo nhỏ xíu thôi mà thày '' Thày trả lời '' Đảo cũng là quê hương đất nước , Thày cho em hai con zero để em ... nhớ !

    Quả thực như thế , thời gian đã làm mình trưởng thành , biết tự lập nhiều hơn nhưng kỷ niệm đó vẫn đi theo và khắc sâu vào trong tâm trí P luôn từ ngày ấy để giờ đây mỗi khi nghe nhắc tới 4 chữ Hoàng Sa Trường Sa mình lại không ngăn được cảm xúc , và càng hiểu sâu sắc hơn lời nói của thày năm xưa ....

    Thân mến

    PL

    Comment


    • #3

      Hoàng Sa và một phần của Trường Sa, máu thịt của quê hương đã mất, khó qui trách nhiệm cho ai mà chỉ vì chúng ta không mạnh bằng người khác. Có người nói biết đâu một ngày nào đó chúng ta sẽ lấy lại được những phần lãnh thổ này. Xin thưa có thể ... khi ''vật đổi sao dời'' hoặc khi thế chiến thứ III bùng nổ mà có lẽ trong phần đời còn lại chúng ta sẽ không nhìn thấy. Nhìn sang quần đảo Kuril mà người Nhật gọi là ''lãnh thổ phương bắc'' đã bị Nga chiếm giữ vào cuối thế chiến II khi nước Nhật đang trên đà thua trận. Hiện nay mặc dù Nhật đã có nền kinh tế lớn mạnh đến hàng thứ ba của thế giới và là đồng minh quân sự của Mỹ, thế mà sau bao nhiêu lần thương thuyết, bao nhiêu hứa hẹn như sẽ đầu tư hàng tỷ đô để xây dựng vùng Siberia mênh mông lạnh giá của Nga và sẽ ký hiệp ước hòa bình với nước này, vấn đề vẫn chưa hề lay chuyển. Chúng ta sẽ dựa vào đâu để "nói chuyện" với phía TQ khi muốn đòi lại những gì không còn là của mình?

      Comment


      • #4


        Hoàng Sa (Paracel Islands) & Trường Sa (Spratly Islands)

        Qua Chứng Cứ Từ Châu Âu


        Tham Khảo


        :caphe::caphe::caphe:


        [justify]Đã từ rất lâu các nhà hàng hải phương Tây đã xác định vùng quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands – bao gồm cả Trường Sa), thường được gọi là bãi Cát Vàng trên biển Đông thuộc quyền quản lý của các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong.

        Trong số hàng trăm bản đồ cổ do phương Tây thực hiện từ thế kỷ XV đến XIX đã được tìm thấy, hầu hết đều ghi rõ Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được gọi tên chung là Paracel, bờ biển Parasel là ở Trung Bộ Việt Nam.

        Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha là những người đầu tiên của châu Âu có những mô tả về quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ thứ XIV. Nhiều nhật ký hải trình của các nhà thám hiểm Bồ Đào Nha thời đó đã nói về một dải đá ngầm Pulo Pracela (các bãi ngầm san hô) rất nguy hiểm, bao quát cả vùng Hoàng Sa và Trường Sa ngày nay và đã được các nhà hàng hải xác định nó thuộc Giao Chỉ (Cochinchine – tức Giao chỉ gần nước Tần-Chine) và ghi bờ biển Paracel (Costa de Paracel) thuộc duyên hải Quảng Ngãi ngày nay.

        [/justify]

        Bản đồ Đông Nam Á của anh em nhà hàng hải Hà Lan Frère Van Langren (1595) ghi nhận ngoài khơi Việt Nam có một vùng quần đảo với nhiều bãi cát nông chạy dài xuống hướng tây nam, gọi tên là Paracels cùng với rất nhiều chi tiết địa hình của miền Trung Việt Nam ngày nay. Chẳng hạn, đối diện với quần đảo Paracels trên đất liền có bờ biển ghi là Costa de Paracels (bờ Paracels), ở ngoài biển còn có Pulo Canton (Lý Sơn) thuộc địa phận Quảng Ngãi.

        Trong bản đồ Đông Nam Á vẽ năm 1606 của Jodocus Hondius xuất bản tại Amsterdam, tác giả vẽ hai nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa như một cái cờ đuôi nheo uốn quanh Đại Việt và Champa, đuôi dính liền với các đảo vùng Phan Thiết ngày nay. Đối diện với quần đảo – và trên lãnh thổ Việt Nam được viền màu vàng – là tên “Costa de Paracel” – bờ Paracel.

        Trên một số bản đồ, địa danh Hoàng Sa còn được thể hiện hoặc ghi chú rất đặc biệt. Chẳng hạn, bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613 thể hiện quần đảo Farael (Hoàng Sa), bao gồm tất cả các đảo của Việt Nam từ nam vịnh Bắc Bộ cho đến hết vùng biển phía nam của Việt Nam, trừ Pulo Condor (Côn Đảo) và Pulo Cici (Phú Quốc) được vẽ riêng.


        Trong bản đồ do W.Blaeu vẽ năm 1645, quần đảo Farael (Hoàng Sa) được vẽ nối liền với các đảo: Pulo Secca de Mare (Phú Quý), Pulo Cambir (Cù Lao Xanh), Pullo Canton (Lý Sơn), thành một chuỗi đảo liên hoàn thuộc lãnh thổ Cochinchine (Đàng Trong)….

        Bản đồ Carte d’une partie de la Chine, les Isles Philippines, de la Sonde, Moluques, de Papoesi, &c thuộc tập Atlas nouveau contenant toutes les parties du monde do nhà xuất bản Covens & Mortier xuất bản tại Amsterdam năm 1760 và hiện đang được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Australian thì phần Paracel được in màu xanh viền cùng với màu của xứ Đàng Trong và đã xuất hiện biên giới phân chia Đàng Ngoài, Đàng Trong.



        Đặc biệt, tấm bản đồ An Nam đại quốc họa đồ, viết bằng 3 thứ ngôn ngữ: Hán, Quốc ngữ và Latin, do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ năm 1838, có ghi hàng chữ Paracel seu Cát Vàng (nghĩa là Paracel hoặc là Cát Vàng) khẳng định chủ quyền Việt Nam.

        Cũng chính Giám mục Taberd viết trong cuốn Univers, Histoire et description de tous les peuples, de leurs religions, moeurs et coutumes, xuất bản năm 1833, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa: Chúng tôi không đi vào việc kê khai những hòn đảo chính yếu của xứ Cochinchine. Chúng tôi chỉ xin lưu ý rằng từ hơn 34 năm nay, quần đảo Paracels mà người Việt gọi là Cát Vàng (Hoàng Sa), gồm rất nhiều hòn đảo chằng chịt với nhau, lởm chởm những đá nhô lên giữa những bãi cát, làm cho những kẻ đi biển rất e ngại – đã được chiếm cứ bởi người Việt xứ Đàng Trong. Chúng tôi không rõ họ có thiết lập một cơ sở nào tại đó không, nhưng có điều chúng tôi biết chắc chắn là Hoàng đế Gia Long đã chủ tâm thêm cái đóa hoa kỳ lạ đó vào vương miện của Ngài, vì vậy mà Ngài xét thấy đúng lúc phải thân chinh vượt biển để tiếp thu quần đảo Hoàng Sa và vào năm 1816, Ngài đã long trọng treo tại đó lá cờ của xứ Đàng Trong.


        Nhật ký Batavia (1636) của Công ty Đông Ấn (Hà Lan) có chép về sự kiện các tàu biển thuộc Công ty Đông Ấn bị nạn tại quần đảo Hoàng Sa thuộc xứ Đàng Trong: Năm 1634, dưới thời Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635), ba chiếc tàu Hà Lan tên Veehuizen, Schagen và Grootebroek, từ Batavia đi Formose (Đài Loan) thì gặp bão, chiếc tàu Grootebroek bị đắm gần quần đảo Paracels, thuyền trưởng Huijich Jansen và 12 thủy thủ đi bằng thuyền nhỏ vào duyên hải xứ Đàng Trong xin được hỗ trợ. Sau đó, họ được phép trở lại Paracels nhưng bị tịch thu tiền bạc bởi nhà chức trách xứ Đàng Trong, sau đó họ được 3 chiếc tàu khác tên là Bommel, Goa và Zeeburg chở về Batavia. Hai năm sau, dưới thời Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan (1635-1648), thương gia Abraham Duijeker đi Thuận hóa yết kiến Chúa Thượng, để xin giao thương, đặt thương điếm và đòi số tiền bạc đã bị tịch thu. Chúa Thượng tiếp đón rất nồng hậu và chấp thuận cho người Hà Lan được tự do giao thương với xứ Đàng Trong, vì vậy từ năm 1636, một thương điếm của người Hà Lan đã được thiết lập tại Hội An.


        Nhật ký tàu Amphitrite (năm 1701) có viết: Tàu nhổ neo, gió rất thuận và chỉ trong một thời gian ngắn đã đến ngang mỏm đá Paracel. Paracel là một quần đảo thuộc Vương quốc An Nam. Đó là bãi đá ngầm khủng khiếp có đến hàng trăm dặm, rất nhiều lần đã xảy ra các nạn đắm tàu ở đó-Nó trải dọc theo bờ biển xứ Cochinchina…

        Ghi chép của Bá tước M.d. Estaing năm 1754: Kinh thành Huế được xây dựng trên bờ một con sông, khi nước triều lên thì các luồng của tàu có thể tới đó được. Không có thành luỹ gì cả, chỉ được bao quanh bằng một bức tường gạch đơn giản cao khoảng 8, 9 bộ, chung quanh có một nơi để rất nhiều đại bác… số súng đó có thể tới 400 khẩu, một phần được đúc bằng gang, một số lớn là của Bồ Đào Nha được lấy đem về từ các vụ đắm tàu trước kia ở quần đảo Paracels.

        Cuốn Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào thời vua Gia Long khẳng định năm 1816, vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels: Xứ Cochinchine, mà Quốc Vương ngày nay đã xưng đế hiệu, gồm có xứ Đàng Trong, Bắc Hà… và quần đảo Paracels, gồm có nhiều đảo và mỏm đá thiếu dân. Vào năm 1816 vị Hoàng đế đương kim đã tiếp nhận quần đảo này.

        Cuốn Bách khoa địa lý hiện đại (Geografia moderna universale) của G.R. Pagnozzi xuất bản năm 1823 dành nhiều trang nói về vương quốc An Nam có đề cập đến Paracels (Hoàng Sa). Sách Địa lý tóm tắt (Compendio di Geografia) của nhà địa lý người Ý là Adriano Balbi, xuất bản năm 1850, nêu rõ vương quốc An Nam có quần đảo Paracels, nhóm đảo Pirati và nhóm đảo Poulo Condor… Cũng trong tác phẩm này tác giả có viết về địa lý Trung Hoa nhưng không hề nói gì về Hoàng Sa và Trường Sa.

        Giáo sư công pháp và khoa học chính trị Monique Chemillier Gendreau thuộc Trường Đại học Paris VII Denis Diderot, nguyên Chủ tịch Hội luật gia dân chủ Pháp, nguyên Chủ tịch Hội luật gia châu Âu khẳng định: “Các triều đình phong kiến Việt Nam có giấy chứng thực chủ quyền từ thế kỷ XVI, đặc biệt là trong thế kỷ XVIII. Họ đã tổ chức quản lý các quần đảo này thông qua các đội tàu biển. Theo mùa, các đội tàu này đến các đảo để khai thác tài nguyên thiên nhiên và của cải từ xác các con tàu đắm trôi dạt vào. Họ còn dùng nhiều biện pháp như trồng cây để bảo đảm cho các vùng đó bớt nguy hiểm hơn cho các tàu bè qua lại. Người ta đã tìm thấy bằng chứng trong chiếu chỉ của vua Minh Mạng về việc này. Trong luật quốc tế, đó là những bằng chứng của chủ quyền.”

        Tất cả những chứng cứ nêu trên chứng tỏ từ thế kỷ XV, nhiều người phương Tây đã biết đến vùng biển đảo Hoàng Sa và ghi nhận chủ quyền quần đảo này (mà bấy giờ họ gọi là Cochinchine, Cochinchina, Annam…). Cũng chính những tài liệu trên đã khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của dân An Nam !


        Góp Nhặt
        https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

        Comment


        • #5

          Xin đa tạ, KD xin đa tạ tất cả những người đã viết lên sự thật về phần máu thịt của đất nước mình. Viết về Trường Sa, Hoàng Sa, viết bao nhiêu cũng không thừa, viết cho mình và cho con cháu mình ngày sau. Đọc về Hoàng Trường sa, đọc bao nhiêu vẫn thấy thiếu vì nó đã không còn ở bên mình nữa, mình đã thiếu mất Hoàng Trường Sa rồi, và nó còn đang bị nhuộm chất độc để tàn phá môi trường biển của VN.

          Càng đọc càng thấy sót sa cho những câu hò ví dặm của những ngư dân Nghệ Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam ,Quảng Ngãi, Khánh Hoà....

          Sao mà cảm thấy da diết qúa!

          Sao mà ngao ngán qúa!

          200 cây số biển chết lặng, vì không có 1 bước chân người. biển ơi, bến ơi, thuyền còn đó, đứng hàng hàng lớp lớp ngơ ngáo nhìn nhau.

          Đâu còn những câu hò dặn dò khi thuyền xa bến

          Đâu còn những câu mong đợi bến phải chờ thuyền như những ngày ngư dân được sống bình an " tiền rừng bạc bể" vì Hoàng sa, Trường sa là của VN ta trong cảnh thuyền với biển :



          Hò ơơơ khoan dô khoan là khoan dô khoan

          Nước sông Lam dào dạt, đầy cảnh đẹp Nam Đàn (là Khoan dô khoan)

          Ai đi chợ Sa Nam mà xem thuyền xem bến

          Hò ơơơ khoan dô khoan

          Thuyền xưa có nhớ nơi bến cũ sông nhà

          Dù thuyền có đi xa, bến vẫn chờ vẫn đợi, bến sông này vẫn đợi

          Hò ơơơ khoan dô khoan

          Thuyền ơi bến hỡi dù con nước vơi đầy

          Thuyền xuôi ngược đó đây, vẫn nhớ về bến cũ, thuyền vẫn về bến cũ .....

          Ôi những câu hò sao mà tha thiết qúa:

          Bên ven bờ Hiền Lương, chiều nay ra đứng trông về

          Mắt đượm tình quê....mắt đượm tình quê

          Xa xa đoàn thuyền nan, buồm căng theo gió xuôi dòng

          Bỗng trong sương mờ, không gian trầm lặng.....

          Thôi nghẹn rồi, KD sorry mọi người nhé.

          Kim Dung

          Comment


          • #6
            Ở nơi cuối đất cùng trời,

            Chiếc hôn cũng mặn gió khơi ngập ngừng !

            Chúng mình ngồi với rưng rưng,

            Hát trăng, hát gió, hát cùng Trường Sa.


            &

            Hát cùng em, hát cùng ta !

            Đảo chìm, đảo nổi đồng ca với mình.

            Thương ai, mắt cứ lặng nhìn,

            Một ngày bằng mấy nghĩa tình trăm năm !


            &

            Mai xa, vương vấn hôm rằm !

            Tròn trăng em hát giữa làng Trường Sa...

            NHQ



            Biển & Trăng Trường Sa
            https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

            Comment


            • #7

              Hôm nay, 12/0/2016, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở La Haye đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc và tuyên bố rằng “không có cơ sở pháp lý” cho việc Trung Quốc đòi hỏi quyền lịch sử trên những tài nguyên tại các vùng nằm trong bản đồ đường chín đoạn, còn được gọi là bản đồ “đường lưỡi bò”.

              Trong phán quyết, Tòa ghi rõ “ mặc dù các ngư dân và nhà hàng hải của Trung Quốc, cũng như của những nước khác, trong lịch sử đã từng sử dụng các "đảo" ở Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc trong lịch sử đã từng độc quyền kiểm soát các vùng biển và các nguồn tài nguyên tại đây.”

              Về quy chế của các thực thể, Tòa cũng phán quyết rằng không một thực thể nào của quần đảo Trường Sa “có thể tạo các vùng biển mở rộng”, không một thực thể mà Trung Quốc đòi chủ quyền “có thể tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế”. Do vậy, Tòa tuyên bố - tuy không xác định ranh giới - rằng một số khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines vì những khu vực này không chồng lấn với bất cứ khu vực nào của Trung Quốc.

              Liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cho rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines ở vùng đặc quyền kinh tế của nước này, vì đã cản trở việc thăm dò dầu khí và đánh cá của Philippines, xây dựng các đảo nhân tạo, cũng như đã không ngăn cản ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trái phép ở vùng này.

              Tòa còn phán quyết rằng các ngư dân Philippines ( cũng như ngư dân Trung Quốc ) có quyền đánh cá truyền thống ở vùng bãi cạn Scarborough và Bắc Kinh đã cản trở việc thực thi các quyền đó khi hạn chế việc đi vào vùng này. Cũng theo Tòa án Trọng tài Thường trực các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã hành xử trái phép khi họ dùng tàu cản đường các tàu Philippines gây nguy cơ đụng tàu nghiêm trọng.

              Về môi truờng biển, Tòa nhận định là các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường bãi san hô và vi phạm nghĩa vụ bảo về môi trường sinh thái biển.

              Cuối cùng, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực còn cho rằng các hành động bồi đắp, xây đảo nhân tạo của Trung Quốc không phù hợp với nghĩa vụ của một Nhà nước trong tiến trình giải quyết tranh chấp, gây ra những tổn hại không thể khắc phục được đối với môi trường biển, xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, tàn phá môi trường tự nhiên của các thực thể ở Biển Đông.

              Xin nhắc lại là phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực không phán quyết về chủ quyền biển đảo, mà chỉ xác định là những thực thể nào trên biển có thể tạo ra chủ quyền lãnh thổ trên các vùng biển xung quanh chiếu theo luật quốc tế.

              Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố là không chấp nhận và cũng không tham gia vào vụ kiện “đơn phương” của Philippines. Tuy nhiên, Tòa Án Trọng Tài Thường Trực cho rằng, việc Bắc Kinh từ chối tham gia không ảnh hưởng gì đến thẩm quyền xét xử của tòa và việc Philipines đơn phương kiện không phải là một hành động vi phạm các thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

              Theo RFI (Radio France Internationale)


              Comment


              • #8
                Từ 6:30pm hôm qua, giờ Sydney KD cũng ngồi chầu cái tivi để chờ phán quyết của toà. Sau khi toà đã phán quyết, mở kênh truyền hình và radio đài nào cũng loan tin và có những nhận định, phê bình của những nhà chuyên môn trong lãnh vực có liên quan tới vùng biển đông.

                KD nghe trong tin tức thì thấy người Tàu chưa chịu nhận phán quyết của toà án trọng tài thường trực ở La Haye ho còn đang ê a kiểu "Mèo khóc Chuột".. Biển đông chưa lặng bão tố.

                Thân ái

                KimDung

                Comment


                • #9
                  Các bạn mến,

                  H thấy KD ví Tàu ê a như "mèo khóc chuột" đúng chính xác luôn đó. Mèo cậy mình to bắt chuột nhỏ, khi bắt được chuột thì mèo tha hồ quăng chuột lên xuống, hành hạ cho thỏa thích, mèo khóc chuột là mèo đang đóng kịch, đang bịa chuyện đó.

                  H vui lắm, vì từ khi có phán quyết ấy tất cả mọi người dân trên thế giới bình luận, phân tích đưa tin về vấn đề này, nên hầu như bây giờ ai cũng biết vấn đề biển đông là gì, họ chuyển từ hờ hững thành quan tâm, nên càng lộ rõ những cái giả dối trong những cái rêu rao của tàu cộng trước đó.

                  Không biết dân trong nước của tàu cộng có biết cả thế giới đang bình phẩm về thái độ của Tàu cộng không, hay chẳng biết gì cả cứ nghĩ rằng đang bị người khác bắt nạt?

                  Thân ái

                  Hiền

                  Comment


                  • #10
                    Kim Dung viết:

                    Từ 6:30pm hôm qua, giờ Sydney KD cũng ngồi chầu cái tivi để chờ phán quyết của toà.


                    [hr]

                    Không ngờ ở vào cùng một thời điểm trên hai lục địa mà giờ khắc chênh nhau đến 15 tiếng, có hai người cùng thức đợi trong tâm trạng khắc khoải để biết một điều quan trọng về một nơi đã rất xa. Nơi mà trước đây họ phải cuống quít bỏ đi nhưng vì vội quá nên đã để sót lại ở đó ... một mảnh linh hồn.

                    Comment


                    • #11
                      Truyện ngắn ngụ ngôn

                      Lão Phú Hộ Xấu Xí

                      [justify]Ngày xửa ngày xưa, có một nhà phú hộ rất giàu có nhưng thuộc dòng họ tham. Đi ra ngoài thấy gì cũng thích và tìm cách lấy làm sở hữu của mình.

                      [/justify]

                      Một hôm hắn đi qua một căn nhà nhỏ xinh xắn với cảnh thiên nhiên rất đẹp. Đặc biệt trước nhà có một cái ao nhỏ nước trong veo với những hòn non bộ trải đều trên mặt ao, quang cảnh thật hữu tình. Hắn suy nghĩ và tự nhủ tại sao nhà mình to lớn đồ sộ như vậy mà cảnh trí lại không đẹp bằng khu nhà xinh xắn này với cảnh trí thật thơ mộng. Động lòng tham hắn bèn nghĩ kế để ăn cướp sân trước nhà hàng xóm.

                      Sáng nào hắn cũng ra đứng trước sân nhà hàng xóm và dẫn đàn chó mèo đi qua đi lại cho quen hơi. Chủ nhà nhìn thấy nhưng dửng đúng xem không có gì quan trọng. Dần dà hắn bắc ghế ngồi trước nhà và kéo cả đại gia đình quá chơi sân trước nhà ông hàng xóm ! Chủ nhà lần nầy thấy quá đáng, bèn chạy ra thăm hỏi tại sao. Lão phù hộ trả lời một cách trơ trẽn: dựa theo sổ sách gia phả xưa còn để lại thì khu vườn nầy thuộc về sân nhà của lão, nên cả gia đình hắn phải lấy lại phần vườn trước nhà ông hàng xóm. Tệ hơn nữa, chúng còn thả chó ra để dọa người chủ nhà lương thiện !


                      Chủ nhà hàng xóm tức giận không thèm ẩu đả với bọn "cướp" nầy bèn tìm mọi cách để đòi lại đất. Rồi việc này đến tai quan huyện trong làng. Sau một thời gian dài quan toà xem xét và điều tra, đưa ra kết luận: lão phú hộ là kẻ cướp đất không có bằng cớ xác đáng và yêu cầu lão phải trả lại đất đai cho nhà hàng xóm cùng lời xin lỗi. Ỷ mình giàu có và có quyền thế, lão phú hộ "cương" lên và không chịu nghe lời phán quyết của quan toà ! Lão nhảy toáng lên la hét như một thằng điên và tìm mọi cách cải chính với mọi người chung quanh là mình là "kẻ chính danh".

                      :caphe::caphe::caphe:

                      Phàm một kẻ không chính danh biết mình là sai nhưng luôn luôn tìm cách để cho mình là đúng vì lòng tham không đáy. Hệ quả của sự việc cũng như câu truyện Ăn Khế Trả Vàng, sớm muộn gì cũng mất cả chì lẫn chài và bị mọi người xa lánh khinh bỉ !


                      https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

                      Comment


                      • #12
                        Các bạn mến,

                        Chủ nhà hàng xóm đi kiện, vì trong mắt chủ nhà hàng xóm thì lão phú hộ chỉ là một lão hàng xóm thôi.

                        Cùng hoàn cảnh như thế, vẫn có những người hàng xóm không có được tinh thần độc lập như thế, không dám kiện vì còn tự cho mình là một đàn em của lão phú hộ thôi.

                        Thân ái,

                        Hiền

                        Comment


                        • #13
                          Cảm ơn Hiền. Anh đã sửa lại vài ý trong bài cho thêm phần chính xác.
                          https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

                          Comment


                          • #14
                            CHUYÊN ĐỀ: DƯỢC LIỆU BIỂN ĐẢO

                            THẢO MỘC HOÀNG SA, TRƯỜNG SA



                            Cây bàng vuông (lấy vỏ cây và hạt nghiền làm thuốc suốt cá) có nhiều ở Hoàng Sa, Trường Sa

                            [justify]
                            TỔNG QUÁT VỀ THẢO MỘC CÁC ĐẢO NGOÀI BIỂN ĐÔNG[/justify].


                            Nói chung, thảo-mộc các đảo giữa Biển Đông không nhiều và không được to lớn như trong đất liền. Thảo mộc Hoàng Sa, Trường Sa cũng không tươi tốt khi đem ra so sánh với những cây cỏ mọc trên các đảo vịnh Bắc Việt, vịnh Phú Quốc. Về cây lớn, ít có đại thọ và không thấy các loại gỗ quý. Về thân thảo, đáng kể đến loại Nam Sâm mọc nhiều ở Trường-Sa và một số đảo khác ở Biển Đông. Đây là một dược liệu quý-giá. Một số loại cỏ hay giây leo khác nữa mọc lung-tung nhưng không nhiều.

                            Trên duyên hải và trên những đảo ven biển Việt-Nam, cây dừa mọc khắp nơi và phi lao rất nhiều, Hoàng Sa và Trường Sa lại khác hẳn. Dừa và phi lao mọc trên các đảo thật thưa thớt, có đảo không có một cây dừa nào.

                            Linh-mục Henry Fontaine và giáo sư Lê Văn Hội xác định “Không có loại thảo-mộc nào là tại chỗ cả, tất cả từ vùng đất liền du nhập đến bằng nhiều cách ... Mọi thảo mộc hiện có ở Hoàng Sa đều tìm thấy ở Việt-Nam, nhất là miền Trung Việt-Nam (Góp thêm vào sự tìm hiểu tộc đoàn thảo mộc trên quần đảo Hoàng Sa - báo Khảo cứu Niên san Khoa học Đại học đường Sài-Gòn 1957.)


                            TÀI LIỆU CỦA GIÁO SƯ FONTAINE
                            .


                            Về dữ kiện khoa học, chúng tôi xin trích một vài đoạn trong bài “Hoàng-Sa dưới mắt nhà Địa-chất H. Fontaine” của Lạp Chúc Nguyễn Huy, đăng trong Đặc San Sử Địa số 29, năm 1975 để làm tài-liệu. Những chữ phần gc (ghi chú) do chúng tôi mạn phép ghi thêm cho dễ hiểu :

                            ... Về tộc đoàn thảo mộc, cho đến nay người ta mới biết có bốn loại: Scaevola Koenigii VAHL (Goodeniacée), Wedelia biflora DC (Composée), Guettarda speciosa LINNé (Rubiacée) và Tournefortia agentae (Boraginacée) (Saurin, 1955, tr. 14-15.) ... Dưới đây là các định danh, một phần đã được ông Schmidt làm:

                            GRAMINÉES (gc= họ Hoà bản)

                            * Eleusine indica GAERTIN: đảo Pattle [Hoàng Sa] (ít gặp): cây gặp khắp nơi tại Việt Nam, Cao Miên, Ai Lao, Thái Lan. Vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới của cựu lục địa.

                            * Eragrotis amabilis WIGTH ET ARN: đảo Pattle [Hoàng Sa](ít gặp): khắp nơi ở Việt-Nam, Ấn-độ, Mã-Lai.

                            * Eriochloa racemosa HACK: đảo Roberts (Hữu-Nhật) (ít) gặp khá thường ở Việt-Nam, Á-Châu, Phi Châu, Mã Lai, Úc đại Lợi.

                            * Brachiaria distachya A. CAMUS: đảo Pattle (Hoang-Sa) (ít): khắp nơi ở Việt-Nam, Ấn-Độ, Trung-Hoa, Mã Lai, Úc đại Lợi.

                            * Lepturus repens R. Br.: (ít); được thấy ở Bắc-Việt, Thái Lan, Tích Lan, Đại Dương Châu.

                            AMARANTACÉES (gc= họ Dền)

                            Achyrantes aspera LIN.: đảo Money (Quang Ảnh) (thường): cây mọc trên hoang-địa, rất thường ở ViệtNam, CaoMiên, Ai Lao, Trung Hoa, Ấn Độ.

                            NYCTAGINACÉES (gc= họ Bông-phấn)

                            Boerhaavia repens LIN.: đảo Money [Quang Ảnh], đảo Drummond [Duy Mộng]: khắp nơi ở Việt Nam, Cao Miên, Hoa Nam, Ấn Độ, Phi Luật Tân, Java, Phi Châu, Mỹ Châu.

                            PORTULACACÉES (gc= họ Sam)

                            Portulaca pilosa LIN.: đảo Pattle (Hoàng Sa] (trên những lối đi); Trung Việt, Ai Lao, Thái Lan (xuất-xứ tại Châu Mỹ nhiệt-đới.)

                            LAURACÉES (gc= họ Quế)

                            Cassytha filiformis LIN.: đảo Pattle [Hoàng Sa], đảo Roberts [Hữu Nhật] thường gặp ở Việt Nam, vùng nhiệtđới.

                            MALVACÉES (gc= họ Bụp)

                            Sida corylifolia WALL.: đảo Drummond [Duy Mộng); cây mọc ở Bắc Việt, Ai Lao, Thái Lan, Hải Nam, Java, Madura, Phi-Luật-Tân. Sida rhombifolia LIN. var. parvifolia GAGNEP.: đảo Pattle [Hoàng-Sa) (ít), Trung Việt.

                            TILIACÉES (họ Cò-ke)

                            Triumfetta pseudocanđ SPER,: đảo Drummond (DuyMộng]; thường gặp ở Việt-Nam, Thái Lan, Trung Hoa, Phi Luật Tân, Ấn-Độ. Corchorus sp.: đảo Roberts [Hữu-Nhật.)

                            ZYGOPHYLLACÉES (gc= họ Quỷ-kiến sầu)

                            Tribulus terrestris LIN.: đảo Pattle (hiếm); cây mọc trên duyên-hải cát Trung và Nam Việt Nam. Vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới.

                            EUPHORBIACÉES (gc= họ Thầu-dầu)

                            - Euphorbia thymofilia (BURM?); đảo Roberts [Hữu Nhật) (hiếm.)

                            Euphorbia Atotao.: đảo Pattle (Hoàng-Sa), cây trên duyên hải, thường gặp ở Việt-Nam, Ấn Độ, lndonésia, Phi luật Tân, Trung Hoa, Úc đại Lợi.

                            - Phyllanthus Niruri LIN.: đảo Pattle (ít gặp): cây mọc trên hoang địa, ruộng vườn, khắp nơi ở Việt-Nam; Dưới chí tuyến.

                            LUGUMINEUSES PAPILIONÉES (gc = lugumineuses, họ Đậu)

                            - Phaseolus calcaratus (ROXB. ?): đảo Money (QuangẢnh] (thường gặp.)

                            CONVOLULACÉES (gc= họ Bìm bìm)

                            Ipomea Turpethum R. Br.: đảo Pattle (Hoàng-Sa.) đảo Roberts [Hữu-Nhật), đảo Drummond (Duy-Mộng): Việt Nam, Trung Hoa, Phi Luật-Tân, Timor, Java.

                            BORAGINACÉES (gc = họ Lưu-ly oa-cử)

                            Tournefortia argentea LIN. F.: đảo Pattle (Hoàng-Sa), đảo Robert (Hữu-Nhật): cây mọc Trung Phần Việt-Nam, Ấn Độ, Mã Lai, Tích Lan, Phi Luật Tân, Đài Loan.

                            VERBENACÉES (gc = họ Mã-tiên-thảo)

                            - Premna sp.: đảo Money (Quang-Ảnh.)

                            - Lippia nodiflora LIN.: Đảo Pattle [Hoàng-Sa]; cây bò trên đất, rất thường gặp ở Việt-Nam, nhất là trên vùng đất cát; Châu Mỹ nhiệt-đới và bán nhiệt đới và khắp Viễn đông.

                            - Stachytarphita jamaicensis LIN.: đảo Pattle (Hoàng-Sa) (hiếm), đảo Robert (Hữu- Nhật) (thường gặp); khắp nơi ở Việt Nam. Cây xuất-xứ từ châu Mỹ nhiệt-đới .

                            GOODENIACÉES (gc = Cỏ gai)

                            Scaevola Koenigii VAHL. (gc= cỏ gai rất rậm rạp): các đảo Pattle, [Hoàng Sa] Money, [Quang-Ảnh], Roberts (HữuNhật), Drummond (Duy Mộng), thường gặp ở vùng ven biển Việt Nam, vùng Đông Á nhiệt đới, Đại dương Châu.

                            RUBIACÉES (gc = Nhàu)

                            - Morinda citrifolia LIN.. var bracteata HOOK: đảo Pattle, Roberts, Drummond; cây hoang và có khi được trồng ở Trung và Nam Việt-Nam, Ấn Độ, Tích Lan, Mã Lai. Cây này ít gặp trên quần đảo Hoàng-Sa (một hai cây trên mỗi đảo) và dường như được ngư dân mang đến và trồng vì dược tính.

                            - Guettarda speciosa LIN.: đảo Money [Quang-Ảnh], đảo Drummond [Duy Mộng]; Nam Việt Nam, Cao Miên, Thái Lan, vùng nhiệt đới . COMPOSÉES Tridax procumbens LIN.: đảo Pattle (Hoàng-Sa), đảo Roberts (Hữu-Nhật); khắp nơi ở Việt-Nam, Ấn Độ. Wedelia biflora DC.: đảo Money (Quang-Ảnh), rất thường gặp ở Việt-Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Hoa, Phi Luật Tân. Eupatorium sp.: đảo Pattle (Hoàng Sa) (hiếm.)

                            TÀI LIỆU GIÁO SƯ PHẠM HOÀNG HỘ


                            Chúng tôi xin mạn phép Giáo sư Phạm Hoàng-Hộ để được trình-bày một số hình vẽ trong tập sách Cây cỏ Việt Nam, 1993 của Giáo-sư về thảo-mộc Hoàng-Sa như sau:

                            2611 – Portulaca polosa L. Subsp. Grandiflora (Hook.) Gees … Lệ nhi, Mười-giờ; Moss Rose, Pourpier. Cỏ mập, nhất hay đa niên, ong không ong trừ ở mắt. Lá mập, hình trụ hay hơi dẹp. Hoa to, rộng 2-3 cm, đơn hay đôi, mọc như ở chót ong; tiểu nhụy nhiều. Hạp qủa tròn, to 2-3 mm; hột nhiều, đen, láng.

                            Gốc Argentin; rất nhiều thứ rất đẹp: spenders Hort., hoa đỏ; albiflora Hort., hoa trắng; sulphurea Hort., hoa vàng; thelusonii Hort., hoa cam vv … Ornamental 1367 – Cassytha filiformis L., Tơ xanh. Cỏ bán ký sinh vàng xanh, leo quấn, có vòi hút nhựa nguyên cây chủ; ong cỏ ong mịn, to hơn loài trên (1,5 mm). Gié dài 2-5 cm; hoa nhỏ có 3 lá hoa phụ; đài và vành dính thành ống tròn; tiểu nhụy thụ 9, lép 3; noãn sào tự do. Bế quả cứng, đen, trong bao hoa đồng trưởng. Dùng làm thuốc trị bịnh phổi và dương mai. Nhiều ở rừng còi, rừng thưa khắp cùng; I-XII. Hemiparasite a little more robust than the precedent; spike longer.

                            1367 – Cassytha filiformis L., Tơ xanh. Cỏ bán ký sinh vàng xanh, leo quấn, có vòi hút nhựa nguyên cây chủ; ong cỏ ong mịn, to hơn loài trên (1,5 mm). Gié dài 2-5 cm; hoa nhỏ có 3 lá hoa phụ; đài và vành dính thành ống tròn; tiểu nhụy thụ 9, lép 3; noãn sào tự do. Bế quả cứng, đen, trong bao hoa đồng trưởng. Dùng làm thuốc trị bịnh phổi và dương mai. Nhiều ở rừng còi, rừng thưa khắp cùng; I-XII. Hemiparasite a little more robust than the precedent; spike longer

                            5179 – Tribulus terrestris L., Qủi kiến sầu nhỏ, Tật lê, Gai ma vương. Cỏ nằm, đa niên, cỏ ong trắng nằm. Lá trong một cặp một to một nhỏ; lá- phụ có ong nằm trắng. Hoa nhỏ, rộng 5-8(20) mm; vành vàng xanh; cánh hoa nhỏ, ngắn hơn 1 cm, vảy mật rời; tiểu nhụy 10; noãn sào có ong. Nang rộng 1,5 cm, kể cả gai, có ong. 2n = 36.

                            Cây gốc sa mạc, chịu đất cát khô duyên hải đến núi cao; I-XII. Bổ, kích dục, cầm máu; trị đau mắt; theo thuốc bắc, trái bổ thận, lợi tiểu, trị đau lưng, làm lạc thai … Perennial spreading herb; flowers yellow; petals less than 1 mm long. Quần-đảo Hoàng-Sa mới nổi lên gần đây. Các mảnh đất mới này tạo nên một chỗ trống cho cây cỏ đến và tiếp-tục đến chiếm lập. Từ các vùng đất lân bang đến bằng nhiều cách, các hạt giống đã nảy nở và thảo-mộc từ đó phủ trùm gần hết các đảo Pattle, Roberts, Money và Drummond; nhưng tộc đoàn thảo mộc đó chưa đủ thời gian để trải qua một tiến trình nhằm mang lại một đặc tính riêng-biệt. Không có loại thảo mộc nào là tại chỗ cả...”

                            TÀI-LIỆU GIÁO-SƯ SƠN HỒNG ĐỨC


                            Giáo-sư Sơn-Hồng-Đức cho các chi-tiết sau đây: Loại cây cao thường thấy là các cây dừa và phi lao. Các cây này mọc lẻ tẻ không thành rừng, dừa gần mé nước, phi lao sống trên bãi thường nhỏ bé hơn những cây nơi vùng duyên hải. Kế đó là Bàng Bể (Sea Almond), tên La-tinh Terminalia, thường cao cỡ 5 – 7m. Nhánh mọc ngang thành tầng, ung cây u nần, lá to mầu xanh vàng khi khô trở nên đỏ. Cây cho quả với nhân lớn và cứng, nướng ung ăn béo như hạnh-nhân.

                            3977 – Terminalia catappa L., Bàng biển; Sea Almond, Indian Almond; Badamier. Đại mộc cao 7-10 m, không ung; nhánh mọc ngang thành tầng. Lá có phiến to, hình muỗng, dài đến 30 cm, đỏ lúc khô, cuống ngắn. Gié ở nách lá; hoa nhỏ trăng trắng; thường lép thành hoa đực; cánh hoa vắng, tiểu nhụy 10; ở hoa cái noãn sào hạ. Quả nhân cứng ung vàng, xoan dẹp dẹp, dài 6-8 cm; nạc chua chua; hột 1, có đầu, ăn được.

                            Tr dựa biển BTN; I-XII. Lá ung nhuộm vàng khi ung sắt vào. Cultivated near sea shore.

                            To như cây ung có cây Mù U, tên La-tinh là Calophyllum Inophyllum, lá xanh đậm, dài lối 2 tấc có nhiều gân phụ sít nhau màu nhạt hơn mầu lá, hoa trắng có nhiều tiểunhuỵ mầu vàng rất quyến rũ các loài bướm đốm. Trái Mù U cứng, tròn; thịt mầu vàng khi khô nhăn lại mầu xám xịt.

                            Người ta có thể lấy hạt ép dầu thắp đèn. Vỏ cây tiết ra mủ vàng, có người ung trị ghẻ. Cao chừng 4- 5m là loại cây còng tàn lá đặc-biệt với các lá nhỏ không mấy rậm rạp. Thân cây cũng đặc biệt, nứt nẻ như những đường gân.

                            1574 – Calophyllum inophyllum L., Mù-u; Alexander Laurel, Laurel Wood; Laurier d’Alexandrie. Đại mộc to; vỏ tiết oleoresin vàng-xanh. Lá có phến tròn dài, dài đến 15-17 cm, xanh đậm, gân phụ nhiều, khít nhau. Chùm dài 5 cm; hoa trắng; lá đài 4, trắng; cánh hoa 4; tiểu nhụy nhiều, vàng; tâm bì không ung. Quả nhân cứng hình cầu vàng to đến 3 cm.

                            Mủ và dầu lấy từ hột có vị thuốc; gỗ lâu mục. Thông thường dựa rạch, bình nguyên, từ Hải phòng đến Panjang; IX-VI. Tree; oleoresin green yellow; flowers white; drupe 3-4 cm diameter.

                            Ngoài ra có Cây Nhàu và Sồi Sim, tên La tinh là Quercus Myrsinifolia Blum xuất hiện rất ít ở vài đảo. Loại đại mộc này cao tới 13 – 15m, nhánh non không lồng, lá thon Hoa mười giờ - họ Sam – (Cây cỏ Việt Nam, 1993.) Cassytha filiformis (Cây cỏ Việt Nam, 1993.) Quỉ Kiến Sầu (Cây cỏ Việt Nam, 1993.) Bàng Biển (Cây cỏ Việt Nam, 1993.) Mù U (Cây cỏ Việt Nam, 1993.) mầu mốc ở bên dưới và xám lại lúc khô.

                            Dưới thấp có hội đoàn thảo mộc thích ứng với môi trường cát hay cát pha phosphate như:

                            -Họ Bìm-Bìm (Convolulaceae) gồm Ipomea Bilola và Ipomea Littoralis

                            -Họ Hoà-Bản như Cỏ Chông (Spinifex Littereus), Cỏ Còng Còng (Zoysia Matrella),

                            -Cỏ Xạ Tử (Sporobolus Virginicus.)

                            -Cỏ Cú mà dân đánh cá thường đào lấy củ về làm vị thuốc Bắc .

                            Loại thảo-mộc được ngư dân thích nhất là Nam Sâm, rất quý vì có dược liệu. Nam Sâm, tên La tinh là Boerhaavia Vipeus, là một loại cỏ phần dưới trườn trên đất, ngọn cất đầu lên. Lá có mấy phiến xoan tròn dài, ung mang tụ-tán 3 hoa.

                            2549 – Boerhavia diffusa L., Nam sâm, Nam sâm bò; Spraeding Hog-weed. Cỏ bò hay bò rồi đứng, hay leo, có rễ phù như củ; ung có ung đầu phù, tiết. Phiến lá xoan tròn dài, hình tim, có khi màu đỏ; cuống dài 1-1,5 cm. Chùm mang tụ tán 3 hoa; cọng hoa rất ngắn, 0,2-2 mm; bao hoa hường hay đỏ; ống 2 mm; tiểu nhụy 1-3. Hoa quả dài 2-3 mm, có 5 cạnh tròn và ung tiết trĩn, có và không cọng.

                            Rễ (purnarnavin, alc.) trị ho, lợi tiểu, nhuận trường, ung nước. Dựa lộ, vườn, sân, 0-2000 m; I-XII. Perennial weed: flowers shortly pedicelated, pink or red (B. Repens L.).

                            Chung quanh các đảo còn có nhiều thứ rong biển. Một vài loại có thể sử-dụng như phân xanh bón cây, một số khác có thể khai-thác như rau câu, một dược liệu mà đồng thời cũng là món ăn ung ngày của một số dân tộc Đông Nam Á. Nguồn lợi này có thể đưa đến hình thức xuất cảng được. Có hải tảo mệnh danh là “Euchecha” ung làm nguyên liệu cho kỹ nghệ sản xuất mỹ phẩm như kem thoa mặt.

                            BÁO-CÁO CỦA KỸ SƯ TRỊNH TUẤN ANH
                            .


                            Năm 1973, Kỹ-sư Trịnh Tuấn Anh sau khi khảo sát tổng quát địa lý, đã làm một phúc trình về đảo Nam Yết. Vì tình trạng thực vật ở đảo Nam Yết không khác mấy so với các đảo khác trong vùng nên ta có thể dùng phúc trình trên làm tiêu biểu. Kỹ sư họ Trịnh viết như sau: “Cây cối ở đây chỉ gồm một số ít loại có trái hoặc hạt từ các vùng duyên hải Việt Nam. Sarawak và các đảo lân cận trôi tấp vào đó mọc lên. Sinh cảnh thực vật chính ở trên hòn đảo gồm có Dừa và một loại cây thích-hợp với môi trường biển mọc chung quanh:

                            - Tournefortia argentea: Loài Boraginaceae

                            - Cocos nucifera: Loài Palmae

                            Ngoài ra còn một số ít cây khác với dây leo và cỏ, mọc rất tươi tốt gồm có:

                            -Bàng, Fagraea crenulata Maingay Loganiaceae

                            -Nhàu, Morinda angustifolia Roxb Rubiaceae

                            -Mù-u, Calophyllum Inophyllum Lin Guttleferae

                            -Rau sam, Portulaca Oleracea L. Portulacaceae

                            -Thu, area involuta R. Br Gramineae

                            Kỹ sư Trịnh Tuấn Anh có cùng nhận xét như giáo sư Sơn Hồng Đức về việc canh tác. Hai ông cho rằng các cây ăn trái như mãng cầu hay nhãn và một vài loại hoa mầu phụ như rau cải có thể thích-hợp nhất. Cây trái nên trồng ở giữa đảo và rau cỏ nên trồng vào mùa mưa.


                            [justify]Hầu hết các loài cây thuốc được ghi nhận có ở Hoàng Sa đều khá quen thuộc đối với các vùng biển đảo khác ở nước ta như: Cỏ xước, Cúc mai (cúc mui), Sơn cúc hai hoa, Phong ba (Bạc biển), Bàng biển, Bàng vuông, Hếp, Dừa, Nhàu, Phi lao, Mù u, Dứa gai, Muống biển, Cỏ sữa nhỏ lá, Cỏ chông, Cỏ cú biển, Cỏ mần trầu, Bạch tật lê, Ké hoa vàng, Tơ xanh, Chó đẻ, Đuôi chuột, Lức dây, Rau sam, Hoa mười giờ, Sâm nam,…

                            Riêng về Sâm nam dùng rễ chữa ho suyễn, lợi tiểu, nhuận trường,… nước ta có đến 3 loài là Boerhavia diffusa (Sâm đất); B. chinensis (Sâm nam), B. erecta (Sâm nam đứng). Trong Quảng Đông thực vật chí, người Trung Quốc gắn tên địa danh Tây Sa (tức Hoàng Sa của ta) để gọi tên loài B. erecta là Tây Sa hoàng tế tâm (西沙黃細心). "Tôi đã có lần cảnh báo về vấn đề này trên chương trình Tạp chí Văn hóa của DRT (phát sóng ngày 14-1-2012) để cảnh báo giới học giả chớ mắc mưu dịch tên thuốc ta ra thuốc… Tàu", Ks PHAN CÔNG TUẤN chia xẻ ...

                            Nhiều sử liệu triều Nguyễn như Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Đại Nam Hội Điển Sử Lệ (1851), Việt Sử Cương Giám Khảo Lược (1876), đã ghi nhận chính binh lính người Việt theo chỉ dụ của vua Minh Mạng đã tới Hoàng Sa lập miếu, dựng bia và trồng nhiều cây cối nhằm giúp ích cho tàu bè qua lại có thể dễ nhận ra đảo để tránh mắc cạn, khỏi đụng vào đảo và đá ngầm.

                            [/justify]

                            Một đào nhỏ ở Trường Sa, VN

                            Do đó, có thể nói, cùng với các sử liệu, chính tài nguyên thực vật và cây thuốc hiện có ở Hoàng Sa là một phần di tích quá khứ người Việt xác lập chủ quyền tại Hoàng Sa, đó là điều không ai có thể chối cãi.

                            :caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe:: caphe::caphe::caphe:

                            THAM KHẢO:

                            -CÂY THUỐC QUÝ. ISSN 1859 - 2821, SỐ 184 2011

                            - BÁO ĐÀ NẴNG. Y tế - Sức khỏe Cây cỏ quanh ta, PHAN CÔNG TUẤN
                            https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

                            Comment

                            Working...
                            X