Hoa BÌM BỊP
"Dậu đổ bìm leo". Đó là cái bờ dậu của một căn nhà hoang phế, hoặc neo đơn thiếu người chăm sóc, và cũng là cả cái bờ dậu bị lãng quên ở phần cuối góc hàng rào sau cái nhà kho mà mấy tháng nay không ai để ý đến. sau vài trận mưa đầu đông. Hôm nay trời đã quang hẳn, ra dọn vườn. Mới bước ra sau nhà kho. Ồ dội ngay vô mắt những dây Bìm Bịp leo lả lơi phủ kín dựng lên như một bức màn lông xanh rì được gắn vào những bông hoa tím nhạt, tím phơn phớt nhè nhẹ, cái màu tím nhìn rất quen thuộc. Chen vào đó chỉ vỏn vẹn đúng ba bông màu hồng, cái màu hồng ngọt ngào đến thế nên đã bị mấy con côn trùng rúc rỉa , làm cánh hoa rách nhiều lỗ. Cạnh đó có cả những bông màu tím than hay còn được gọi là màu tím Huế, lác đác bò lên hàng rào nhìn thật thân thương.
Hoa Bìm Bịp hình dáng thật tầm thường, hoa không có cánh rời mà cánh hoa là cả một mảng liền lại với nhau có phần dưới dày rồi từ từ loe mỏng ra như cái loa kèn nhìn thật khiêm tốn. Hoa mọc mạnh ở những vùng bờ bụi, nơi có bóng mát hay có không khí ẩm như bờ sông , bờ lạch. Ở Úc mùa đông không lạnh lắm nên Bìm Bịp vẫn nở hoa được trong suốt mùa đông.
Hoa không có cánh để nhún nhảy õng ẹo như loài hoa cánh bướm, Hoa đứng im lìm quay mặt ra vui vẻ ngơ ngáo nhìn người qua lại. Mỗi khi có chị gío đến làm quen chơi với, hoa chỉ phập phồng vẫy nhẹ phần vành hoa, nếu gió hỏi thăm qúa hoa cũng chỉ nghiêng mình chào nhút nhát giống như cô gái nghèo tầm thường, chịu đựng cái nghiệp trời trao. Chắc có lẽ môi trường sống của hoa gần gũi với môi trường sống của loài chim Bìm Bịp nên được gọi là hoa Bìm Bịp.
Cái màu tím nhè nhẹ của những bông Bìm Bịp đã khơi lại trong D một thời trung học hạnh phúc nhất trong đời, một thời được sống hồn nhiên trong vòng tay yêu thương đùm bọc của gia đình, nuôi đầy những ước mơ và hy vọng cho tương lai.
Nhớ qúa, nhớ ôi là nhớ chiếc áo lạnh màu tím lạt, màu tím hoa cà hay màu tím hoa bìm Bịp, màu đồng phục của nữ sinh trường trung học LÊ LỢI Bảo-Lộc, tím dịu sân trường, tím mát lòng người dân Bảo-Lộc. Nó chỉ được nở rộ lý lắc trên cây cầu trắng bên bờ hồ tĩnh lặng vào mỗi giờ tan trường.
Mặt hồ Bảo lộc trong xanh cứ im lìm phẳng lặng như gương, nhè nhẹ soi bóng những bờ tre, bụi cỏ, nhà hàng và cây cầu trắng bên hồ. Mặt hồ chỉ được gợn sóng lăn tăn vào giờ đến trường và tan trường, nhờ những viên sỏi, những cọng cỏ của những mối tình thơ, hay mối tình đầu chớm nở đang rượt đuổi nhau. Những buổi sáng còn mờ sương đã có những chàng trai thanh tú ngồi vắt vẻo trên thành cầu chờ em, đợi em.
Ngày đó trên quốc lộ 20, nằm về phía trái tính từ hướng Sài Gòn lên Đà-Lạt là khu tập trung cơ quan của tỉnh như: Toà tỉnh, bưu điện, ty ngân khố, ty khí tượng...., khu phố chợ, các trường tiểu học và trung học, trong đó có trường trung học LêLợi, cuối cùng là tiểu khu Lâm Đồng nên phần lớn những người đi làm, đi học đều phải qua cầu .
Gái Bảo-Lộc thì cù lần lắm, trời lạnh nên ít ra đường, chỉ ở nhà như con tằm rụt, muốn tìm em phải tìm trong những giờ em buộc phải ra đường đi học.
Hoa Bìm Bịp cũng quê mùa lắm, chỉ là những bông Bìm Bịp quanh năm suốt tháng trong bụi, hoa chỉ làm đẹp với tâm hồn người biết chấp nhận yêu cái nghèo, cái cơ cực của những người chân lấm, tay bùn. Bìm bịp không dám rời nơi chôn nhau cắt rốn của nó để đi làm đẹp cho mọi người.
Thuở còn nhỏ D thích chơi làm thiên thần, đi tìm bứt những dây Bìm Bịp có hoa nở tím, cuộn tròn làm thành vòng hoa mang trên đầu , nhưng chỉ vài phút là hoa héo, chị em lại réo Nội hái cho dây khác, Nội bực mình bảo "Bìm Bịp thật thà như người dân tộc, nó không chiều ai đâu, bẻ hoa khác chơi đi". Hôm nay nhớ lại lời nội nói và nhìn lại những bông Bìm Bịp mới thấy bìm Bịp dễ dãi, sống nơi nào cũng được, nó chân chất, tầm thường, nhút nhát, Hoa, lá, thân không rời khỏi gốc, rời khỏi gốc là héo và chết.
Thân Ái
KimDung
"Dậu đổ bìm leo". Đó là cái bờ dậu của một căn nhà hoang phế, hoặc neo đơn thiếu người chăm sóc, và cũng là cả cái bờ dậu bị lãng quên ở phần cuối góc hàng rào sau cái nhà kho mà mấy tháng nay không ai để ý đến. sau vài trận mưa đầu đông. Hôm nay trời đã quang hẳn, ra dọn vườn. Mới bước ra sau nhà kho. Ồ dội ngay vô mắt những dây Bìm Bịp leo lả lơi phủ kín dựng lên như một bức màn lông xanh rì được gắn vào những bông hoa tím nhạt, tím phơn phớt nhè nhẹ, cái màu tím nhìn rất quen thuộc. Chen vào đó chỉ vỏn vẹn đúng ba bông màu hồng, cái màu hồng ngọt ngào đến thế nên đã bị mấy con côn trùng rúc rỉa , làm cánh hoa rách nhiều lỗ. Cạnh đó có cả những bông màu tím than hay còn được gọi là màu tím Huế, lác đác bò lên hàng rào nhìn thật thân thương.
Hoa Bìm Bịp hình dáng thật tầm thường, hoa không có cánh rời mà cánh hoa là cả một mảng liền lại với nhau có phần dưới dày rồi từ từ loe mỏng ra như cái loa kèn nhìn thật khiêm tốn. Hoa mọc mạnh ở những vùng bờ bụi, nơi có bóng mát hay có không khí ẩm như bờ sông , bờ lạch. Ở Úc mùa đông không lạnh lắm nên Bìm Bịp vẫn nở hoa được trong suốt mùa đông.
Hoa không có cánh để nhún nhảy õng ẹo như loài hoa cánh bướm, Hoa đứng im lìm quay mặt ra vui vẻ ngơ ngáo nhìn người qua lại. Mỗi khi có chị gío đến làm quen chơi với, hoa chỉ phập phồng vẫy nhẹ phần vành hoa, nếu gió hỏi thăm qúa hoa cũng chỉ nghiêng mình chào nhút nhát giống như cô gái nghèo tầm thường, chịu đựng cái nghiệp trời trao. Chắc có lẽ môi trường sống của hoa gần gũi với môi trường sống của loài chim Bìm Bịp nên được gọi là hoa Bìm Bịp.
Cái màu tím nhè nhẹ của những bông Bìm Bịp đã khơi lại trong D một thời trung học hạnh phúc nhất trong đời, một thời được sống hồn nhiên trong vòng tay yêu thương đùm bọc của gia đình, nuôi đầy những ước mơ và hy vọng cho tương lai.
Nhớ qúa, nhớ ôi là nhớ chiếc áo lạnh màu tím lạt, màu tím hoa cà hay màu tím hoa bìm Bịp, màu đồng phục của nữ sinh trường trung học LÊ LỢI Bảo-Lộc, tím dịu sân trường, tím mát lòng người dân Bảo-Lộc. Nó chỉ được nở rộ lý lắc trên cây cầu trắng bên bờ hồ tĩnh lặng vào mỗi giờ tan trường.
Mặt hồ Bảo lộc trong xanh cứ im lìm phẳng lặng như gương, nhè nhẹ soi bóng những bờ tre, bụi cỏ, nhà hàng và cây cầu trắng bên hồ. Mặt hồ chỉ được gợn sóng lăn tăn vào giờ đến trường và tan trường, nhờ những viên sỏi, những cọng cỏ của những mối tình thơ, hay mối tình đầu chớm nở đang rượt đuổi nhau. Những buổi sáng còn mờ sương đã có những chàng trai thanh tú ngồi vắt vẻo trên thành cầu chờ em, đợi em.
Ngày đó trên quốc lộ 20, nằm về phía trái tính từ hướng Sài Gòn lên Đà-Lạt là khu tập trung cơ quan của tỉnh như: Toà tỉnh, bưu điện, ty ngân khố, ty khí tượng...., khu phố chợ, các trường tiểu học và trung học, trong đó có trường trung học LêLợi, cuối cùng là tiểu khu Lâm Đồng nên phần lớn những người đi làm, đi học đều phải qua cầu .
Gái Bảo-Lộc thì cù lần lắm, trời lạnh nên ít ra đường, chỉ ở nhà như con tằm rụt, muốn tìm em phải tìm trong những giờ em buộc phải ra đường đi học.
Hoa Bìm Bịp cũng quê mùa lắm, chỉ là những bông Bìm Bịp quanh năm suốt tháng trong bụi, hoa chỉ làm đẹp với tâm hồn người biết chấp nhận yêu cái nghèo, cái cơ cực của những người chân lấm, tay bùn. Bìm bịp không dám rời nơi chôn nhau cắt rốn của nó để đi làm đẹp cho mọi người.
Thuở còn nhỏ D thích chơi làm thiên thần, đi tìm bứt những dây Bìm Bịp có hoa nở tím, cuộn tròn làm thành vòng hoa mang trên đầu , nhưng chỉ vài phút là hoa héo, chị em lại réo Nội hái cho dây khác, Nội bực mình bảo "Bìm Bịp thật thà như người dân tộc, nó không chiều ai đâu, bẻ hoa khác chơi đi". Hôm nay nhớ lại lời nội nói và nhìn lại những bông Bìm Bịp mới thấy bìm Bịp dễ dãi, sống nơi nào cũng được, nó chân chất, tầm thường, nhút nhát, Hoa, lá, thân không rời khỏi gốc, rời khỏi gốc là héo và chết.
Thân Ái
KimDung
Comment