Announcement

Collapse
No announcement yet.

Khẩu khí của cố GS Trần văn Khê ! (trich trong Viet Nam Dân Den)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Khẩu khí của cố GS Trần văn Khê ! (trich trong Viet Nam Dân Den)


    Khẩu khí của cố GS Trần văn Khê !

    (trich trong Viêt Nam Dân Den)




    Niềm kiêu hãnh người Việt

    Có một câu chuyện mang rất nhiều cảm hứng đã được Giáo sư kể đi kể lại cho các học trò. Câu chuyện ấy cũng được ông ghi lại trong cuốn hồi ký, kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964. Tham dự hầu hết là người Nhật và Pháp, duy chỉ có Giáo sư là người Việt. Diễn giả của buổi sinh hoạt ấy là một cựu Đề đốc Thủy sư người Pháp.

    Vị này khởi đầu buổi nói chuyện với sự so sánh: "Thưa quý vị, tôi là Thủy sư đề đốc, đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy cả một rừng văn học. Và trong khu rừng ấy, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp. Trong thơ Tanka, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Chỉ 31 âm tiết mà nói bao nhiêu chuyện sâu sắc, đậm đà. Nội hai điều đó thôi đã thấy các nước khác không dễ có được".

    Giáo sư Trần Văn Khê vô cùng bức xúc. Sau khi buổi nói chuyện bước vào phần giao lưu, cử tọa hỏi còn ai đặt câu hỏi nữa hay không, Giáo sư đã đứng dậy xin phép phát biểu. Rào trước đón sau để không bị ai bắt bẻ, Giáo sư nói với một thái độ hết sức khiêm cung: "Tôi không phải là người nghiên cứu văn học, tôi là Giáo sư nghiên cứu âm nhạc, là thành viên hội đồng quốc tế âm nhạc của UNESCO.

    Trong lời mở đầu phần nói chuyện, ông Thủy sư Đề đốc nói rằng đã ở Việt Nam hai mươi năm mà không thấy áng văn nào đáng kể. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Thưa ngài, chẳng biết khi ngài qua nước Việt, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của Việt Nam ? Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút sách... thì làm sao biết được đến văn chương ?

    Phải chi ngài chơi với Giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm trên 1.500 sách báo về văn chương Việt Nam, in trên Tạp chí Viễn Đông bác cổ của Pháp số 1 năm 1934. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì ngài sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông Durand đã cất công sưu tập... Ông còn hiểu biết về nghệ thuật chầu văn, ông còn xuất bản sách ghi lại các sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam. Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng ngàn áng văn kiệt tác. Tôi không biết ngài đối xử với người Việt Nam thế nào, nhưng người nước tôi thường rất hiếu khách, sẵn sàng nói cái hay trong văn hóa của mình cho người khác nghe. Nhưng người Việt chúng tôi cũng "chọn mặt gửi vàng", với những người phách lối có khi chúng tôi không tiếp chuyện. Việc ngài không biết về áng văn nào của Việt Nam cho thấy ngài giao du với những người Pháp như thế nào, ngài đối xử với người Việt ra sao. Tôi rất tiếc vì điều đó. Vậy mà ông còn dùng đại ngôn trong lời mở đầu".

    Rồi để so sánh với Tanka, Giáo sư đưa ra những câu thơ như: "Núi cao chi lắm núi ơi/ Núi che mặt trời, không thấy người yêu" hay "Đêm qua mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa" để đối chiếu: tức là cũng dùng núi non, hoa lá để nói thay tâm sự của mình. Còn về âm tiết, Giáo sư kể lại câu chuyện về Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên (Trung Quốc). Lúc ấy bà hậu phi của vua Nguyên vừa mất, họ muốn thử tài sứ giả nên mời ông làm một bài điếu văn, đề bài là phải có bốn chữ "nhất". Đại sứ không hốt hoảng mà ứng tác liền :

    "Thanh thiên nhất đóa văn

    Hồng lô nhất điểm tuyết

    Thượng uyển nhất chi hoa

    Dao trì nhất phiến nguyệt

    Y ! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết !

    Nghĩa là :

    Một đám mây giữa trời xanh

    Một bông tuyết trong lò lửa

    Một bông hoa giữa vườn thượng uyển

    Một vầng trăng trên mặt nước ao

    Than ôi ! Mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết !

    Tất cả chỉ 29 âm chứ không phải 31 âm để nói việc người vừa mất đẹp và cao quý như thế nào.

    Khi Giáo sư Trần Văn Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Đã vậy, Giáo sư còn thòng thêm một câu : "Tất cả những điều trên tôi biết được là nhờ học ở trường trung học" để cho thấy văn học Việt Nam "thâm hậu" như thế nào. Ông Thủy sư Đề đốc đỏ mặt và phải xin lỗi Giáo sư Trần Văn Khê lẫn người Việt Nam ngay trong chương trình. Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói : "Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi". Giáo sư lại nói: "Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)".

    Câu chuyện nhiều cảm hứng ấy sẽ có sức mạnh an ủi lớn nếu chúng ta đặt cạnh tâm trạng xấu hổ của không ít người Việt Nam vì trót sinh ra làm một người Việt Nam. Chúng ta cần nhiều hơn những người như Giáo sư Trần Văn Khê để có thể "cứu vãn danh dự" cho một quốc gia đang mang quá nhiều mặc cảm.



  • #2
    KD cám ơn MH nhiều.

    Gs Trần Văn Khê là tấm gương soi của KD. Mỗi khi được nghe 1 đoạn video hay 1 CD của Gs diễn thuyết về âm nhạc trong thi ca Việt-Nam, D không muốn để rơi 1 chữ, 1 lời nào mà chỉ muốn nhớ hết và nhớ mãi.

    Gs Trần Văn Khê có giọng nói người miền nam rặc, nói mau, nói lẹ, nói thật nhiều. Khi nghe ông nói D có cảm tưởng như cả toàn thân ông là 1 giòng phù sa tuôn trào đang bồi đắp cho giới trẻ VN những nét đẹp của văn chương và nền âm nhạc VN, 1 nền âm nhạc ngũ cung nhiều sáng tạo, mà KD rất yêu thích.

    Thân ái

    KimDung

    Comment


    • #3
      Cảm ơn Mai Hương đã chia sẻ câu chuyện mà GS Trần Văn Khê “ghi lại trong cuốn hồi ký, kể về cuộc tranh luận bên lề buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964”.

      Có lẽ không đam mê âm nhạc, nhất là âm nhạc cổ truyền, nên không biết đến tên tuổi của GS. Trần vẫn Khê. Vào Wiki thì thấy ông là một trí thức được du học từ năm 1949, lấy bằng Tiến Sĩ Nhạc học năm 1958 và tiếp tục ở Pháp … đến năm 2006 mới hồi hương trở về sinh sống ở Vietnam.

      Wikipedia:

      Trần Văn Khê (tên khai sinh là Trần Quang Khê) sinh ngày 24 tháng 7 năm 1921 tại làng Đông Hòa, tổng Thuận Bình, tỉnh Mỹ Tho (nay là huyện Châu Thành, Tiền Giang) …

      Riêng mẹ ông là Nguyễn Thị Dành (Tám Dành), sớm tham gia cách mạng, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 và bị thương rồi mất trong năm đó...

      Ông sang Pháp du học từ năm 1949. Hè năm 1951, ông thi đậu vào trường Chính trị Khoa giao dịch quốc tế. Cho đến năm 1958, ông theo học khoa nhạc học và chuẩn bị luận án tiến sĩ dưới sự chỉ đạo của các Giáo sư Jacques Chailley, Emile Gaspardone và André Schaeffner. Tháng 6 năm 1958, ông đậu Tiến sĩ Văn khoa (môn Nhạc học) của Đại học Sorbonne. Luận văn của ông có tên: “LaMusique vietnamienne traditionnelle” (Âm nhạc truyền thống Việt Nam) … năm 2006, ông chính thức trở về sinh sống và tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc dân tộc tại Việt Nam


      Thực ra, lớn lên trưởng thành trong nền đệ nhị VNCH, biết được nhiều nhạc sĩ nổi tiếng ở Vietnam thuộc thế hệ vàng của ông như Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Nhật Trường, v.v. đã đóng góp tạo nên thời kỳ phát triển vàng son của âm nhạc Vietnam trong thời chiến, nhưng chưa nghe sự đóng góp của GS. Trần Văn Khê.

      Tuy nhiên, em ông là Trần văn Trạch (1924 – 1994), có lẽ được mọi người biết đến nhiều hơn!! Mỗi buổi chiều thứ ba trên đài phát thanh Saigon:

      “Kiến thiết quốc gia, Giúp đồng bào ta, Xây đắp muôn người, Được nên cửa nhà …

      Triệu phú đến nơi, Năm muời đồng thôi, Mua lấy xe nhà, Giàu sang mấy hồi…

      Mua số mau lên, Xổ số gần đến, Mua số mau lên, Xổ số... gần... đến...“




      Tình thân,

      4
      Best wishes,

      Comment


      • #4
        Anh Tư ơi!

        Dù biết rằng KT đang trong thời gian phục hồi sau cuộc giải phẫu đầu gối thành công, nhưng vẫn muốn duoc anh Tư cập nhật tin tức mới nhất về cái chân của KT đó, muốn duoc biết bây giờ KT di chuyển bằng mấy chân, có còn vẫn phải di chuyển bằng 3 chân rưỡi nữa không?

        Thân ái

        Hiền


        Comment


        • #5
          Cảm ơn Hiền và các bạn đã hỏi thăm KThủy.

          Từ ngày giải phẫu đến nay đã hơn 1 tháng, vết mổ đang lành lại và đã được tháo băng cách đây 2 tuần. Đầu gối vẫn còn sưng nhưng bớt nhiều. Nhờ những buổi tập với physical therapist hướng dẫn nên KThủy có thể di chuyển đi tới lui chậm chạp không cần 2 cây nạng hơn tuần nay.

          Vì nghĩ sau giải phẫu hết mấy tuần nên khi trở lại làm việc, công việc cũng dồn lại nhiều hơn nên KThủy cũng hơi bận rộn hơn lúc trước. KThủy làm việc từ nhà (remote) với laptop và phone nên mọi việc nhà bếp, trong ngoài đều bàn giao hết cho ... Mr. Mom!

          Tình thân,

          4


          Best wishes,

          Comment


          • #6
            KT ơi!

            Bận rộn giúp mình thấy thì giờ qua mau vào thời gian hậu giải phẫu ha, nhiều người mong về hưu, nhưng khi về hưu rồi thì lại bị buồn chán vì quá rảnh rỗi đó, vì chẳng còn chỉ tiêu nữa, chán lắm.

            Đã chuyển giao mọi việc trong ngoài cho Mr của KT, thì mỗi bữa ăn KT đừng quên việc chuyển giao sang cho người siêng năng 1 chén cơm của KT nhé.

            Thân ái

            Hiền


            Comment


            • #7
              Cám ơn anh Tư đã cho biết tình trạng sức khoẻ Kim Thuỷ. Cầu chúc Kim Thuỷ sớm khoẻ mạnh đi đứng bình thường. Phần lớn cũng nhờ anh Tư take good care Kim Thuỷ. Chúc anh Tư và Kim Thuỷ luôn mạnh khoẻ và hạnh phúc mãi mãi.

              Comment

              Working...
              X