Announcement

Collapse
No announcement yet.

CÔ LIÊU

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Chính xác! Mình phải biết cái giá trị tương đương của nó để thay thế.

    Nếu tớ nhớ không lầm thì hồi năm 76, cái thời củi quế gạo châu, bọn ta được ăn độn dài dài...thì lấy đâu ra bơ để học bắt bông kem. Lớp đàn chị (Bích Du) đã từng có sáng kiến là dùng khoai mì thay bơ để bắt bông kem, đã từng mang đi triễn lãm ở Thành Đoàn, số 4 Duy Tân. Thư Hương nhà ta cũng đã từng dùng mỡ bò để thế bơ. Mỡ bò lúc đó chỉ để dùng vào việc bôi trơn máy móc?!

    :huh:

    Comment


    • #17
      Các bạn mến,

      15 tuổi H bắt đầu may đồ cho khách, rồi mở khóa dạy cắt may đầu tiên vào năm 17 tuổi vào mỗi sáng thứ bảy, nên H tự lo được học phí ở RP vì H thích sau này là cô giáo dạy môn kinh tế gia đình. Nên ngoài giờ học, kể cả khi đang học ở ĐHSPKTTĐ, tan học là H không sớ rớ ở lại trường, mà 3 chân bốn cẳng dọt về nhà ngay thật lẹ để kiếm tiền, lại sống một mình nên nấu ăn rất đơn giản, còn thêu và đan chỉ là để nộp bài cho cô thôi hi hi.

      Năm 84, lúc đó H đã có 2 cô bé đầu lòng, các bạn rủ đến nhà Thư Hương để được hướng dẫn thêm về bắt bông kem, vì thiếu giáo viên. Bạn bè tụ tập trên căn gác nhà Thư Hương vào cuối tuần, và mỡ trừu (shortening) là vật liệu được dùng để luyện tập kỹ thuật bắt bông kem, vừa rất rẻ, vừa không tan chảy ở nhiệt độ thường như bơ, lại tái xử dụng được, sau buổi thưc tập thì vét vào bao ni lông mang về, vào buổi thực hành tuần sau thì lại đem theo. Sáng kiến dùng mỡ trừu này là của Thư Hương đó.

      Hồi đó câu lạc bộ phụ nữ ở đường Lý chính Thắng quận 3, là trung tâm dạy nữ công gồm lý thuyết về cắt may, trang điểm, cắt tóc và các lớp thực hành như cắt may thực hành trên vải, thêu, đan, làm bánh mứt, nấu ăn, bắt bông kem, cắm hoa.

      Các lớp lý thuyết về cắt may thì kéo dài khoảng trên 3 tháng, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 2 tiếng, và không cần máy may hay bàn cắt, nên số học viên mỗi lớp từ 20 đến 40.

      Các lớp cắt tóc hay các lớp trang điểm thì mỗi khóa dài một tháng, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 2 tiếng, số học viên mỗi lớp cũng đông từ 20 đến 40, vì chỉ ngồi nghe và nhìn cô giáo làm thôi.

      Các lớp làm bánh mứt, nấu ăn, cắm hoa thì học viên góp tiền lại mua vật liệu để xem cô hướng dẫn và học viên được thực hành. Lớp thêu, đan, bắt bông kem thì vật liệu do học viên tự túc. Các lớp này mỗi khóa dài một tháng, một tuần 3 buổi, mỗi buổi 2 tiếng, và số học viên cho mỗi lớp chỉ khoảng 12 người.

      Các bạn mến, sau vài buổi tối tu nghiệp ở nhà Thư Hương thì H được xếp dạy lớp bắt bông kem trình độ vỡ lòng thôi,hihi, tức là lớp dạy làm ổ bánh bông lan, dạy làm kem bơ, rồi dùng kem bơ đó trang trí ổ bánh bông lan bằng các đường viền con sò ,bông hồng, lá, các đường đan lưới trên mặt và xung quanh thành bánh.

      Còn chim, cò, rồng, phượng, hoa cúc, hoa mai….là các lớp ở trình độ cao hơn thì do các tay đàn chị hihi. Dạy được 2 khóa bông kem vỡ lòng, H xin qua dạy cắt may thực hành trên vải, vì đó mới là sở trường của H.

      Lớp cắt may thực hành trên vải mỗi khóa dài 1 tháng, mỗi tuần 3 buổi, mỗi buổi 2 tiếng, số học viên mỗi lớp cũng chỉ khoảng 12 thôi, trong phòng dạy có trang bị máy may và bàn cắt. Những người theo lớp này là những người đã biết cắt may quần áo cho gia đình bạn bè hay đang hành nghề may đo cho khách hàng, hay sắp sửa đi định cư nước ngoài theo diện thân nhân bảo lãnh. Học viên mang vải của họ đến để học cắt và may thành các sản phẩm kiểu cách do họ chọn lựa.

      Có người chỉ muốn học vẽ và cắt trên vải thôi, thí dụ sáng thứ hai họ vẽ và cắt xong một kiểu áo nào đó rồi mang về nhà may, đến sáng thứ tư thì vẽ và cắt xong cái quần tây, sáng thứ sáu thì vẽ và cắt xong một cái áo đầm để cuối tuần mặc đi sinh nhật, sau 12 buổi là đã học được 12 sản phẩm khác nhau.

      Có người ngoài muốn biết cắt được kiểu họ muốn còn muốn biết may ráp các phần khó nhất của sản phẩm như cổ áo, dây kéo, lưng quần tây, lưng của váy, túi mổ cho cái quần tây vừa mới cắt xong.

      Sau khi may xong họ thường mặc đi học để khoe với cô và các bạn cùng khóa, hoặc chụp hình khoe các bộ quần áo đã học trong lớp, mà bạn bè của họ đang mặc trong một buổi tiệc. Mỗi học viên thường theo học ít nhất hai khóa, có khi đang học dở chừng có visa đoàn tụ với chồng ở Mỹ hay Úc nên phải tạm biệt cô.

      Cứ hết một khóa là H được một món quà do cả lớp góp lại tặng, như xà bông, nước hoa, trái cây... và các món quà mà họ tặng cho H thì thường là một khúc vải hàng nhập rất đẹp. Hay được tặng vải, nên H thường may cho mình áo mới, kiểu mới, và các kiểu áo H mặc đi dạy cũng thường được học viên thích: “ Cô ơi, em thích kiểu áo cô đang mặc, hôm nay cô chỉ cho em cắt kiểu đó nhé”.

      Trong thời gian ấy H chỉ nhận một lớp thôi vào sáng thứ hai, tư, sáu, bởi vì ở nhà thời khóa biểu dạy cắt may trên vải ở nhà của H dày đặc lắm: lớp chiều và lớp tối vào các ngày thứ hai, tư, sáu, lớp sáng chiều tối vào thứ ba, năm bảy, chỉ nghỉ ngày chủ nhật thôi, mỗi một lớp chỉ 4 học viên vì nhà H chỉ có 4 cái máy may và 4 bàn cắt may các bạn à, H nghĩ mỗi buổi chỉ 4 học viên thì cô đỡ mệt, học viên được lợi được cô chỉ dẫn nhiều hơn.

      Để xe của học trò dựng trước cửa không bị kẻ xấu dắt đi, cửa sắt nhà H lúc nào cũng mở toang, H dùng một sợi dây xích thật dài, lòn vào bánh trước của các xe với nhau rồi khóa đầu xích vào trong nhà. H nói học trò nhận đồ may cho khách, vừa có vải thực hành, vừa có tiền đóng tiền học cho H, chỉ cần học H mấy tháng là học viên có thể hành nghề cắt may đo cho khách được rồi. Nhà H ở vị trí mà đường đâm thẳng vào nhà, nền nhà lại cao, cửa lúc nào cũng mở toang, xe dựng nhiều trước cửa, ban tối và ngày đều thấy có học trò đang cắt đang may, nên nhiều người biết lắm để vào hỏi xin học.

      Thân ái

      Hiền


      Comment


      • #18
        Vẫn giỏi giang hơn XL rất nhiều nhiều
        https://www.doquanmusic.net

        Comment


        • #19
          Và KD cũng dở dóm hơn dữ dội

          XL ơi, khi về nhà KD đập hết mấy ổ gà của nội mà nướng bánh cứ lì ra không nhấc mình lên nổi , lấy gì mà dám đánh trứng để bắt bông. Nhưng lâu lâu 'chó ngáp phải ruồI' có lúc cái bánh Nó thương tình mà nở ra, KD cũng làm kem nhưng chỉ trét chung quanh cái bánh, để che đi chỗ bánh bị cháy, lấy đậu phộng rang đập dập trét quanh thành bánh, trên mặt thì lấy hoa đào, hoa mận, hay hoa hồng cắm lên, hoặc tỉa các loại hoa lá bằng củ cải, carrot, dưa leo, để sương sương lên, lá thì dùng lá mùi, lá húng, lá rau rắm, lá thìa là cắt gọt như lá hoa hồng, hoa đào. .v.v..những thứ trang trí này cũng ăn được. Làm xong nhìn cái bánh thấy cũng an ủi lắm đó XL.Nhưng ăn vào thì hỡi ôi chỉ đơ đỡ thôi, chỉ cho người nhà ăn mà không dám mời ai.

          Để tự an ủi mình KD nhớ câu " nhân vô thập toàn" rồi nhìn ra ngày xưa lúc D học trong trường, các bà các cô có phong trào mặc quần áo không may lai mà lai quần, lai áo, lai tay ,cổ đều thêu bằng tay những vòng cung liền nhau (brodées). Nhà chị KD ở trước mặt chợ Rạch Ông nên KD quen nhiều người bán quần áo, tiệm may, người ta đặt D làm brodées, làm boutonnières ,làm Smocks, crochet đồ lót, ở KTX sau giờ học KD cũng gị mọ từng mũi kim để kiếm tiền.

          Khi nào trường cho nghỉ 2,3 ngày liền là KD tay xách nách mang toàn gạo, nui.. ra ngã tư chợ nhỏ đón xe đò của bác về BLao đi "buôn chui", khi trở về trường mẹ cho vài ký trà, vài ký cà phê, nhờ có cái thẻ SV mà mấy ông ở trạm xét qua loa KD được thoát, về tới Sài-Gòn bán 1 gấp 7,8 lần mắc hơn để có tiền mua gạo, lần sau mang về phụ mẹ nuôi em.

          Trước 1975 chưa bao giờ D làm ra tiền, sống trong vòng tay yêu thương nâng niu của cha mẹ, lúc này vất vả, hồi hộp kiếm ra một chút tiền KD thấy vui lắm. Nghề buôn chui như cuộc đời dở khóc dở cười vậy.

          Thân ái

          KimDung

          Comment


          • #20
            XL ơi! XL biết XL giỏi về những lãnh vực nào mà, từ đó sẽ suy ra được những mặt mà H dở ơi là dở đó, tỉ dụ như H không thể nào hát đúng nhịp đúng tông, khi comment cũng vậy, cứ ngang phè phè ở cung Fa hihi.

            Cám ơn KD nha, nhờ cho biết kiếm tiền từ đâu mà bây giờ H biết thêm một số năng khiếu của KD đó.

            Ăn bánh, xôi và lẩu trong hình rồi, mà sao vẫn chưa no, còn món nào nữa không tiếp thêm cho khách nha KD?

            Thân ái

            Hiền

            Comment


            • #21
              ĐI CHỢ

              Các bạn mến,

              Nấu ăn không phải là sở trường của KD, ''dĩ cùng phải tắc biến thôi" mà may ra thì ''biến tắc thông". Cả tuần chuẩn bị tiệc, ông Trời chơi trò ú tim, cho mưa dầm dề từ thứ Hai đến đêm thứ Sáu, đường đi lối về đâu đâu cũng nhếch nhác. Ngày đông đã lạnh, mà mưa và gió cứ rủ nhau lù lù đổ xuống từng cơn trên khắp Sydney làm người bước ra ngoài đi chợ không tránh khỏi những cơn giá rét.


              KD đã chọn những món dễ làm như xôi đậu phộng, lẩu đồ biển, gỏi cá. Đặc biệt hôm đó có bánh cuốn Hà Đông. Chần chừ mãi, đến thứ Năm buộc phải ra chợ. Hôm đó D mua đầy đủ thực phẩm khô như gạo, đậu, đường, dầu ăn, gia vị .v.v.

              Vì nấu ăn dở, lại ít nấu nướng KD lo lắm lại còn thêm chuyện trời mưa lạnh nữa. Sáng thứ Sáu trời vẫn còn mưa, KD cầu xin cho trời tạnh mưa rồi cuối cùng không thèm lo nữa, việc gì đến sẽ đến. KD lấy bột, nếp, đậu ra ngâm trước khi đi chợ.

              Bí quyết nấu ăn của bà nội trợ dở là mọi vật liệu phải tươi rói, và phải healthy nữa.

              gia vị gồm:

              "Con gà cục tác lá chanh

              Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi"

              "Cá sông kho với lá gừng

              Bà con mình đó, xin đừng quên nhau"

              " ở lại thì sợ huyện đòi

              Ra đi thì nhớ cá mè kho me"

              KD chọn nấu nồi nước lèo có vị chua của cà chua thế cho me, KD quyết đi mua cá tại Fish Market cho tươi, khi tới chợ muốn xem cá tươi KD nhớ ngày xưa nội dặn:

              " Mua cá thì phải xem mang

              Mua bầu xem cuống mới toan không lầm"

              Nhưng D lại quên mang phải như thế nào rồi nên câu này không xử dụng được , phải chọn câu:

              '' Con cá trong lờ đỏ hoe con mắt

              Con cá ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vô"

              Cá trong lờ là cá mới bị trúng bẫy, cá còn tươi, mắt đỏ hoe vì khóc thế là D chọn 3 con cá Salmon, 2 con cá Hồng mắt đỏ, mỗi con dưới 5kg khoảng 4kg5 thôi, vì sợ cá lớn sống lâu dưới biển dễ nhiễm thủy ngân, ăn không tốt cho người. Cá mua xong được làm tại chỗ theo ý mình muốn.




              Chọn tôm cũng khó lắm các bạn ơi, thôi thì cứ thấy mình nó hồng hồng "bắt bỏ vào giỏ là con tôm Lương", D mua mấy ký tôm Lương và 2 kg tép về đổ bánh cóng.



              Ghé qua Meat Market mua thịt heo xay, mề gà về làm giò ốc, nhân bánh cuốn, thế là hết buổi sáng đi chợ. Chiều ra phi trường đón cô bạn cùng quê từ Adelaide lên. Tối hôm đó hai chị em xào thịt làm nhân, ủ bột làm bánh cóng, trước khi đi ngủ còn ẵm cả thau bột vô phòng cùng với người cho ấm hòng cho bột nở.

              Sáng thứ bảy D thức dậy từ lúc 5 giờ để chuẩn bị cho việc nấu nướng. Khoảng một giờ sau ông mặt trời mới hé mắt ra. Đến 7 giờ ông mới chịu toe toét cười với mọi người, ông giữ nhiệm vụ làm khô, sạch đường đi. Mỗi người mỗi việc, em của KD và Tép mua rau cho món lẩu, các loại củ, quả cần cho nồi nước lèo và hoa, trái cây tươi tại Flemington Market (chợ bán rau trái), còn những người ở nhà lo nấu nướng, sắp xếp bàn ghế. Ai cũng làm việc vui vẻ để chờ đón khách trong buổi tối mùa đông khô ráo. Cám ơn Trời, Trời làm tụi con một phen phải lo lắng. Chiều đến , mọi chuyện đã chuẩn bị xong, thực đơn gồm có:

              Xôi đậu phộng, điểm đậu xanh (xôi Bắc không dùng cốt dừa)

              Bánh cuốn Hà Đông có kèm bánh cóng và rau sống

              Gỏi cá Salmon

              Lẩu đồ biển

              Chè ngủ

              Bánh của thầy cô Hoa

              Bánh kẹp của người bạn đem tới nướng tại chỗ nóng hổi vừa thổi vừa ăn.

              Trái cây



              Hôm đó KD mới học làm bánh cuốn, mời các bạn xem KD làm bánh cuốn nè.




              Thân ái

              KimDung

              Comment


              • #22
                Khéo quá KD ơi , đúng là KTNC chính gốc , một mình KD làm nhiêu đó món là quá giỏi đó cô bạn .

                Comment


                • #23
                  Mãi đến bây giờ Ngọc Lan mới biết sao. :P

                  Comment


                  • #24
                    Tôm cá đánh bắt tại Úc là bảo đảm, tôm lại được hấp chín ngay khi vừa được đánh bắt là tươi nhất rồi. Cần post hình con heo, con gà để H biết lựa thịt xay, mề gà chứ KD, hihi

                    H thấy cái bàn bếp hơi cao và cái bàn cuốn bánh cuốn hơi thấp, hôm đó KD có bị mỏi cánh tay và nhức cái lưng không vậy?

                    KD đeo kiếng khi cuốn bánh thì 100% cái nào cũng có nhân hết ha.:cuoilan:

                    Các bạn à, H thích câu này của KD lắm đó : “Bí quyết nấu ăn của bà nội trợ dở là mọi vật liệu phải tươi rói, và phải healthy nữa.”, H thấy bà nội trợ này rất khôn ngoan, nhất là khách mời đều ở tuổi cô liêu, nên bụng dạ ai cũng “phẻ” lắm, “phẻ” hơn khi còn trẻ gấp bội hihi,nên bà nội trợ này áp dụng bí quyết này không phải chỉ thơm ngon mà còn để phòng bệnh hơn chữa bệnh nữa đó phải không KD.

                    Cái mâm bánh cuốn và cái thực đơn của KD làm H tiếc hùi hụi vì hụt ăn đó.

                    Thân ái

                    Hiền


                    Comment


                    • #25
                      Ngọc Lan mến, những món KD chọn nấu thường là món ngâm, hấp, và món khi ăn thực khách phải tự nấu, nên làm cũng nhanh Đó NL. Những món này trong khi nấu KD có thể làm được nhiều việc khác, lỡ có quên chúng cũng ít bị khê, khét. KD vừa hấp giò ốc, vừa nhổ xương cá, cắt cá bày ra dĩa, vừa hấp xôi vừa tập làm bánh cuốn, có những món KD nấu ngày hôm trước như chè. KD không làm nổi một mình đâu NL, ngày thứ Bảy em KD phải phụ KD. Bánh cuốn và bánh cóng thì do cô em bà con làm là chính KD chỉ học làm một khay thôi.

                      Anh Hùng lúc ở trường chắc đã được thử món ăn của tụi D nấu rồi phải không? KD nhớ ngày đó KD ở cùng tổ thực hành dinh dưỡng với Tuyết Lan, TL nấu ăn cũng giỏi lắm, mỗi khi nấu xong TL hay mua lại một nửa, đem cho mấy bạn lớp khác thử và xin góp ý. TL hay dẫn D đi theo nên D còn nhớ TL thường hay mang đến lớp Pháp văn vì trong lớp đó có vài cô bạn cũng trường với TL thời trung học và hay mang tới cho mấy anh lớp lớn thử nữa đó.

                      Hiền nhận xét đúng đó, thày cô và các anh chị cao tuổi gặp gỡ nhau thì thích ngồi kể chuyện, nói cười rất hiền hậu và lặng lẽ thưởng thức ngón đàn dương cầm của cô cháu nhỏ qua giòng nhạc tiền chiến hay nhạc cổ điển đó H.

                      Hiền hỏi D có mỏi tay, mỏi lưng không? Nghe D trả lời nè. Sau buổi tiệc D thấy có mỏi tay, mỏi chân, mỏi miệng mỏi đủ mọi chỗ mà không xác định được mỏi vì tráng bánh cuốn, cắt cá hay bê nồi, rửa rau .v.v. Đêm hôm đó D nằm thẳng như cái chai ngủ một giấc thiệt ngon.

                      Còn chuyện con heo thì D phải mua tại meat market, con gà, con dê, con trừu D có thịt tươi. Ông bạn trước kia là kỹ sư cầu đường, sau bao năm sống trên đường, khi về hưu ông bà chọn sống trong farm, vui với cỏ cây muông thú. Trong vườn rau cỏ ông bà trồng, thú vật ông bà nuôi, chỉ đủ để ăn và cho bạn bè. KD thường hay tới đó học nuôi gà để khi về hưu cũng kiếm mấy con dê, con trừu, con gà về làm bạn. Đó là thú vui của KD. Mời các bạn thăm vườn nhà ông bạn farm của KD nhé.

                      Thân ái

                      KimDung

                      Comment


                      • #26
                        :shocked2:Ối giời ơi...! Cái Dung nó cứ cho bạn bè enjoy "Cơm ngóng, cháo ngó" không hà! Ăn cái kiểu Long Distance này...mói tay quá đi mi ơi...!

                        Comment


                        • #27
                          Giật cả mình khi nghe cụ nam kỳ kêu GIỜI , cụ ấy bảo nấu toàn món Bắc kỳ chẳng có chút cốt dừa nào cả, sao vừa miệng tớ. Ừ nhỉ, nấu kiểu này tớ thì mỏi tay còn bên kia đằng ấy lại mỏi mắt:giveme5:

                          Thân ái

                          KimDung

                          Comment


                          • #28
                            Ô hô, hỏi con gà con heo thì lại được một bầy kangaroo, lời to rồi, nên H vào comment vớ vẩn vài dòng nè.

                            KD ơi hôm nào rảnh ghé thăm tiệm uốn nhuộm tóc, tiệm nào cũng được, ở đó họ chỉ cho mình bí quyết vừa chiên trứng vừa thả hồn mơ mộng mà không sợ khét đó, thì đâu còn cô liêu nữa hihi.

                            Thân ái

                            Hiền


                            Comment


                            • #29
                              Các bạn mến,

                              Chợt nhớ ra KD đâu có mò vào tiệm cắt tóc bao giờ, thôi thì H tiếp tục nhé:

                              H biết để tóc được phồng và đẹp, các bà đành phải bước vào tiệm uốn tóc, họ sẽ cuốn các lọn tóc của mình bằng các ống nhựa, rồi úp cái nồi lên đầu của mình, set alarm "300 phút ", khi chuông alarm reo keng keng họ nhấc cái nồi ra. H thấy bà khách nào cũng nhoẻn miệng cười toe toét vào lúc này hết, rồi mới rụt cổ chui ra khỏi cái nồi. H hỏi sao ai cũng vui như tết vào lúc này thế, cô thợ bảo : “Vui chứ, vì hết hạn đền tội rồi, ngồi trong đó nóng lắm, khi được bước ra khỏi lò luyện tội thì cảm giác như được lên thiên đàng đó.” Rồi cô thợ nói tiếp: “Nóng thì nóng, nhưng tụi tui chuyên nghiệp, biết phải ngồi bao lâu thì tóc sẽ phồng đẹp mà không bị cháy cô à”.

                              Ra khỏi tiệm uốn tóc, H đi sắm 1 cái timer ngay lập tức, chọn loại hơi đắt tiền 1 chút để tiếng chuông kêu phải to, phải to hơn tiếng nhạc trong youtube ở nhà hihi.

                              Từ ngày có cái timer to họng này gắn trong nhà bếp, bước vào nhà bếp mà H cứ ngỡ mình đang bước vào tiệm uốc tóc, nên trong nhà bếp H bắt chước cô thợ uốn tóc tận dụng cái timer triệt để, tỉ dụ muốn làm trứng ốp la ốp lết thì đặt cái chảo đường kính 10cm đã thoa dầu lên bếp, bật lửa, đập trái trứng gà vào, vặn alarm 2 phút, trong khi đó lo món khác, chuông reo tắt bếp, khều trứng từ chảo lên 1 cái dĩa, rắc muối tiêu lên, mời bạn ăn, hết xẩy con cào cào đó.

                              Ở tiệm uốn tóc, nhờ có timer họ có thể lo cho 5,6 cái đầu một lúc, trong nhà bếp có timer, thì làm nhiều món một lúc được đó các bạn, vừa chiên, vừa xào, vừa món nấu mà tinh thần rất thoải mái, tránh được việc cãi nhau vì cả hai cùng mất ăn hihi

                              Thân ái

                              Hiền


                              Comment


                              • #30
                                H biết KD làm việc nhà, mà việc nhà thì có nhiều việc linh tinh, rất khó cho người ở tuổi của D. Đã vậy H còn thấy D cứ hay lo ra, vừa làm vừa mải kể chuyện xưa nay trên trần gian. Để tránh cái cảnh năm nào cũng nhắc mấy đứa nhỏ mua "Liêu" làm quà cho mẹ. Nhân tiện lúc đi phi dê (filles) H đã học đựơc cách xấy tóc đem về áp dụng trong nhà bếp và còn chỉ vẽ cho D. Từ nay D không bị đập niêu đem bán đồng nát nữa.

                                Cán ơn H nha H đã chỉ D cách làm món trứng chiên và món thịt tai quay giòn híhí. Đọc tới chỗ set alarm 300 phút, ôi thương cho cái lỗ tai của H quá.

                                Thân ái

                                KimDung

                                Comment

                                Working...
                                X