Announcement

Collapse
No announcement yet.

Trầm Hương

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Trầm Hương

    Trầm Hương: Công Dụng và Tâm Linh

    - Tổng Hợp -

    :caphe::caphe::caphe:

    :caphe:

    [justify]Nói đến Trầm Hương, chúng ta luôn hình dung một thứ nhựa cây đặc biệt nằm trong thân một loại cây dó. Sống ở những cánh rừng già vùng nhiệt đới, theo truyền thuyết của các thợ rừng ngày xưa “Lên non đẽo dó tìm Trầm, con chim kêu cũng sợ, con cá vẫy vùng cũng thất kinh”. Cho nên người đi tìm Trầm phải “ngậm Ngải ”.

    Khánh Hòa đẹp lắm ai ơi!

    Vào Nam ra Bắc ghé chơi Khánh Hòa.

    [/justify]


    Đó là lời của khách đã đến Khánh Hòa nhắn nhủ cùng người chưa đến !

    Lời ấy không chút ngoa. Khánh Hòa quả đẹp lắm. Nhưng không phải đẹp một cách rực rỡ khoe khoang, mà đẹp một cách thùy mị kín đáo. Và Khánh Hòa đẹp, không phải đẹp nhờ nhân xảo, mà chính là do thiên công. Đẹp ở cảnh đẹp ở vật, và vật cũng như cảnh đẹp cả bên ngoài đẹp cả bên trong. Cho nên những người đã “từng sống với” Khánh Hòa, hiểu biết rõ Khánh Hòa, gọi Khánh Hòa là Xứ Trầm Hương.

    Khánh Hòa là Xứ Trầm Hương

    Non cao biển rộng người thương đi về.

    Yến sào thơm ngọt tình quê,

    Sông sâu đá tạc lời thề nước non.


    Ấy đó “Xứ Trầm Hương” chẳng những là một xứ có nhiều trầm hương, mà còn là một xứ thơm tho ý vị, thơm tho ý vị một cách tự nhiên như mùi trầm hương thoảng gió.

    Bởi vậy muốn thưởng ngoạn Khánh Hòa, du khách không nên để cho con mắt vô tình hay tấm lòng khinh bạc trà trộn, và nên đi sâu vào cả những khóm đá lùm cây, vào cả những câu hò giọng hát… thì mới trọn hưởng được chân thú vị của non nước Khánh Hòa, mới thấy lời nói “Khánh Hòa đẹp lắm ai ơi” là thật biến ra lời, và vào Nam ra Bắc thật đáng ghé chơi Khánh Hòa.

    Và ghé chơi Khánh Hòa, một khi nhìn kỹ nước non, du khách nhất định vỗ vế khen rằng:

    Gọi Khánh Hòa là Xứ Trầm Hương thật xứng đáng.

    Có yêu mới biết, biết rồi thêm yêu !


    Bây giờ xin mời quý bạn đi vào XỨ TRẦM HƯƠNG , đi vào từng phần một, tuần tự mà đi, ung dung mà đi.

    Đi cho khắp nước khắp non

    Để nhìn tận mặt kẻo còn hồ nghi.



    Trầm hương là phần gỗ của cây dó nhiễm dầu.

    Một số lòai dó (tên khoa học Aquilaria), trong quá trình sinh trưởng, do những tác động nào đó, gây ra những "tổn thương/nhiễm bệnh", lâu ngày cây tích tụ một chất dạng nhựa (dầu), rồi lan dần ra, làm biến đổi các phân tử gỗ, tạo nên nhiều màu sắc (đen, nâu, chàm, xám, … ), nhiều tính chất (cứng, mềm, dẻo, dòn …), nhiều mùi vị (đắng, cay, chua, ngọt, … ), nhiều hình dáng (tròn, xoắn, nhọn, dài, … ), ở nhiều vị trí (thân, cành, rễ) trong cây dó.

    Loại trầm hương tốt sản xuất từ cây Dó Bầu có thành phần tan trong cồn lên tới 40-50% sau khi xà phòng-hóa (saponification là quá trình thủy phân este trong môi trường kiềm, tạo thành ancol và muối cacboxylat) bằng KOH rồi cất hơi nước, sẽ được khoảng 13% tinh dầu. Trong tinh dầu thành phần chủ yếu là Benzylaceton C6H5-CH2COCH3 26%, Metoxybenzylaceton 53% và terpen alcol 11%. Ngoài ra còn có axít xinamic và các dẫn xuất của nó (Cinamic acid (acid B-fenilacrilic) C9H8O2,C6H5CH-CHCOOH) mass mol.148,15).


    Benzylaceton C6H5-CH2COCH3


    Đặc điểm nổi bật của trầm hương là tỏa mùi thơm đặc biệt lúc đốt hoặc chưa đốt. Khi hàm lượng dầu lớn hơn 25%, trầm hương có thể chìm trong nước. Lọai trầm hương cao cấp có thể đạt hàm lượng dầu 60-80%. Căn cứ mức độ nhiễm dầu, màu sắc, hương vị, hình dáng, trọng lượng, xuất xứ … mà trầm hương có các tên gọi khác nhau như: Trầm mắt tử, trầm mắt đảo, trầm bọ sánh, trầm bông, trầm da báo, trầm điệp lá, trầm điệp trai, trầm kiến xanh, trầm kiến lọn, trầm rục, trầm sanh …


    Cây Trầm trong thiên nhiên

    Trầm hương lấy ra từ cây dó, tên khoa học là AGUILURIA hay tên giao dịch quốc tế là AGARWOOD – EAGBWOOD. Đặc biệt nỗi bật của Trầm hương khi chưa đốt hoặc đốt mà lượng dầu lớn hơn 25% đều tỏa mùi thơm đặc biệt. Nếu lượng dầu cao hơn bỏ vào nước sẻ chìm, căn cứ vào mức độ dầu nhiều hay ít, màu sắc, hương vị, hình dáng, xuất sứ mà Trầm hương có những tên gọi khác nhau như: (Trầm mắt tử, Trầm mắt đảo, Trầm sánh, Trầm bông, Trầm da báo, Trầm điệp, Trầm trai, Trầm kiến xanh, Trầm kiến lọn, Trầm sanh hay Trầm rục) và giá cả cũng khác nhau vì vậy được xếp thành 3 hạng:

    - Hạng nhất: Kỳ Nam hay còn gọi là Kỳ. Là loại Trầm hương có phẩm cấp cao nhất, hương thơm nhẹ, mềm và dẻo. Khi nếm có đủ vị chua cay, ngọt đắng, tỏa mùi thơm. Khi đốt khói màu xanh bay thẳng lên không trung, hương thơm đặc biệt, cho nên Kỳ Nam được chia làm 4 loại:

    Loại 1: Bạch Kỳ màu trắng ngà xám, loại vô cùng quý hiếm (vô giá)

    Loại 2: Thanh Kỳ sắc xanh, xám ánh lục

    Loại 3: Huỳnh Kỳ sắc vàng sẩm, vàng nâu

    Loại 4: Hắc Kỳ sắc đen chàm hắc ín

    Theo sách xưa xếp loại nhất bạch, nhì thanh, tam huỳnh, tứ hắc.

    - Hạng hai: là loại Trầm hương ít dầu, hương nặng, vị đắng, hầu hết khi đốt mới tỏa mùi thơm. Khói màu trắng, bay quanh rồi tan nhanh. Theo phẩm cấp được xếp thành 6 loại.

    - Hạng ba: là hàng tóc, được chia làm 4 loại: Tóc đỉa, tóc dây, tóc hương và tóc ri.



    Kỳ Nam

    Theo TS Lê Công Kiệt, GS Sinh Thực - Đại học Khoa Học Sài Gòn, tiêu chuẩn đánh giá trầm hương thường đựa vào : Nguyên xứ, cường độ, loại hương, hình thù, kích cở, màu sắc, trọng lượng, tỷ trọng, độ tinh khiết và loài cây dó tạo ra trầm hương.

    Trong giao dịch mua bán, việc phân loại trầm hương phần lớn dựa vào cảm nhận, kinh nghiệm, đồng thuận, thông qua hành vi trực tiếp của con người như nhìn, sờ, gọt, bấm, đốt, nếm, ngửi …

    Công dụng của trầm hương

    Trầm hương được biết từ hơn 2.000 năm trước, có rất nhiều công dụng:

    * Trầm hương là dược liệu quý.

    - Theo Đông y, trầm hương là vị thuốc quý hiếm, có vị cay, tính ôn, vào ba kinh: tì, vị, thận; có tác dụng dáng khí, nạp thận, bình can tráng nguyên dương, chữa các bệnh đau bụng, đau ngực, nôn mửa, hen suyển, lợi tiểu, giảm đau, trấn tĩnh, hạ sốt, cấm khẩu, thổ huyết, khó thở, kích dục …

    Theo Lê Trần Đức trong cuốn " Thân thế và sự nghiệp y học của Hải Thượng Lãn Ông " (1971) thì từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên nhân dân ta đã dùng trầm hương để phòng bệnh, chữa bệnh.

    Vào thế ký thứ XIV, trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về trầm hương: " Vị cay, khí rất thơm, tính ấm, thông quan, trị phong độc, trúng độc, trừ tà, ấm dạ dày, bổ nguyên dương, tiêu hoá ".

    Trong tác phẩm Lĩnh Nam bản thảo (quyển thượng và quyển hạ) thuộc bộ sách Hải thượng y tông tâm lĩnh của Hai Thượng Lãn Ông cũng như trong cuốn " Tủ thuốc nhân dân " (1953 - 1954) của Võ Văn Hưng ; " Việt Nam dược vật thực dụng " (1957) của Đỗ Phong Thuần; " Đông y gia truyền " (1957) của Lê Văn Khuyên; " Dược liệu Việt Nam " (1978); " Y học Cổ truyền dân tộc " ( tập II - 1985) của Trường Đại học Y dược Hà Nội ; " Hiểu biết cơ bản về phương dược theo Y học cổ truyền " (1983) của Nguyễn Trung Hoà; " Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam " (tái bản năm 2004) của Đỗ Tất Lợi và nhiều tài liệu khác về dược liệu, đông y, đều cho trầm hương là dược liệu qúy, sử dụng trong hàng trăm bài thuốc y học cổ truyền, chữa bịnh rất hiệu nghiệm.

    - Theo Tây y, trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương), có tác dụng chữa một số bệnh như bệnh về tim mạch (suy tim, đau ngực), bệnh về hô hấp (hen suyễn), bệnh về thần kinh (an thần, mất ngủ, giảm đau, trấn tĩnh …), bệnh về tiêu hoá (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về tiết niệu (bí tiểu tiện). Đặc biệt có thể dùng trầm hương để chữa trị ung thư tuyến giáp.

    Tính chất đặc biệt của tinh dầu trầm hương

    Tinh dầu được chiết suất từ trầm hương hoặc từ gỗ cây dó đã tạo trầm hương, là chất lỏng sánh, nhớt, dẻo, màu vàng hoặc màu hổ phách, có mùi thơm đặc trưng. Tinh dầu tốt được chiết suất từ trầm hương lọai tốt và ngược lại. Tuy nhiên, những cây dó bầu sinh trưởng lâu năm (hơn 10 măm trở lên) có thể cho tinh dầu, nhưng chất lượng thấp.


    Tinh dầu có giá trị đặc biệt là dùng làm chất định hương (giữ cho hương thơm lâu và đậm mùi), được sử dụng cho sản xuất các loại chất thơm, các loại nước hoa, mỹ phẩm cao cấp, đắt tiền và có tính chất huyền bí, linh thiêng đối với một số tôn giáo, nhất là đối với Hồi giáo.

    Mùi thơm của tinh dầu trầm hương vừa phảng phất mùi của đinh hương, vừa có mùi thơm của hoa hồng. Nhờ có tinh dầu trầm mà các hoá mỹ phẩm toát ra mùi thơm êm dịu và quyến rũ bậc nhất. Các loại phấn sáp, các loại kem, các loại nước hoa có tinh dầu trầm là một hợp chất rất huyền dịu, có khả năng làm biến đổi những đặc tính bên ngoài và bên trong của làn da như xoá vết nám, vết mụn, vết tàn nhang … làm cho lổ chân lông mở ra hay hẹp lại theo sự thay đổi của khí chất mà không tạo ra những phản ứng phụ cho da.

    Sử dụng hoá mỹ phẩm có tinh dầu trầm làm cho da dẻ mát dịu, con người thêm tươi tắn, hưng phấn, vì thế chúng được xem như là người bạn vĩnh hằng của sắc đẹp.

    Tính hấp dẫn của hương trầm

    Trầm hương có tính chất cháy cao, khi đốt tỏa mùi rất thơm và được cho là hương thơm hữu ích bật nhất. Nhiều nước phương Đông có tập quán đốt trầm hương hoặc nhang sản xuất từ trầm hương trong dịp cúng lễ tổ tiên, đất trời, thần thánh; đốt

    trầm hương để chữa bệnh, trừ tà, tạo sự may mắn, hưng phấn. Một số tôn giáo đốt trầm hương trong các nghi lễ được xem là vật giao lưu truyền cảm giữa con người của thế giới thực tại với thế giới thần linh.

    Từ thời cổ xưa đến thế giới ngày nay, trong các cung điện, đền đài nguy nga tráng lệ, các chùa chiềng, thánh thất, đình miếu … đốt trầm hương được coi là hình thức dâng cúng linh thiêng cao quý nhất. Ở Nhật Bản ngày xưa cũng như ngày nay, sử dụng trầm hương là thể hiện nét thẩm mỹ, quyền lực kinh tế và chính trị.

    Thế kỷ thứ II sau công nguyên, người xưa dùng trầm hương lót ở đáy giếng (giếng vuông) khi xây kinh đô Champa ở Trà Kiệu, (Quảng Nam), đến khi giới khảo cổ phát hiện vẫn còn mùi thơm.

    Trầm hương được nhắc đến như một vật phẩm quí giá, dùng trong các nghi lễ tôn giáo xua đuổi tà ma, là Thần Mộc được trưng bày ở nơi chính điện. Ngoài công dụng phong thủy, Trầm hương còn là thuốc chữa bệnh: Phòng bệnh ung thư, sáng mắt, cường dương, làm dịu vết thương do côn trùng cắn, sát khuẩn, chữa hen suyễn, đau ngực, buồn nôn, giải stress.


    Trầm hương thành phẩm

    Ngoài ra tinh dầu Trầm hương được chế biết thành nước hoa, khi dùng hương Trầm lòng người trở nên thánh thiện hơn.

    Vì vậy, do giá trị quá lớn của Trầm hương vào nhưng năm 1982, hàng ngàn người dân đổ lên rừng tìm Trầm nhằm mục đích đổi đời, đã không ít người nằm lại nơi rừng sâu.

    Trồng cây Dó, tạo trầm hương

    Những năm cuối thập niên 80 của thề kỷ XX, một số người chuyên khai thác trầm hương (dân điệu) ở Tiên Phước (Quảng Nam), Hoài Ân (Bình Định)...đã đưa cây dó bầu từ rừng tự nhiên về trồng ở vườn nhà . Sau đó vài ba người đã mày mò tạo trầm hương trên cây dó, bước đầu có kết quả. Từ đây cây dó được trồng rãi rác ở các tỉnh miền Trung và một số dự án, đề tài nghiên cứu về cây dó và trầm hương được khởi động, trong đó một số đề tài nghiên cứu đáng lưu ý như: Biện pháp gây tạo giống cây dó; các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành trần hương trên cây dó; kỹ thuật tạo trầm hương trên cây dó (1987 - 2000) của Trung Tâm Nghiên Cứu Lâm Đặc Sản thuộc Viện Khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam và dự án sản xuất cây giống, tạo trầm trên cây dó (2001 - 2006) của Tổ chức Rừng Nhiệt Đới (TRP).

    Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn trồng cây dó bầu tạo trầm hương, khỏang ba bốn năm lại đây, qua thông tin từ các cuộc hội thảo, từ các báo, đài, từ các tổ chức và cá nhân, đã tác động đến nhiều người (nghe hiệu quả kinh tế cao), làm dấy lên phong trào trồng cây dó bầu khắp các miền trong cả nước, tập trung chủ yếu là khu vực miền Trung, miền Đông Nam bộ và Tây Nguyên.

    Theo ghi nhận của Hội Trầm Hương Việt Nam, diện tích trồng cây dó bầu cả nước hiện nay khoảng 15.000-18.000 ha (tương ứng với 15 - 18 triệu cây dó từ 1 măm tuổi trở lên). Nơi có diện tích trồng cây dó bầu nhiều nhất là Hà Tĩnh khoảng 3.000 ha, Bình Phước khoảng 1.000 ha.

    Những mô hình và phương thức trồng cây dó bầu phổ biến hiện nay là trồng phân tán, trồng xen trong với các lọai cây khác (phần lớn thuộc hộ gia đình, quy mô rất nhỏ); trồng tập trung thuần lọai (phần lớn thuộc các Cty tư nhân, chủ các trang trại, quy mô từ 2ha trở lên). Các mô hình khác như trồng làm giàu rừng (phòng hộ, sản xuất), hợp tác trồng giữa hộ gia đình với doanh nghiệp… có, nhưng chưa nhiều. Đã có một vài dự án trồng cây dó bầu, tạo trầm, chế biến xuất khẩu được triển khai gần đây, nhưng quy mô không lớn.

    Thực tiễn cho thấy, phương thức trồng xen cây dó bầu với cây lấy quả, cây lấy gỗ là phù hợp nhất; trồng tập trung thuần lọai chỉ nên áp dụng đối với những nơi có điều kiện về nguồn nước tưới và vốn đầu tư nhiều.

    Lòai cây trồng phổ biến hiện nay là dó bầudó me (chủ yếu là dó bầu), được tạo bằng phương pháp gieo hạt. Nguồn cung cấp hạt giống là những cây dó bố mẹ còn lại trong rừng tự nhiên và từ một số cây trồng vào thập niêm 80, 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở sản xuất giống cây là của tư nhân, hạt giống thu hái từ những cây chưa tuyển chọn đầu dòng hoặc cây chưa thành thục sinh dục, kỹ thuật gieo ươm hạn chế, làm cho chất lượng giống cây còn những điều đáng lo ngại.

    Cây dó trồng đã xuất hiện một số lòai sâu gây hại, chủ yếu là sâu ăn lá, thường diễn ra vào mùa khô, trên những cây vài năm tuổi trở lên. Một số bệnh như nấm trắng, nhất là bệnh thối vỏ quanh gốc cây thường diễn ra vào cuối mùa mưa, gây héo lá, chết cây từ 3-4 năm tuổi trở lên và bệnh này có hiện tượng lây lan. Sâu ăn lá và nấm trắng đã có thuốc chữa trị, nhưng bệnh thối vỏ quanh gốc cây, hiện nay chưa tìm ra tác nhân gây bệnh và chưa có thuốc đặc trị. Biện pháp tốt nhất để phòng bệnh cho cây là chọn đất, giống và chế độ canh tác thích hợp.

    Con người đã khai thác và sử dụng trầm hương từ hàng ngàn năm qua, nhất là vào những thập niên cuối của thế kỷ XX, nạn khai thác có tính chất tàn phá, làm cho loài cây tạo ra trầm hương có nguy cơ bị tuyệt chủng. G.S. Phạm Hoàng Hộ trong sách "Thực vật ở đảo Phú Quốc" (1985) đã viết: Người "ăn" trầm của chúng ta bây giờ không có kinh nghiệm như người xưa và đốn bừa bãi tất cả những cây dó, nên cây dó có hiểm hoạ bị tận diệt. Chúng ta cần phải khẩn cấp gây trồng cây dó để giữ giống và nghiên cứu cho nhiễm nấm để tạo trầm.


    :caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe:: caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::c aphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe:

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Đinh Xuân Bá, 2007. Thị trường trầm hương. Kỷ yếu Hội thảo Cây Dó bầu và Trầm hương thực

    trạng và định hướng phát triển. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, trang 88-114.

    2. Lã Đình Mỡi và các cộng tác viên. 2007. Nhóm cây cho dầu nhựa - Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam.

    Tháng 6/2007, trang 812-818.

    3. Nguyễn Huy Sơn, 2011. Nghiên cứu đánh giá thực trạng và phát triển bền vững cây Dó trầm

    (Aquilaria spp.). Báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ, Hà Nội.

    4. Sở NN&PTNT Hà Tĩnh, 2007. Quyết định về việc cấp phép khai thác cây Dó trầm đã được tạo

    trầm bằng phương pháp nhân tạo tại tiểu khu 133 năm 2007 của Sở NN&PTNT Hà Tĩnh ký

    ngày 12/12/2007.

    5. http://www.tramhuongvietnam.com/thongtinmoi17.htm.

    6. http:www.fao.org/DOCREP/004/y3660e/3660e04.htm.

    7. http:www.customs.gov.vn.

    8. Allison, Steven, D.,LeBauer, David, S. Ofrecio, M. Rosario, Reyes, Randy, Ta, Anh-Minh, Tran, M. Tri, 2009. Low levels of nitrogen addition stimulate decomposition by boreal forest fungi. Soil Biology and Biochemistry, 41(2): 293-302. Arsat, S., 2008. Enzymatic-enhanced production of gaharu oil: Effect of shaking speed and water/gaharu ratio. Unpublished degree dissertation.


    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

  • #2
    Cảm ơn bạn N.M. Hùng trong phần minh họa.
    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

    Comment


    • #3

      [justify]Nhiều người dùng trầm hương để đốt trong nhà, văn phòng vừa an thần, tốt cho sức khỏe (trị bệnh bằng mùi hương) lại giúp tẩy ô uế, xua tan tà khí, hút vượng khí.

      Có nhiều cách đốt hương trầm tùy thuộc vào loại trầm dùng (tinh dầu trầm hương, bột hay viên trầm). Với tinh dầu, có thể pha với nước để lau chùi vật dụng. Với bột trầm, có thể dùng dụng cụ xông. Viên trầm thì chỉ việc đốt lên cho thơm.

      Vì khói và hương trầm bay quanh, tỏa mùi khắp phòng nên cần mua đúng loại trầm hương nguyên chất thì mới tốt, không nên mua loại trầm bằng hương liệu tạo mùi.

      [/justify]

      Riêng tôi, mùi hương trầm thoang thoảng trong nhà tạo ra một không gian nhẹ nhàng, thư thái và nhiều lúc cảm thấy mình gần gũi với thiên nhiên cỏ cây. Một hương vị quê hương !
      https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

      Comment

      Working...
      X