Scarborough Fair là một ca khúc truyền thống lãng mạn (traditional ballad) của Anh quốc, hay một cách chính xác hơn, là của vùng Yorkshire ở miền Bắc hòn đảo Anh cát lợi.
Trước năm 1975, ca khúc này đã được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Ôi giàn thiên lý đã xa, dịch từ lời Pháp có tựa Chèvrefeuille que tu es loin.
Scarborough Fair nguyên là tên gọi hội chợ thường niên ở thành phố cảng Scarborough, vùng Yorkshire, có từ thời Trung Cổ. Đây không chỉ là hội chợ lớn nhất của Anh quốc, mà còn của cả Âu Châu thời bấy giờ, thu hút giới doanh nhân và nghệ nhân từ các quốc gia ở tận Bắc Âu, vùng biển Baltic và Trung Cận Đông.
Scarborough Fair được chính thức khai sinh bởi sắc lệnh của vua Henri đệ Tam, ban hành ngày 22 tháng 1 năm 1253, theo đó hội chợ sẽ kéo dài 45 ngày, từ Lễ Đức Trinh Nữ Maria lên trời (Feast of the Assumption of the Blessed Virgin Mary) cho tới Lễ kính Thánh Michael (Feast of St Michael); tính theo lịch Công giáo La-mã hiện nay là từ ngày 15 tháng 8 tới ngày 29 tháng 9.
Sau 5 thế kỷ, do sự cạnh tranh của các hội chợ quốc tế khác, Scarborough Fair chính thức chấm dứt hoạt động vào năm 1788 (ngày nay chỉ còn những sinh hoạt “diễn lại” để thu hút du khách), nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi trong dân gian Anh cát lợi (Britain), Tô cách lan (Scotland), Ái nhĩ lan (Ireland). Trong dư âm ấy, có khúc hát dân gian Scarborough Fair.
Nội dung ca khúc là lời một chàng trai đã từng sống ở Scarborough và yêu một cô gái ở nơi ấy. Nay anh nhờ mọi người (những người đang nghe chàng hát) khi tới hội chợ hãy nhắn với cô gái rằng: nếu cô thực hiện được những công việc “không thể thực hiện” do chàng đưa ra, chẳng hạn, may cho chàng cái áo sơ-mi không có một đường kim mũi chỉ, rồi giặt cái áo ấy dưới một cái giếng khô …, chàng sẽ mở rộng vòng tay đón cô trở lại.
Theo thời gian, lời hát của ca khúc này được dân gian biến cải tùy theo địa phương và tính cho tới cuối thế kỷ thứ 18 đã có hàng chục lời hát khác nhau, trong đó có lời hát dưới dạng đối đáp của một đôi nam nữ: nàng ra điều kiện ngược lại là chàng phải thực hiện được những công việc “không thể thực hiện” do nàng đưa ra, thì nàng mới may cho chàng cái áo không có đường kim mũi chỉ kia.
Riêng câu “Parsley, sage, rosemary, and thyme” (ngò tây, ngải thơm, hương thảo, húng tây) được lập lại trong mỗi phiên khúc, với đa số thính giả trên thế giới thì thật khó hiểu, phải là người Anh, Tô cách lan, Ái nhĩ lan mới biết rằng vào thời xa xưa, bốn giống rau thơm này tượng trưng cho những đức tính của người con gái, và trong trường hợp của ca khúc Scarborough Fair, trang mạng Askville của Amazon giải thích: “They symbolize virtues the singer wishes his true love to have, in order to make it possible for her to come back again.”
Nói cách khác, ngày xưa người Anh sánh phụ nữ với rau thơm (herbs) cũng tương tự như ngày nay họ ví đàn bà con gái như những bông hồng vậy.
Lần đầu tiên Scarborough Fair được phổ biến không dưới hình thức một ca khúc dân gian là vào năm 1941, khi giai điệu của Scarborough Fair được sử dụng làm nhạc nền cho cuốn phim Man Hunt của đạo diễn Mỹ Fritz Lang. Tới năm 1955, hai ca sĩ kiêm diễn viên Mỹ nhưng sinh sống tại Pháp là Gordon Heath và Lee Payant, lúc đó đang làm chủ phòng trà ca nhạc Rive Gauche ở Paris, là hai nghệ sĩ đầu tiên thu đĩa bản Scarborough Fair.
Tuy nhiên phải đợi 11 năm sau (1966), sau khi được đôi song ca Simon & Garfunkel của Mỹ soạn hòa âm, thu đĩa và phổ biến trong album lấy tên là Parsley, sage, rosemary, and thyme, Scarborough Fair mới nổi tiếng quốc tế.
Trước năm 1975, ca khúc này đã được Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Ôi giàn thiên lý đã xa, dịch từ lời Pháp có tựa Chèvrefeuille que tu es loin.
Pauvre garçon qui pense au pays
Chèvrefeuille que tu es loin
Pauvre garçon que l'amour oublie
Un peu plus à chaque matin
Veux-tu me trouver un arpent de terre
Chèvrefeuille que tu es loin
Tout près de l'église au bord de la mer
Pour chanter mon dernier refrain
Maintenant je sais que c'est la fin du soleil
Chèvrefeuille que tu es loin
Et je voudrais que ce soit toi ma belle
Qui m'enterre de tes propres mains
Chèvrefeuille que tu es loin
Pauvre garçon que l'amour oublie
Un peu plus à chaque matin
Veux-tu me trouver un arpent de terre
Chèvrefeuille que tu es loin
Tout près de l'église au bord de la mer
Pour chanter mon dernier refrain
Maintenant je sais que c'est la fin du soleil
Chèvrefeuille que tu es loin
Et je voudrais que ce soit toi ma belle
Qui m'enterre de tes propres mains
Scarborough Fair nguyên là tên gọi hội chợ thường niên ở thành phố cảng Scarborough, vùng Yorkshire, có từ thời Trung Cổ. Đây không chỉ là hội chợ lớn nhất của Anh quốc, mà còn của cả Âu Châu thời bấy giờ, thu hút giới doanh nhân và nghệ nhân từ các quốc gia ở tận Bắc Âu, vùng biển Baltic và Trung Cận Đông.
Scarborough Fair được chính thức khai sinh bởi sắc lệnh của vua Henri đệ Tam, ban hành ngày 22 tháng 1 năm 1253, theo đó hội chợ sẽ kéo dài 45 ngày, từ Lễ Đức Trinh Nữ Maria lên trời (Feast of the Assumption of the Blessed Virgin Mary) cho tới Lễ kính Thánh Michael (Feast of St Michael); tính theo lịch Công giáo La-mã hiện nay là từ ngày 15 tháng 8 tới ngày 29 tháng 9.
Sau 5 thế kỷ, do sự cạnh tranh của các hội chợ quốc tế khác, Scarborough Fair chính thức chấm dứt hoạt động vào năm 1788 (ngày nay chỉ còn những sinh hoạt “diễn lại” để thu hút du khách), nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng mãi trong dân gian Anh cát lợi (Britain), Tô cách lan (Scotland), Ái nhĩ lan (Ireland). Trong dư âm ấy, có khúc hát dân gian Scarborough Fair.
Nội dung ca khúc là lời một chàng trai đã từng sống ở Scarborough và yêu một cô gái ở nơi ấy. Nay anh nhờ mọi người (những người đang nghe chàng hát) khi tới hội chợ hãy nhắn với cô gái rằng: nếu cô thực hiện được những công việc “không thể thực hiện” do chàng đưa ra, chẳng hạn, may cho chàng cái áo sơ-mi không có một đường kim mũi chỉ, rồi giặt cái áo ấy dưới một cái giếng khô …, chàng sẽ mở rộng vòng tay đón cô trở lại.
Theo thời gian, lời hát của ca khúc này được dân gian biến cải tùy theo địa phương và tính cho tới cuối thế kỷ thứ 18 đã có hàng chục lời hát khác nhau, trong đó có lời hát dưới dạng đối đáp của một đôi nam nữ: nàng ra điều kiện ngược lại là chàng phải thực hiện được những công việc “không thể thực hiện” do nàng đưa ra, thì nàng mới may cho chàng cái áo không có đường kim mũi chỉ kia.
Riêng câu “Parsley, sage, rosemary, and thyme” (ngò tây, ngải thơm, hương thảo, húng tây) được lập lại trong mỗi phiên khúc, với đa số thính giả trên thế giới thì thật khó hiểu, phải là người Anh, Tô cách lan, Ái nhĩ lan mới biết rằng vào thời xa xưa, bốn giống rau thơm này tượng trưng cho những đức tính của người con gái, và trong trường hợp của ca khúc Scarborough Fair, trang mạng Askville của Amazon giải thích: “They symbolize virtues the singer wishes his true love to have, in order to make it possible for her to come back again.”
Nói cách khác, ngày xưa người Anh sánh phụ nữ với rau thơm (herbs) cũng tương tự như ngày nay họ ví đàn bà con gái như những bông hồng vậy.
Lần đầu tiên Scarborough Fair được phổ biến không dưới hình thức một ca khúc dân gian là vào năm 1941, khi giai điệu của Scarborough Fair được sử dụng làm nhạc nền cho cuốn phim Man Hunt của đạo diễn Mỹ Fritz Lang. Tới năm 1955, hai ca sĩ kiêm diễn viên Mỹ nhưng sinh sống tại Pháp là Gordon Heath và Lee Payant, lúc đó đang làm chủ phòng trà ca nhạc Rive Gauche ở Paris, là hai nghệ sĩ đầu tiên thu đĩa bản Scarborough Fair.
Tuy nhiên phải đợi 11 năm sau (1966), sau khi được đôi song ca Simon & Garfunkel của Mỹ soạn hòa âm, thu đĩa và phổ biến trong album lấy tên là Parsley, sage, rosemary, and thyme, Scarborough Fair mới nổi tiếng quốc tế.
Comment