Trong trận bão Katrina vừa rồi, một người tại New Orleans đã mất hết. Nhưng lại chỉ tiếc cây đàn vĩ cầm và cái kèn saxophone.
Nói rằng ông tiếc vì là kỷ vật nửa thế kỷ của một nhạc sĩ thì ta có thể thông cảm. Nhưng nếu biết người ấy là Ðan Thọ thì mọi người đều xót xa. Quỳnh Giao xin viết về ông, như một lời thăm hỏi gửi từ rất xa, và nhắc đến ông như một người đã xa quê hương quá nhiều lần.
Năm ngoái, khi chuẩn bị đĩa nhạc đánh dấu 30 năm xa quê hương, Quỳnh Giao đã trước tiên chọn “Xa Quê Hương” của Ðan Thọ. Ðây không chỉ vì tựa đề của ca khúc mà vì Ðan Thọ là một nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc hoài hương của tân nhạc.
Ðan Thọ có mặt trong số nhạc sĩ di cư từ miền Bắc vào Nam, như Thẩm Oánh, Phạm Duy, Vũ Thành, Hoàng Trọng, Phạm Ðình Chương, Văn Phụng, Nguyễn Hiền hay Nhật Bằng, Tuấn Khanh. Lúc ấy, bài “Tình Quê Hương” do ông phổ nhạc từ thơ Phan Lạc Tuyên đã làm mọi người rơi lệ. Thời ấy, những ca khúc của ông viết cùng Nhật Bằng, như “Bóng Quê Xưa” hay “Vọng Cố Ðô” càng làm nghẹn ngào nỗi nhớ quê.
Khi các nghệ sĩ di cư từ miền Bắc đã vui sống tại miền Nam tự do và viết về tình yêu hay chiến tranh, thì Ðan Thọ và Nguyễn Hiền vẫn có một chỗ đứng riêng trong loại tình ca êm đềm về quê hương đã khuất bên kia vĩ tuyến. Bài “Xa Quê Hương” được Ðan Thọ viết cùng Xuân Tiên trong thời kỳ này.
Ông gắn bó với quê hương đến cùng, mãi tới 1985 mới đành gạt lệ ra đi, khi đã trên lục tuần.
Cùng với Hoàng Trọng, Ðan Thọ xuất thân từ đất Nam Ðịnh vốn có nhiều tài năng về nghệ thuật và cùng chung một khuynh hướng lãng mạn. Ông tên thật là Ðan Ðình Thọ, sinh năm 1924, học chữ và học nhạc từ trường đạo Saint Thomas d'Aquin tại Nam Ðịnh rồi học đàn, hòa âm và sáng tác trước khi trở thành tay vĩ cầm trẻ trong phòng trà Thiên Thai của Hoàng Trọng tại Nam Ðịnh. Năm 1948, ông gia nhập ban Quân Nhạc Ðệ Tam Quân Khu Hà Nội, cùng với các tên tuổi khác như Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Nguyễn Cầu, Nhật Bằng, Nguyễn Khắc Cung. Trong thời gian này, ông học saxophone với quân nhạc trưởng Schmetzler, từ đó sở trường về cả violin lẫn saxophone tenor. Ðến năm 1954 ông theo ban quân nhạc di cư vào Nha Trang, rồi đặt chân vào Sài Gòn năm 1956. Tại đây, ông chơi nhạc trong đài phát thanh, truyền hình, phòng trà và còn là trưởng ban nhạc nhẹ của đài Quân Ðội. Những năm về sau, ông là một thành viên cột trụ của ban nhạc Shotguns của Ngọc Chánh.
Ngoài việc trình diễn, Ðan Thọ sáng tác nhiều trong thời gian ấy và được bạn bè quý mến vì cả tài năng lẫn tính tình hiền hòa, vui vẻ. Giới yêu nhạc thì nhớ Ðan Thọ với những bản tình ca nhẹ nhàng, những ca khúc nhớ về đất Bắc. Nhạc của ông tha thiết, lời của ông trong sáng và các ca khúc của ông đều toát lên vẻ đôn hậu của con người. Ông có nhân cách đáng kính của người nghệ sĩ không bị lụy vì âm thanh, ánh sáng hay bóng đèn mờ, dù là người kể truyện rất tếu.
Ở ngoài đời, Quỳnh Giao nhớ nhất sự hòa nhã và chu đáo của ông.
Sau 10 năm khốn khổ tại quê nhà, Ðan Thọ sống đời lưu vong tại Mỹ và đời sống ấy cũng đã là một truyện đẹp. Ông sống trong khu phố sau lưng tiệm phở Nguyễn Huệ tại quận Cam mà hàng ngày bình thản lái xe lên tận Van Nuys làm công nhân cho hãng General Ribbon. Cuối tuần, ông mới sống với nghệ thuật: thổi kèn hay kéo đàn trong dàn nhạc ở vũ trường Ritz, của người bạn năm xưa là Ngọc Chánh. Ông sống từ tốn, ngăn nắp và dồn mọi tình thương cho gia đình. Thú vui của ông là nuôi chim yến.
Ông lặng lẽ sống như vậy cả chục năm, đến Tháng Bảy năm 1994 thì mời bạn bè tại California đến dự một buổi hòa nhạc tại Ritz. Ðấy là buổi ông chia tay sân khấu và đậy đàn vào hộp, cây đàn ôm từ Hà Nội vào Nam và qua Mỹ. Từ đấy, ông bà chuẩn bị về Louisiana sống cùng con cái. Quận Cam vắng mất một người đáng kính và đáng quý.
Khi nghe tin New Orleans bị bão lụt, bạn bè đã gọi nhau hỏi thăm tin tức của ông và mọi người đều mừng là Ðan Thọ đã kịp di tản qua Texas, vài ngày sau qua tạm trú ở Florida.
Những ai thường lượn qua vũ trường đều không thể quên được nhịp boston dìu dặt trên cung bậc quý phái của “Chiều Tím”. Ca khúc ấy thực ra còn tiêu biểu cho một hình ảnh đẹp hơn đèn màu nơi vũ trường. Ðan Thọ viết nhạc và sau đấy Ðinh Hùng mới đặt lời, nội trong một buổi chiều. Nhà thơ của chúng ta yêu nhạc và yêu bạn nên để lại lời từ đẹp như lời thơ.
Ngày nay, lời cuối của bài ca mới là một câu hỏi buồn, vọng lên từ giông bão: “Ðàn ơi nhắn giùm người đi phương nao, nếp chinh bào biếc ánh sao”.
Có hỏi cây đàn, nay đã bị vùi dập tan tác tại New Orleans, nó biết trả lời sao?
Nói rằng ông tiếc vì là kỷ vật nửa thế kỷ của một nhạc sĩ thì ta có thể thông cảm. Nhưng nếu biết người ấy là Ðan Thọ thì mọi người đều xót xa. Quỳnh Giao xin viết về ông, như một lời thăm hỏi gửi từ rất xa, và nhắc đến ông như một người đã xa quê hương quá nhiều lần.
Năm ngoái, khi chuẩn bị đĩa nhạc đánh dấu 30 năm xa quê hương, Quỳnh Giao đã trước tiên chọn “Xa Quê Hương” của Ðan Thọ. Ðây không chỉ vì tựa đề của ca khúc mà vì Ðan Thọ là một nhạc sĩ tiêu biểu cho dòng nhạc hoài hương của tân nhạc.
Ðan Thọ có mặt trong số nhạc sĩ di cư từ miền Bắc vào Nam, như Thẩm Oánh, Phạm Duy, Vũ Thành, Hoàng Trọng, Phạm Ðình Chương, Văn Phụng, Nguyễn Hiền hay Nhật Bằng, Tuấn Khanh. Lúc ấy, bài “Tình Quê Hương” do ông phổ nhạc từ thơ Phan Lạc Tuyên đã làm mọi người rơi lệ. Thời ấy, những ca khúc của ông viết cùng Nhật Bằng, như “Bóng Quê Xưa” hay “Vọng Cố Ðô” càng làm nghẹn ngào nỗi nhớ quê.
Khi các nghệ sĩ di cư từ miền Bắc đã vui sống tại miền Nam tự do và viết về tình yêu hay chiến tranh, thì Ðan Thọ và Nguyễn Hiền vẫn có một chỗ đứng riêng trong loại tình ca êm đềm về quê hương đã khuất bên kia vĩ tuyến. Bài “Xa Quê Hương” được Ðan Thọ viết cùng Xuân Tiên trong thời kỳ này.
Ông gắn bó với quê hương đến cùng, mãi tới 1985 mới đành gạt lệ ra đi, khi đã trên lục tuần.
Cùng với Hoàng Trọng, Ðan Thọ xuất thân từ đất Nam Ðịnh vốn có nhiều tài năng về nghệ thuật và cùng chung một khuynh hướng lãng mạn. Ông tên thật là Ðan Ðình Thọ, sinh năm 1924, học chữ và học nhạc từ trường đạo Saint Thomas d'Aquin tại Nam Ðịnh rồi học đàn, hòa âm và sáng tác trước khi trở thành tay vĩ cầm trẻ trong phòng trà Thiên Thai của Hoàng Trọng tại Nam Ðịnh. Năm 1948, ông gia nhập ban Quân Nhạc Ðệ Tam Quân Khu Hà Nội, cùng với các tên tuổi khác như Văn Phụng, Nguyễn Hiền, Nguyễn Cầu, Nhật Bằng, Nguyễn Khắc Cung. Trong thời gian này, ông học saxophone với quân nhạc trưởng Schmetzler, từ đó sở trường về cả violin lẫn saxophone tenor. Ðến năm 1954 ông theo ban quân nhạc di cư vào Nha Trang, rồi đặt chân vào Sài Gòn năm 1956. Tại đây, ông chơi nhạc trong đài phát thanh, truyền hình, phòng trà và còn là trưởng ban nhạc nhẹ của đài Quân Ðội. Những năm về sau, ông là một thành viên cột trụ của ban nhạc Shotguns của Ngọc Chánh.
Ngoài việc trình diễn, Ðan Thọ sáng tác nhiều trong thời gian ấy và được bạn bè quý mến vì cả tài năng lẫn tính tình hiền hòa, vui vẻ. Giới yêu nhạc thì nhớ Ðan Thọ với những bản tình ca nhẹ nhàng, những ca khúc nhớ về đất Bắc. Nhạc của ông tha thiết, lời của ông trong sáng và các ca khúc của ông đều toát lên vẻ đôn hậu của con người. Ông có nhân cách đáng kính của người nghệ sĩ không bị lụy vì âm thanh, ánh sáng hay bóng đèn mờ, dù là người kể truyện rất tếu.
Ở ngoài đời, Quỳnh Giao nhớ nhất sự hòa nhã và chu đáo của ông.
Sau 10 năm khốn khổ tại quê nhà, Ðan Thọ sống đời lưu vong tại Mỹ và đời sống ấy cũng đã là một truyện đẹp. Ông sống trong khu phố sau lưng tiệm phở Nguyễn Huệ tại quận Cam mà hàng ngày bình thản lái xe lên tận Van Nuys làm công nhân cho hãng General Ribbon. Cuối tuần, ông mới sống với nghệ thuật: thổi kèn hay kéo đàn trong dàn nhạc ở vũ trường Ritz, của người bạn năm xưa là Ngọc Chánh. Ông sống từ tốn, ngăn nắp và dồn mọi tình thương cho gia đình. Thú vui của ông là nuôi chim yến.
Ông lặng lẽ sống như vậy cả chục năm, đến Tháng Bảy năm 1994 thì mời bạn bè tại California đến dự một buổi hòa nhạc tại Ritz. Ðấy là buổi ông chia tay sân khấu và đậy đàn vào hộp, cây đàn ôm từ Hà Nội vào Nam và qua Mỹ. Từ đấy, ông bà chuẩn bị về Louisiana sống cùng con cái. Quận Cam vắng mất một người đáng kính và đáng quý.
Khi nghe tin New Orleans bị bão lụt, bạn bè đã gọi nhau hỏi thăm tin tức của ông và mọi người đều mừng là Ðan Thọ đã kịp di tản qua Texas, vài ngày sau qua tạm trú ở Florida.
Những ai thường lượn qua vũ trường đều không thể quên được nhịp boston dìu dặt trên cung bậc quý phái của “Chiều Tím”. Ca khúc ấy thực ra còn tiêu biểu cho một hình ảnh đẹp hơn đèn màu nơi vũ trường. Ðan Thọ viết nhạc và sau đấy Ðinh Hùng mới đặt lời, nội trong một buổi chiều. Nhà thơ của chúng ta yêu nhạc và yêu bạn nên để lại lời từ đẹp như lời thơ.
Ngày nay, lời cuối của bài ca mới là một câu hỏi buồn, vọng lên từ giông bão: “Ðàn ơi nhắn giùm người đi phương nao, nếp chinh bào biếc ánh sao”.
Có hỏi cây đàn, nay đã bị vùi dập tan tác tại New Orleans, nó biết trả lời sao?