Announcement

Collapse
No announcement yet.

CÂY TRE XỨ VIỆT - VIDEO (34)HỒI KÝ(34) CÂY CHỔI LÔNG GÀ !

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • CÂY TRE XỨ VIỆT - VIDEO (34)HỒI KÝ(34) CÂY CHỔI LÔNG GÀ !

    CÂY TRE XỨ VIỆT



    [justify]Tre là một nhóm thực vật thân xanh nên thân gỗ, thuộc Bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre (Bambuseae), một số loài của nhóm này rất lớn, và được coi là lớn nhất trong Bộ Hòa thảo. Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 - 60 năm một lần. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất.

    [/justify]

    Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả, được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre Việt Nam: Nước Việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầu xanh mọc thẳng…

    “Tre xanh, xanh tự bao giờ

    Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”


    Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.

    Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.

    Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng - hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre (theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20 cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành Độc lập - Tự do cho Tổ Quốc. “Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”


    Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích (Nàng Út ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như: đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.


    Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng: đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.

    Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng: “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước. Tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.

    Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược – nhân tai.

    Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.


    Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm…

    Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được tre chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.


    Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.


    Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Gia Nã Đại đã đưa anh em tre chúng tôi sang trồng thử trên đất Bắc Mỹ. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng !

    Bài hát “Tôi Yêu” của tác giả Trịnh Hưng đã nói lên hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng. Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi.

    Tôi yêu quê tôi yêu lũy tre dài đẹp xinh

    Yêu con sông xanh dâng cát hoe vàng bên đình

    Yêu trăng buông lơi trên má cô hàng dệt tơ

    Và yêu mấy nhịp cầu tre là đây đang dựng mùa hoa.


    .......................................

    Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.

    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

  • #2

    Ví dầu cầu ván đóng đinh

    Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi.

    Comment


    • #3

      Các bạn mến,

      KD chưa bao giờ được nhìn thấy tận mắt và chưa từng đi qua cây cầu tre lắc lẻo của anh Hùng vì D là người Bắc, sống trên cao nguyên, nhưng khi KD mới học hát đã được chị dạy cho hát nhạc của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.

      ........

      Hỏi rằng, ai không yêu mấy nhịp cầu tre,

      Lặng nghe, ai ca trong nắng chiều vàng hoe,

      Cầu tre bao nhiêu hè vui một câu vè,

      Để lòng ai quên hết não nề.

      ……….

      Ai đem Bắc nhịp cầu tre,

      Cho chàng là chàng ở bên ấy,

      Thương em là em ở bên này.

      KD nhìn cây cầu tre trong hình thì thấy sợ, nhưng khi cất tiếng hát mấy nhịp cầu tre thì lại thấy cây cầu này dễ thương. Có phải vì cây tre dẻo nên khi bước trên đó thì phải bước cho đúng nhịp nẩy võng của cây tre. Nếu nhút nhát bước quíu chân sẽ bị lạc nhịp mình sẽ bị ngã xuống ao có phải thế không các bạn?

      KD nhớ rõ lắm, ở góc vườn nhà KD không có bụi tre, Không có ao cá bao giờ, nhưng ngay từ lúc bé xíu KD đã được nhìn cây tre hàng ngày trong đồng xu keng thời tổng thống Ngô Đình Diệm. Một mặt đồng tiền là cây tre, mặt kia là số 1 đồng. Mỗi kỳ nghỉ hè về ở với ông ngoại, bà nội là chị em D hay được ông bà cho tiền keng. Giữ đồng keng trên tay chỉ hong hóng tiếng lắc chuông của ông bán cả rem là ùa ra mua, nhưng vui vẻ hạnh phúc nhất vẫn là tiếng của ông hàng kẹo kéo.

      Kéo đây kéo đây,

      Em kia còm nhỏm còm nhom,

      Ăn đồng kẹ kéo béo tròn như Tây.

      Em này lười chảy lười thiu,

      Ăn đồng kẹo kéo điểm 10 như chơi.

      Khi nghe tiếng rao từ đầu ngõ , trẻ con trong ngõ đã túa ra, chạy theo xe kẹo kéo. Ông "tốp" ở giữa ngõ, ngay trước cổng nhà KD, trẻ con tụ ở đó tay cầm đồng xu keng, miệng há hốc nghe ông rao hàng, rồi cười khúc khích đứng chờ ông chỉ tới phiên mình ra quay số. Lúc được tới phiên đứa nào cũng lẩm nhẩm đọc câu thần chú ám xì bùa xì bà cho trúng số to, vì quay trúng số càng lớn thì cây kẹo càng dài, nếu trúng số càng nhỏ thì cây kẹo càng ngắn. Cứ như thế, lũ trẻ thì hồi hộp trước cái bàn quay đã xiêu vẹo, mòn bóng, nhuộm mùi thơm của đường và mùi lạc rang. Còn ông bán kẹo kéo thì cái miệng và đôi tay làm việc liên miên, cái miệng vừa rao vè kẹo kéo vừa là mắng những đứa trẻ nghịch ngợm sờ mó bàn quay, còn đôi tay ông cứ thoăn thoắt chỉ và cứ đều đều kéo những cây kẹo càng dài thì càng còm, cây càng ngắn thì càng to. Kéo vừa đủ 1 đồng ông bẻ nghe đánh cấc giòn tan, gói đuôi cây kẹo vào mảnh giấy cỏn con đưa cho đứa trẻ, thu 1 đồng rồi thả vào cái túi vải đen thui treo trước bụng, cái túi trông có vẻ cứng cáp vì được hồ đường mỗi ngày.

      Nói về sản phẩm làm từ cây tre thì nhiều vô số kể, cái sản phẩm làm KD bị ám ảnh nhất, đó là cây roi mây. Bố chọn loại tre non chẻ ra rồi vót cho nhẵn, một đầu được cuộn tròn vài vòng thành cái khoen lớn treo tòng teng trên cột nhà, đầu kia dài thõng xuống cứ như chờ đợi được nằm lên mông con nít, khi đi qua nó đứa nảo cũng chết khiếp.

      Cây roi từ cây tre. Đồng xu keng mang hình cây tre và bác kẹo kéo với cái bàn quay số ngày đó. Bác và lũ trẻ không ai lời hơn ai mà cũng không ai lỗ hơn ai cả, bán 1 đồng vẫn ngần ấy kẹo, dài thì còm, ngắn thì mập, quay số chỉ tạo thêm niềm vui cho trẻ khi ăn kẹo kéo và giúp bác mau bán hết thùng kẹo kéo. KD đâu ngờ cái vút đau điếng của ngọn tre, niềm vui mua kẹo kéo bằng đồng tiền keng mang hình cây tre cứ theo D mãi mỗi khi nghe chuyện cây tre. KD cám ơn anh Khang nhiều.

      Thân ái

      KimDung

      Comment


      • #4
        [justify]Nhân bài góp của KD có nói về chiếc "roi tre", xin được nói thêm ! Thời còn bé chắc ai trong chúng ta đều biết và "nếm" mùi chiếc roi mây trong nhà. Gia đình tôi lúc nào cũng có chiếc chổi lông gà, dùng để quét bụi trên bàn ghế, TV, vả tủ lạnh. Chiếc chổi lông gà có 2 phần: phần trên làm bằng lông gà thường màu nâu, phần dưới làm bằng cây mây tre. Cho nên ngoài thông dụng quét bụi trên, chiếc chổi này còn dùng để răn đe những đứa trẻ ham chơi, lười học, hoặc không nghe lời dạy của đấng sinh thành. Bản thân người viết cũng đã từng nếm mùi sự chắc rắn và dẻo dai của cây mây tre lông gà !  "thương cho roi cho vọt..." mà![/justify]



        :caphe: VIDEO: HỒI KÝ CHIẾC CHỔI LÔNG GÀ ! (5 Min.)

        :caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe:: caphe::caphe::caphe::caphe:

        Mây

        [justify]Mây là tên gọi chung cho khoảng 600 loài cây, chủ yếu thuộc các chi Calamus (khoảng 400 loài) và Daemonorops (khoảng 115 loài), phân bố tự nhiên thuộc các khu vực nhiệt đới của châu Á, châu Úc, châu Phi. Mây là lâm sản ngoài gỗ được sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đồ dùng trong gia đình (nội thất) như bàn, ghế hay giỏ đựng... Chúng rất giống cây tre, nhưng mây dễ phân biệt với tre là chúng đặc chứ không có thân rỗng như tre, ngoài ra để sinh trưởng tốt, mây cần có một sự chăm sóc từ phía con người (tuy nhiên nó cũng rất dễ sống trong điều kiện hoang dại), trong khi tre có thể không cần điều này. Điều này làm cho nó trở thành một công cụ tiềm năng trong việc bảo vệ rừng, do nó đem lại một số lợi ích và lợi nhuận hơn là loài cây cần phải loại bỏ.

        Mây thích nghi với mọi điều kiện sống. Ở những nơi hoang sơ, những nơi đất nghèo dinh dưỡng. Mây sống thành bụi theo hình ruột gà. Trong điều kiện gieo trồng, để có được những sản phẩm cho năng suất cao, chất lượng tốt người ta sử dụng giống mây nếp. Đặc điểm giống mây này là thưa đốt, tròn đều, vỏ có màu trắng ngà, cho năng suất cao, dễ thu hoạch, chịu được mọi điều kiện thời tiết, cây có khả năng kháng chịu sâu bệnh cao.

        Ở Việt Nam, vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ, trồng vào mùa xuân và mùa thu. Các tỉnh phía tây Bắc Bộ và trung du vùng khu 4 cũ trồng vào tháng 5-7. Các tỉnh nam Trung Bộ và cao nguyên trồng vào tháng 6-7. Các tỉnh Nam Bộ trồng vào tháng 7-8.

        [/justify]

        Khi cắt thành từng phần, mây có thể sử dụng như gỗ để làm đồ gia dụng. Mây cũng có thể sơn được và chúng có vân như gỗ, vì thế người ta có thể tạo ra được nhiều chủng loại màu trên bề mặt đồ bằng mây và tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau. Các phần của mây cũng có thể sử dụng như là roi hay gậy mây trong một số trường phái võ thuật hoặc để xử phạt một số tội, hiện vẫn còn được áp dụng ở một số quốc gia như Malaysia, Singapore và Brunei. Ngoài ra, phần lõi bên trong có thể tách riêng và làm thành các sợi mây.



        Mây tiết ra một chất nhựa màu đỏ, đôi khi còn được gọi là máu rồng. Chất nhựa màu đỏ này thời cổ đại được cho là có một số thuộc tính có ích trong y học và cũng đã được sử dụng như là thuốc nhuộm cùng với một số chất khác để nhuộm đàn violon (encyclopedia.com).

        [justify]Ở ngoài biên giới Bắc Việt, các dân tộc thiểu số người Dao, Mường, Kmong, và Thái thường dùng cây mây tre làm những vật dụng trong nhà và các loại nhạc cụ khác nhau: cây sáo khèn của người Hmong được làm rất đặc biệt và công phu. Từ cây tre, biết bao sản phẩm hữu ích đã ra đời. Nguyên liệu chính phục vụ cho ngành nghề mây tre đan của Việt Nam bao gồm: tre, mây, giang, nứa, lồ ô…. Những nguyên liệu này đều có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường và an toàn cho người sử dụng. Hiện tại, nguồn nguyên liệu mây tre chủ yếu phụ thuộc vào một số địa phương miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên…

        Các sản phẩm mây tre đan và rất nhiều các vật phẩm bằng mây tre khác hàng ngày hàng giờ vẫn góp mặt vào cuộc sống của người Việt. Văn hóa mây tre !
        [/justify]


        :caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe:: caphe::caphe:

        THAM KHAO

        *[http://www.canhnong.com/modules.php?...rticle&sid=450 Kỹ thuật trồng cây mây]

        *[http://www.nghean.gov.vn/NewsInfo.asp?BanTin_ID=95 Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nguyên liệu mây tre đan giai đoạn 2004-2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2004/QĐ-UB ngày 12/5/2004 của UBND tỉnh Nghệ An]

        *[http://www.vista.gov.vn/vietnam/khtn...12150642184313 Những lợi ích và mối đe doạ các khu rừng mây của Trái Đất]


        https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

        Comment


        • #5

          Nhìn thấy thằng bé bị khẻ tay, KD nhớ lại trong thời gian a Cừ vừa đi học vừa phải trông coi hãng dệt. KD ngoài việc dệt vải, sắp xếp việc cho thợ trong hãng còn phải vật lộn với hai thằng nhóc. Hàng ngày giờ tan trường D phải đi bộ ra trạm xe bus đón chúng về hãng vì sợ chúng trốn đi chơi. Có những lúc việc nhiều KD để chúng ở hãng cả tuần mới về nhà. Trong hãng tù túng không có chỗ chơi, chúng tò mò rờ vào máy dệt phá gãy kim, làm bố phải vất vả cả đêm mới sửa được. Có lần KD bắt đem Violin ra học, chúng đưa cho D cây Violin đứt hết dây. Giận quá, đang nấu ăn KD cũng bắt chúng đưa tay ra, bốn bàn tay xoè ra đều đặn. D cầm cây đũa bếp giơ cao, chúng chờ cho khi cây đũa xuống gần tới mới thụt tay vào, KD đánh hụt, chúng cười sung sướng. Lại bắt hai thằng nằm úp trên bàn cắt, KD lấy cây thước gạt vải định đánh nữa nhưng không được, một phần vì thấy con mình sao bây giờ nó dài thế, một phần vì tay đau không giơ cao được vì mới vụt không khí. Khi vơi giận KD không đánh nữa, chúng nhảy xuống xin lỗi mẹ rồi đi chơi. Từ ngày thấy chúng lớn lẹ quá KD không dùng roi nữa mà chỉ dọa mách ba là chúng sợ. Chắc ba dạy võ cho chúng rồi kỷ luật chúng theo kiểu con nhà võ nên chúng sợ.

          Các bạn mến, cậu bé trong hồi ký "Chổi lông gà" còn hiền hơn hai đứa con trai của KD nhiều.

          Thân ái

          KimDung

          Comment

          Working...
          X