Ta thử rà lại một lọat các bài hát của Đoàn Chuẩn do Từ Linh viết lời ca. Nhưng thiết tưởng cũng nên có đôi dòng về ông Từ Linh.
Cuối thập niên 80, khi mà ở VN người ta đã để cho các ông nhạc sĩ thời “Tiền Chiến” bắt đầu đuợc phép nhắc nhở đôi chút đến các bài hát cũ của họ thì một bữa nọ đọc báo tôi bắt gặp một bài người ta phỏng vấn ông Đoàn Chuẩn ở Hà - Nội, trong đó có nêu câu hỏi : “Từ Linh là ai ?” Trong bài báo đó tôi thấy ông Đoàn Chuẩn trả lời đại ý rằng “Từ Linh là một cái tên chung cho những người bạn thân quý nhất của tôi !”
Tôi gãi đầu gãi tai, tự nhủ thầm: "Lạ ! Tên một người đứng chung với mình trong ngần ấy bài hát mà sao lại như là một thứ biểu tượng chứ không phải một cá nhân có căn cước, lý lịch hẳn hoi ?” Tuy nhiên, đọc như thế thì biết như thế, bởi đàng nào thì cũng chả biết là đằng sau câu trả lời của ông ĐC còn có những “vấn đề gì khác” xung quanh danh tính “Từ Linh” mà tôi không biết ! (Dưới chế độ bên nhà, ngay cả vào thời cuối thập niên 80, cái thời đuợc coi như đã có ít nhiều “đổi mới”, thì khi giới văn nghệ sĩ làm hay nói lên một điều gì, chả biết có bao nhiêu điều họ dám làm, dám nói cho hết ý, hết sức, còn có bao nhiêu điều họ không dám làm, dám nói !) Kịp đến cuối thập niên 90, có dịp xem một cuốn “video” thực hiện ở VN với những bài hát của ĐC & TL, trong có phần phỏng vấn ông Đoàn Chuẩn thì tiếc thay lúc đó ông lại không nói đuợc do hậu quả một vụ tai biến mạch máu não. Chỉ thấy bà vợ ông ngồi trả lời thay cho ông. Có điều là trong cuốn “video” đó có đọan chiếu một ngôi mộ trông rất đơn sơ với di ảnh của một người đàn ông có gương mặt gầy gò, và có điều lạ là không có lời bình luận kèm theo. Nhưng trong câu chuyện bà vợ ông ĐC kể cho người phỏng vấn – và khán thính giả- nghe, thì có đề cập đến ông Từ Linh. Bà nhắc đến ông TL và gọi là “Chú ấy”. Có đọan nói (tôi lập lại theo ký ức): “..Có những buổi ông Chuẩn ngồi với Chú ấy cả buổi nhưng chỉ lâu lâu hai anh em mới chợt có tiếng cười rộ, trong khi tôi cứ đinh ninh là chú ấy đã về từ lâu”. Như vậy thì rõ ràng Từ Linh chung quy vẫn chỉ là một người duy nhất, và tấm ảnh nơi mộ phần kia trong cuộn “video” với những bài hát của ĐC & TL chắc chắn phải là di ảnh của ông Từ Linh chứ không còn ai khác!
Tôi nhất thiết phải nhắc đến ông Từ Linh vì người đời vẫn chỉ nhắc đến ông Đoàn Chuẩn! Không có ông Từ Linh viết lời thì chắc chắn những bài hát với phần nhạc của Đoàn Chuẩn đã khác đi nhiều. Ai không tin thì cứ thử đặt lời lại cho tất cả những bài hát ấy rồi hát lên thử coi xem sao !
Bây giờ thì ta trờ lại với câu viết ở đầu bài !
- “Nhớ tới mùa Thu năm xưa gửi nhau phong thư ngào ngạt hương” (Bài “Lá Thư”)
- “Đêm hôm nay ngồi dưới ánh trăng Thu, rút tơ lòng để viết lá thư..” (“Cánh hoa duyên kiếp”)
- “Đây ý đưa duyên, đây hoa đợi bướm, lá Thu lìa cành tiếc hoa nghìn xưa..” (“Tình nghệ sĩ”)
- “Anh mong chờ mùa Thu, trời đất kia ngả màu xanh lơ..” (Thu quyến rũ”)
- “Một sớm Thu về chuyển bến xuôi, về nơi nữa trời ?, bến nao ?..” (“Chuyển bến”)
- “Thu đi cho lá vàng bay, lá rơi cho đám cưới về..” ( “Lá đổ muôn chiều”)
- “Anh còn nhớ em nói rằng “Sao mùa Thu lá vẫn bay ..” (“Tà áo xanh” tức “Dang dở”)
- “Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư, về đây với Thu trần gian..” ( “Gửi gió cho mây ngàn bay”)
v.v. …
Bạn đọc nào biết bài nào của hai ông Đoàn Chuẩn & Từ Linh mà lời lẽ không xoay quanh mùa Thu thì xin vui lòng mách giúp ! Tưởng cũng có thể nói rằng đây là hai ông nghệ sĩ “chuyên trị về mùa Thu” !
Thuở nay khi viết bài hát mà có tí lơ mơ dính líu gì đến mùa Thu là trong tôi như có cái đèn báo hiệu nhấp nha nhấp nháy như muốn nói:”Á à ! cẩn thận nhá ! Có người đã làm đuợc những cái hay cái đẹp như thế về mùa Thu, nếu nhắm không làm hay hơn thì tốt hơn cả là nên hát bài hát của người ta cho chắc ăn”. Điều thú vị là trong bài “Tình khúc mùa Đông” tôi viết khi xưa, chín phần là để nhớ đến một mùa Thu đã qua, chỉ một phần mới đề cập đến mùa Đông sắp tới, nhưng tôi cũng cẩn thận đề tựa cho bài hát như thế cho chắc ăn, (tỏ lòng nể nang hai bậc tiền bối Đoàn Chuẩn & Từ Linh, cũng như không ít các tác giả lừng danh khác) thế nhưng cơ duyên thế nào đấy, thính giả từ cà mấy chục năm nay ở hải ngọai vẫn quen quen gọi bài hát của tôi là bài “Tiếc Thu”! Đã thế, những ai không biết rõ nguồn cơn lại còn có thể trách cứ tôi tại sao lại đi “chọn cái tựa bài hát trùng với bài Tango “Tiếc Thu” của Hoàng Dương ! Đến là vất vả !
Thanh Trang - Nam Cali, mùa Thu.
Cuối thập niên 80, khi mà ở VN người ta đã để cho các ông nhạc sĩ thời “Tiền Chiến” bắt đầu đuợc phép nhắc nhở đôi chút đến các bài hát cũ của họ thì một bữa nọ đọc báo tôi bắt gặp một bài người ta phỏng vấn ông Đoàn Chuẩn ở Hà - Nội, trong đó có nêu câu hỏi : “Từ Linh là ai ?” Trong bài báo đó tôi thấy ông Đoàn Chuẩn trả lời đại ý rằng “Từ Linh là một cái tên chung cho những người bạn thân quý nhất của tôi !”
Tôi gãi đầu gãi tai, tự nhủ thầm: "Lạ ! Tên một người đứng chung với mình trong ngần ấy bài hát mà sao lại như là một thứ biểu tượng chứ không phải một cá nhân có căn cước, lý lịch hẳn hoi ?” Tuy nhiên, đọc như thế thì biết như thế, bởi đàng nào thì cũng chả biết là đằng sau câu trả lời của ông ĐC còn có những “vấn đề gì khác” xung quanh danh tính “Từ Linh” mà tôi không biết ! (Dưới chế độ bên nhà, ngay cả vào thời cuối thập niên 80, cái thời đuợc coi như đã có ít nhiều “đổi mới”, thì khi giới văn nghệ sĩ làm hay nói lên một điều gì, chả biết có bao nhiêu điều họ dám làm, dám nói cho hết ý, hết sức, còn có bao nhiêu điều họ không dám làm, dám nói !) Kịp đến cuối thập niên 90, có dịp xem một cuốn “video” thực hiện ở VN với những bài hát của ĐC & TL, trong có phần phỏng vấn ông Đoàn Chuẩn thì tiếc thay lúc đó ông lại không nói đuợc do hậu quả một vụ tai biến mạch máu não. Chỉ thấy bà vợ ông ngồi trả lời thay cho ông. Có điều là trong cuốn “video” đó có đọan chiếu một ngôi mộ trông rất đơn sơ với di ảnh của một người đàn ông có gương mặt gầy gò, và có điều lạ là không có lời bình luận kèm theo. Nhưng trong câu chuyện bà vợ ông ĐC kể cho người phỏng vấn – và khán thính giả- nghe, thì có đề cập đến ông Từ Linh. Bà nhắc đến ông TL và gọi là “Chú ấy”. Có đọan nói (tôi lập lại theo ký ức): “..Có những buổi ông Chuẩn ngồi với Chú ấy cả buổi nhưng chỉ lâu lâu hai anh em mới chợt có tiếng cười rộ, trong khi tôi cứ đinh ninh là chú ấy đã về từ lâu”. Như vậy thì rõ ràng Từ Linh chung quy vẫn chỉ là một người duy nhất, và tấm ảnh nơi mộ phần kia trong cuộn “video” với những bài hát của ĐC & TL chắc chắn phải là di ảnh của ông Từ Linh chứ không còn ai khác!
Tôi nhất thiết phải nhắc đến ông Từ Linh vì người đời vẫn chỉ nhắc đến ông Đoàn Chuẩn! Không có ông Từ Linh viết lời thì chắc chắn những bài hát với phần nhạc của Đoàn Chuẩn đã khác đi nhiều. Ai không tin thì cứ thử đặt lời lại cho tất cả những bài hát ấy rồi hát lên thử coi xem sao !
Bây giờ thì ta trờ lại với câu viết ở đầu bài !
- “Nhớ tới mùa Thu năm xưa gửi nhau phong thư ngào ngạt hương” (Bài “Lá Thư”)
- “Đêm hôm nay ngồi dưới ánh trăng Thu, rút tơ lòng để viết lá thư..” (“Cánh hoa duyên kiếp”)
- “Đây ý đưa duyên, đây hoa đợi bướm, lá Thu lìa cành tiếc hoa nghìn xưa..” (“Tình nghệ sĩ”)
- “Anh mong chờ mùa Thu, trời đất kia ngả màu xanh lơ..” (Thu quyến rũ”)
- “Một sớm Thu về chuyển bến xuôi, về nơi nữa trời ?, bến nao ?..” (“Chuyển bến”)
- “Thu đi cho lá vàng bay, lá rơi cho đám cưới về..” ( “Lá đổ muôn chiều”)
- “Anh còn nhớ em nói rằng “Sao mùa Thu lá vẫn bay ..” (“Tà áo xanh” tức “Dang dở”)
- “Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư, về đây với Thu trần gian..” ( “Gửi gió cho mây ngàn bay”)
v.v. …
Bạn đọc nào biết bài nào của hai ông Đoàn Chuẩn & Từ Linh mà lời lẽ không xoay quanh mùa Thu thì xin vui lòng mách giúp ! Tưởng cũng có thể nói rằng đây là hai ông nghệ sĩ “chuyên trị về mùa Thu” !
Thuở nay khi viết bài hát mà có tí lơ mơ dính líu gì đến mùa Thu là trong tôi như có cái đèn báo hiệu nhấp nha nhấp nháy như muốn nói:”Á à ! cẩn thận nhá ! Có người đã làm đuợc những cái hay cái đẹp như thế về mùa Thu, nếu nhắm không làm hay hơn thì tốt hơn cả là nên hát bài hát của người ta cho chắc ăn”. Điều thú vị là trong bài “Tình khúc mùa Đông” tôi viết khi xưa, chín phần là để nhớ đến một mùa Thu đã qua, chỉ một phần mới đề cập đến mùa Đông sắp tới, nhưng tôi cũng cẩn thận đề tựa cho bài hát như thế cho chắc ăn, (tỏ lòng nể nang hai bậc tiền bối Đoàn Chuẩn & Từ Linh, cũng như không ít các tác giả lừng danh khác) thế nhưng cơ duyên thế nào đấy, thính giả từ cà mấy chục năm nay ở hải ngọai vẫn quen quen gọi bài hát của tôi là bài “Tiếc Thu”! Đã thế, những ai không biết rõ nguồn cơn lại còn có thể trách cứ tôi tại sao lại đi “chọn cái tựa bài hát trùng với bài Tango “Tiếc Thu” của Hoàng Dương ! Đến là vất vả !
Thanh Trang - Nam Cali, mùa Thu.
Comment