Announcement

Collapse
No announcement yet.

Giòng nhạc Dương thiệu Tước- (34)Nhạc và Tình (34)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Giòng nhạc Dương thiệu Tước- (34)Nhạc và Tình (34)

    Các Anh chị thân mến,

    Kỳ này Tuan Ton gửi đến quý Anh chị "Tình sử " của một nhạc sĩ tài hoa của đất Bắc đã say đắm "Người" và trời đất của xứ "Thần kinh" rồi thẩm được điệu Nam Ai - Nam Bằng đến độ "vi diệu" để lẫn khuất, hòa trộn trong những tác phẩm âm nhạc kinh điển về xứ Huế vào thời tiền chiến.

    Xin mời các Anh chị cùng lắng nghe...

    Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước đem đến cho Myosotic một dòng suối trong vắt, sang cả của âm nhạc mang âm hưởng Tây phương trong ca từ Việt vào thời kỳ đầu sáng tác với Ngọc Lan, và khi tình yêu một lần nữa dặt dìu rót tiếng thương vào tâm hồn thì nhạc Việt thừa hưởng từ ông một Đêm tàn Bến Ngự quá đỗi si…


    Tình yêu đủ dịu ngọt để biến một sĩ phu Bắc Hà từ Ngọc Lan đầy lãng mạn Pháp sang Nam Ai Nam Bình với đầy dắt díu đắm say pha lẫn dỗi hờn. Dương Thiệu Tước với Tiếng Xưa và Đêm Tàn Bến Ngự...


    TuanTon

  • #2
    Cám ơn Tuấn đã đầu tư thời gian để làm chương trình về nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, một trong những cây cổ thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Khi mới bắt đầu đọc giới thiệu mình biết chắc là Tuấn và Mai Hoa không thể không đề cập đến ''Ngọc Lan'' là tác phẩm kinh điển đã gắn liền với tên tuổi của vị nhạc sĩ lừng danh này. Năm 2013 mình đã post nhạc phẩm này do Kim Tước trình bày. Sau khi post ''Ngọc Lan'' được vài hôm thì nhận được comment của một người bạn trước đây cùng dạy ở kỹ thuật Việt Đức là anh Nguyễn Quốc Hòa. (Trong nhóm bạn đồng nghiệp lúc đó còn có cả anh Nguyễn Văn Ba là anh của anh Tư Nguyễn của chúng ta bây giờ. Rất tiếc cả anh Hòa và anh Ba đều đã qua đời).

    Mời Tuấn xem qua comment anh Hòa đã viết cho diễn đàn về ''Ngọc Lan''.

    ''Hi anh Hùng

    Bản Ngọc Lan này nghe "Tây", giống như nhạc ngoại quốc. Ca sĩ bị đuối không làm chủ được kỹ thuật thanh nhạc.

    Kể cũng tiếc, người xưa nói "thầy già, con hát trẻ". Ca sĩ trẻ có sức vóc thì không thể hiện hết ý tứ bản hát, ca sĩ già nắm được hồn bản nhạc thì đuối sức không thể hiện hết''.

    Anh Hòa có phần đúng phải không?

    Dương Thiệu Tước có khoảng 40 tác phẩm đã được phổ biến, nhưng theo ý mình thì Chiều (phổ thơ Hồ Dzếnh), Đêm tàn bến Ngự, Ngọc lan,Tiếng xưa và Bóng chiều xưa là những tác phẩm được yêu thích nhất. Tuấn có định làm thêm một chương trình nữa về vị nhạc sĩ này hay không?

    Comment


    • #3
      Chuyện bên lề nhân dịp anh Hùng nhắc đến những người bạn đồng nghiệp của anh ở ban Ô Tô, trường kỹ thuật Việt Đức. Ngày xưa người anh (anh cả, lớn hơn đến 6 tuổi) cố gắng hướng nghiệp người em vào học kỹ thuật ngay từ trung học Đệ Ngũ kỹ thuật, nhưng người em vẫn yêu thích phổ thông. Cuối cùng sau khi học xong trung học ở Chu Văn An Saigon, vào đại học Nông Nghiệp và sau đó lại được đoàn tụ với các ngành kỹ thuật ở sân trường ĐH SPKT-TĐ… Đúng là cái duyên, cái số - Mình tính không bằng trời tính!!.

      Nếu nghe theo lời hướng dẫn của người anh, có lẽ người em đã học chung ngành nghề cùng khóa với NMHùng và đã là bạn bè từ thuở 1972.



      Tình thân,

      4
      Best wishes,

      Comment


      • #4
        Anh Hùng và Quý anh chị thân mến,

        Cám ơn Anh vì chương trình Tuấn post lên diễn đàn đã nhắc nhớ một kỷ niệm trong Anh. Về giọng ca của Kim Tước thì thực tình Tuấn cũng đã nghe nhiều lần nhưng cũng không khoái chất giọng này nhiều lắm. Lớp nghệ sĩ ngày xưa thường luyện giọng theo cách bắt chước nhau nhưng có thể do giữa Nhạc sĩ và Ca sĩ cũng cùng một thế hệ nên có thể cảm được nhau mà sinh ra một thế hệ như của Bá Nha và Tử Kỳ chăng?

        Lớp Ca sĩ trẻ (ngoài Bắc) như: Thanh Lam, Mỹ Linh, Trần Thu Hà ... may mắn được đào tạo Opera từ nhỏ nên về kỹ thuật thanh nhạc thì hơn các ca sĩ ở trong Nam xa lắc. Tuy vậy việc hát nhạc nhẹ thì ngoài kỹ thuật thanh nhạc còn cả chiều dày của thẩm âm và kỹ thuật thể hiện thông qua nhạc cảm (khoản này thì các ca sĩ trò Nam xử lý tốt hơn đối với dòng nhạc nhẹ).

        Bản Ngọc Lan (do ảnh hưởng của Tây học) được nhạc sĩ Dương thiệu Tước viết theo phong cách bán cổ điển nên để hát "tới" được bản nhạc này thì có lẽ giữa Trẻ và Già mỗi bên chắc cũng có ít nhiều khiếm khuyết, chưa xét đến tổng phổ của bản nhạc phối và việc chọn lựa nhạc cụ nào để làm nền nữa. Sau này giới trẻ thường hay sử dụng Piano điện tử để giả tiếng nhạc nền của dàn Violon nên thiếu hẳn độ sâu và độ réo rắt của dàn nhạc cụ Violon thực mà hầu hết các bản nhạc viết trên nền bán cổ điển thường phải sử dụng để làm nền và đẩy giọng hát của ca sĩ chạy trên nền lót đó những miếng, mãn ... rồi đưa giọng ca lên tới đỉnh của cảm xúc khi thể hiện (kỹ thuật thanh nhạc để đẩy hơi thả trôi theo cảm xúc). Trên nền nhạc đó, tất cả kỹ thuật thanh nhạc và độ dày, độ sâu của giọng sẽ được lột tả một cách rõ ràng và chân thực.

        Bản này nếu nghe Trần Thu Hà (trẻ) hát thì chúng ta sẽ thấy rõ sự khác biệt trong kỹ thuật thanh nhạc của Thu Hà và độ "sâu" của giọng ca Kim Tước (bỏ qua bản phối tổng phổ nhé).


        Thực ra cũng còn một góc khác nữa đó là phụ thuộc vào cảm tính, thẩm âm và ký ức hoặc trạng thái cảm xúc của người nghe phải không Anh Hùng?

        Do khuôn khổ của chương trình bên SBS yêu cầu Tuấn viết về dòng nhạc Tiển chiến (trước 45) nên những sáng tác sau thời gian này Tuấn sẽ thực hiện ở một phần khác và vào dịp khác anh Hùng à. Mà hình như điếu thuốc chỉ ngon khi mình hút dở đó Anh...!

        Thân quý,

        TuanTon

        PS: Thêm một lời cám ơn anh Hùng vì đã bỏ công edit để công chúng đỡ vất vả

        và để những comment của Tuấn được hoàn chỉnh. Thankssss!

        Comment


        • #5

          Các bạn mến, khi nghe nhạc KD không chỉ nghe ca sĩ hát mà KD còn thích nghe tiếng những nhạc cụ mà những nhạc công chuyên nghiệp hoà với nhau để nói lên cái nội dung mà người nhạc sĩ muốn nói.

          Mỗi khi nghe nhạc tiền chiến mà nghe phải tiếng Keyboard nhái tiếng Organ, Saxophone, Clarinet ... thì KD không cảm nhận được hết. Chắc tại KD thuộc nhóm người "cũ" hay tại KD bị ảnh hưởng ngày xưa vào những dịp lễ lớn KD hay làm văn nghệ. Ngày ở trường RP, KD tập hát trong ca đoàn Đắc Lộ với một dàn nhạc công Organist, Violinists, Cellist, Bass play ... thanh thoát và êm ái. Những ngày ở Đà Lạt KD tập hát với ca đoàn Don Bosco, ở đó có một dàn kèn Saxophone, Trumpet, Clarinet, Flute ... rất hùng hậu do mấy thày chơi cũng rất sôi nổi, nên KD bị ám ảnh cho tới bây giờ.

          Ngay cả khi nghe nhạc "sến" cũng vậy. Trong thời gian đi buôn hàng chuyến đã có lần KD chạy theo ông già và em bé hát dạo ngoài bến xe đò. Tiếng đàn của cây Guitar thùng cũ mèm mà sao ấm áp, nó cứ đều đều nâng niu tiếng sáo trúc lững lờ, hờ hững không chỗ vịn. Thêm vào đó những lời ca trong trẻo chân chất nét thơ ngây càng làm cho tiếng sáo thêm vi vu ai oán hơn. Nó truyền cảm quá làm KD mủi lòng cứ mê mẩn đi theo cha con người hát dạo, một phần thương cho cái cốt truyện "sến rện", một cuộc tình se sắt, đứt đoạn do vì một lý do nào đó (nó có thực trên đời mà, sao lại gọi là sến?). Phần lại thương cho tiếng sáo bi ai than vãn cho cuộc sống vô vọng của người thực (người ăn mày) và người ảo (người trong bài hát) cứ quyện lấy nhau. Trời ơi! sao lại có những người có cuộc sống tiều tụy cơ hàn đến thế? Cuộc đời KD lúc khó nhất cũng chỉ là vất vả một chút thôi.

          Các bạn mến, có những nhạc công tài tình đến thế thì thôi chứ, chỉ cần có một nhạc cụ thôi mà họ có thể bùa phép để hồn người nghe đi lạc về nơi của họ?

          Chết, hình như KD đi lạc đề rồi, sorry các bạn nhé.

          Thân ái

          KimDung

          Comment

          Working...
          X