Announcement

Collapse
No announcement yet.

QUÊ HƯƠNG MÙA LŨ LỤT

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • QUÊ HƯƠNG MÙA LŨ LỤT

    QUÊ HƯƠNG MÙA LŨ LỤT


    [justify]Việt Nam trải dài trên khoảng 15 vĩ độ, có địa hình rất phức tạp, nằm trọn trong vùng nội chí tuyến thuộc khu vực Đông Nam Á. Khí hậu Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa châu Á, tín phong Bắc bán cầu và đặc biệt là hoạt động của hiện tượng ENSO trên khu vực xích đạo Thái Bình Dương (TBD). Khí hậu Việt Nam phong phú, đa dạng, có quan hệ chặt chẽ với khu vực và toàn cầu.

    Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: Từ tháng 6 đến tháng 11 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 đến tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu).

    [/justify]

    Hướng di chuyển trung bình của bão cũng khác nhau theo mùa. Thời kỳ nửa đầu mùa bão, quỹ đạo bão có hướng Tây Bắc, Bắc và Đông Bắc, thư¬ờng đổ bộ vào Đông Nam Trung quốc, Nhật Bản. Thời kỳ sau quỹ đạo thiên h¬ướng Tây về phía Việt Nam. Trung bình, từ tháng 1 - 5, bão ít có khả năng ảnh hưởng đến Việt nam. Từ tháng 6 - 8, bão có nhiều khả năng ảnh hưởng đến Bắc Bộ. Từ tháng 9 - 11, bão có nhiều khả năng ảnh hưởng đến Trung Bộ và Nam bộ.

    Ở nửa đầu mùa bão, quỹ đạo của bão ít phức tạp, và ngược lại, bão thường di chuyển phức tạp trong nửa cuối mùa bão. Quỹ đạo của bão trong Biển Đông có thể được chia thành 5 dạng chính: ổn định, phức tạp, parabol, suy yếu trên biển và mạnh lên gần bờ. Trong số đó, dạng phức tạp và mạnh lên gần bờ là khó dự báo nhất. Hơn nữa, khu vực Biển Đông chịu sự chi phối của nhiều hệ thống thời tiết khác nhau nên càng làm cho việc dự báo phức tạp hơn.

    Lưu ý rằng, các đặc điểm trên đây là những tính chất trung bình đặc trưng nhất. Trong mỗi năm cụ thể, sự xuất hiện và tính chất quĩ đạo bão có thể khác nhiều so với các giá trị trung bình này

    Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ ba điều kiện: nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy. Trên biển Tây Bắc Thái Bình Dương, dải vĩ độ 5−20 hai bên xích đạo có nhiệt độ cao (từ 26−27 °C trở lên) đảm bảo cung cấp đủ lượng hơi nước khổng lồ bốc hơi mạnh để cung cấp năng lượng ngưng kết cho bão hình thành, lực Coriolis đủ lớn để tạo xoáy.


    Đới gió cơ bản vùng nhiệt đới mà trong đó bão hình thành cần phải có độ đứt thẳng đứng nhỏ, vì độ đứt thẳng đứng của gió ngăn cản sự phát triển của xoáy thuận. Thực tế cho thấy, ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, khi đới gió tây trên cao bao trùm lên trên đới tín phong (có hướng đông bắc) thì bão khó hình thành. Trái lại, bên trên tín phong có gió đông dày, thường tới 6 km, thì bão dễ hình thành và phát triển. Đới gió đông càng dày thì bão càng dễ hình thành và phát triển.


    Bão thường phát triển lên từ một vùng áp thấp nhỏ ban đầu. Trên vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, các vùng áp thấp thường hình thành trên ITCZ (dải hội tụ nhiệt đới), rãnh xích đạo hay từ các nhiễu động ở rìa đới tín phong như sóng đông hay sóng xích đạo.

    Giai đoạn phát triển:

    Đặc điểm của giai đoạn này là khí áp bề mặt vùng bão tiếp tục giảm và tốc độ giảm áp ngày càng tăng, trung bình 15−20 hPa/ngày, cá biệt lên tới 97 hPa/ngày và 51 hPa/8 giờ (cơn bão Irma năm 1971 trên Tây Bắc Thái Bình Dương), cho đến khi đạt giá trị khí áp thấp nhất. Gió bão cũng càng ngày càng mạnh thêm một cách nhanh chóng với vùng gió mạnh nhất được hình thành và thu hẹp lại trong vách bão với bán kính chỉ chừng 100 km trở lại. Tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm bão thường xuất hiện vào cuối giai đoạn này.

    Giai đoạn hình thành:

    Giai đoạn này bắt đầu khi sự phát triển của bão đã hoàn tất, khí áp trung tâm bão không tiếp tục giảm thêm và tốc độ gió cực đại ở vùng gần trung tâm bão cũng không tăng thêm nữa. Nhưng ở giai đoạn này phạm vi bão và vùng gió mạnh ở gần trung tâm bão thường mở rộng hơn. Đặc biệt bán kính vùng gió mạnh từ khoảng trong 100 km có thể mở rộng tới 200 km hoặc hơn nữa. Giai đoạn này thường kéo dài vài ba ngày, có khi tới cả tuần lễ ở trên đại dương.

    Giai đoạn tan rã:

    Khi bão đi vào đất liền, do ảnh hưởng của địa hình và đặc biệt là do không được cung cấp đầy đủ hơi ẩm nên bão bị mất tiềm nhiệt ngưng kết-năng lượng để tồn tại, kích thước thu hẹp, khí áp đầy lên nên nó bị suy yếu và tan rã sau 1−2 ngày. Bão cũng có thể suy yếu và tan rã trên biển khi gặp những điều kiện bất lợi như: đi vào vùng nước lạnh, bị không khí lạnh xâm nhập vào, kết cấu hoàn lưu trên cao không thuận lợi,..

    Tên Gọi Của Bão


    Bão được gọi bằng nhiều cách khác nhau tùy theo từng khu vực hình thành trên Trái Đất. Bão có tên Hy Lạp là “Typhoon”, tên Arập là “Tufans”, tên Trung Quốc là “Taifung” gần giống các từ Hylạp và Arập. Ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông gọi là Typhoon. Vùng Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương gọi là Tropical Cyclone. Khu vực Đông Bắc Thái Bình Dương và Bắc Đại Tây Dương gọi là Hurricane.

    Để tránh nhầm lẫn trong việc đưa ra các thông tin về từng cơn bão vì các cơn bão có thể kéo dài hàng tuần hoặc lâu hơn, trên cùng một khu vực, cùng một thời gian có thể có 2, 3 cơn bão, thậm chí có thể nhiều hơn, người ta đặt tên cho các cơn bão.

    Trong thời gian xảy ra chiến tranh Thế giới thứ II, các nhà Khí tượng Lục quân và Hải quân Mỹ đã dùng tên của phụ nữ để đặt tên cho các cơn bão.

    Các cơn bão ở Đông Bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959 - 1960, đến năm 1978 sử dụng cả tên nữ giới và nam giới.

    Ở vùng Bắc Ấn Độ Dương, các cơn bão nhiệt đới bắt đầu được đặt tên từ tháng 9 năm 2004.

    Ở vùng Australia và nam Thái Bình Dương, bão bắt đầu được đặt tên (theo tên phụ nữ) từ năm 1964, đến năm 1973 thì sử dụng cả tên nam giới.

    Từ ngày 1/1/2000 các cơn bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương được đặt tên theo danh sách các tên mới và rất khác nhau. Các tên mới được bổ sung gồm các tên của khu vực Châu Á, được lấy từ 14 nước và vùng lãnh thổ là thành viên của ủy ban bão thuộc Tổ chức Khí tượng Thế giới. Mỗi thành viên cung cấp 10 tên, tạo thành danh sách 140 tên bão.

    Cường Độ Bão

    Theo tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm xoáy thuận nhiệt đới, tổ chức khí tượng thế giới WMO (World Meteorological Organization) quy định phân loại xoáy thuận nhiệt đới thành:

    + Áp thấp nhiệt đới (Tropical Depression): là xoáy thuận nhiệt đới với hoàn lưu mặt đất giới hạn bởi một hay một số đường đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn nhất (Vmax) ở gần vùng trung tâm từ 10,8−17,2 m/s (cấp 6 - cấp 7).

    + Bão nhiệt đới (Tropical Storm): là xoáy thuận nhiệt đới với các đường đẳng áp khép kín và tốc độ gió lớn nhất ở vùng gần trung tâm từ 17,2 đến 24,4 m/s (cấp 8 - cấp 9).

    + Bão mạnh (Severe Tropical Storm): là xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió lớn nhất vùng gần trung tâm từ 24,5−32,6 m/s (cấp 10 - cấp 11).

    + Bão rất mạnh (Typhoon/Hurricane): là xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió lớn nhất vùng gần trung tâm từ 32,7 m/s trở lên (trên cấp 11).

    Những áp thấp ở vùng biển nhiệt đới có Vmax

    Hoàn Lưu Sơ Cấp: Những Cơn Gió Xoáy

    Dòng thổi xoáy sơ cấp trong một xoáy thuận nhiệt đới là kết quả từ sự bảo toàn moment động lượng bởi hoàn lưu thứ cấp. Moment động lượng tuyệt đối (trong khí tượng học) trên một hành tinh quay M được tính như sau:

    M = 1/2 f.r2 + v.r


    trong đó ftham số Coriolis, v là vận tốc gió phương vị, và r là bán kính đến trục quay. Vế đầu tiên bên phải là thành phần momen động lượng hành tinh chiếu lên trục thẳng đứng (trục quay). Vế thứ hai bên phải là moment động lượng tương đối của hoàn lưu đối với trục quay. Vì momen động lượng hành tinh biến mất tại xích đạo (nơi mà {f=0}, nên xoáy thuận nhiệt đới hiếm khi hình thành trong phạm vi vĩ độ 5 gần xích đạo (từ 5°B đến 5°N).

    Khi những dòng khí thổi tỏa tròn vào bên trong ở mực thấp, chúng bắt đầu chuyển động xoáy để bảo toàn moment động lượng. Tương tự, khi mà dòng khí xoáy nhanh thổi tỏa tròn ra phía ngoài ở gần tầng đối lưu, vòng xoay của nó giảm dần và cuối cùng thay đổi dấu hiệu tại nơi có bán kính đủ lớn. Kết quả là một cấu trúc theo chiều dọc đặc trưng bởi một xoáy thuận mạnh tại mực thấp và một xoáy nghịch mạnh gần tầng đối lưu; theo sự cân bằng gió nhiệt, điều này phù hợp với một hệ thống có trung tâm ấm hơn môi trường xung quanh tại mọi độ cao ("lõi ấm"). Theo như cân bằng thủy tĩnh, lõi ấm chuyển đổi thành áp suất thấp hơn ở trung tâm tại mọi độ cao, với sự giảm áp suất tối đa xảy ra ở vị trí trên bề mặt.



    Quỹ Đạo Di Chuyển

    Ở Tây Bắc Thái Bình Dương, xoáy thuận nhiệt đới có khuynh hướng di chuyển theo hướng với một tốc độ tỷ lệ với vận tốc của những luồng gió trên cao bao phủ trên chúng. Đồng thời quỹ đạo di chuyển của xoáy thuận nhiệt đới còn chịu ảnh hưởng của hệ thống không khí xung quanh.

    Tốc độ di chuyển của xoáy thuận nhiệt đới ở vùng vĩ độ thấp khoảng 10−20 km/h. Khi gần đến điểm chuyển hướng xoáy thuận nhiệt đới sẽ đi chậm lại rồi sau đó sẽ đi nhanh hơn nhiều sau khi đã chuyển hướng. Tốc độ di chuyển chậm nhất có thể xấp xỉ bằng 0 khi xoáy thuận nhiệt đới di chuyển với quỹ đạo phức tạp.

    Sau khi hình thành, xoáy thuận nhiệt đới di chuyển về phía tây, tức là theo hướng chuyển động chung của dòng không khí trong khu vực nhiệt đới. Tuy nhiên quỹ đạo của xoáy thuận nhiệt đới hơi lệch về phía vĩ độ cao. Nếu như xoáy thuận nhiệt đới còn ở vùng vĩ độ cao gần với vùng nhiệt đới và còn nằm trên biển thì nó sẽ vòng theo rìa phía tây của áp cao cận nhiệt đới và vượt ra khỏi vùng nhiệt đới chuyển hướng di chuyển từ Tây Bắc rồi sang Đông Bắc. Điểm trên quỹ đạo mà tại đó xoáy thuận nhiệt đới thay đổi hướng di chuyển được gọi là điểm chuyển hướng. Quỹ đạo điển hình của xoáy thuận nhiệt đới là ban đầu di chuyển trong khu vực nhiệt đới rồi sau đó vượt ra ngoài khu vực nhiệt đới đi vào khu vực ngoại nhiệt đới, đây là quỹ đạo parabol điển hình mà đỉnh parabol hướng về phía tây.

    Quỹ đạo của xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên biển Đông ít thấy dạng parabol điển hình. Quỹ đạo trung bình của xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên biển Đông có sự xê dịch từ bắc xuống nam theo mùa rõ rệt. Vào tháng 6 do áp cao cận nhiệt đới Tây Thái Bình Dương chưa phát triển mạnh nên quỹ đạo vào thời gian này thường hướng lên phía bắc. Sang tháng 7–8, quỹ đạo trung bình có hướng từ khu vực 20 vĩ độ Bắc trở ra. Đến tháng 9 đường đi của xoáy thuận nhiệt đới dịch xuống phía Nam và Nam Trung Bộ.


    Sự di chuyển của xoáy thuận nhiệt đới có khi là những đường ngoằn ngoèo, có khi lại thắt nút, có khi đi rất nhanh nhưng cũng có khi đứng yên một chỗ.

    Phát Hiện - Theo Dõi và Quan Trắc Bão

    Thời gian chính trong năm có bão hoạt động là vào mùa hè và mùa thu: từ tháng 6 - tháng 10 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 - tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu). Thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của bão: nhiệt độ nước biển cao, khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu (hình thành dông), và chuyển động xoáy quy mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ (trong rãnh gió mùa hoặc sóng đông).

    Bão hoạt động nhiều nhất vào thời kỳ có bức xạ mặt trời lớn nhất (cuối tháng 6 đối với vùng nhiệt đới Bắc bán cầu và cuối tháng 12 đối với vùng nhiệt đới Nam bán cầu), nước biển cần một thời gian khá dài (nhiều tuần) để đạt được nhiệt độ nóng nhất. Cùng thời gian này hoàn lưu khí quyển vùng nhiệt đới cũng hoạt động mạnh mẽ nhất. Nhiệt độ vùng biển nhiệt đới và hoàn lưu khí quyển tương tự với chu trình hàng ngày của nhiệt độ không khí bề mặt: nhiệt độ cao nhất vào khoảng quá trưa khi bức xạ mặt trời lớn nhất.

    Từ những năm đầu của thế kỷ 20, bão được phát hiện và theo dõi thông qua việc phân tích các bản đồ thời tiết dựa trên các số liệu khí áp, gió, mây, mưa v.v... thu nhận được từ lưới trạm quan trắc khí tượng ven bờ biển, trên các hải đảo và tàu biển trên các khu vực rộng lớn hoặc toàn cầu.

    Đến nay, nhờ trạm quan trắc khí tượng không ngừng hoàn thiện và các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là các vệ tinh khí tượng cung cấp thường xuyên các ảnh mây đen trắng hoặc ảnh màu có độ phân giải cao bao trùm toàn bộ trái đất, các cơn bão có thể được phát hiện ngay từ khi chúng mới hình thành ở giữa đại dương cách xa đất liền hàng ngàn km. Khi bão cách bờ biển vài trăm km, radar thời tiết cũng là phương tiện hữu ích để theo dõi bão. Người ta còn đo đạc các số liệu về nhiệt độ, áp suất tâm bão, vận tốc gió bão bằng radar hoặc máy móc chuyên dụng mang đi bằng máy bay.

    Hiện nay, các cơn bão được các cơ quan khí tượng quốc tế, khu vực (trong đó có Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia) theo dõi sát sao từ khi bắt đầu hình thành, trong suốt quá trình di chuyển, phát triển đến khi hoàn toàn tan rã. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bão phát sinh ngay sát bờ biển nước ta, di chuyển về hướng Tây và đổ bộ vào đất liền chỉ trong khoảng từ vài giờ tới nửa ngày kể từ khi hình thành. Trong trường hợp này, thời gian dự báo sớm nhất cũng chỉ được từ vài giờ đến nửa ngày.

    Do tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng của El Nino, những năm qua thiên tai đã gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân Việt Nam. Việt Nam được đánh giá là một trong 5 quốc gia chịu tác động rất mạnh của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

    Rất khó dự kiến về tần suất xuất hiện của bão trong thế kỷ tới. Hàng năm Việt Nam phải chịu những cơn áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới. Trong những năm El Nino, bão xuất hiện thường xuyên hơn, mạnh hơn và bao phủ một khu vực rộng lớn hơn.

    Các quan sát trong quá khứ chưa chứng tỏ được sự thay đổi về cơ cấu các hình thế hay cường độ bão ở khu vực Tây Thái Bình Dương/ Đông Nam Á là do BĐKH, nhưng đã quan sát được sự tăng số lượng các cơn bão ở khu vực phía Nam Đại Tây Dương/Caribean. Do sự gia tăng nhiệt độ, miền Bắc bão sẽ xuất hiện nhiều hơn và cường độ của bão sẽ tăng lên, dẫn đến tốc độ gió lớn nhất tăng và mưa với cường độ cao hơn. Vùng ven biển sẽ chịu nhiều trận bão lớn, đe doạ hơn tới cuộc sống, sinh kế của người dân, cơ sở hạ tầng và sản xuất nông nghiệp. Cộng đồng miền núi sẽ phải đối mặt với sự gia tăng nguy cơ lũ quét và sạt lở đất do mưa lớn. Hơn nữa, thiệt hại tiềm tàng từ các cơn bão nhiệt đới sẽ gia tăng do mật độ dân số sinh sống ở khu vực dễ xảy ra bão gia tăng và xuất hiện nhiều cơ sở hạ tầng có giá trị kinh tế cao tại các khu vực này.

    Chiến Lược & Chương Trình Hành Dộng Giảm Nhẹ Thiên Tai

    Như đã biết vào những năm cuối của thế kỷ 20 do sự tác động của sự biến đổi khí hậu toàn cầu ở vùng duyên hải Miền Trung đã phát sinh nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới, nhiều cơn lũ lớn, cực lớn liên tiếp xẩy,đặc biệt là trận lũ lịch sử tháng 11/1999 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về người và của cho nhân dân ở các tỉnh miền trung từ Quảng Bình vào tận tỉnh cực nam Trung bộ.

    Việt Nam trong mấy năm gần đây đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn của bạn bè quốc tế trong việc xây dựng được “Chiến lược quốc gia và chương trình hành động giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam”. Tuy nhiên đây mới chỉ là một chiến lược và chương trình hành động chung, căn cứ vào đó, tuỳ theo từng điều kiện cụ thể của từng tỉnh, Việt Nam vẫn cần phải nghiên cứu các giải pháp phòng chống thiên tai mà chủ yếu là lũ và lụt một cách cụ thể.

    Với khu vực Miền Trung có đặc điểm riêng về nhiều mặt khác với hai vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ như :

    - Sông suối miền trung không lớn, ngắn, sông dốc, vùng đồng bằng nhỏ hẹp.

    - Lượng mưa năm của khu vực miền Trung nhìn chung là lớn, lại tập trung trong 3 tháng mùa lũ với nhiều đợt có lượng mưa lớn.

    - Lượng mưa 1,3 và 5 ngày lớn nhất phần lớn gấp 1.5 đến 3.0 lần khu vực phía bắc.

    Từ hai đặc điểm trên nên lũ miền Trung tập trung nhanh, vận tốc dòng chảy lớn, cường suất lũ lên xuống nhanh và lũ kéo dài không lâu, ít khi kéo dài trên một tuần.

    Từ những đặc điểm trên, việc chủ trương đề ra trong ‘‘Chiến lược quốc gia phòng chống thiên tai lũ lụt ’’ là hợp lý, đối với :

    - đồng bằng Bắc Bộ chủ trương chống lũ là triệt để,

    - đồng bằng Nam Bộ là sống chung với lũ,

    - với lũ miền Trung phương châm đối phó là né tránh, thích nghi và hạn chế bằng các biện pháp công trình và phi công trình.

    Tàn Phá - Thiệt Hại

    Nhiều thống kê cho thấy, lũ lụt là thiên tai gây thiệt hại hiều cho con nguời, số nguời chết do lũ lụt (thuờng do cả hai thiên tai ðến cùng lúc là bão và lũ lụt) chiếm trên 60% số nguời chết do các thiên tai gây ra trên thế giới.

    Các thiệt hại do lũ tiêu biểu ở Việt Nam:



    * Lịch sử Việt Nam ðã cho biết trong vòng 10 thế kỷ (từ thế kỷ X - XIX), Việt Nam có 188 cõn lũ lớn làm vỡ ðê sông Hồng. Riêng thế kỷ XIX, ðã có 26 nãm ðê bị vỡ gây lũ lụt, ðiển hình là các nãm 1814, 1824, 1835, 1872, 1893. Trận lụt nãm 1893, mực nuớc ðỉnh lũ tại Hà Nội lên ðến 13 mét. Sang thế kỷ thứ XX, ðã có 20 lần vỡ ðê ở hạ luu sông Hồng và sông Thái Bình.

    * Trận lũ tháng 8/1945 ðã làm vỡ 52 quãng ðê với tổng chiều dài 4.180 mét, làm khoảng 2 triệu nguời chết lụt và chết ðói, 312.100 ha hoa màu bị ngập.

    * Trận lũ tháng 8/1971 là trận lũ lịch sử trên sông Hồng trong vòng 100 nãm qua. Hõn 400 km tuyến ðê bị vỡ làm ngập hõn 250.000 ha, ảnh huởng ðến cái ãn của gần 3 triệu nguời.

    * Miền Trung Việt Nam là nõi hứng chịu nhiều trận bão, lũ, lụt so với cả nýớc vì nõi ðây lýu vực hẹp, ðộ dốc lớn nên nýớc tập trung rất nhanh. Lũ lụt nghiêm trọng xảy ra từ vùng hạ lýu sông Mã ở Thanh Hoá, sông Cả ở Nghệ An - Hà Tĩnh, sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, sông Hýõng ở Huế, sông Thu Bồn ở Quảng Ðà, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi, … Thiệt hại về ngýời và của thuờng rất lớn.

    * Ở Ðồng bằng sông Cửu Long ngoài những cõn ngập lũ bình thuờng hằng nãm trên sông Mekong, cần kể ðến các trận lũ lụt nãm 1961, 1966, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000. Ðiển hình trận lũ nãm 1994 làm chết gần 500 nguời, ngập hõn 200.000 ha ðất và thiệt hại uớc chừng 210 triệu US dollars. Ðiều cần lýu ý là số trận lũ trong các nãm gần ðây ðến với ÐBSCL dồn dập và gây thiệt hại nhiều hõn.



    Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên xảy ra hằng năm ở vùng miền Bắc, Trung Việt Nam. Lũ lụt trở nên một đe dọa đối với sinh mạng và tài sản của người dân, đặc biệt là lớp dân nghèo nông thôn vùng sâu vùng xa.

    Miền Trung lũ lụt cự đương,

    Màn trời chiếu nước tang thương khổ sầu.

    Người thân ly tán mất nhau,

    Cửa nhà tan nát biển dâu khó lường !

    Ngắm nhìn khung cảnh thê lương,

    Lòng càng quặn thắt xót thương khôn cùng.

    Những khi giông gió bão bùng,

    Tấm lòng nhân ái không ngừng nở hoa !

    P.H.


    Thống kê qua nhiều thiệt hại về nhân mạng trong các trận lũ hằng năm cho thấy trẻ em chiếm đa số trong nhiều cái chết thương tâm do về mùa lũ. Việc đi lại cho học sinh mùa lũ rất nguy hiểm trên những chiếc ghe đò nhỏ và thiếu an toàn. Khu lũ lớn, đa số các trường học hoặc đường đến trường bị ngập nặng và nhiều lúc phải đóng cửa. Khi lũ rút, phải mất thêm một vài tuần lễ để khô nền đất và dọn dẹp bùn lầy mới trở lại học tập được.

    Ngay sau khi lũ rút, rất nhiều tổ chức, đoàn thể cùng các cá nhân hảo tâm trong và ngoài nuớc đã nhanh chóng, kịp thời đưa hàng cứu trợ về động viên, chia sẻ với những khó khăn, mất mát của người dân vùng bị thiệt hại nặng do lũ lụt gây ra.




    [justify]Cứu trợ khẩn cấp là rất cần thiết, nhưng rất cần quan tâm lưu ý cách sắp xếp vận chuyển, trao tặng hàng cứu trợ sao khoa học, kỷ luật, hiệu quả.

    [/justify]


    :caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe:: caphe:

    Tham khảo

    1. Lê Thị Xuân Lan. (2010). Các chuyên đề khí tượng. Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ.

    2. Trần Công Minh. (2003). Khí tượng sy nôp Nhiệt đới. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

    3. Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia

    4. Report on Cyclonic Disturbances Over North Indian Ocean During 2004 (PDF) (Bản báo cáo). India Meteorological Department. Tháng 1 năm 2005. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2015.

    5. Unattributed (ngày 21 tháng 1 năm 2009). “Tropical Cyclone names”. Japan Meteorological Agency. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2010.

    6. Unattributed (2010). “FAQ: B) Tropical cyclones names”. Meteo France. Truy cập ngày 6 tháng 6 năm 2010.

    7. Typhoon Haiyan (RSMC Tropical Cyclone Best Track). Japan Meteorological Agency. Ngày 18 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2013.

    8. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương

    9. Jelesnianski, C. P. and Chen, J., Shaffer, W. A. (1992). SLOSH: Sea, Lake, and Overland Surges from Hurricanes. NOAA Technical Report NWS, 48.

    10. Trần Thu Tâm (2011). Tính toán sóng do bão đổ bộ vào bờ biển miền Trung Việt Nam. Tuyển tập hội thảo về thiên tai ven biển và biến đổi khí hậu.

    11. Jeff, C. and Roger, K.S. (1997). The relationship between maximum surface wind speeds and central pressure in tropical cyclones. Australia meteorological magazine, 47, 3, 191-202.

    12. Hsu, S. A. and Zhongde Yan (1998). A Note on the Radius of Maximum Wind for Hurricanes. Journal of Coastal Research,14, 2 (Spring, 1998), 667-668.

    13. Nguyễn Kim Môn (1970): Khí Tượng Học. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp.

    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

  • #2
    Bài viết của anh Khang bao giờ cũng rất hấp dẫn, công phu và có giá trị khoa học. Cám ơn anh !!! :P

    Comment


    • #3
      'Khúc ruột miền Trung' oằn mình trước cơn bão số 10, Doksuri (9-2017)

      [justify]Bão Doksuri được biết đến tại Philippines với cái tên Bão Maring, ở Việt Nam là Cơn bão số 10 năm 2017 là một xoáy thuận nhiệt đới rất mạnh đổ bộ vào phía Bắc tỉnh Quảng Bình vào trưa 15/9/2017. Nguồn gốc từ một áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sau khi gây lụt lội ở Luzon nó đi vào biển Đông và mạnh thành bão, cơn bão số 10. Bão số 10 nhanh chóng mạnh lên đến cấp 13 khi tiến sát bờ biển Hà Tĩnh - Quảng Bình. Lúc 10h30 ngày 15/9 bão số 10 đổ bộ vào phía Bắc tỉnh Quảng Bình (gần phía Nam đèo Ngang, thuộc huyện Quảng Trạch, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Trung Bộ, gây gió mạnh cấp 11-12 giật cấp 15 gây thiệt hại nặng nề. Hoàn lưu bão rất rộng, gây sóng lớn làm sạt lở đê biển các tỉnh từ Thái Bình đến Quảng Bình. Bão số 10 làm 11 người chết, hàng chục nghìn ngôi nhà, công trình dân sinh bị hư hại nghiêm trọng.

      Bão Doksuri là một trong hai cơn bão (cơn trước đó là bão số 2 Talas) đổ bộ vào Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa-Quảng Bình) từ sau bão Wutip năm 2013. Quỹ đạo bão được xem là gần như tương tự với bão Lekima năm 2007.[/justify]

      .... Năm vài lần thiên nhiên như đòi nợ,

      Triệu trái tim trăn trở miền Trung đau!

      Mong gió mưa, bão lũ sẽ qua mau,

      Để miền Trung lại tươi màu hi vọng.

      Triệu người dân Việt Nam luôn mong ngóng,

      Cầu miền Trung sẽ mau chóng bình yên!

      (NDH)




      https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

      Comment


      • #4
        Bão lại đến VN ...



        ... Từ nay đến 8-11-2017, trên các sông từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên và sông Đồng Nai sẽ xảy ra một đợt lũ. Nguy cơ cao xuất hiện lũ lớn ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa, Bắc Tây Nguyên và lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ven sông và ngập lụt sâu, diện rộng ở vùng trũng thấp thuộc các khu vực nêu trên ...





        https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

        Comment


        • #5
          Bây giờ là bão số 12 .. đang làm 2 quê hương của Xuân Lan: Phú Yên, Khánh Hoà tan tác, tiêu điều đây

          Comment


          • #6
            Quê hương của XL thật đẹp trữ tình. Nha Trang với bờ biển xanh tươi, tp Tuy Hòa có nhà thờ và Gành đá đĩa. I love it !
            https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

            Comment


            • #7
              Thiên tai chi rứa thiên tai?

              Trộ trời, trộ đất mà ngao ngán!!!

              Mười Hai về nghiệt ngã chi ri?

              Còn chi mà nói mô tê?

              Còn chi mà nói răng ri nữa hè???.

              Thân ái

              KimDung

              Comment

              Working...
              X