Announcement

Collapse
No announcement yet.

Vườn xuân Đinh Dậu

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Vườn xuân Đinh Dậu

    Khác biệt trong 12 con giáp của Việt Nam và Trung Hoa


    Trong suốt chiều dài lịch sử, thời kỳ giao tiếp văn hóa và phong tục của nước Việt xưa và Trung Hoa cổ kéo dài ít nhất khoảng 2000 năm. Vì vậy nền văn hóa của hai nước có những nét tương đồng và một trong những nét tương đồng đó là hệ Can Chi hay nói đơn giản là 12 con giáp. Điều đặc biệt là trong 12 chi mà hầu hết các nước như Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản, Thái Lan đều sử dụng thỏ để chỉ chi Mão nhưng riêng nước ta lại dùng mèo. Đây là sự khác biệt đầy thú vị mà nhiều người đang bỏ công tìm hiểu.

    Có nhiều truyền thuyết giải thích nguồn gốc của 12 con giáp, tựu chung đều do thứ tự có mặt ở Thiên Đình sau khi nghe ban bố của Ngọc Hoàng. Mèo do mê ngủ nên dặn Chuột gọi mình vào ngày đi, nhưng Chuột quên mất lời hứa bỏ Mèo ở nhà. Khi tỉnh dậy, tức tốc lên Thiên đình thì bữa tiệc đã kết thúc, nên từ đó Mèo và Chuột trở thành kẻ thù của nhau. Do các con thú tranh giành xem ai đứng đầu nên Ngọc Hoàng nhờ Hằng Nga giúp phân xử. Hằng Nga chọn Thỏ theo mình về giữ cung Quảng và thế là Mèo thế chỗ.

    Nguyên nhân thứ nhất, là do điều kiện môi trường và thảm thực vật ở Việt Nam không phải là môi trường thích hợp cho sự phát triển của loài thỏ. Không như Trung Hoa, nước ta không nhiều đồng cỏ thảo nguyên xanh cho loài vật thỏa sức gặm cỏ thành từng đàn. Chính vì vậy mèo được người Việt chấp nhận sử dụng thay cho thỏ và ngược lại về phía Trung Hoa càng hướng lên miền Bắc thì mèo càng hiếm gặp nên Trung Hoa dùng thỏ cho chi Mão.

    Nguyên nhân thứ hai, về đời sống tinh thần của người dân từ xa xưa, đa số người Việt ta đều là nông dân mà thỏ thì không giúp ích gì được cho nhà nông mà sinh sản nhiều ăn rau cải phá hoại mùa màng. Ngược lại mèo lại là loại rất thích hợp với xã hội nông nghiệp, vì thời tiết thay đổi nên buộc nhà nông phải dự trữ nông sản điều này dẫn đến nạn chuột, chim chóc sâu bọ đến quấy phá, nhờ có loài mèo làm cứu tinh nên nhà nông đã yên tâm.

    Nguyên nhân nữa là chi Mão trong văn hóa của cả hai nước đều có vài sự nhầm lẫn. Theo một số quan điểm khi phát âm tiếng Mão thì trong Hán-Việt gần giống như “máo” là từ dùng để chỉ con mèo nhà trong Tiếng Việt nên người Việt đã chọn con mèo tượng trưng cho chi Mão.

    Giáo sư Nguyễn Cung Thông, người có quan điểm là sử dụng 12 con giáp bắt nguồn từ Việt thời thượng cổ, ông cho rằng Chi thứ tư trong 12 con giáp chỉ con mèo là hợp lý vì theo các mẫu xương tìm được thì loài mèo đã sống cùng loài người từ cách đây 9500 năm tức là đã được thuần chủng từ rất lâu đời so với loài thỏ thì chỉ khoảng 3000 năm. Ngoài ra việc khác nhau trong 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Hoa cũng cho thấy nước ta có những nét đặc thù văn hóa riêng, không hoàn toàn giống với Trung Hoa.

    Nguồn - Internet


  • #2

    Những người muôn năm cũ

    Hồn ở đâu bây giờ?

    Comment


    • #3

      Những ngày Tết Nguyên Đán là dịp để chúng ta nhớ về tổ tiên, ông bà, là dịp đoàn tụ gia đình và cũng là dịp để họ hàng, làng xóm, trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Theo phong tục cổ truyền, Tết có những điều kiêng kỵ riêng mà nếu ai tin, có tin có lành, sẽ hưởng được những điều an lành và may mắn suốt trong năm mới sắp đến. Những điều kiêng cữ có thể nhiều hơn hay ít hơn tùy theo tôn giáo, địa phương hay truyền thống gia đình.

      1. Kiêng quét nhà ngày mùng Một Tết

      Vào ngày mùng Một Tết, tuyệt đối không động đến cây chổi, bởi theo quan niệm truyền thống của người Việt, quét dọn nhà cửa trong ngày này là quét hết tài lộc trong năm mới ra khỏi nhà.

      2. Kiêng đổ rác ngày mùng Một Tết

      Việc kiêng kỵ đổ rác ngày mùng Một Tết bắt nguồn từ một câu chuyện kể rằng: ngày xưa có một người lái buôn được Thủy thần tặng một nàng hầu tên là Như Nguyệt. Kể từ khi có nàng hầu này về nhà, ông ta bỗng trở nên giàu có. Đến một năm, đúng ngày mùng Một Tết, Như Nguyệt mắc lỗi, bị ông chủ đánh đập, mắng nhiếc thậm tệ nên nàng tủi thân, biến vào đống rác. Người lái buôn không biết, mang rác đổ đi. Từ đấy, ông ta trở lại nghèo khó.

      3. Kiêng cho lửa đầu năm

      Lửa là một yếu tố trong ngũ hành: kim – thủy - mộc - thủy - hỏa – thổ tương sinh, tương khắc sinh ra vạn vật. Lửa tượng trưng cho may mắn. Vì thế, đầu năm mà cho người khác lửa chẳng khác gì cho đi may mắn của mình. Đi đâu vào dịp năm mới bạn chớ quên mang diêm hoặc bật lửa theo nhé!

      4. Kiêng cho nước đầu năm

      Cũng như lửa, nước là một yếu tố của ngũ hành tương sinh tương khác. Nó được coi như một trong những nguồn phát sinh tài lộc, chẳng thế mà dân gian có câu “tiền vào như nước”. Trong tâm thức người Việt, hình ảnh nước đầy ăm ắp giống như một điềm may, hứa hẹn năm mới sẽ dễ làm ăn, sinh sống, cửa nhà mát mẻ, cho nước đi cũng như cho đi tài lộc của mình.

      5. Kiêng đi chúc Tết sáng mùng Một

      Nếu không được gia chủ mời, người Việt rất ngại đến nhà người khác vào sáng mùng Một. Do ông cha ta quan niệm, người xông đất rất quan trọng, có thể đem lại may mắn hoặc rủi ro cho gia chủ trong cả năm. Chính vì sợ không đem lại may mắn, nên người Việt thường chỉ ở nhà thắp hương cúng lễ, sau đó, đi chúc Tết cha mẹ, anh em, họ hàng thân thiết, gần gũi trong ngày mùng Một Tết.

      6. Kiêng làm đổ vỡ đồ dùng

      Ông cha ta rất kỵ làm vỡ bát đĩa, ấm chén trong ngày đầu năm vì đổ vỡ đó như báo hiệu sự chia cắt, đứt lìa, điều không thuận lợi trong các mối quan hệ trong năm mới.

      7. Kiêng bất hòa, cãi vã ngày đầu năm

      Vào những ngày Tết, mọi người thường cố giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng dù có khó chịu đến thế nào. Trong ngày này, để tránh không khí căng thẳng trong nhà, trẻ con nghịch ngợm, phạm lỗi cũng sẽ dễ dàng được bỏ qua hơn để giữ cho hòa khí một năm luôn vui vẻ, hòa thuận.

      8. Kiêng mặc quần áo màu đen hoặc trắng

      Màu trắng và đen là màu tang tóc, vì vậy, ngày đầu năm người ta kiêng mặc trang phục quá nhiều sắc trắng hoặc sắc đen. Ngày Tết, người ta ưa chuộng những màu sắc sặc sỡ, tạo nên sự phấn khởi, vui vẻ, đặc biệt hai sắc đỏ, vàng.

      9. Kiêng vay mượn đầu năm

      Ngày đầu năm, người Việt rất kiêng kỵ việc vay mượn, đòi nợ và trả nợ. Vì đi vay đầu năm là điềm báo sẽ túng thiếu cả năm; cho vay đầu năm sẽ khiến tiền bạc phân tán; đòi nợ đầu năm dễ gây mất hòa khí và khiến người đi đòi cả năm sẽ mệt mỏi chạy theo con nợ; trả nợ đầu năm chẳng khác gì đem lộc nhà ra khỏi nhà.

      Xưa kia, ông cha có lệ, từ ngày 23 tháng Chạp dựng cây nêu đến hết ngày mùng 7 tháng Giêng hạ cây nêu, những món nợ nần không được phép hỏi đến để trong ngày Tết, ai ai cũng được yên vui hưởng Tết, làng xóm không có chuyện to tiếng, cãi vã lúc năm hết Tết đến.

      10. Kiêng xuất hành ngày mùng 5 Tết

      Dân gian có câu “mùng năm, mười bốn, hai ba; đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”. Ngày mồng Năm tết là ngày Nguyệt kị, không nên xuất hành đầu năm vào ngày này. Người Việt tin rằng mùng 5 không thích hợp cho các cuộc du xuân lấy lộc.

      11. Kiêng để tang ngày mùng Một Tết

      Ngày mồng Một là ngày đầu tiên của năm mới, là ngày vui của tất cả mọi người. Nên người Việt có lệ gia đình gặp chuyện tang tóc được phép cất khăn tang trong ba ngày Tết. Nhà có tang kiêng đi chúc Tết, ngược lại, họ hàng, làng xóm thường chủ động đến chúc Tết gia đình có tang. Nếu gia đình có người mất vào ngày 30 tháng Chạp thì gia chủ thường thực hiện tang lễ trong ngày hôm đó tránh để sang ngày mồng Một. Trường hợp có người thân qua đời đúng ngày mùng Một Tết thì cũng chưa phát tang ngay mà để đến sáng mùng Hai mới làm lễ phát tang.

      12. Kiêng nói điều xui

      Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, chỉ nói những điều tốt đẹp, vui vẻ, may mắn, đừng nên nói những từ xui xẻo như “Chết mất” hay ” Tiêu rồi”, ”Hỏng rồi”.

      13. Kiêng treo tranh xui

      Tết đến xuân về, người ta thường mua một bức tranh mới về treo để chơi Tết, thường là tranh mang ý nghĩa tốt đẹp, may mắn như tranh đàn lợn, đàn gà, tranh cậu bé… tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Người ta kiêng không treo những tranh “xui” như tranh đánh ghen hay đi kiện.

      14. Kiêng ăn món xui

      Trứng vịt lộn, thịt chó, thịt vịt, cá mè, tôm... là những món "kiêng cữ" trong ngày Tết và cả tháng đầu năm.

      Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt, thịt chó, cá mè... trong ngày Tết và cả tháng đầu năm vì họ quan niệm ăn những thứ này vào dịp đầu năm hay đầu tháng sẽ rất đen, kém may mắn.

      Người dân miền Nam lại ít ăn tôm ngày Tết vì sợ đi …giật lùi như tôm, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.

      Dưa hấu đỏ là món không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt ngày Tết. Tuy nhiên, hiếm thấy nhà nào bổ dưa vào mùng 1, phần lớn dưa hấu được "khui" từ mùng 2 Tết trở đi. Vì người xưa quan niệm nếu dưa không đỏ, gia đình sẽ không gặp "hên" trong năm.

      Miền Trung và miền Nam lại tránh những loại quả có tên "xui xẻo". Ví dụ: miền Trung không chọn quả đu đủ vì tên gọi này phát âm giọng miền Trung nghe gần như “thù đủ”. Người miền Nam lại tránh: cam (cam chịu), lê (lê lết), sapôchê (chê bai), chuối (chúi nhũi)... mà chọn những loại có tên gọi hay như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài (có ý nghĩa là cầu vừa đủ xài!) và quả sung (sung túc). Người miền Nam cũng chỉ bày quýt mà không bày cam lên mâm trái cây vì quan niệm quýt làm cam chịu.

      15. Kiêng mua đồ xui

      Mua đồ gì đầu năm cũng là một việc rất quan trọng. Món đồ đó được coi là mua để lấy hên, lấy lộc, bởi “của mua là của được”. Đầu năm người ta kiêng mua dao, thớt, chày, cối …“Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Mua muối đầu năm với hàm ý cả năm đậm đà, ý vị. Mua vôi cuối năm rải bốn góc tường nhà để xua đuổi tà ma.

      16. Kiêng người xông nhà khi không hợp tuổi

      Một người khách đầu tiên đến chúc Tết gia đình bạn trong năm mới thì người đó chính là người xông nhà hay xông đất cho gia đình bạn. Xông nhà là điều rất quan trọng với mỗi gia đình. Nếu người xông nhà hợp tuổi với gia đình bạn, hoặc là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống thì gia đình bạn sẽ có được nhiều điều may mắn trong năm mới. Nếu người xông nhà không hợp tuổi hoặc “ nặng vía” thì đem lại rủi ro cho gia đình bạn. Vì vậy, bạn hãy cẩn thận khi muốn “xông nhà” ai đó nhé!

      17. Kiêng động kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết

      Kiêng động kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết bởi người ta quan niệm rằng, nếu động kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết, thì nếu sinh con mắt sẽ nhỏ dẹt như cây kim vậy.

      18. Kiêng giặt giũ

      Ngày sinh của Thủy thần chính vào ngày mồng 1 và mồng 2 Tết, nếu giặt giũ trong hai ngày này sẽ động đến Thủy thần, cho nên người ta kiêng giặt giũ trong hai ngày này.

      19. Kiêng chúc Tết người đang nằm ngủ

      Nếu bạn đến nhà ai ngày Tết thì phải xởi lởi mà chúc Tết, thế nhưng bạn đừng có chúc người còn đang nằm ngủ đấy. Nếu không, lời chúc tốt đẹp của bạn sẻ trở thành lời trù ẻo, muốn cho người ta phải nằm li bì trên giường bệnh. Vì thế, nếu có lòng, bạn phải đợi đến khi người đó ngủ dậy mới nói ra lời chúc với họ.

      Nguồn - Internet

      Comment


      • #4

        Comment


        • #5

          Anh Hùng à, chỗ này vui, KD có nhiều chuyện để thắc mắc qúa.

          Các bạn mến, KD nhớ ngày tết ở VN quê D ngày 30 tết người ta mới dựng cây nêu lên trước sân, treo câu đối đỏ loè cho tới hết ngày mồng 10 mới hạ nêu là hết tết, D nhớ ngày mồng 8 tháng giêng còn sợ vẩn vơ ??? (chắc D phải tìm đọc lại Nếp Cũ của Toàn Ánh).

          KD nhớ còn phải thêm điều này nữa vì lúc nhỏ năm nào D cũng làm hoài, nhớ lắm không bao giờ quên được đâu.

          20. Kiêng về đường học vấn.

          Mồng 4 là ngày khai bút. năm mới người lớn chọn giờ tốt (thường là lúc sáng sớm) bắt đầu viết điều ước lên tờ giấy hoa tiêu hay tờ giấy đỏ, rồi dán lên cột nhà hay sà nhà. Sau con cái muốn viết gì mới được viết để cầu mong không bị giông cả năm làm gì cũng hỏng trong việc học.

          Ngày xưa, mỗi lần bố viết chữ lên giấy thì bà nội lai đọc bài thơ truyền khẩu "KHUYÊN CON":

          Đen thời dùng mực đỏ dùng son,

          Cố học cho hay con hỡi con!

          Cái bút cái nghiên là của báu

          Câu kinh câu kệ ấy mùi ngon!

          Vàng mua chừa để, vàng bay hết

          Chữ bán dư ăn, chữ hãy còn

          Nhờ phận một mai nên kẻ cả

          Bõ công cha mẹ mới là khôn!

          Nghĩ cũng hay hay, chẳng bao giờ tin bói hay tin dị đoan mà sao đến ngày tết ai cũng kiêng như vậy, mắc cười ghê đi. Ngay cả James và Joey hồi còn học tiểu học và trung học, đầu năm chỉ thích nhận lì xì đồng 20 vì nó màu đỏ, đầu năm không cho mẹ mua chuối về nhà vì sợ lỡ quên ăn trúng chuối lại bị trượt vỏ chuối, chỉ muốn mẹ cho ăn chè đậu đỏ để được đậu cao. Bây giờ mỗi dịp tết nơi xứ người nhớ lại phong tục VN trong nhà ai cũng được cười no vì có những kỷ niệm thật vui và đầy ý nghĩa.

          Thân ái

          KimDung

          Comment


          • #6

            Các bạn mến, ngày tết người ta thường hay chưng cây cảnh, hoa trong nhà. KD còn nhớ vài loại cây là theo phong thủy nó được tin rằng sẽ mang lại may mắn cho gia chủ.

            1. Tre, trúc: Loại cây này tượng trưng cho nét thanh nhã và thoát tục, cây to nhỏ thích hợp với nhiều không gian ngoài trời, trong nhà.

            2. Quít, Quất: Tượng trưng cho sự cát tường, may mắn. Quả màu vàng cam đẹp mắt, tươi rực rỡ. Chưng loại cây này trong dịp tết với mong muốn mang lại niền vui và may mắn cho cả năm.

            3. Cọ: Theo phong thủy Cọ có ý nghĩa sinh tài, giữ của nên cũng cần có trong nhà hay sân vườn trong năm mới.

            4. Mai: Có ý nghĩa thanh cao, phú quí. Năm cánh Mai tượng trưng cho ngũ phúc vẹn toàn.

            5. Lựu: Có quả màu đỏ rất đẹp, người ta tin lựu đem đến niềm may và tin tốt lành đến cho gia chủ.

            Chọn một hay vài loại cây này chưng ngày tết, nhớ đừng chưng cây gỉa vì không có ý nhgĩa gì theo phong thủy cả. KD nhớ gì về chuyện tết xưa thì kể lại cho bạn bè nghe, nếu chỗ nào không trúng vì KD nhớ sai, xin bạn bè góp ý nhé.:thank3:

            Thân ái

            KimDung

            Comment


            • #7
              Năm nào cũng vậy, hể cứ Tết đến là các thầy cô giáo của trường Việt Ngữ có cái bổn phận là mang những phong tục, tập quán về ngày Tết ở VN ra mà giảng, trong đó có sự cữ kiêng là chính!

              Qua Tết, khi vào học lại, HN có ý hỏi để thử xem các em có nhớ gì về bài giảng không. Có 1 em phát biểu làm cô giáo bị đứng hình là - ba bắt con phải ăn cho thiệt no...!

              Các bạn nghĩ sao? Có nên add thêm nó vào tục lệ của 3 ngày Tết không?!
              :coffee:

              Comment


              • #8

                Comment


                • #9
                  HN ơi, chắc bố cháu nhớ câu ca dao:

                  "Đói muốn chết , 3 ngày tết cũng phải no"

                  KD

                  Comment


                  • #10

                    Comment


                    • #11
                      Originally posted by 'KimDung'

                      HN ơi, chắc bố cháu nhớ câu ca dao:

                      "Đói muốn chết , 3 ngày tết cũng phải no"

                      KD
                      Theo tớ nghĩ là chắc bố nó sợ bị thất nghiệp, vì năm đó, hảng xưởng bị đóng cửa nhiều lắm! Có khi cả 2 vợ chồng đều bị lay off cùng 1 lúc!

                      Comment


                      • #12

                        Ngày Tết, số lượng cây cảnh, hoa trong nhà tăng đột biến (nhất là lúc đang lo mất việc) sẽ tạo cảm giác mới cho căn nhà của bạn. Cây hoa và cách trang trí tùy theo ước nguyện và sở thích của bạn, KD hay quan tâm đến vài điểm:

                        - Chú ý vấn đề giao thông sao cho chủ nhà từ trong ra và khách từ ngoài vào dễ tiếp cận nhau

                        - Cây Mai, Tầm Xuân hay cành Đào có thân gầy, nên cắm trong bình cao và đặt vào góc nào đó để khi nhìn đỡ chênh vênh, dễ gãy đổ mong cho công việc không bấp bênh. không treo đèn nháy lên cây vì chúng gây héo hoa rất nhanh.

                        - Cây Quất dễ rụng lá , rụng quả, tránh đặt ở những nơi hay có người qua lại,

                        - Bình hoa trên bàn không cắm to quá, không tham lam dùng nhiều loại hoa gây rối mắt. Nhớ bỏ hoa và cây cảnh trước khi chúng tàn. KD góp vài ý vui trang trí nhà.

                        KD mến chúc mọi người có một không gian mới, vui tươi trong ngày xuân Đinh Dậu.

                        Thân ái

                        KimDung

                        Comment


                        • #13
                          Originally posted by 'KimDung'

                          .................................................. .................................................. .............. - Cây Quất dễ rụng lá , rụng quả, tránh đặt ở những nơi hay có người qua lại,
                          KD ơi

                          H nghĩ người ta tránh đặt cây quất ở những nơi hay có người qua lại cũng vì lo trẻ con táy máy tay chân bứt hái trái nữa đấy.

                          Thân ái

                          Hiền


                          Comment


                          • #14

                            Comment


                            • #15
                              Trước thềm Năm Mới Đinh Dậu, Kiều Hạnh xin kính chúc Quý Thầy Cô, các anh chị và tất cả bạn hữu cùng gia đình một năm thật an khang, thịnh vượng, sức khoẻ dồi dào, vạn sự như ý.

                              Và KH không quên nhiệm vụ là xin Thầy cô và các bạn nhân Ngày Tết vui vẻ hãy ghi tên tham dự Họp mặt vào tháng 5 này nha. Rất mong.

                              Thân kính

                              Comment

                              Working...
                              X