Chữ uôi của đồng bào Thượng chắc có nghĩa là... yêu quá theo như KD phân tích cách ăn bánh uôi...:huh:
Announcement
Collapse
No announcement yet.
Đồng quà quê mẹ
Collapse
X
-
HN và các bạn mến.
Thường thường khi mình đem chia cho người yêu một cái bánh. Nhận được qùa chàng vui mừng reo lên "Ôi! bánh yêu ôi! " (bánh của người anh yêu). khi bóc bánh nàng "làm duyên" xé lá ra từ từ.
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương nói:
Bao nhiêu cử chỉ "làm duyên" ấy
Đã mách tình em đủ lắm rồi
- Em đừng chối vô ích
"làm duyên"là "yêu rồi"
Nói như thi sĩ là bị nàng hờn dỗi đó, anh bảo: "đừng hờn dỗi nữa, bánh yêu ôi" (bánh bị thiu) , chàng gọi là bánh "Yuôi".
_Càng chối càng vô ích
"hờn dỗi" là "yêu rồi"
Không cần phải hẹn hứa
Không cần nói yêu nhau
Không yêu mà vẫn là yêu đấy
( VHC)
Bóc tấm bánh YEUÔI!
Đẹp sao giấc mộng đầu!
KD thấy bánh YUÔI đúng là bánh YÊU ÔI! đó HN
Thân ái
KimDung
Comment
-
Coi chừng H nói ngọng đó, người Mường gọi bánh Uôi là "peeng ôi". Không biết đuôi con gì vậy H?.
Xứ Đoài, Hà Tây (cũ) địa hình giao thoa giữa miền núi và đồng bằng, là vùng đất cổ mang đầy huyền tích Lạc Việt xưa từ thời vua HÙNG , 1 vùng đất thiêng huyền diệu (núi Ba Vì với huyền thoại Sơn Tinh Thủy Tinh) , có cảnh quang thơ mộng đa tình, có người bản xứ đôn hậu chất phát họ sống bao đời ở đây, có mặt từ thời vua Hùng dựng nước, người bản xứ được gọi là dân tộc Mường. Đời sống họ hòa hợp với thiên nhiên, hoà hợp cả trong cách trang phục, cách ăn uống, đơn sơ mộc mạc mà huyền bí.
Ngay cả chiếc bánh dân dả trên vùng núi Ba Vì cũng đơn sơ chất phát như người dân trong buôn làng. Chiếc bánh ngoài những nguyên vật liệu trên nương rẫy, sẵn có trong núi rừng, bánh còn mang 1 dáng dấp lạ kỳ hơn tất cả các loại bánh dân dã, thôn quê trên cả nước. Cách gói bánh cặp đôi mang đầy những bí ẩn tâm linh rất mênh mông, mênh mông như những cụm mây trắng xóa của nhà thơ Quang Dũng, mênh mông đến nỗi không ai có thể giải nghĩa được hộ ai. Chỉ có "ta hiểu mình, mình hiểu ta" mà thôi.
Nếu là đôi bạn thân cùng ăn cặp bánh Uôi : người ta gọi là bánh tri kỷ
Nếu là đôi tình nhân cùng ăn cặp bánh Uôi : người ta muốn nó tên bánh tình yêu
Nếu là đôi vợ chồng cùng ăn cặp bánh Uôi : người ta gọi bánh vợ chồng
Nếu là anh em cùng ăn cặp bánh Uôi : người ta gọi là bánh huynh đệ
V.V. và V.V
KD thích ăn cái gì cũng muốn ăn chia với bạn nó mới vui, Nếu 2 người ăn 2 cái thì đâu có chuyện để kể, Bánh Uôi hay ở chỗ là 2 người cùng ăn chung 1 cái mà không phải chia đôi nhếch nhác. Cặp bánh Uôi mang nhiều vui buồn lắm.
Sắc hạ rung rinh bốn phía hè
Hồn ai hiu hắt lá xanh tre?
Dịu dàng như có, nhưng không có
Biển ở xa xăm gởi gió về.
(XD)
Thân ái
kimDung
Comment
-
KD à
Mấy hôm nay, cháu đang tập nói, “đợi bà đến chơi” mà cháu cứ nói “ợi bà ến chơi”. Có lẽ vì vậy mà thấy “uôi” là H sửa thành “Đuôi” liền hihi
Còn muốn biết là đuôi con gì thì KD thử túm hết tóc ra phía sau, lấy dây thun cột lại, rồi cắt ngang phía dưới sợi thun chừng 5 hay 6 cm, thấy nó túm lại y như cái bánh bên dưới này phải không:
Nếu 2 người ăn 2 cái thì đâu có chuyện để kể, nhưng 1 người ăn hai cái thì có chuyện kể hàng ngày KD ơi, như chuyện thiên hạ đổ xô đi mua bánh uôi vì thấy mua được giá hời, về khoe với bạn bè: bánh uôi mua một tặng một, buy one get one free, mại dô mại dô.
:cuoilan::cuoilan::cuoilan:
Thân ái
Hiền
Comment
-
Nhìn bánh uôi H đã nghĩ đến quảng cáo liền
Buy one get one free
Dung nhớ có lần H nói với D "ở nhà buồn lắm, KD ra kiếm việc gì buôn bán gặp khách hàng cho vui"
Bây giờ D mới thấy H là người buôn bán chẳng bao giờ buồn , gặp khách hàng là nguồn vui chính. Giải quyết việc gì cũng lẹ theo kiểu buôn bán, ít nhất cũng để sinh lợi nhuận cho mình một chút, không để mình bị lỗ bao giờ .
KD thấy cũng mắc cười . D và H 2 đứa nhìn cùng 1sự kiện nhưng ở 2 thái cực khác nhau :cuoilan:
KD
Comment
-
KD ơi,
Nếu buôn bán chỉ để sinh lợi nhuận thì chẳng vui đâu. Mà phải phát xuất từ tinh thần phục vụ, thì sẽ có niềm vui, sẽ đem niềm vui đến với khách hàng, mới cho ra được những sản phẩm và dịch vụ vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, thì khách hàng sẽ quí mến và tin tưởng mình.
Từ đó mới có được mối tương quan 2 chiều trong xã hội : cả hai bên đều vui, đều có lợi và bền lâu đó.
Thân ái
Hiền
Comment
-
Bánh Lọc, bánh Nậm
Hôm nay KD mới quen một bác gái người Thành Nội, được bác đem về nhà dạy cho làm món bánh bình dị dân dả của xứ Huế, bánh được làm bằng những nguyên liệu quen thuộc như mì, gạo, tôm , thịt. Loại bánh này lúc nào cũng có bán và bán ở khắp mọi nơi từ trong Thành nội cho đến những nơi thôn dã .
Bánh này bánh Lọc bánh trong.
Ngoài tuy xám xủng trong lòng có nhân
Bác kể thường trong quê ngoài việc trồng lúa người ta còn trồng mì, mì nhiều lắm nên họ xay thành bột, ngâm nước, lọc gạn nhiều lần, sau cùng được lớp bột trắng tinh, bột được nêm muối +đường + dầu, đặt lên bếp ráo bột trên nồi cho quánh và dẻo dùng làm vỏ bánh.
Nhân bánh: Tôm đất bỏ đầu, lột vỏ. Thịt nạc dăm thái sợi mỏng, ướp chút nước mắm , tiêu, hành lá , để lên chảo thấu đều cho tới khi khô thì lấy xuống .
Bánh Lọc nhân tôm thịt được gói trong lá chuối. Loại bánh này được người dân xứ Huế yêu thích. Bánh Lọc bột bánh phải sao cho dai và có vị giòn đủ, bánh Lọc khi bóc vỏ lá chuối ra nhân bánh phải bọc vào trong vỏ bánh. bánh giòn dai nên chỉ gói nhỏ dài bằng cỡ một ngón tay cái thôi.
Chiều chiều bánh nậm lên Dinh...
Bác kể ngoài Huế bánh Nậm ngon nổi tiếng là bánh Nậm Nam Phổ (Phú Vang). Bánh làm bằng gạo, gạo ngâm rồi đem xay thành bột, cứ một chén bột gạo + một chén nước, bắc lên bếp ráo, quậy đều cho bột vừa sền sệt nhắc xuống là được.
Nhân bánh Nậm cũng làm bằng tôm , thịt nạc dăm nhưng làm cầu kỳ hơn nhân bánh Lọc. Tôm đất lột vỏ băm nhỏ, thịt nạc dăm cũng bằm nhỏ, ướp với chút nước mắm, tiêu, hành lá, để lên chảo thấu đến khi khô thì lấy xuống, cho vào cối giã cho tơi, giã xong lại để lên bếp để lửa nhỏ chà cho thịt tôm tơi đều.
Bánh cũng được gói trong lá chuối cắt sẵn thành khuông, bánh hình chữ nhật, khi gói xong phải vuốt cho cái bánh nó vuông vẽ, khi vuốt phải để phần xếp xuống mặt dưới thì vuốt nó mới thẳng tưng.
Hấp bánh, bác nói: "cái hấp ri rất quan trọng, khi hấp phải nhớ xếp cho những chiếc bánh đứng nghiêng, để ý cho hơi lên đều, không để bánh nằm bánh sẽ bị nửa sống nửa chín, hắn phải thông hơi hắn mới chín đều".
Ngược với bánh Lọc, bánh Nậm mềm mịn, khi chín bóc bánh ra thành miếng vuông vức, mỏng thanh thanh, nhân bánh màu gạch tôm chạy dọc theo chiều dài bánh. Bánh Nậm Nam Phổ có sẵn một chiếc thìa bằng tre để lóc bánh ra thành những miếng vuông mỏng và còn ăn kèm với chả Tôm cho đỡ ngán.
Bánh Lọc, Bánh Nậm đều phải gói bằng lá chuối hột bánh mới thơm, bánh dễ gói cho ra những chiếc bánh đều nhìn đẹp mắt (xấu đều hơn tốt lỏi ) vì lá mỏng, bánh xanh đẹp mịn màng. Cả hai đều cần chút nước chấm, nước mắm ngon hoà với ít đường , bắc lên bếp nấu sôi để nguội. Khi ăn vắt chanh và xắt ớt tươi còn xanh vào.
Bình dân thỏi bánh vừa giòn vừa dai ăn phải nhâm nhi từ tốn, không ăn vội được (sợ mắc nghẹn :blush. Mộc mạc lớp bánh mỏng te, ăn phải lịch lãm từ tốn (không ăn bằng hai ngón tay được, hắn vỡ vụn :-/) Bánh Huế vừa cầu kỳ, qúi phái vừa dân dã, mộc mạc. Dễ thương dễ mến là thế.
Thân ái
KimDung
Comment
-
Bánh Dày thương!
Tháng Tư rồi, tháng Tư lại về, mỗi lần tháng tư về lại nhớ cô bạn mình thương! Hai đứa cùng ngồi chung một bàn học , có nắp đậy mở lên đóng lại là giang sơn của hai đứa. Sau 1975 gđ đi Mỹ bạn rớt lại về sống với ông bà Nội tại Sài-Gòn, nó xin bố mẹ cho D theo nó tập buôn bán. Hai cô bé nhà quê tuổi vừa 20, ngày ngày ra chợ Kim Biên bán hàng thay Nội. Thời đó người ta còn thật thà, chợ Kim Biên lại chỉ bán hàng sỉ nên công việc buôn bán cũng dễ dàng.
Ngày đầu đi bán thấy vui, buổi sáng kiểm hàng xong chỉ gói hàng cho vài người khách, trưa đến trời Sài Gòn nóng ran, chợ thưa người mấy cô hàng xén nằm trên ghế bố "lim dim ngủ" bỗng KD nghe tiếng dõng dạc vọng từ xa " chử....... lon..à" rồi tắt, khoảng 2phút sau có tiếng uể oải nhừa nhựa vang về từ hướng đối nghịch "ừa...ưà.....oi.." rồi tắt, Chừng 5 phút sau "chử....Lon...à", 2 phút sau "ừa..ừa,,oi..". tiếng vang ngày càng vọng về gần KD càng lắng nghe càng không nghe ra tiếng gì.
Chị hàng xén bên cạnh cựa mình thức dậy thì tiếng vọng vừa đến "chử... ong ...à",
KD hỏi
-Chế, chế người ta nói cái gì thế?
thấy D là Bắc chị người Hoa trả lời
-ló bảo "Chửi ông già"
2 phút sau
"ưà..ừa..oi"
chị lại bảo D:
- có người can ngăn "Vừa vừa thôi".
Tiếng rao càng lại gần, mọi người đều tỉnh táo nhìn D họ cười ngất với nhau. À thì ra ông gìa người tàu rao bán "Chổi...lông gà", người kia rao bán "dừa..dừa tươi", ngoắc hai người lại, bạn mua cho D cái chối lông ga` và hai đứa một trái dừa tươi. Trong cái nắng chói chang, ly nước dừa tươi càng mát ngọt tình bạn !!
Sáng nào cũng vậy, chạy xe honda đón D từ chợ Rạch ông cô bạn đều mua cho hai đứa hai cặp bánh Dày. Bạn thường nói với D " Đất nước mình là xứ nông nghiệp, tuối thơ chúng mình được vui vẻ hạnh phúc bằng những đồng qùa tấm bánh làm từ những hạt gạo, D có nhớ mỗi dịp được nghỉ học chị em D hay tới nhà mình học mẹ làm bánh khảo, bánh dẻo.. mẹ mình gốc Huế nên mẹ làm mấy bánh này rất ngon. Nhớ mẹ dạy làm bánh dày đậu, nhân đậu xanh phải 'tưới thêm vào chút nước hoa' bưởi mà chỉ hoa bưởi thôi, không hoa nào thay thế được. Ba mình lại là dân Bắc thích ăn bánh Dày giò Lụa , mỗi lần nội D quết bánh Dày là có mặt ba mình, anh em mình cũng chạy theo" . Dung ngồi phía sau xe im lặng nghe bạn mình trút nỗi nhớ.
Bạn D nhắc
-"lại tưới thêm vào ít nước hoa" hai đứa cười rúc rích
KD bảo:
-bánh dày đậu của mẹ bồ làm thì:"Kẹo chú Thiều Châu đâu địch được,
Bánh bà Hạnh Tụ cũng thua xa.
Sang năm quyết mở ngôi hàng mứt,
Lại tưới thêm vào tí nước hoa"
(thơ Tú Xương)
hai đứa cười vang
Bạn D bảo:
- Ngày nào hai đứa cũng ăn qùa Bắc đó nha, bánh dày còn ăn với gìo lụa là thứ qùa bất hủ của người xứ Bắc đó .
Hai đứa lại phá lên cười vì cùng nghĩ về cái bánh dày của hai ông bố.
Bạn D kể tiếp:
- Hai ông bạn lính ngồi ăn bánh Dày còn kể chuyện xưa " chuyện kể trong dân gian rằng có người nặng lòng về đất nước đêm nằm ngủ vẫn nhớ câu hịch tướng sĩ của Trần -Quốc-Tuấn chống giặc Nguyên : Nghĩ nông nỗi dày vò xấu hổ, ngày quên ăn đêm ngủ không an. Trong đêm khuya thanh vắng người con yêu tổ quốc trong thời Pháp thuộc mơ mơ ngủ, lời rao của người bán qùa trầm trầm vọng lại Dày gìo......và ai bánh Tây ra mà mua lại cảm khái nghe như lời thúc dục Dày vò......và ai đánh Tây ra làm Vua...", đánh Tây xong Ba mình người chiến sĩ của cụ Phan Bội Châu cũng phải di tản làm người gốc Bắc 54. Thấy thương không Dung? tinh thần yêu nước của người dân Việt từ ngàn xưa tiềm tàng cả trong đồng qùa quê Me ̣!!!.
Vài tháng sau, cuộc sống mỗi đứa mỗi ngả, D về đi học lại, vì nhớ qúa bạn lên tàu đuổi theo ba Mẹ, con tầu bay thẳng về Trời. Một buổi sáng Sài gòn ngủ yên dưới ánh đèn đường, hai đứa ngổi buồn so sát bên quầy bán vé, cái bến xe đò miền tây còn lặng lẽ, khi trời mờ mờ sáng tiếng "Ai Dày giò...tiêu bao..sữa..nước..cam đường..." nghe rõ mổn một trong sương sáng, bạn D dí dỏm cất tiếng rao chỉ cho vừa hai đứa nghe "Ai dày vò...yêu cao giữ nước can trường.... " hai đứa cười vui, đánh tan cái khoảnh khắc u sầu tê tái, hai đứa lại mua hai cặp bánh dày gìo lụa ăn lót lòng buổi sáng.
Chiếc bánh dày cuối cùng bên cô bạn chung bình mực tím chấm ngòi bút lá tre. Thương bạn!.... mỗi người đều có cái riêng tư...... Thương nàng! Cô bạn dễ thương của D con nhà giàu, thông minh, dí dỏm, học giỏi không kiêu kỳ. Thương cô bạn mải học mải đàn chẳng hề gây gổ với ai !
Thân ái
KimDung
Comment
-
Kim Dung ơi! Hôm qua, hôm kia vào lại bài này. Só dzi nha, chừ XL mới có thời gian đọc kỹ hơn về tên các loại bánh, nhất là khi có một tiểu huynh đệ KNC đặt câu hỏi ở Facebook. XL có kè hình theo nè. Kim Dung vào trả lời nhen. Thân chúc KIm Dung, anh Cừ và cả gia đình luôn khỏe, an vui, viết kể nhiều chuyện cho mọi người thưởng thức nha. Xuân Lan
Comment
-
Chào Phước Nguyễn nha.
KD rất vui khi được Phước đọc bài và còn góp ý nữa. Bây giờ KD là chị đi nhá vì chị D cùng lớp và cùng tuổi với XL đó.
+ Phước à ý chị: chữ lậm và chữ nậm cùng nghĩa nhưng nói về bánh thì chị phải dùng chữ nậm mới đúng. Cám ơn em đã góp câu hỏi để bạn đọc không hình dung ra cái bánh lạ . Sáng nay gọi ĐT cho bác dạy chị làm bánh Nậm chị hỏi sao bánh gọi là bánh Nậm thì bác trả lời: bánh được người trong làng Nam Phổ gọi là bánh Lá, người Nam Phổ cần cù, buổi sáng đón mua tôm tép từ những thuyền chài bên Phá Tam Giang .....về, họ chuẩn bị xay bột, làm nhân tôm tươi (có mùi thơm và màu đẹp tự nhiên), sau trưa mới gánh ra bán dạo bên giòng sông Hương, nên được khách thập phương gọi là bánh Nâm Hương (nậm: chỉ sông, suối , nước theo dân tộc Thái, Tày), sau này bánh được bày bán tràn lan nhưng đến Huế người ta vẫn tìm ăn bánh Nậm Nam Phổ.
+Trên vùng chị người ta gọi bánh Thuận là bánh Thuẫn.
+ Bánh Uôi Phải làm bằng loại nếp nương , loại nếp trồng trên nương dẫy, nếp mới không qúa dẻo mà vẩn giữ mùi thơm đặc trưng của lúa đồi. Bánh Uôi là bánh tết của người dân miền núi rừng.
Phước mến, ba miền đất nước VN có nhiều bánh ngon mà bây giờ người dân bản xứ Úc cũng thích ăn , nhất là những món bánh của miền Trung và Nam bánh bình dân nhưng không kém phần qúi phái của hoàng gia vì thời Trịnh Nguyễn phân tranh Chúa Nguyễn chạy trốn Chúa Trịnh vào Nam đem theo cả đoàn tì thiếp theo, sau này miền tây có gái Nha Mân đẹp, có nhiều món ăn ngon. Chị D người Bắc 54 sống trên cao nguyên nên không rành nhiều về miền Tây . Chị em mình cộng tác giới thiệu bánh quê mình nhé. XL nhớ đừng quên giới thiệu bánh ngon miệt vườn Phú Yên đó nha.
Thân ái.
KimDung
- Likes 1
Comment
Comment