Announcement

Collapse
No announcement yet.

Xuân Đinh Dậu 2017 - Năm Dậu Nói Chuyện Gà.

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Xuân Đinh Dậu 2017 - Năm Dậu Nói Chuyện Gà.

    Xuân Đinh Dậu 2017 - Năm Dậu Nói Chuyện Gà.




    NĂM DẬU NÓI CHUYỆN GÀ



    Con Gà cục tác lá chanh

    Con Lợn ủn ỉn mua hành cho tôi

    Con Chó khóc đứng khóc ngồi

    Mẹ ơi đi chợ mua tôi đồng riềng.


    Bốn câu thơ bình dân trên đã mô tả đúng cách nấu ăn của dân tộc ta tại thôn quê miền Bắc. Con Gà được nhắc đến trước tiên có lẽ vì thịt Gà là một trong những món ăn quen thuộc, vừa ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng. Người dân Giao Chỉ chúng ta sành ăn đã biết biến chế ra nhiều món nào là: Gà rô ti, gà xào xã ớt, gà xối mỡ, gà ram mặn, gà nướng ngũ vị hương, gà nấu mắm, gà hấp muối, gà cà ri, cành gà chiên bơ, gà tiềm thuốc bắc … và còn nhiều kiểu nấu khác …

    Vào cuối thập niên 1950, tại Sàigòn có cuộc bút chiến giữa hai tờ nhật báo về vụ Gà Mỹ và Gà Ta. Vào thời điểm này, có phong trào nuôi gà Mỹ do bộ Canh Nông khuyến khích và hướng dẫn. Gà được nuôi trong chuồng bằng lưới kẽm và cho ăn loại thực phẩm trộn sẵn. Những độc giả tham gia cuộc chiến, và đã chia ra làm hai nhóm và với hai quan điểm khác nhau:

    Nhóm gà Mỹ: Cho rằng nuôi theo kiểu Hoa Kỳ khoa học hơn, sản xuất mau chóng, gà ít bị mắc bệnh, ăn hợp vệ sinh hơn.

    Nhóm gà Ta: Chủ trương nuôi gà theo phương pháp tự nhiên, thả chạy rong ngoài vườn để gà tự do bươi đất tìm thức ăn như côn trùng, giun dế.. Do đó thịt cứng và thơm ngon.

    Cuộc bút chiến càng ngày càng sôi nổi, có người còn ví von gà Mỹ như cô gái thị thành, trắng trẻo, mềm mại, trông hấp dẫn nhưng da thịt nhão, ăn mau chán.

    Ngược lại gà rẫy được ví như cô gái quê miệt vườn, tuy trông quê mùa nhưng da thịt cứng cáp, hương vị đậm đà, ngát thơm hương cốm.

    Trong lúc trận bút chiến đang hồi gay cấn, ông Kỹ Sư canh nông đặc trách chương trình chăn nuôi liền viết một bài lên tiếng trên mặt báo: Cho rằng nuôi gà theo kiểu Mỹ lợi tức cao, thịt gà tinh khiết hợp tiêu chuẩn vệ sinh. Riêng ông, vì nặng lòng với quốc gia dân tộc, cá nhân ông vẫn thích ăn gà ta! Thế là cả hai phe lâm chiến đều vui vẻ, đồng ý hoà hợp dân tộc, sống chung hoà bình.

    Con gà rất gần gũi với giới bình dân Việt Nam. Vào dịp tết Nguyên Đán, người ta thường treo lên vách bức tranh gà sặc sở cho có vẽ mùa Xuân.

    Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột

    Om xòm trên vách bức tranh gà. (Tú Xương)


    Trong đêm khuya thanh vắng tiếng gà gáy là đồng hồ báo thức bác nông dân để sửa soạn ra đồng, hoặc báo cho chú Tiểu trong chùa pha trà, nện chuông cúng Phật:

    Gió đưa cành trúc la đà

    Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.


    Hoặc:

    Canh gà điểm nguyệt, tiếng chày nện sương.

    Trên đường ra chợ lúc còn tinh sương, các cô gánh hàng cũng nghe văng vẳng tiếng gà bên tai:

    Sớm mai gà gáy ó o

    Chưa ra tới chợ­, đã lo ăn hàng.


    Thậm chí, cách trang điểm của đàn bà ViệtNam cũng liên hệ đến con gà. Kiểu bới đầu có thả vòng và chừa một chỏm tóc phía sau ót gọi là “bới tóc đuôi gà”. Nơi nhãn hiệu xà bông Cô Ba của hãng Trương Văn Bền thời tiền chiến, có hình kiểu bới tóc này. Cục bưu chính Đông Dương trước kia cũng đãphát hành một loại tem có hình cô Ba, với búi tóc đuôi gà.

    Chàng thanh niên chất phác, vì quá yêu cô thôn nữ, có thể đón đường cô gái để tỏ tình một cách táo bạo:

    Chị kia bới tóc đuôi gà

    Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu?

    …Nhà tôi ở dưới đám dâu

    Ở bên đám dậu, đầu cầu ngó qua…


    Gà sống quanh quần sau hè, gần gủi với loài người, nên dễ nhận xét điệu bộ, diện mạo của gà. Do đó, mọi việc hay dở đều lôi con gà ra đề ví von:

    Người có bộ mặt ngơ ngác gọi là “gà mở cửa mã”

    Người xơ xác gọi là “gà kẹt giỏ”

    Người tiều tuỵ gọi là “gà mắc nước”

    Kẻ ngất ngư gọi là “gà nuốt giây thun”

    Kẻ khù khờ gọi là “gà trống thiến”

    Kẻ nhát gan gọi là “gà phải cáo”

    Kẻ nhầm lẫn gọi là “trông gà hoá quốc”

    Kẻ bất tài gọi là “gà què ăn quẩn cối xay”

    Kẻ phản bội gọi là “gà nhà bôi mặt đá nhau”


    Trước cảnh huynh đệ tương tàn, người ta hay khuyên bảo:

    Khôn ngoan đối đáp người ngoài

    Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.


    Sau cùng, các người đàn bà đanh đá được tặng cho hỗn danh:

    Nữ kê tác quái, gà mái đá gà cồ.

    Gà thuộc loại hạ đẳng, chỉ dùng làm thực phẩm bình dân hàng ngày, không thể thết đãi hàng thượng khách. Trong buổi tiệc lịch sử tại Bắc Kinh do Chủ tịch Mao Trạch Đông khoản đãi Tổng thống Nixon năm 1972, gồm hai mươi mốt món, nhưng không có món thịt Gà. Quả thật người Trung Hoa rất tế nhị trong vấn đề ăn uống.

    Ở nước ta, Cụ nguyễn Đình Chiểu cũng rất gần sành nghi thức đãi tiệc. Trong bài thơ Ông Quán, cụ Đồ đã chào hàng một cách thật hấp dẫn:

    Quán rằng thịt cá ê hề

    Khô lân chả phụng bộn bề thiếu đâu

    Kìa là thuốc lá ướp ngâu

    Trà ve tuyết điểm, rượu bầu cúc hương

    Để khi đãi khách giàu sang

    Đãi người danh vọng, đãi trang anh hùng.



    Như vậy, trong thực đơn của cụ Đồ Chiểu cũng không có món thịt gà. Trong văn chương cũng như ngôn ngữ hằng ngày, con gà dù được nhân cách hoá cũng chỉ nói đến những người thường bình dân, còn những bậc chính nhân quân tử thì được ví như những con Phượng hoàng trên cao mà thôi:

    Phượng hoàng đậu nhánh cheo leo

    Sa cơ thất thế phải theo đàn gà

    Bao giờ mưa thuận gió hoà

    Thay lông đổi cánh lại ra Phượng hoàng.


    Vậy mọi người trong chúng ta có ai đã thấy được Phượng Hoàng chưa?

    Nguyễn Phước Mộng Thiên.



  • #2
    KÊ TỘC THÁN

    PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.



    Đại diện Kê tộc trên hoàn vũ là lão Gà Nòi Cao Lãnh. Lão mặc chiếc áo ngắn để lộ cái cổ đỏ, to và dài. Trông lão còn tráng kiện lắm. Chân lão còn ấn dấu bột nghệ mà lão tự thoa trước khi trình bày đề tài Kê Tộc Thán. Đến hội trường lão đập cánh và gáy một hồi dài. Xem chừng lão còn nhiều sinh lực lắm. Trông lão rất tự tin và thích chiến đấu. Lão yêu cầu ban nhạc trổi bản Kê Tộc Hành Khúc và bản Kê Tộc Chiêu Hồn Khúc trước khi lão lên diễn đàn. Dưới đây là bài báo cáo của đại diện Kê tộc.

    ****

    Kê tộc chúng tôi là điểu tộc sớm giao tiếp với loài người từ 5000 năm trước Tây Lịch ở Trung Hoa, 2000 trước Tây Lịch ở Ấn Độ. Trên mộ của Pharaoh Tutukhamen (1350 trước Tây Lịch) có hình con Gà. Gà được thuần hoá ở Hy Lạp vào thế kỷ IV hay V trước Tây Lịch.

    Tổ tiên của Kê tộc gốc ở Nam Á và các nước Đông Nam Á. Đó là những vị Gà Rừng mặc áo đỏ, vàng, xanh, trắng, đen, mồng đỏ, mỏ vàng và nhọn rất uy nghiêm mang tên La Tinh Gallus gallus. Gà Rừng được thuần hoá mang tên khoa học Gallus gallus domesticus thuộc gia đình Phasianidae. Dưới đây là cách gọi của Anh và Pháp về dòng tộc họ Kê tức Gallus:

    Quốc Gia - Kê - - Nam Kê - - Nữ Kê - -Ấu Kê -

    Anh -- Chicken -- Cock, Rooster -- Hen- - Chick

    Pháp -- Poulet-- Poulet -- Poule -- Poussin

    Quần áo nam Kê đẹp và luộm thuộm hơn quần áo của nữ Kê. Màu sắc quần áo Kê tộc gồm có:

    - màu hỗn hợp đỏ, vàng, đen, xanh của các nam Kê trông rất đẹp mắt

    - màu đen ( Gà Ô hay Gà Quạ)

    - màu trắng (Gà Ác hay Gà Ri - quần áo trắng nhưng mỏ, chân và da thịt đen); Gà trắng còn gọi là Gà Chuối (Bạch Kê- Bạch Kê Xích Chủy thời Hậu Trần) nhưng chỉ có quần áo trắng chớ da thịt không đen như Gà Ác.

    - màu đỏ (Gà Điều) (Điều: Đào: màu đỏ)

    - màu vàng nhạt (Gà Phèn)

    - lốm đốm trắng (Gà Nổ)

    ..

    Sự phân biệt giữa nam Kê và nữ Kê tương đối dễ dàng căn cứ vào quần áo sặc sỡ và luộm thuộm, mồng đỏ và cao, móng vuốt dài và bén nhọn của nam Kê. Dĩ nhiên nam Kê to lớn và nặng cân hơn nữ Kê. Chỉ có nam Kê gáy mà thôi.

    Nam Kê - Chiều Dài 65- 75 cm -- Trọng Lượng 1.5- 3 ki- lô

    Nữ Kê - Chiều Dài 42- 50 cm -- Trọng Lượng 1.0- 2 ki- lô

    Tổ tiên của Kê tộc trên thế giới có 05 chi tộc lớn:

    1. Gallus gallus murghi ở Bắc và Đông Bắc Ấn Độ

    2. Gallus gallus spadiceus ở Yunnan ( Vân Nam), Miến Điện, Thái Lan, Mã Lai, Indonesia

    3. Gallus gallus jabouillei ở Bắc Bộ Việt Nam, Yunnan, Hainan ( Hải Nam)

    4. Gallus gallus gallus ở Nam Bộ Việt Nam, Thái, Lào, Cambodia

    5. Gallus gallus bankiva trên đảo Sumatra, Java, Bali (Indonesia).

    Kê tộc bay được nhưng không bay xa (không quá 100 m). Thị giác, thính giác của Kê tộc rất bén nhạy. Nhưng vào buổi tối thị giác của Kê tộc bị giảm rất nhiều.

    Kê tộc sống bằng cách bươi đất để kiếm thức ăn như thóc, lúa, hột, cỏ, trùn, dế, kiến và các loài bò sát nhỏ. Kẻ thù của Kê tộc là bọn Chồn Cáo, Diều, Quạ, Chuột. Ở Việt Nam các ấu nhi Kê tộc chạy chui nhủi về với mẹ khi nghe tiếng Diều! Diều!

    Xã hội Kê tộc là xã hội đa thê. Một nam Kê có thể có nhiều thê thiếp. Kê tộc thuần hoá được loài người lót ổ giùm trước khi sinh. Ổ gà được lót bằng rơm hay lá cây. Mỗi chị Kê sinh từ 5 đến 10 trứng. Trứng Gà nhỏ hơn trứng Vịt và có màu vàng - đỏ nhạt.

    Nữ Kê ấp trứng trong vòng 3 tuần thì trứng nở. Gà con mới nở có lông mịn rất đẹp. Khi được 05 tuần Gà thay lông. Đến tuổi 12 tuần tức 3 tháng tuổi Gà mẹ không còn chăm sóc con nữa. Các thiếu niên Kê tộc tự lập và tự tìm bầy cho mình. Khi Gà được 05 tháng tuổi nam, nữ Kê bắt đầu bắt cặp để truyền tử lưu tôn.

    Ngày nay, nhằm mục đích gia tăng mức sản xuất Kê nhục, loài người thành công trong việc thụ tinh nhân tạo cho các nữ Kê. Số Gà trên thế giới hiện nay trên 50 tỷ. Các quốc gia chăn nuôi Gà nhiều trên thế giới xếp theo thứ tự sau đây: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Indonesia, Brazil, Mễ Tây Cơ v. v. Kê nhục được tiêu thụ nhiều so với các loại thịt khác. Vì dân tộc nào, bất luận tôn giáo gì, cũng ăn Kê nhục. Tín đồ Hồi Giáo không ăn thịt Heo; tín đồ Ấn Giáo không ăn thịt Bò; người Do Thái không ăn thịt Heo. Nhưng tất cả họ đều ăn Kê nhục.

    Loài người lập trại chăn nuôi Kê tộc để lấy thịt, trứng và lông. Lông Gà dùng để làm chổi, độn gối hay nệm.

    Xưa kia loài người giết Kê tộc chúng tôi bằng dao. Họ cắt cổ các thiếu niên Kê tộc được 3, 4 tháng tuổi. Ngày nay loài người giết và nhổ lông dòng họ Kê chúng tôi bằng máy vừa nhanh lại vừa bảo đảm sạch sẽ.

    Người Việt Nam dùng huyết nhiệt của Kê tộc để nấu cháo. Thân xác nam, nữ Kê được xé nhỏ trộn với chuối cây non, bắp chuối, cải bắp, cà rốt, dấm, đường. Kê nhục lúc nào cũng có củ Hành, Rau Răm hay Rau Húng Quế đi kèm trong món Gà xé phay hay món gỏi Gà. Tôi có hỏi tiền nhân chúng tôi về lý do tại sao có sự gắn bó giữa Rau Răm hay Rau Húng Quế với Kê nhục. Tiền nhân chúng tôi lắc đầu không biết tại sao. Chỉ biết rằng, thuở sinh tiền, các cụ có cắn mổ Rau Răm hay Húng Quế quanh nhà. Ngay cả người ăn cũng không giải thích tại sao mà chỉ ăn theo thông lệ do ông bà họ lưu lại. Có lẽ do khái niệm hàn- nhiệt mà ra. Kê nhục nhiệt vì Gà rất sợ nước mà chỉ tắm nắng và tắm cát mà thôi. Rau Răm hàn, chế ngự nhiệt và tạo hương thơm cay nồng cho Kê nhục. Hành ngừa cảm cúm, một thứ bịnh mà họ Kê thường bị.

    Ở thôn quê người ta chặt thân xác Kê tộc ra từng mảnh nhỏ nấu canh chua với lá dang hay với thơm bằm, giá đậu, cà bắp ( okra), cà tô- mát, một ít me; hay xào Sả Ớt hay kho Gừng.

    Từ khi tiếp xúc với người Pháp thì dân Việt Nam dùng Kê nhục để nấu ra- gu (ragout) với khoai Tây, cà- rốt và đậu pétit pois hay dùng Kê nhục nấu cà-ri theo cách ăn của người Ấn Độ. Những người sành rượu ca ngợi món ngon trên thân thể Kê tộc qua câu:

    Nhất phao câu

    Nhì đầu chéo cánh.


    Gan, mề Kê tộc xắc nhỏ trộn với mộc nhĩ, bún Tàu, tròng trắng và tròng đỏ hột Gà đánh tan loãng, cho vào lá môn bạc hà (dọc mùng) và đem chưng để ăn với bánh phồng tôm Sa Đéc. Sa Đéc là thành phố lớn gần sinh quán của Gà Nòi chúng tôi. Trong tiệc cưới người Việt Nam thường đãi thực khách món Gà rút xương. Khéo léo hơn là món Phượng Hoàng Ấp Trứng đầy hương vị lẫn nghệ thuật trang trí món ăn.

    Cuộc đời Kê tộc bị đe doạ thường xuyên. Buồn người ta cũng ăn Kê nhục. Vui cũng ăn. Có khách cũng ăn. Những ngày có trăng thanh niên trai tráng tụ tập nhau đàn ca vọng cổ rồi giết vài anh chị họ Kê để nấu cháo, xé phay. Họ gọi đó là Vọng Cổ Cháo Gà. Có đám giỗ, đám tiệc, đám cưới, đám hỏi, đám ma, đám cung đình thì Kê tộc bị giết nằm la liệt dưới đất. Mấy thằng Khuyển nhìn Kê tộc chết một cách dửng dưng vì hằng ngày bọn chúng cũng rượt và cắn, xé các thân thuộc chúng tôi không thương tâm. Chủ của chúng cho chúng cái gì ngoài vài miếng xương vụn để nuôi dưỡng sự trung thành điên cuồng và mù quáng của chúng!

    Người Pháp thích món Gà rô- ti, trứng Gà ốp- la (oeuf sur plat).

    Người Trung Hoa thích ăn Gà xối mỡ, Gà hấp muối, Gà hấp cải bẹ xanh, cánh Gà chiên bơ. Họ ăn món phùng chảo (tay phượng) để được bổ gân giống như nhiều người ăn gan Gà để được sáng mắt trên cơ sở ăn gì bổ nấy. Người Trung Hoa hầm Gà Ác (Gà Ri) với các vị thuốc Bắc để tẩm bổ. Nhưng tại sao phải là Gà Ác? Vì Gà Ác có hai màu: Trắng (quần áo) thuộc hành Kim tương ứng với Phổi ( Phế) và màu Đen (da thịt) thuộc hành Thuỷ tương ứng với Thận. Gà được hầm bằng nồi đất ( Thổ) có nước (Thuỷ), than củi cháy bùng ( Hoả) và các vị thuốc bổ lục phủ ngũ tạng ( Mộc). Như vậy nồi hầm Gà Ác với thuốc Bắc hội đầy đủ Âm Dương Ngũ Hành.

    Người Hoa Kỳ thích món Kentucky Fried Chicken với hình ông già râu. Các nước Âu Mỹ còn làm Kê nhục vô hộp. Xương cốt Kê tộc được nấu rục ra làm Chicken Broth.

    Trứng Kê tộc chúng tôi là thức ăn bổ dưỡng của loài người. Người ta ăn trứng luộc, trứng chiên chín hay nửa sống nửa chín. Vào thập niên 1960 ở Sài Gòn người ta bán trứng Gà lộn nhưng thức ăn này không được hưởng ứng bằng hột Vịt lộn. Ở Việt Nam trứng Gà đắt giá hơn trứng Vịt. Trứng Gà được các bà nội trợ Việt Nam dùng để làm bánh. Loài người nuôi Gà Cồ để làm công tác truyền giống. Họ nuôi Gà Tre và Gà Nòi chúng tôi để chúng tôi đánh giết đồng loại bằng chiếc mỏ nhọn, đôi chân cứng như đá và những cựa mài nhọn đôi khi còn được trang bị bằng một lưỡi dao nhỏ để giết đồng loại không thù oán đôi khi cùng chung một bầy bị bôi mặt để đá nhau.

    ..

    Gà Tre nhỏ con, mặc áo quần đẹp đẽ và rộng thùng thình. Gà Nòi chúng tôi to lớn, cổ đỏ, mồng đỏ, áo quần đơn giản. Đôi cánh và đôi chân cứng cáp. Loài người không cho chúng tôi gần các nữ Kê sợ mất sức trong các trận thi võ sống chết với đối thủ không thù oán trước đó. Vì bị loài người kích thích tính hiếu thắng hay vì bản chất hiếu chiến, hám vinh quang mà Gà Nòi cổ đỏ quên tình thương đồng loại? Chỉ vì miếng ăn và sự lựa chọn của loài người? Cho đến bây giờ chúng tôi vẫn chưa tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đơn giản và tầm thường đó. Chỉ biết rằng sau mỗi trận đánh đấm nhau, kẻ thắng bị tàn phế. Kẻ thua bị đưa vào lò nước sôi. Kẻ thắng thực sự là loài người. Họ hay nói: Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.

    Gà Nòi tôi nay đã già. Càng suy nghĩ càng hổ thẹn. Vì ham vinh quang, danh dự mà bị loài người khích tướng, Gà Nòi chúng tôi tưởng mình là anh hùng trên mặt đất, tôn thờ khẩu hiệu Ninh Thọ Tử Bất Ninh Thọ Nhục. Vì khẩu hiệu đầy anh hùng tính này mà một bạn Gà Nòi của tôi bị một thằng Vịt Xiêm dìm chết dưới nước vì gây gỗ với hắn. Một bạn Gà Nòi khác gây gỗ với một thằng Gà Tây to lớn hơn anh ta gấp bội. Hậu quả anh ta chết đẫm máu dưới bàn chân đầy vuốt nhọn của thằng Gà Tây hung ác và lạnh lùng!

    Ở Á Châu, Châu Mỹ La Tinh, Tây Ban Nha đá Gà là một món giải trí. Đến thế kỷ XVII thú vui này lan rộng đến Anh. Nuôi Gà đá độ là một công việc kiếm nhiều tiền. Gà đá hay là Gà giỏi chịu đòn, có thế đánh độc đáo bằng cách gây thương tích trên đôi cánh của đối phương rồi tấn công tới tấp nhắm vào đầu cổ đối phương cho đến khi hắn gục ngã hay đau đớn phải bỏ chạy. Nhưng, thưa quí vị, thắng hay bại đều nhục nhã như nhau. Nhục nhã không phải vì thương tích, vì có thắng có thua mà nhục nhã vì cảnh Gà nhà bôi mặt đá nhau, vì cảnh đánh giết đồng loại Kê tộc. Dù là Gà Nòi, Gà Ri, Gà Tre, Gà Cồ, tất cả đều thuộc họ Gallus.

    Gặp lúc gió lạnh giao mùa Kê tộc bị bịnh chết hàng loạt. Dù gọi là Gà mắc toi hay khoa học hơn là dịch cúm gia cầm, tất cả đều dẫn đến cảnh chết hàng loạt vì dịch bịnh còn tệ hơn cả bom đạn mà loài người dùng để giết lẫn nhau. Cảm ơn lão Phạm Đình Lân cứu hai anh chị Kê ở An Phú, Bình Dương, bằng lá trường sinh ( lá sống đời Kalanchoe pinnata) khi hai anh chị này đến thời kỳ chảy nước dãi và ngã quị dưới nền đất. Vừa khen lão tôi vội hỏi lại xem lão có ăn Kê nhục không nhỉ? Câu trả lời chắc cũng không khó lắm phải không, thưa quí vị? Lão cho biết chị Kê đẻ 49 trứng sau khi được cứu sống. Anh Kê gặp mưa không bỏ chạy như trước kia. Những anh chị Kê khác bị bịnh được loài người cho ăn Hành, Tỏi hoặc chặt các ngón chân. Họ gọi các anh chị ấy là Gà Cùi nếu họ may mắn thoát khỏi Thần Chết!

    Vào thời Trung Cổ người Pháp chọn nam Kê làm quốc huy gọi là Coq Gaulois (Gà Trống Xứ Gaule hay Gallic Rooster) Biểu tượng này được gợi lại khoảng 1899 - 1914. Hình ảnh một anh Kê được tìm thấy trên đồng tiền vàng 20 Francs và trên tem thơ của Pháp.

    Từ năm 1824 đến 1874 dấu hiệu của đảng Dân Chủ Hoa Kỳ là một nam Kê.

    Nhân loại xem Kê tộc chúng tôi là dòng họ báo thức, tượng trưng cho mặt trời lúc rạng đông. Nghệ nhân Trung Hoa thường vẽ hình nam Kê với mặt trời đỏ chói. Họ cho rằng Gà Ác (Ác: Quạ mặc quần áo đen) xua đuổi tà ma. Đó là lý do người ta đặt tượng Gà trên nóc nhà và treo hình vợ chồng Gà Ác và 05 đứa con (Ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ- Nam Kê: Dương. Nữ Kê: Âm ) trong nhà. Bức tranh Gà Ác và 5 con nói lên đầy đủ quân bình Âm- Dương Ngũ Hành trong vũ trụ với hy vọng gia đạo ấm êm và hạnh phúc. Nhưng ăn Kê nhục thì cứ ăn và hầm Gà Ác với thuốc Bắc thì vẫn cứ hầm. Sức khoẻ của họ là trên hết. Càng về già họ càng quí sự sống.

    Huyền thoại Nhật cho rằng tiếng Gáy của nam Kê làm cho nữ Thần Amaterasu (Thái Dương Thần Nữ) ra khỏi hang. Theo người Nhật nam Kê là biểu tượng của sự can đảm.

    Trong huyền thoại Hy Lạp có Kê Mã là một loại quái vật có mình Ngựa, đuôi, cánh và chân Gà. Đó là Kê Mã Hippalektryon. Huyền thoại Hy Lạp cho thấy các nam và nữ Thần lăng nhăng không ít. Theo đó nữ Thần Aphrodite, nữ Thần tình yêu và hôn nhân, ăn ở với Thần Hephaestus trên núi Olympia. Vị Thần này có tướng mạo kỳ dị nên Aphrodite có quan hệ tình cảm với Thần chiến tranh Ares. Thái Dương Thần Helios cho Hephaestus biết mối tình thầm kín giữa Thần Aphrodite với Thần Ares. Thần Hephaestus cảnh cáo cả hai. Hai vị Thần Aphrodite và Ares vẫn tiếp tục yêu nhau. Họ nhờ một cậu bé canh chừng khi nào Thần Helios (Thái Dương Thần) gần đến thì cho họ hay. Cậu bé buồn ngủ nên ngủ quên. Thần Helios đến mà cậu không hay biết gì để báo cho Thần Aphrodite và Ares biết. Tức giận về sự tắc trách của cậu bé, Thần Ares biến cậu thành nam Kê để thông báo Thái Dương Thần đến đúng giờ!

    Trong Tân Ước Kinh Matthew 26: 31, Mark 14: 27, Luke 22: 31 - 34, John 13: 36 - 38 có đề cập đến sự tiên đoán của Chúa Jesus về người đệ tử luôn luôn gắn bó với Người, Peter, sau bữa tiệc tiễn ly như sau: Ta nói với người rằng, trước khi Gà gáy sáng người sẽ chối ta ba lần.

    ..

    Nhìn chung loài người gắn liền Kê tộc chúng tôi với mặt trời rất đúng. Những biểu tượng, sự ví von về Kê Tộc với Helios, Thái Dương Thần, không đủ sức cứu Kê tộc chúng tôi khỏi bị giết hại hàng ngày để bồi dưỡng cho loài người. Khi nghèo họ xem thịt Kê tộc là thức ăn ngon và bổ dưỡng. Khi khá giả họ cho rằng da Kê tộc ăn có hại cho sức khoẻ vì có nhiều cholesterol. Họ không thích ăn chân Gà vì không có thịt nhưng họ lại nói: Ăn chân Gà bị run tay! Họ không ăn mắt Gà vì quá nhỏ và sợ có sâu. Họ dùng phân Gà bón cho Ớt tốt và cay. Nhưng khi bị trái (chicken pox) rạ họ cho rằng người bịnh đạp phân Gà khiến cho bịnh trầm trọng hơn! Quí vị nghĩ xem, loài người nhiều chuyện quá! Họ gọi nam Kê là cock. Trong tiếng lóng của họ cock là bộ phận sinh dục của loài người và động vật cao cấp. Họ gán từ ấy cho nam Kê rồi cũng chính họ đặt lại vấn đề rằng nam Kê không có bộ phận sinh dục! Chuyện này đối với chúng tôi là một sỉ nhục to lớn. Đúng là mối thù này mang xuống tuyền đài chưa tan!!

    Chữ Chicken chỉ Kê tộc là đủ rồi. Loài người chưa chịu còn cho nó thêm những nghĩa tối tăm khác như người hèn nhát, người đồng tính luyến ái. Những chữ chicken- livered, chicken hearted nói lên sự nhát gan, sự hèn nhát của Kê tộc chúng tôi. Ôi loài người! Sao các ông ăn nói độc địa quá!

    Người Việt Nam khinh rẻ Kê tộc và bọn Khuyển tộc qua câu:

    Chó cậy nhà, gà cậy chuồng.

    Người Anh nói chúng tôi tự phụ, vênh váo ( cocky) và cũng có ý nghĩa tương tự như người Việt Nam khi nói:

    As proud as a cock on its own dunghill.

    Tự phụ như nam Kê trên đống phân của mình
    .

    Người Anh dùng hình ảnh của nữ Kê để ám chỉ người đàn bà lấn át chồng qua hình dung từ henpecked.

    Chữ chick là ấu nhi Kê tộc cũng chỉ đứa bé. Tục ngữ Anh có câu:

    One chick keeps a hen busy.

    Người Việt Nam nói nhiều về Kê tộc chúng tôi trong ngôn ngữ của họ. Chẳng hạn như:



    - Tuổi cập kê: tuổi lập gia đình

    - Kê bảo áp tử: Gà giữ Vịt. Đó là cảnh mẹ Gà con Vịt.

    - Kê bì: da gà chỉ da nhăn của người già.

    - Kê bì hạc phát: già nua với da nhăn như da Gà, tóc bạc như loại Hạc trắng.

    - Kê cân: gân Gà, ăn không ngon, không bổ dưỡng nhưng bỏ không đành.

    - Kê đầu nhục: núm vú phụ nữ

    - Kê khẩu ngưu hậu: miệng Gà đít Bò

    - Kê Khuyển bất ninh: thời tao loạn Chó không sủa, Gà không gáy.

    - Kê lạc công danh: công danh như sườn Gà. Ăn không ngon nhưng không nỡ bỏ.

    - Kê manh: chứng quáng gà ( nyctalopia); mắt không thấy rõ vào lúc hoàng hôn.

    - Kê minh Khuyển phệ: cảnh thanh bình ở nông thôn nơi có tiếng Chó sủa và tiếng Gà gáy.

    - Kê nhãn: mắt Gà. Đó là vết chai (callosity- corn) dưới chân giống mắt con Gà.

    - Kê tranh nga đấu: sự rầy rà, đấu tranh ầm ĩ giữa Gà và Ngỗng

    - Kê quan hoa: hoa mồng Gà Celosia cristata màu đỏ hay vàng.

    - Kê tử hương: cây đinh hương Syzygium aromaticum

    - Kê quần hạc lập: con hạc giữa bầy Gà (sự lẫn lộn giữa người cao khiết với kẻ tầm thường).

    - Kê hồn hương: mùi hương của một loại nhang thơm làm cho người ta mê hồn đến khi Gà gáy sáng mới tỉnh dậy.

    - Kê gian là hình thức giao hợp bất bình thường, không hợp với tự nhiên

    - Mèo mả gà đồng: cụm từ có nghĩa xấu áp dụng cho kẻ dâm loạn làm tình ở bất cứ nơi nào như Mèo bắt cặp ngoài nghĩa địa hay Gà Đồng (Ếch) ngoài đồng vào những đêm mưa.

    - Chạy lăng xăng như Gà mắc đẻ: diễn tả trạng thái bận rộn của người thiếu bình tĩnh trước những vấn đề cấp bách.

    - Gà đẻ gà cục tác: vô tình nói ra những điều đã làm mặc dù không ai biết!

    - Gà trống nuôi con: nói lên cảnh người đàn ông goá vợ phải đóng vai người mẹ nuôi con.

    - Mẹ Gà con Vịt: cảnh người mẹ vừa nuôi con ruột của mình và những người con khác dòng nhưng cũng có tình thương. Người ta thường cho trứng Vịt vào ổ Gà ấp nhưng phải tính kỹ lưỡng về ngày Gà Ấp và trứng Vịt đã được ấp bao lâu vì Gà ấp 21 ngày thì nở. Trứng Vịt phải mất từ 28 - 30 ngày mới nở. Nếu để trứng Vịt chưa ấp vào ổ Gà mới ấp thì trứng không nở ra con được. Khi Gà nở, Gà mẹ sưởi ấm, hướng dẫn và chăm sóc cho đàn con đồng loại Gallus và dòng con thuộc dòng Anas.

    - Gà mờ: Gà có sâu trong mắt, ám chỉ người kém cỏi, thiếu khôn ngoan, sáng suốt và kinh nghiệm sống.

    - Gà mở cửa mả: ám chỉ người khờ khạo. Theo người Việt Nam Gà mở cửa mả đều là thiếu nữ Kê tộc. Người ta cho rằng Gà mở cửa mả đẻ nhiều trứng.

    - Mặt Gà mái: thầy tướng số cho rằng người có mặt Gà mái là người thù dai và hiểm độc.

    - Gà mái đá Gà cồ: cảnh náo loạn gia đình khi người vợ hiếp đáp người chồng

    - Gà mái gáy: là điềm bất lành trong làng xóm: điềm hỏa tai hay trộm đạo.


    Về phương diện y học người Việt Nam có câu:

    Chó liền da,

    Gà liền xương.


    Trong truyện kể về Cống Quỳnh có chuyện Gà Trống Thiến bị Gà Chọi đá chết. Gà Trống Thiến là nam Kê bị hoạn nên chi mập mà không còn dũng tính và sức mạnh của nam Kê nên bị Gà Chọi chuyên nghiệp giết chết dễ dàng trong một trận đấu không cân xứng. Truyện kê này nhằm xỉa xói các hoạn quan có nhiều quyền hành sinh sát dưới thời vua Lê chúa Trịnh.

    Dưới thời Pháp thuộc có chuyện Encore un (Thêm một cái nữa) đầy ngạo nghễ của thị dân biết tiếng Pháp đối với dân nông thôn không biết tiếng Pháp về món Gà rô-ti ở nhà hàng. Chàng Mô có nhiều tiền nhưng ngày nào vợ chàng cũng cho chàng ăn cơm với mắm nêm hay mắm hầm vỉ. Một hôm chàng ra nhà hàng và quyết ăn một bữa cơm ngon cho giống Tây. Thực đơn trong nhà hàng Tầu sang trọng viết thuần bằng tiếng Pháp. Mô lóng cóng không biết gọi món nào. Anh ta lấy ngón tay rà trên bảng thực đơn và gọi người bồi bàn đem cho anh món ấy. Người bồi bàn mang lên cho anh một tô cơm trắng và một đĩa mắm hầm vỉ. Anh thất vọng. Nhìn anh Tây ăn Gà rô-ti xong kêu người bồi bàn đến và nói: Ăn- co on. ( Encore un). Vài phút sau người bồi bàn mang lên một con Gà rô- ti khác. Mô ráng ăn hết phần ăn mà anh gọi rồi kêu người bồi bàn và nói bằng tiếng Pháp: Ăn-co on. Trong khoảnh khắc người bồi bàn mang cho anh một tô cơm và một đĩa mắm hầm vỉ khác. Mô tá hoả tam tinh. Việc ăn cơm Tây của anh trở thành cơn ác mộng.

    Đề cập đến Kê tộc chúng tôi, ca dao Việt Nam có câu:

    Máu Gà thì tẩm xương Gà.

    Máu Gà đem tẩm xương ta sao đành.


    và cách dùng màu sắc cho động vật trong ngôn ngữ Việt Nam:

    - Ngựa kim, Gà chuối, Chó cỏ,

    - Mèo mun, Chó mực, Gà ô (Gà quạ), Ngựa ô.


    Trong 12 con giáp và trong Tử Vi người ta gọi Kê tộc chúng tôi là Dậu.

    Trong Đề 40 con Gà mang số 28 sau Rùa và trước Lươn (số 29).

    Trong thực vật học có:

    - Cỏ Chân Gà Dactylis glomerata

    - Chickweed (Kê Thảo) Stellaria media

    - Chick pea (Đậu Ấn Độ) Cicer arietinum

    - Chicken of the wood (Nấm Kê Mộc) Laetiporus sulphurus v.v.

    Bao nhiêu ngàn năm dưới ánh mặt trời Kê tộc chúng tôi chứng kiến những cảnh giết chóc đẫm máu thường ngày của loài người đối với họ Gallus mến yêu của chúng tôi. Nhiều văn, thi sĩ Kê tộc viết sách, làm thơ tả oán loài người. Xem chừng những áng văn thơ ấy không có tác dụng bao nhiêu. Kiện thưa xuống Hội Đồng Âm Phủ rồi cũng bị xếp hồ sơ đôi khi còn bị nhân viên Hội Đồng Âm Phủ cảnh cáo nghiêm khắc. Nghĩ lại, trong cuộc đấu tranh sinh tồn Kê tộc chúng tôi cũng rơi vào cảnh Cá lớn nuốt cá bé khi chúng tôi đưa các anh chị Kiến, Trùn, Dế, Cào Cào, Nhện, Cắc Kè, Rắn Mối vào bụng đói của chúng tôi. Sự nhục nhã của Kê tộc là đấm đá lẫn nhau khi phá bầy lúc mới được 02 hay 03 tháng tuổi. Lớn lên được loài người tuyển chọn làm Gà Chọi đi đấm đá và giết các Gà Chọi đồng loại cổ đỏ, áo quần ngắn không đủ che thân, chân lúc nào cũng lấm bùn và nghệ. Nhân danh Kê tộc hoàn vũ, trưởng lão Gà Nòi Cao Lãnh thành thật xin lỗi các anh chị Trùn, Dế, Cào Cào, Sâu Bọ, Nhện, Cắc Kè, Rắn Mối..., những nạn nhân của Kê tộc chúng tôi. Chúng tôi xin mượn những lời sau đây để kết thúc bài báo cáo của Kê tộc:

    Còn gì nữa đâu mà khóc với sầu?

    Còn gì nữa đâu mà thương với nhớ?

    Thôi hết rồi! Thôi hết rồi! Thôi hết rồi!


    Ban nhạc Dế phụ hoạ bằng bản Hoàng Hôn Arkansas khiến cả hội trường đều rưng rưng nước mắt.

    Trưởng lão Gà Nòi Cao Lãnh, đại diện Kê tộc hoàn vũ.

    ..

    ..

    PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

    (Theo art2all)

    Comment


    • #3
      Đá Gà: Thú Vui Lâu Đời Của Việt Nam

      Mường Giang





      Kê kinh là một quyển sách rất cổ của người Hán, vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay ở nhiều nước, trong đó có VN. Tuy nhiên, nội dung sách chỉ nói về cách lựa chọn, cũng như nuôi nấng GÀ ĐÁ, sao cho có hiệu quả mà thôi. Bởi vậy, nay muốn tìm nguồn gốc của thú vui Đá Gà, hậu thế gần như mù tịt và chẳng biết đâu mà mò. Vì vậy nên mới phát sinh ra nhiều câu tục ngữ “ông nói gà, bà nói vịt”, ngồi một chỗ nghe ngóng, rồi hư cấu những chuyện dầu Ngô mình Sở, giống như “Gà Què Ăn Quẩn Cối Xay”, cũng vì “Gà Mượn Áo Công”, “Gà Cậy Gần Chuồng”, ganh nhau vì tiếng gáy, mà “Gà Cùng Chuồng Đá Lẫn Nhau “Nhưng trên đời này, đâu có lạ gì nhân tình “Gà Béo Thì Bán Bên Ngô, Gà Khô Thì Ban Láng Giềng”, khôn nhà dại chợ, vì Gà Đẻ, Gà Mới Cục Tác”. Đây là những bia miệng, mượn chuyện gà, để phản ảnh mặt trái của người đời.

      Nhưng có điều chắc chắn là hầu hết những phong lưu đồng ruộng VN, trong đó có thú vui “Đá Gà”, được người Hán ở Trung Nguyên, truyền tới nước Việt thời Chiến Quốc, lúc ấy cũng là một nước mạnh, kinh đô tại Cô Tô Thành. Về sau Việt bị Sở thanh toán, mất nước. Dân Bách Việt lưu lạc xuống Nam Phương, cầu sinh và lánh nạn. Trong số này có người Lạc Việt, đã tới định cư ở đồng bằng sông Hồng, sông Mã và sông Cả. Họ mang theo tất cả phong tục, tập quán và tinh hoa của tổ tiên mình, tới miền đất mới. Trong những mỹ tục này, có thú vui Đá Gà”, vào những ngày Tết. Tuy nhiên, căn cứ theo bộ “Nam Hoa Kinh “của Trang Tử, kể lại câu chuyện ham đá gà, của Tuyên Vương nước Tề. Từ đó, phần nào chúng ta có thể khẳng định, người Tàu đả biết tới thú vui này, vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, trong khoảng thời gian, vào năm 432 Trước Tây Lịch.

      Tại VN, tới đời Trần, “đá gà” đã trở thành một trong những phong lưu, chẳng những tại đồng quê, mà còn thịnh hành ở chốn thị thành, làm say mê tất cả mọi tầng lớp trong xã hội, từ dân gian vào tới cửa Hoàng thân Quốc thích. Sự nghiêm trọng đến nổi, Hưng Đạo Đại Vương-Trần Quốc Tuấn, đã phải viết “Du Chư Ty Tướng Hịch Văn”, vào cuối năm Giáp Thân (1284), niên hiệu Thiên Bảo thứ 6, đời vua Trần Nhân Tông. Bài hịch kêu gọi, tướng sĩ ba quân, đừng vì ham mê đá gà, mà làm xao lãng, cũng như mất tình đoàn kết giữa toàn dân, toàn quân, trong lúc cả nước đang chống giặc ngoại xâm Mông Cổ:

      “Hoặc đấu kê dĩ vi lạc

      hoặc đổ bác dĩ vi ngu

      Thoát hữu Mông Thát chi khấu lai

      Hùng kê chi cư bất túc dĩ xuyên lỗ giáp.”

      .


      Tóm lại, ngài nói “khi giặc Mông tràn tới, thì cựa gà nòi không thể đâm thủng áo giáp của giặc”.Ai cũng biết, đá gà là thú vui tao nhã, được người xưa xếp vào một trong những phong lưu đồng ruông, Nhưng cũng tại lòng tham của con người, nên thay vì thưởng thức thú vui, với tinh thần thượng võ, lại đã coi đây như một cơ hội sát phạt nhau, không khác gì những ván bài, canh bạc, khiến cho nhiều người vì mê gà, mà tan hoang sản nghiệp, thậm chí phải thân bại danh liệt. Những nhân vật lịch sử xưa nay như Vương Bột, Trịnh Khải, Lê Văn Duyệt, Nguyễn Miên Tăng, Nguyễn Cao Kỳ.. là những điển hình, vì mê đá gà mà tự chuốc hoạ cho bản thân mình. Hai gà đá nhau, từ chết đến bị thương. Rốt cục chỉ có chủ gà là hưởng lợi, vì vậy người xưa mới có thơ:

      “Tứ túc chỉ địa,

      Nhị vi chỉ thiên

      Lưỡng thủ tranh quyền

      Bất phân thắng bại.”

      1 - TỪ GÀ GÔ ĐẤU VÕ KÉN RỄ, CHO TỚI GÀ NÒI GIẾT NHAU VÌ TIẾNG GÁY:

      Gà Gô sống vừa trên cây lẫn dưới đất, trong các rừng cây ẩm thấp, nên còn được gọi là gà rừng. Loài này ở khắp các Châu Á, Âu và Bắc Mỹ.

      Có hình dáng to bằng gà nhà. Con trống có màu lông hoà lẫn giữa ba màu đen, trắng và hồng. Riêng phần đuôi rất dài và nhọn, vồng lên. Gà gô ăn quả mọng, cỏ non, lá thông và rất thích loại cây bulô trắng. Sống thành từng đàn trong núi thẳm rừng sâu, và chỉ hạ sơn khi mùa đông tới, với băng tuyết lạnh lẻo.

      Mùa xuân là lúc gà gô động tình. Nhưng ở loài này rất đặc biệt. Bọn gà trống tụ tập lại với nhau thành đàn lớn, tìm bãi thi đấu và nhảy múa, để dành mái. Kẻ thắng sẽ chiếm được nhiều bạn tình nhưng quan hệ này, chỉ có tính tạm bợ, không kéo dài. Riêng gà gô đen sống tại Âu Châu, trước khi vào cuộc mây mưa, thường có nghi thức nhảy múa ăn mừng chiến thắng. Bãi thi đấu thường là vùng thảo nguyên rất rộng, bọn gà chia thành từng khu vực, vừa ăn, vừa nhảy múa, bộ tịch rất hớn hở vui mừng, qua sự xòe cánh, trương đuôi, lúc lắc thân mình,, phồng mi trợn mắt, miệng kêu cục cục, xông vào mổ đá lẫn nhau không nhượng bộ. Cuối cùng gà thắng, chiếm lĩnh toàn khu vực. Lúc đó, các Ả mái từ mọi phía chạy tới và cuộc vui bắt đầu.

      Nhưng quy mô nhất vẫn là gà gô Bắc Mỹ. Vào mùa động tình, chúng tụ tập cả ngàn con, trên một bãi đấu rộng 800x100m, cuộc thi võ kéo dài gần cả tháng cho đến khi kết thúc, với kẻ thống trị khu vực. Nói chung, chỉ có những chàng xứng đáng, mới dành được tình yêu của nàng. Đây cũng là một định luật tự nhiên, có lợi cho sự duy trì nòi giống của họ hàng nhà gà.

      Tại Hắc Long Giang thuộc Nội Mông, có loại gà gô mỏ nhỏ, lông đen tuyền, trừ vai, cánh và đuôi lốm đốm vài điểm trắng. Riêng gà mái, phần cổ màu trắng sữa, điểm thêm những đốm đen nhỏ, còn màu lông trên thân nâu hòa với vàng sẫm.. Trong mùa động tình, gà trống tìm gái ngay trên cành cây, sau đó chàng bay xuống đất, xoè đuôi rũ cánh, ưỡn ngực, ngẩn đầu, gọi lớn. Gà mái từ cây bay xuống đáp ứng. Sau đó, gà mái tìm nơi làm ổ, sinh đẻ và ấp trứng, còn gà trống bảo vệ. Gà con nở sau 2-3 giờ thì đi được và có thể bay cao chừng 2m, khi tròn 10 ngày.

      Gà đá thuộc loại gà nhà, còn gọi là gà nòi, vì là giống tốt, chỉ nuôi để đá. Ở VN, hầu như địa phương nào cũng mê đá gà, nhất là vào những dịp lễ Tết. Do trên thú đá gà đã trở thành nét sinh hoat văn hóa, của người VN. Qua thời gian dài, khắp nước đã có rất nhiều giống gà đá tốt nhưng nổi tiếng nhất vẵn là Gà Đá Văn Cú, Đình Bảng, Thổ Tang, Yên Phụ (Hà Bắc), Tây Phương (Hà Tây), Nghĩa Đô, Nghi Tàm (Hà Nội) ở Bắc Phần và Gà Đá Cao Lãnh,Bà Điểm (Hóc Môn), Bà Rịa ở NamViệt. Riêng miền Trung, thì gà An Cựu (Huế),là nổi tiếng hơn cả. Gà nòi được chia thành nhiều loại như Gà Đòn là loài gà không có cựa hay cựa mọc không dài. Gà này có nguồn gốc từ Cao Mên, có tên là Gà Tà-Lóc, được Việt Kiều Kampuchia nuôi rất nhiều, để đá với gà nòi của các tỉnh miền tây như Kiến Phong, Phong Dinh, An Giang. Gà Đòn lớn con, chân to, đá rất hăng và dai sức, đáng đòn, nên còn được gọi tên gà “Cù Lự”. Gà Cựa, loại gà đá bằng cựa dài, được chủ gọt đẽo cho nhọn bén hay cột thêm một lưỡi dao nhỏ vào hai cựa, để nó sát hại địch thủ thêm mau chóng dễ dàng. Loại gà này không cần phải giống tốt.

      Ngoài ra, gà đá rất quan trọng nhờ bộ lông, nên có câu “gà tốt nhờ lông”. Do kinh nghiệm gà Điều thường thắng gà Xám, gà Chuối. Gà Ó ăn gà Xám.. Tóm lại, theo màu sắc, có các loại gà Bướm, loại gà có màu lông lốm đốm,đẹp như bướm. Gà Bông Trích, có mồng đỏ như chim trích. Gà Nhạn lông như chim nhạn. Gà Điều lông đỏ óng ánh nâu sậm. Gà Xám Ô có lông pha đỏ xám. Gà Ô lông đen tuyền. Gà Chuối, bộ lông có nhiều màu như vàng, đỏ, xám, trắng, và nâu, nhìn không khác thân cây chuối lốm đóm. Gà Ó có lông như chim ó..

      Do sự khác biệt địa phương, nên ở ngoài Bắc và một vài tỉnh phía bắc Trung Phần, thú đá gà được gọi là chọi gà. Về chỗ để đá gà, ở bắc kêu là Xói hay Sân Chọi, trong Nam, thì gọi là Trường Gà, còn miền Trung lại có tên Sân Đấu. Trước kia, để tính thời gian của trận đấu gà, người ta dùng nước, cát hay hương, để thay thế đồng hồ.

      Nếu tính bằng đồng hồ nước (danh từ thời xưa), thường dùng một cái hộp bằng kim loai hay gỗ lim, là loại gỗ có tỷ trọng nặng hơn nước,phía đáy có đục một lỗ nhỏ. Khi gà bắt đầu trận đấu, đem hộp đó bỏ vào một chậu đầy nước. Vì đáy có lỗ, nên nước sẽ theo đó, chảy vào đầy, khiến hộp chìm xuống đáy chậu. Mỗi lần như vậy, được kể là một hiệp hay là hồ nhất, hồ nhì, hồ tam, hồ tứ..

      Dùng cát, thì cho nó vào một cái thau có đục lỗ nhỏ ở đáy. Khi thau cát chảy hết, coi như xong một hiệp. Riêng dùng hương,thường ở phần cuối của nén hương có thêm sợi dây cột đồng xu kẽm, treo trên chiếc thau đồng. Khi hương cháy tới đó, sẽ làm đứt sợi dây, khiến đồng tiền kẽm, rớt xuống thau, coi như xong một hiệp đấu. Thường thì các hiệp đấu gà, dù xưa hay nay, có dùng đồng hồ hay phương pháp gì chăng nữa, cũng lâu chừng 10 phút. Đó là qui định bất thành văn. Riêng thời gian nghĩ, để làm nước gà, cũng bắt buộc từ 4-5 phút và cũng được tính bằng cát, nước hay hương. Trong lúc nhập cuộc, nếu gà không chịu đá hoặc đá nửa chừng bỏ chạy, cũng kể như thua. Ngoài ra, khi đấu, gà lỡ bị chết, chủ gà không được đòi bồi thường. Riêng tiền “Cược” của trận đấu, dù hai bên chỉ nói bằng miệng nhưng xong cuộc, đều được thanh toán sòng phẳng, nên ít khi xảy ra ấu đã hay cãi cọ với nhau vì tiền bạc. Với các khách chơi “Hàng Xáo”, tức là thành phần ăn ké, sự thanh toán cũng giống trên.

      Ở miền Bắc xưa, đá gà là một thú vui dân gian lâu đời. Trường đấu là khu đất hoang hay bãi cỏ bằng phẳng. Trong ngày giao đấu được thông báo bằng các hồi trống. Lúc ấy hai chủ gà lấy số, ôm gà vào sới ( trường gà), ngồi đối diện với nhau chừng 2m. Rồi khi trống lệnh vừa dứt, gà được thả ra và trận đấu bắt đầu. Nếu trận đấu chỉ có tính cách giao hữu, để luyện gà hay đấu lèo, thì thời gian kéo dài chừng 5 hồ. Trường hợp đấu thiệt, ăn thua, thì trận đấu thường kết thúc sau 7 hồ. Nghĩ đấu giữa hai hiệp, gọi là “khuya hồ”, kéo dài từ 3-5 phút. Cũng có sự khác biệt, là hồ xưa có thời gian kéo dài lâu hơn, từ 15-20 phút.

      Người nuôi gà đá, mục đích cũng chỉ mong được thắng lợi, nên người chủ phải bỏ rất nhiều công sức tìm giống gà tốt, cũng như chăm sóc cho gà mình thật chu đáo. Theo kinh nghiệm, gà cha thế nào, thì gà con thế ấy, bởi vậy phải kiếm con của giống gà tốt đó, thông thường chỉ có 1-2 con, trong cả đàn, nên mới có danh từ GÀ NÒI. Nhưng có nơi, ngược lại cho là gà giống tốt do mẹ, chứ không phải gà cha, nên có câu “Gà bền tại mẹ hay chó giống cha, gà giống mẹ”. Rồi thì phải xem tướng gà, sao cho đúng với loại “đầu công, mình cốc, mắt ốc, chân chì, cánh võ trai, đùi dài, quản ngắn, chẳng thua ai”. Theo những người lão luyện trong nghề, thì chẳng bao giờ họ ưa những con gà đầu to, cổ nhỏ và mềm, còn mỏ lại thô. Gà phải có mồng cao vểnh sang bên trái, màu đỏ tươi, loại này nhanh nhẹn, đá dai, rất khỏe. Ngược lại gà có mồng vễnh bên phải, ngắn và mỏng như lá dậu, thì chậm chạp và né tránh đối thủ, ít dám tấn công đích, nên thua là chắc. Về mắt, phải chọn loại gà mắt thau, màu bạc, mí mắt mỏng, con người nhỏ. Không chọn gà mắt sâu hay lồi ra quá, giống này nhút nhát, ít xông xáo. Lại chọn những con cổ dài nhưng thon, cứng cáp, không dài như cổ cò. Còn cái diều cũng đừng dài hay to quá.

      Rồi phải xem các bộ phận khác như ngực, phải nở chắc với hai cái xương cuói cùng khít vào nhau. Gà đá dai hay không, do đôi chân, phải có hai hàng vẫy, cũng như cựa và móng phải thật sắc bén và quặp xuống, đừng để cho móng gà quá dài không tốt. Còn cánh gà phải nhọn với những cụm lông cứng, se trở thành vũ khí, giúp gà quạt cánh, đâm vào mắt đối thủ. Còn cổ dài và cứng của gà, sẽ thay thế cánh tay, đấm vào kẻ địch những đòn trí mạng.

      Cựa gà giống như võ khí của tướng quân khi ra trân, cho nên nếu tìm gà để ăn thịt, thì “cựa dài thịt rắn, cựa ngắn thịt mềm”.Ngược lại gà đá thì “cựa sắc đá hay, cựa tày đá kém”. Về điểm này, những tay chơi gà, cũng phân biết như “cựa ca chốt”, thứ cựa mọc chéo và cong ra phía sau, rất tốt. Rồi “cựa nghịch, cựa hóng gió, cựa gài cửa, cựa song đao “nhưng tất cả đều thua “cựa nhật nguyệt”, là thứ cựa mà ở đầu có một điểm đen và trắng. Loại cựa này chỉ có nơi “thần kê”, một sự huyễn truyền, họa hoằn lắm mới thấy.

      Ngoài ra con gà nòi, có gia trị hay không, theo các tay nghề, phần lớn là do “vảy gà “quyết định. Đây là những miếng da nhỏ và cứng, mọc phía ngoài cẳng gà, nếu nó mọc lộn xộn, thì đó là gà tồi. Ngược lại vảy được xếp thành hàng song song hay xoáy trôn ốc, là gà đát giá, rất được hâm mộ.

      Trong thời gian nuôi gà, cũng là một vấn đề, từ việc lựa thức ăn phù hợp với tuổi gà và nước uống, cũng phải trong sạch tinh khiết. Lại không được dùng gáo dừa hay đồ đựng thức ăn nước uống bằng kim loại, tránh gà bị mẻ mõ. Cho gà ăn cũng phải điều độ, giờ giấc, để tránh gà bị đói hay bệnh tật.

      Sau này, thú đá gà đã trở thành cuộc sát phạt đen đỏ, nên ngoài việc phải nuôi gà cho đúng phương pháp và hợp vệ sinh, rất ư là mất thì giờ và vô vàn tốt kém, người ta còn “lắm điều hay trong nghề”, it ai muốn thố lộ bí mật, vì hầu hết đều là những mánh khóe gian xảo, lừa bịp, chỉ mong hốt bạc về phần mình.

      Nhiều chủ gà, ngay khi gà còn nhỏ, đã nuôi thêm một con rắn hổ mang, ngay dưới chuồng gà. Rắn này hằng ngày phun hơi độc, khiến gà ở trên hít phải, ngày ngày từ khó chịu đến nghiện và nó thấm vào thân thể gà, nơi những bộ phận không có lông che phủ như cẳng chân và nhất là cựa, trở thành cực độc. Khi giao đấu, gà đối phương bị cựa cào rách da thịt, khiến nọc rắn độc truyền sang, thì chết hay thua là cái chắc. Có tay chuyên nghiệp, dùng chất xạ ở dịch hoàn của chồn hôi, đem bôi vào nách và cánh gà mình. Khi đấu, gà địch thủ hít phải mùi xạ trên, lập tức kêu to và bỏ chạy. Trường hợp gà bị ngộ độc hay hít phải chất xạ, chủ gà lập tức phun ngay rượu trắng vào gà và xoa bóp khắp cơ thể, để mong gà gở thắng lại các hiệp khác.

      Trước và sau các cuộc đấu, thường chủ gà, nhét vào miệng gà vài viên thuốc bổ, để giúp nó lấy sức. Thuốc này chỉ là những viên thịt nạc rang khô, có tẩm thuốc bắc.Tóm lại, đá gà thực chất là cuộc tranh tài giữa hai chủ nuôi gà. Người nào biết lựa chọn giống và chăm sóc gà mình tốt, ắt thắng cuộc, ngoại trừ thủ đoạn gian xảo, của các tên lưu manh kể trên. Dù sao, qua bao đời, thú chơi và xem đá gà, cũng đã trở thành niềm vui chung của dân tộc, nhất là những ngày hội, tết. Lúc đó, chẳng nhũng nam giới tham dự, mà cón có cả các cô gái quê, tới trường đua dòm ngó, rất là vui vẽ.

      2 - NHỮNG GIAI THOẠI LIÊN QUAN TỚI ĐÁ GÀ:

      Sân chọi hay trường gà, hầu như có mặt khắp nơi trong nước, từ thành thị cho tới nông thôn. Thông thường, đó là một khu đất bằng phẳng, năm dưới bóng mát của những tàn cây cổ thụ như me, thốt nốt. Trường gà thường được xây dựng đơn sơ với sân nện đất sét hay đất thịt, miễn sao cho bằng phẳng, đừng gồ ghề, tối thiểu cũng phải có đường kính, rộng từ 4m trở lên. Với những nơi có bán vé vào cửa, thì chung quanh được che kín bằng các tấm mê bồ cao trên 4 tấc, để người đứng ngoài, không thể coi chùa được. Nhiều nơi, trong những ngày Tết, trường gà được xây tròn giữa sân chợ. Ở đó, các tay chơi gà tứ xứ kéo về tham dự. Họ đi ghe, xuồng, xe hơi, xe ngựa. Cùng lúc hàng quán tràn ra tận đường, người qua kẻ lại tập nập. Riêng gà thì phải nói, được người ôm nó trong lòng tay, trước ngực. Thái độ thật là trìu mến, nâng niu và con nào cũng thật oai phong, đúng như câu “gà tốt nhờ lông, gà mượn áo công , mà con người đã tự phong cho nó, bằng mấy cái tên hoa hòe, hát bội. Chính trên cái khoảnh đất hình tròn này, đã có bao nhiêu cặp gà nòi, so cựa tung cánh, để cuối cùng bên nào cũng mang đầu máu, không chết thì bị thương.

      Nói chung, từ thôn quê tới thành thị, ở đâu cũng có người mê đá gà, lập nhóm, kết băng, ăn thua đủ. Trước năm 1945, cả nước có nhiều trường gà lớn, thu hút đông đảo dân chơi đen đỏ, khiến nhiều người sạt nghiệp. Từ sau thập niên 1990, xã nghĩa VN mở cửa, cũng mở luôn nhiều trường gà lớn và qui mô tại Biên Hoà, Sông Bé nhưng qui mô hơn hết là trường gà Cầu Ngang ố Lái Thiêu, thuộc tỉnh Bình Dương.

      Trong lúc hai con vật khốn nạn vô tri, ghét nhau vì tiếng gáy, màu lông, nên bất chấp “gà cùng một me, một chuồng, một giòng”, cứ a vào đá, cắn, đâm chém nhau tận tuyệt, trước con mắt vô hồn của hai chủ gà cáp độ. Phụ họa thêm trong tấn tuồng, mệnh danh “tinh thần thể thao, thượng võ “này, là những khuông mắt khán giả, cũng hốc hát, hấp dẫn, mê ly, ngồi nơi những dãy băng gỗ, đặt theo kiểu lòng chảo, từ thấp lên cao, bao quanh khán đài.

      Nuôi gà đá, quả là một công phu, nghệ thuật nhưng cũng làm cho nhiều người mê say thú vị. Rồi theo thời gian, sự khắng khít giữa vật và người càng gắn bó, tình thân đâu có khác gì chó, mèo đối với chủ, qua những cử chỉ chào đón như tiếng gáy mừng rỡ, đồng lúc xòe cánh, chạy tới bên chủ, để lúc lắc cái đầu, trong lúc cổ họng kêu lên những âm thanh “cục cục “nho nhỏ, thân mật. Từ trong sâu thẳm của trạng thái tâm lý này, qua bao đời, đã có không biết bao nhiêu giai thoại, liên quan tới đá gà. Nhưng hầu hết, chuyện nào cũng không vui, vì trong đó, ngoài máu và lệ của con vật bị hy sinh, còn có nước mắt người chảy ra, để trả gia chó sự đam mê, của một cuộc chơi, không biết đâu mà mò.

      - VƯƠNG BỘT MẤT CHỨC VÌ BÀI PHÚ “ĐÁ GÀ“.

      Dù “Đá Gà”, theo Nam Hoa Kinh của Trang Tử, đã xuất hiện ở nước Tề thời chiến quốc vào năm 432 tr TL, nhưng mãi tới Nhà Đường, mới được thịnh hành và thu hút mọi tầng lớp trong xã hội, kể cả vương hầu khanh tướng, hoàng tử đương triều. Bởi vậy ở kinh đô Trường An, ngoài những đấu trường dành riêng cho bậc cao sang quyền quý, trong đó có anh em, con cháu họ Lý nhà Đường, tới mua vui bằng những trận cá độ lên tới chục lượng vàng ròng. Ngoài ra khắp kinh thành, đâu đâu cũng có chợ mua bán gà đá rất phát đạt.

      Đương thời có nhà thơ Vương Bột, là một thi gia nổi tiếng về thơ Đường, xưa nay vẫn được tôn sùng là đỉnh cao, của nền thi ca cổ điển Trung Hoa. Ông thuộc phái “Tứ Kiệt”, ở vào thời kỳ Sơ Đường ( 618-713) với Dương Bột, Dương Quỳnh, Lư Chiếu Lân và Lạc Tân Vương. Thơ của nhóm này, chủ yấu là ca tụng thiên nhiên bằng lời lẻ bóng bảy, hoa mỹ.

      Vương Bột, tự là Tử An, sinh năm 649 tại Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây, theo sử liệu, là một bậc văn nhân tài tử, ngay lúc lên sáu đã nổi tiếng hay thơ. Nhưng xưa này, tài mệnh tương đố, nên chữ tài liền với chữ tai một vần, vì vậy ông chết rất sớm, chỉ hưởng dương có 27 tuổi. Người nay còn nhớ tới Vương Bột, ngoài 16 tập Thơ, trong đó có bài “Đằng Vương Các “được ca tụng. Ngoài ra, ông còn làm bai phú “Vua gà chọi, anh hùng gà chọi”, khi tới trường gà, xem các hoàng thân quốc thích nhà Đường đấu gà .Bài phú làm chơi, không ngờ gây họa cho tác giả, khi bị kẻ sàm nịnh, trình lên vua Cao Tông-Lý Trị. Thế là ông bị bãi quan, với tội danh nhạo báng hoàng thân, quốc thích. Chán đời, Bột chu du khắp xứ, sau đó tới tận Giao Châu (VN), để thăm cha đang làm quan tại đó. Nhưng không may, thuyền Ông bị chìm tại cửa Thần Phù (Ninh Bình), làm ông chết đuối khi mới 27 tuổi, vào năm 676 sau TL.

      - VÌ GÀ CHÔN SỐNG MẸ,Bị TRỜI ĐÁNH:

      Trong tác phẩm Công Dữ Tiệp Ký “của Vũ Phương Đế, làm quan Đông Các Học Sĩ, thời Lê Trung Hưng - Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, có câu chuyện như sau. Tại Thất Huyện, tỉnh Hải Dương, có công tử nhà giàu,mê đá gà. Trong nhà nuôi được con gà nòi quý, đá rất hay, nhiều người tới trả giá cao mua lai, nhưng nhất định không bán vì coi nó như bửu bối. Ngày nọ đi vắng, con gà nòi được thả ra, cứ tới chỗ người vợ đang sàng gạo phá phách. Vì đuổi hoài không được, giận, chị vợ ném cái nia, không ngờ trúng nó chết. Tình cảnh như vậy, khiến vợ cuống quít sợ hãi, vì biết chồng về sẽ không tha mạng mình, bởi anh ta coi gà quí hơn tất cả.

      Mẹ chồng biết, bèn nghĩ kế giúp dâu. Lát sau người con về, không thèm chào hỏi ai, mà chỉ xồng xộc kiếm gà và được mẹ cho biết, mình đã lỡ tay quăng chết gà. Rồi mẹ hứa sẽ bán mấy mẫu ruộng dưỡng già, để anh ta mua một con gà khác. Nghe xong câu chuyện, anh ta không nói gì, chỉ bảo mẹ dọn cơm cho mình ăn. Rồi thì đi tìm một cái cuốc đất và túm tóc mẹ, nói lớn “bà giết gà tôi, bà phải chết”.

      Sau đó, đứa con bất hiếu lôi mẹ ra bãi tha ma, đào một lỗ lớn, định chôn sống mẹ để trả thù cho gà nhưng trời đất có bao giờ tha thứ những kẻ bất hiếu, bất trung, bất nhân, bất nghĩa, bất tín, nên cho sét đánh chết tên “cẩu tử”, để làm gương cho nhân thế. Hiện ở Hải Dương, cón có tấm bia đá, ghi lại câu chuyện quái đản này, như là một bia miệng, nhắc nhở mọi người, đứng làm ác, kẻo có ngày bị qiuả báo.

      - TRỊNH KHẢI HAM ĐÁ GÀ, SUÝT MẤT NGÔI CHÚA

      Cũng thời Lê Trung Hưng-Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, “đá gà “đả trở thành thú vui tiêu khiển của hàng vương tôn quyền quý, trong đó có các hoạn quan. Đây cũng là một đề tài, để cho Trạng Quỳnh đương thời, lấy đó đem ra nhạo báng, những cái hư rởm của bọn ăn không ngồi rồi, chẳng biết làm gì, vì cái ăn cái mặc, đả có những người cùng đinh khố rách khổ cực lo liệu.

      Theo sử liệu, khi chưa lên làm chúa,Đoan Nam Vương Trịnh Khải rất ham mê đá gà. Do trên Khải bị cha là Chúa Trịnh Bồng rất ghét. Bởi vậy, dù là con trưởng, đã được phong thế tử, nhưng Khải đã bị hạ bệ và Bồng đưa con trai thứ tên Trịnh Cán, con của ái thiếp Đặng thị Huệ. Tuy nhiên nhờ khôn ngoan, lại có nhiều vây cánh, nên Khải đóng kịch tiếp tục mê đá gà, che mắt đối phương và cha già. Vì vậy đã chiếm được ngôi chúa (1783-1786).

      - GIAI THOẠI ĐÁ GÀ THỜI NHÀ NGUYỄN:

      Thời nhà Nguyễn, một hoàng thân rất say mê đá gà, bị dư luận tôn lên làm “vua đá gà”, nên quá sợ sinh bệnh và chết rất trẻ. Tả quân Lê Văn Duyệt (1763-1832), là một danh tướng của VN dưới thời nhà Nguyễn, ông rất được dân chúng miền Nam kính trọng. Sau khi qua đời, ông được an giấc ngàn thu tại Sài Gòn, ngay ngã tư Bảy Hiền. Nơi này hương khói không dứt, dù là ngày thường hay trong dịp lễ Tết, qua danh xưng Lăng Ông Bà Chiểu.

      Tuy là một nhân vật lịch sử nhưng ông cũng rất mê đá gà, ngay từ khi còn thơ ấu. Đến lúc trở thành khai quốc công thần, trấn thủ Gia Định Thành, quyền hạn gần giống như một Phiên Vương. Theo các tài liệu còn lưu trữ, thì Tả Quân ngày thường cũng như vào dịp Tết, có hai thú vui là Xem Hát Bội và Đá Gà.

      Khi làm Tổng Trấn, Tả Quân cho xây Trường Gà gọi là Nhà Hoa và Trường Hát Bội, cũng gọi là Nhà Hát. Những nơi này đều nằm ngoài thành, hiện là khu vực của Bộ Tư Pháp, Dinh Độc Lập và Trường Trung Học J.J.Rousseau. Có lẽ thời Tả Quân cai trị, Gia Đinh cũng như Lục Tỉnh, là thời vàng son của Các Tay Đá Gà và Các Nghệ Sĩ Hát Bội.

      Vẫn theo truyền thuyết, Tả Quân có lần vì mê đá gà, nên khi đi chầu bị bê trễ. Tuy vậy là một công thần dày công hãn mã, chinh nam, phạt bắc, bốn lần tới Quảng Ngãi dẹp yên mọi đá vách, nên ông chỉ bị Vua Gia Long quở trách, mà không phải chịu trừng phạt nặng nề.

      Cũng vào thời Nhà Nguyễn, có Hải Ninh Quận Công tên Nguyễn Miên Tăng, hoàng tử thứ 42 của Vua Minh Mạng. Không giống như các con cái khác của nhà vua, Tăng được sử liệu phê phán là một người hư hỏng, chơi bời lêu lỏng, ham mê hát bội và thú đen đỏ, trong đó có Đ1a Gà. Do trên, gia tài bị khánh kiệt, bán cả nhà cửa, đến nỗi phải xuống ở nhờ, tại một chiếc đò, trên sông Hương, chỉ dùng để nuôi heo.

      Cuối năm 1896, đời vua Đồng Khanh, Tăng tới xem đá gà tại một trường đá ở ngoại thành Huế. Mặc dù chỉ xem chùa, nhưng ông ta rất thích một con gà chọi rất oai phong, vì vậy không tiếc lời hoan hổ, cổ võ. Thế nhưng vào giờ chót, con gà ấy lại bị thua ngược. Quá uất ức, từ sự việc này khi liên tưởng đến cuộc đời bị thua ngược của mình, nên Nguyễn Miên Tăng bị máu trào lên tới cổ và té chết bất đác kỳ tử, ngay nơi sân của đấu trường. Vì suốt đời ham mê cờ bạc, chơi bời xa xỉ, nên khi nhắm mắt không còn một xu dính tuí. Khiến cho thân quyến cũng quá nghèo, khi chôn cất, phải đặt thợ mã, một bộ quần áo giấy “Quận Công”, để tẩn liệm.

      Cũng liên quan tới chuyện đá gà ở Huế ngày xưa, mà làng An Cựu được coi như thủ phủ của các trận đấu gà, nhất là vào những dịp xuân về, thu hút hầu hết vương tôn công tử tại đất thần kinh và vùng lân cận. Cũng nơi này, đã xuất hiện một bài thơ, liên quan tới “Đá Gà” của tác giả vô danh. Do ý thơ ngoài thanh trong tục, nhiều người cho là của Hồ Xuân Hương. Tuy nhiên tra cứu tất cả những tác phẩm xưa nay viềt về nữ sĩ này, không thấy một ai đề cập tới, hơn nữa sở trường của bà là thơ Đường luật, thất ngôn bát cú, còn bài thơ này, thì làm theo thể lục bát.

      Thơ rằng:

      “Vui xuân nhằm tiết tháng ba,

      ông bà cao hứng bắt gà đá chơi

      gà ông cất cổ gáy hơi

      gà bà thủ bộ đợi thời gà ông

      gà ông chém trúng cạnh mồng

      gà bà nổi giận ngậm cần gà ông

      đá nhau một chập ướt lông

      gà bà trúng cựa, gà ông gục cần.”

      - THẦN KÊ:

      Sau khi cuộc khủng hoảng kinh tế ( 1937-1938) chấm dứt. Nhờ vậy đồng bào ở Lục tỉnh làm ăn phát đạt và do đó, phong trào nuôi gà nòi tại các tỉnh Hậu Giang như Phong Dinh, An Giang, Kiến Phong.. lại hồi sinh và rầm rộ hơn trước. Ban đầu, cuộc tranh tài chỉ có tính cách giải trí, giữa xóm này với xóm khác. Về sau một số người chen vào, nuôi gà nòi chuyên nghiệp đá ăn tiền. Do trên, phong trào bùng lên tới tỉnh, rối lấn sang qua tới Nam Vang.

      Từ xưa người Cao Mên có loại gà đá Tà-Lóc, không có cựa, nên chỉ đá bằng đôi chân, vì vậy mới gọi là Gà Đòn. Gà này cũng đá rất hăng, nên được Việt Kiều Kampuchia nuôi, để đá chơi trong ba ngày Tết Nguyên Đán, cho đỡ nhớ nhà, chứ khôn ăn tiền. Mãi tới khi có một số về thăm quê, mua gà nòi đem lên nuôi và mở trường gà lớn Stung Meng Chây, xa thủ đô Phnom Penh 10 km, mới bắt đầu có chuyện ăn thua bằng tiền bạc. Từ đó, các tay chơi ở miền Nam, cũng thường xuyên lên Nam Vang,để tham dự trò đen đỏ. Trong số này, tên tuổi nổi nhất thời đó, có Hai Hiển hay Lê quang Hiển, ở Cao Lãnh. Trong số Việt Kiều nuôi gà nòi, nổi tiếng có Lâm Minh Sến, ở xã Vĩnh Lợi Tường, quận Peamchor, tỉnh Prey Veng, giáp ranh với xã Thường Phước, quận Hồng Ngự, tỉnh Kiến Phong của VN.

      Năm 1938, một lần đi xem đá gà trong xóm, thấy có con gà trống thật oai phong, nên mua một cắp trống-mái, đem về nhà gầy giống. Ít lâu, gà đẻ được mười bốn con với màu sắc khác nhau.Trong số này, có một con rất đặc biệt và dị dạng lông đen tuyền, không có đuôi. Sến rất thích, đặc tên là Ô-Truy, theo điển tích nói về con ngựa hay của Hạng Võ. Cùng một bầy, nhưng con gà đen cụt đuôi rát khác lạ, không chịu ngũ dưới đất, tính cô độc, còn thân hình thì tròn trịa như một cục thịt và ít gáy.

      Một hôm có Xả Cập, cũng người làng Vĩnh Lợi Tường, tới thăm nhà Ông Sến, để coi con Ô Truy. Vốn là tay nuôi gà sành sõi, nên Xã cập chỉ một lần quan sát gà và khám phá ra một cái bớt đen, nằm giữa cái lưỡi màu hồng lợt của gà. Ngoài ra gà còn có một cái lông voi, mọc ở giữa cánh. Đồng thời còn có thêm một cái vẩy nhỏ, mọc trong kẹt ngón chân giữa, mà dân chuyên nghiệp, gọi là Vẩy Yểm Long. Tóm lại, theo kinh kê, thì đây là một con Thần Kê, có một không hai trên đời.

      Thế rồi gà xuất trận lần đầu, đối với con gà Điều trong xã. Vì khinh thường Ô chùy, nên lần đó, tiền cá độ rất cao. Cuối cùng chưa đầy một hiệp, gà điều bị gà đen cụt đuôi, thọc cựa vào cổ chết tốt. Từ đó tiếng tăm Thần Kê vang dội khắp vùng.. Tháng sau, gà đen đụng độ với gà xám, của một phú nông guài có từ VN sang. Và cũng như lần trước, thần kê đá lòi mắt địch thủ, khiến cho phú gia thua sạch tiền, đành ôm gà về xứ. Tính ra chỉ đá có ba độ, nhưng đã đem lại nhiều thắng cho hai ông chủ là Sến và Xã Cập.

      Bấy giờ ở Nam Vang có Hoàng Thân S.R.N nuôi được con gà bông 9en trắng, mang tê Krongpha, gần như là vô địch cả nước. Nhưng cuối cùng khi gặp Thần Kê, gà cũng bỏ chạy. Thế là tiếng tăm của nó vang lừng, khiến ông Hoàng Cao Mên thích và đã mua lại con gà thần.

      Su đó, có một quan Miên gốc Phi, đề nghị ông Hoàng mang Thần Kê sạn Manila giao đấu tại Hội Chợ. Nhưng tiếc thay, khi tàu ra giữa biển, thì gặp bảo, Thần Kê bị nhốt trong lồng, chịu không nổi sóng gió dập dồn, nên đã chết. Ông Hoàng trước tình cảnh đó, chỉ đành thủy táng con vật nổi danh nhưng bạc mệnh.

      Đá gà xưa nay, trên nguyên tắc được coi như là môn thể thao, trong tập tính tinh thần thượng võ của dân tộc Việt.Tả quân Lê Văn Duyệt, khi bị vua Gia Long khiển trách vì mê đá gà, nên trễ nải buổi thiết triều. Ông đã tự biện luận để giãi tội, khi đưa ra 5 đức lớn của gà là: Đầu có mồng như đội mão là VĂN. Chân gà có mang cựa nhọn như gươm giáo là VÕ. Thấy kẻ địch trước mặt vẫn xông vào là DŨNG. Khi kiếm được cái ăn, lập tức phân chia cho đồng loại là NHÂN và ngày ngày cứ tới đúng giờ thì gáy là TÍN. Đây là năm đức tính, chẳng những cần cho văn thần võ tướng, trong sứ mệnh an dân, trị quốc, mà còn giúp cho thế nhân hành sử đúng đạo làm người. Luận lý trước đó cũng đã được một tác giả vô danh, đề cập trong tác phẩm nổi tiếng “Lục Súc Tranh Công”.

      Qua những tính tốt đăc biệt kể trên, cộng thêm cái nguyên lý xưa nay, mà ai cũng phải công nhận. Đó là “Gà Đá Hay Nên Gà Thắng Trận “mà phần lớn cũng do công chọn lựa, chăm sóc và huấn luyện của chủ nhân, qua thời gian dài đầy cực nhọc. Cho nên “đá gà” đã nhanh chóng trở thành thú vui lâu đời của dân tộc, cũng là lẽ tự nhiên. Thật vậy đối với mọi người, thú vui đá gà, được cổ nhân quan niệm như một tinh thần thượng võ và cũng là mối liên lạc kết đoàn, giữa mọi tầng lớp trong xã hội, nên nó được tồn tại và phát huy cho tới ngày nay.

      Trong “Văn Đài Loại Ngữ”, Lê Quý Đôn có viết rằng, con người nên lấy nghề làm thú vui chơi và ông gọi đó là “Du Ư Nghệ”.Trong đời sống của con người, vui chơi hưởng thụ, không phải là chuyện nhỏ, nên trên hết, con người chỉ chơi, khi là con người. Bởi vậy cho nên Nguyễn Công Trứ mới phán “Chơi cho lịch, mới là chơi. Chơi cho đài các, cho người biết tay”.Đá gà là một nghệ thuật chơi và làm, cả hai gắn liền với nhau như một, không thể tách rời được. Giống như thi sĩ làm thơ, diễn viên đóng tuồng, còn chủ nuôi gà thì điêu khắc một pho tượng sống, tuyệt mỹ theo ý mình, đó là con gà nòi. Sự thành công nhất của những chủ gà xưa nay, là thu được thù lao khó nhọc, trong thời gian nuôi gà, đến một mức nào đó, vừa đủ cho sự đền bù và cũng coi như đã đạt tới trình độ, của người làm mà giống như chơi. Chỉ như vậy, nên hầu hết người xưa, mới có cảm hứng, qua thú vui đá gà, cho người sáng tác lẫn tha nhân chiêm ngưỡng.

      Nhưng như C.Chaplin quan niệm, thì cuộc đời, đâu có khác gì một tác phẩm khổng lồ, trong cái nhìn xa hay gần, nếu chẳng là bi thì cũng hài kịch. Thời gian và cuộc sống kim tiền đã làm thay đổi tất cả, trong đó có ý nghĩa thiêng liêng của “Du Ư Nghệ”.Cho nên sẽ không lạ khi thấy đá gà, trở nên một cuộc đen đỏ. Nhưng đó chưa phải là niềm đau của người xưa, mà chính những ngôn ngữ cao quý của loài gà, bị những kẻ phàm phu tục tử đời này, cưởng bức, trở thành những tiếng lóng, trong làng chơi, mới thật là xa xót hận hờn. Ngày nay “gà đá, gà chọi”, không còn mang nghĩa thuần tuý của trận đấu gà, mà là tiếng lóng, để chỉ hạng gái mãi dâm thập thành, còn “gà mái đỏ”, để chỉ loại gái bán phấn mua hương trẽn trơ khêu gợi. Ngoài ra, danh từ “gà đá, gà chọi”, cũng được các trùm tổ chức võ đài, mượn làm tiếng lóng, chỉ võ sĩ phe mình. Riêng “Gà nhà ăn tiền rồi “cũng là tiếng lóng, chỉ cuộc đấu võ thành công, đại thắng.

      Đời đã như vậy, còn biết nói gì hơn.

      Xóm Cồn Ha Uy Di

      Cuối Đông 2016

      MƯỜNG GIANG

      (Theo Vietbao)


      Comment


      • #4
        Con Gà Ó Xám – Thảo Nam




        Cái thời học ở trường làng, thằng Nam có nhiều thú vui hấp dẫn hơn là những bài học, bài toán ở trường, ở lớp. Những ngày nghỉ học, nó thường khi xách chai cá lia thia hoặc ôm gà vô xóm Lò Kẹo cáp chạng cho đá với nhau, cùng với lũ bạn bè ham học thì cũng có, mà ham chơi như nó thì có lẽ nhiều hơn.

        Mỗi lần đi ngang hàng rào bông bụp nhà ông Nhã, nhìn vô thấy ló lên cái đầu ngọn cây đòn xóc dựng sát góc phên đất của gian nhà giữa, là thằng Nam lại mon men ghé vô. Nó ghé vô không phải chỉ để coi ông Nhã chủ gia đánh cờ với chú Năm Củi, chủ nhân của cây đòn xóc ấy. Mà phần chủ yếu là để nghe những câu chuyện của chú Năm Củi kể về nguồn gốc tấm bia Chàm ở Hố Giang; sự tích về ngọn núi Bắt Chấy; về Đá Mặt Yàng cũng như về Bảy Ngôi Mã Ngựa nằm rải rác ở ba xã dọc theo chân núi mà chỉ trong một đêm đã bị quật lên cùng một lượt bởi những bóng đen như âm binh vô hình không biết từ đâu đến, và rồi cũng không biết đi về đâu…[Người ta gọi tên như vậy thôi, chớ chắc là không đúng với tên thật; vả lại, chú Năm Củi còn gánh bán những thứ nông lâm sản khác như: Than, nứa, lúa, khoai… Nhưng có lẽ bán củi là thường hơn. Mười lần như một, mỗi khi trút nhẹ gánh trên vai là chú Năm Củi lại tạt ngang nhà ông Nhã chơi đánh cờ tướng. Thường thì họ để hết tâm trí vào cuộc. Đấu với nhau một chặp lâu thì nghỉ xả hơi. Rồi lại tiếp tục chơi cho tới xế chiều, có khi đến lúc mặt trời gần lặn, chú Năm Củi mới vác đòn xóc ra về]. Những câu chuyện ấy chỉ được kể trong lúc giải lao. Thằng Nam phải gạ gẫm, chấp thằng Hài con ông Nhã cả nửa bàn cờ: Xe, pháo, mã để có lý do nấn ná. Gần như cực chẳng đã chứ chẳng có gì hứng thú bởi vì thằng Hài không phải là đối thủ ngang tay, lại nhỏ hơn nó tới hai tuổi. Đánh cầm chừng, lắng tai nghe chuyện, chỉ cốt sao đừng để thua thôi, vì tuy còn nhỏ tuổi mặc lòng, thằng Nam cũng là đứa biết điều sĩ diện.

        Chú Năm Củi le lưỡi dán điếu thuốc bổi lên mép, gắp cục than mồi:

        - Anh có nghe năm nay mở “trường” ở đâu không? Ông Nhã hớp một ngụm trà, chậm rãi nói:

        - Ở trước Trường Hát, ga Tam Quan.- Anh có cáp “độ” nào không? Con gà Ô chân chì thắng nậu Nguồn năm ngoái ở An Lão, anh có tính…?

        - Nó già rồi, chậm chạp. Tui sợ không chắc thắng nên tính để cho “đạp” lấy giống. Rồi ông hướng mắt về phía chuồng gà:

        - Con gà chuối trong bộ nó mới “xổ” lần đầu, nhưng thấy cũng được. Anh mà tuyển thì chắc là có điểm đặc biệt rồi.

        – Cũng chưa dám nói chắc. Có điều cặp giò nó có vảy “ấn thiên”.

        Ông Nhã thở một hơi khói thuốc dài:

        - Phải chi có được con nào như con gà ó xám của chú Út anh hồi năm năm thì cho dù Nam Kỳ Lục Tỉnh, Huế gì cũng chấp hết. Mỗi lần nói với chú Năm Củi về chuyện mấy con gà là thế nào ông Nhã cũng có nhắc đến con gà ó xám.

        Gà của ông nuôi từ trước tới nay chưa có con nào thật trội; những lần ra quân có lúc được lúc thua. Con gà ó xám không phải của ông Nhã. Mà dường như nghề chơi nào người ta cũng đều tôn sùng thần tượng, lại còn có khuynh hướng muốn tô vẽ thần tượng đó và nâng nó lên thành huyền thoại. Chú Năm Củi có lối kể chuyện khá thu hút. Mỗi lần kể lại chuyện cũ, đoạn nào hấp dẫn mà bị bỏ sót thì ông Nhã lại nhắc, có khi chú Năm Củi lại nhớ thêm vài chi tiết mới. Thành thử thằng Nam cho dù có nghe đi nghe lại, cũng vẫn cảm thấy thú vị.

        Cấm An Sơn hồi xưa hoang vu như rừng chớ không phải như bây giờ. Đất cát thì trắng như cát biển. Người ta có đào được chì câu cá và mỏ neo có khắc chữ Hời.Ông nội tôi thường khi đốn củi ở Cấm đem xuống chợ bán.

        Một hôm sau trận bão lớn, ông nội tôi đi củi có đem về một con chim lạ có bộ lông màu xám tro, lớn bằng rưỡi con gà mái dầu, trông lờ đờ như gần chết. Nó bị kẹp giữa hai cành cây lớn. Cánh bên trái gần như bị gãy lìa và một bên chân bị giập. Sẵn dịp nhà có kêu thợ sửa lại bộ che ép mía làm đường, Má tôi muốn làm thịt con chim ấy cho đỡ bữa chợ. Bà Nội tôi lúc ấy ăn thập, mỗi tháng mười ngày chay, muốn bớt việc sát sinh, tỏ ý ngăn lại. Ba tôi đắp lá ngũ trảo đâm với cỏ mực và củ nghệ, gần tháng sau thì con chim bình phục. Nó được thả nuôi chung với bầy gà. Không biết là chim rừng hay quạ biển. Có người cắc chú thợ nhuộm nói đó là giống hải âu ở đảo xa, xa lắm… chắc là bị bão thổi dạt về đây. Nó được gọi tên là con Ó. Thuở ấy diều quạ hay bắt mất nhiều gà con. Trưa nọ, một con diều lớn sà xuống xớt hụt con mồi, bay đậu trên ngọn tre cao. Nghe tiếng kêu thất thanh của con gà con đang hốt hoảng rúc đầu trong cánh mẹ, con Ó cố sức nhảy thót lên ngọn cây rơm, dang rộng một bên cánh, mắt long lên sòng sọc, vươn dài cổ, kêu lớn lên mấy tiếng: “Tót, tót, tót”. Con diều giật mình nghiêng đầu nhìn xuống rồi vùng tung mình bay thẳng lên mây, mất hút. Từ đó cho chí đến nhiều năm sau, vùng trời ba thôn An Đỗ, Tân An, Thành Sơn không thấy bóng một con diều. Con Ó khi cần di chuyển một khoảng xa, nó nhảy chứ không chạy như gà. Nó hay men ra bờ mương bắt ếch nhái, cua đồng, có khi cả chuột và rắn nước, dùng mỏ và móng xé ra chia cho lũ gà nhà. Mấy con gà mái lấn lướt dành ăn, nó chỉ đứng yên không hề lộ vẻ tức giận. Đêm nó ngủ riêng một mình trên cành cây khế tơ, mùa lạnh cũng như mùa nóng. Đâu được hơn một năm. Sau một đêm mưa dầm, sáng ra, con Ó chết. Chân nó còn bám chặt cành cây. Ba tôi chôn nó ngay bên dưới gốc cây khế ấy.

        Lâu lâu thăm mấy ổ gà liệu vừa đủ số, Má tôi gom lại và ba chục trứng đem đi chợ đổi lấy ít cá mắm. Còn chừa lại chừng một chục, chục rưỡi, lựa con gà mái ấp khéo và nuôi con giỏi nhất để cho mẹ mà thôi. Thành ra gà con là con chung của mấy con gà mái đẻ, mà không biết là con của gà mẹ nào. Lứa ấy có một con gà lông xám sớm đi lẻ bầy, thường len vô chỗ đất mới cuốc để kiếm trùng dế, bị lãnh một lưỡi cuốc của Ba tôi, đứt tiện hết một ngón chân. Cùng bầy lớn lên, gà cồ thì gáy, gà mái thì đẻ. Nó không có “tích” có mồng, trông chẳng giống gà trống cũng chẳng giống gà mái. Lông nó màu xám. Trừ lông cánh và lông đuôi, kỳ dư đều có sọc trắng ở giữa như những con gà ó thông thường với sắc lông màu nâu đất. Chỉ có điều lạ là con gà ó này lông nó lại là màu xám. Có lần, con gà ó xám tha về một con rắn lục nhỏ, xanh dờn. Loại rắn này chỉ thấy ở trên cành cây cao. Nhìn cách nó xé mồi, người ta nhớ tới con Ó. Nhưng mà đâu có ai thấy con Ó với con gà mái nào như là chuyện gà mái với gà cồ đâu. Rồi cũng không ai để ý gì nữa. Ở thôn quê thì đâu có gì quan trọng hơn chuyện thời tiết, mùa màng.

        Đầu ngõ có thằng Câm què. Kêu bằng thằng vì vai vế chi phái, chớ thật ra nó lớn tuổi hơn tôi nhiều. Hồi nhỏ nó nói sõi lắm. Bà ngoại của nó thời xuân sắc nổi tiếng khắp vùng Cự Tài, An Quới… với giọng hát hò đối đáp ngọt như mía đường, có dạy cho nó mấy câu:

        “Sáng trăng sáng tỏ trường xơ,

        (Chớ) Tay anh tiếp, (mà) miệng anh nói thơ, hô vè”.


        Nhưng sau một cơn bệnh nắng, nó bị liệt hai chân và cấm khẩu luôn. Vậy mà ngõ trước vườn sau, nó đều thông thuộc. Mùa màng nông vụ, già trẻ lớn bé đều kéo nhau ra đồng. Thằng Câm què ở nhà nấu cơm, coi chừng trẻ nít, bán dúm đồ nhôm đồ đồng hư bể, kêu thợ thiến heo. Có công việc gì ở nhà nhờ được là giao cho nó. Xóm giềng ai cũng tin và hiểu qua cử chỉ ra dấu của nó. Có nhiều chuyện nó kể bằng điệu bộ mà sinh động, hấp dẫn hơn người thường là đàng khác. Ở xóm bên, cách ranh một con suối nhỏ, có ông Nghề, nhà khá giả, rất mê gà đá. Ông có mua một con gà tía điều tận trong Phú Yên, bằng giá tiền một con trâu nghé, về nhất, riêng không cho đạp mái, sợ mất sức. Con gà sẩy bội có nửa buổi về, một bên mắt nhắm hít, đầu cổ đầy vết trầy xước như có ai cầm lưỡi liềm cắt lúa mà cứa. Ông Nghề tức giận lắm, ôm gà đi giáp xóm hỏi cho ra lẽ.

        Thằng Câm què ra dấu diễn tả con gà của ông Nghề nhảy qua diệu võ giương oai, hùng hổ rượt đám gà mái chạy loạn xạ. Mấy con gà cồ đều quạt cánh lảng xa. Dặm đường “trường chinh” của con gà tía điều bị chặn lại ở tại nơi đám mì. Thằng Câm què lết ra tận nơi, chỉ cho ông Nghề coi bãi chiến trường. Thấy ông Nghề để ý xem xét những ngọn lá mì trên cao bị giập gãy, thằng Câm què quạt quạt hai tay ra dấu là con gà ó xám bay qua bay lại, không đá như gà ma chân nó quào tới, mổ vào đầu đối thủ. Ông Nghề nhìn lại con gà ó xám thì thấy không bị thương tích gì nặng, ngoài những mảng lông ở cổ bị sói, để lộ rõ những vết bầm.

        Chú Út tôi năm ấy mới mười bảy tuổi, có máu mê cờ bạc hát xướng. Hai năm trước, tiền gánh mía mưng đầu tiên xuống chợ bán Tết, đã nộp hết cho sòng xóc dĩa, trong thời gian chưa nhai giập bã trầu. Đám bài chòi từ Phù Mỹ ra Gia Hựu, chú cũng bỏ cả việc nhà, tới làm công không, phụ dựng chòi che rạp hết mấy ngày. Nghe chuyện con gà ó xám, chú Út thường phóng qua con suối cạn, sang nhà ông Nghề, bờ cỏ có dấu mòn. Dường như ông Nghề có ý muốn mua mà chú Út tôi không chịu bán. Sau đó, hai người bàn nhau, đem con gà ó xám đi xổ thử trong Cầu Nước Mặn. Kết quả ra sao, dấu biệt, không nói cho ai biết. Tết năm ấy, ở Đức Phổ có mở Hội Chợ Triển Lãm lớn nhất Trung Kỳ. Chú Út nửa đêm vần cối xay bột đẽo bằng đá núi qua một bên, quơ hết tiền bạc vàng vòng – của hồi môn của Má tôi – đựng trong hũ sành chôn bên dưới, ôm con gà ó xám xuống ga Chương Hòa, cùng với ông Nghề, đáp tàu đi Quảng Ngãi. Ông Nghề đi tay không với một túi tiền. Ông đặt kỳ vọng nhiều vào con gà ó xám, đồng thời cũng muốn chọn mua một con gà thật xuất sắc, thay cho con gà tía điều đã bị hư hẳn một bên mắt, không còn mong đấu đá gì được nữa.

        Nguyên cả trường gà Hội Chợ, không có con nào ngang chạng, đành phải cáp độ với con gà nhạn, lông trắng chưn vàng ở Đại Lộc, Quảng Nam, lấn hơn con gà ó xám gần cả phân rưỡi gà. Ông Nghề phải đứng tên chủ gà vì chú Út tôi còn đang trong tuổi vị thành niên. Chưa tàn phân nửa cây nhang đầu, con gà ó xám đã bị chấp ăn năm. Bởi lẽ nó cứ chui xuống lườn, né tránh những cú “nạp” của đối phương. Lần cho nước thứ ba, con gà ó xám yếu hẳn vì bị nhiều đòn đau, đứng không vững; trong khi con gà nhạn còn rất sung sức. Phe theo con gà nhạn thị thiền chấp ăn ba, rồi ăn hai, mà vẫn ít có người dám bắt. Hiệp cuối cùng. Đầu hiệp, con gà ó xám bị trúng một cựa gần mang tai, khá sâu, lảo đảo; máu chảy thành vệt, nhuộm đỏ cả vùng lông bên dưới bầu diều. Mọi người hè nhau la ó rân trời. Ngay lúc ấy, có một phái đoàn đi duyệt qua Khu Triển Lãm Tiểu Thủ Công Nghệ gần đó, có cả quan Ta lẫn quan Tây, thấy lạ ghé coi. Chú út tôi nóng máu, “được ăn cả, ngã về không”, bắt hết các khoản chấp ăn một. ông Nghề cũng vậy. Hy vọng sau cùng của ông là chờ đợi đến lúc con gà ó xám bay lên khỏi mặt đất. Và rồi nó bay thật. Lần tung cánh đầu tiên của nó, đối phương đã bị rách một bên má, bởi móng quào rất sắc. Lần thứ nhì vào giữa hiệp, mắt bên trái của con gà nhạn đã bị mổ trúng. Con gà ó xám cũng rất yếu. Nó cứ đứng nép bên mé mà địch thủ không nhìn thấy rõ, để nghỉ mệt. Được một lúc, như lấy lại tinh thần và sức lực, con gà ó xám dang rộng đôi cánh, vươn dài cổ kêu lên mấy tiếng: “Tót, tót, tót”. Con gà nhạn đang loay hoay tìm, vì không xác định rõ vị trí đối phương, nên đâm ra hoang mang. Chợt nghe tiếng kêu lạ, nó hốt hoảng lùi lại, nhìn dáo dác. Như chỉ chờ đúng lúc ấy, con gà ó xám dùng hết toàn lực bay lên, dùng cánh đập, móng quào, mỏ mổ tấn công tới tấp, vừa kêu “Tót, tót”. Tiếng kêu ấy như là của một loại “cầm” nào có uy lực khắc tinh với các giống loài lông vũ, trong đó có loài gà. Con gà nhạn hớt hải chớp cánh, vùng bỏ chạy ra khỏi vòng tròn, lằn ranh quy định mức ăn thua.

        Ngoài tiền cá độ, chiến thắng oanh liệt của con gà ó xám còn được giải thưởng đặc biệt của ban tổ chức và mề đay của quan lớn vì đã gây được không khí hào hứng, sôi nổi cho Hội Chợ.

        Chuyến tàu chót đêm hôm ấy về đến đèo Bình Đê, vừa ra khỏi hầm chun thì bị lật. Ông Nghề may mắn, chỉ bị xây xát nhẹ. Chú Út tôi thì bị gãy chân, không đi được. Ông Nghề phải thuê người cáng, võng về đến nhà. Con gà ó xám không biết lạc đi đàng nào. Đâu chừng năm sau. Một hôm ba tôi đi củi về, dáng vẻ đăm chiêu. Người nhà theo hỏi, ông nói là có gặp con gà ó xám trong Cấm, nhập bầy cùng với lũ gà rừng; thấy động, chúng bay cả vào vòm cây. Lại hỏi vì sao mà biết chắc. Ba tôi bảo là lúc ấy trời mới vừa hửng sáng, mặt cát còn ướt sương, in rõ dấu chân con gà ó xám đậm và lớn hơn cả, lại thiếu mất dấu một ngón chân bên bàn chân phải. Mọi người nhao nhao, muốn cùng nhau đi tìm. Ba tôi lắc đầu, giọng chậm rãi:

        – Làm sao tìm được cá nước, chim trời…

        (Theo tvvn.org)


        Comment


        • #5
          Gà có trước trứng ?


          Các nhà Khoa học tuyên bố: rốt cuộc đã tìm ra giải đáp cho câu hỏi muôn thuở: ”Gà có trước, hay trứng có trước?”. Câu trả lời của họ là kết quả của một trong số nhiều khám phá khoa học thú vị nhất từ trước tới nay.



          Vì cần phải có protein để tạo nên trứng, nên các nhà Khoa học kết luận rằng: gà chắc chắn có trước trứng.


          ***

          Giống gà hiếm có máu và thịt màu đen


          Một giống gà quý hiếm ở Indonesia nổi tiếng bởi mọi thứ trong cơ thể chúng, từ máu, lưỡi tới mào, đều có màu đen. Giá của chúng có thể lên tới 2.500 USD.


          Giống gà Ayam Cemani quý hiếm và đắt đỏ xuất xứ từ đảo Java của Indonesia. Chúng “du ngoạn” sang châu Âu vào năm 1998.


          Theo tiếng Indonesia, từ “Ayam” có nghĩa là “gà” và “Cemani” mang nghĩa “hoàn toàn đen”.


          Lông, mỏ, lưỡi, chân, móng chân của Ayam Cemani là một màu đen tuyền. Thậm chí thịt, máu và tủy xương của chúng cũng là màu đen.


          Theo các nhà khoa học, chất fibromelanosis trong cơ thể gà đã thúc đẩy sự phát triển của tế bào sắc tố đen. Gene tạo ra fibromelanosis là gene đột biến. Fibromelanosis đã tồn tại ở khu vực châu Á hơn 800 năm trước. Sự đột biến đã tạo ra nhiều giống gà khác như gà đen Thụy Điển hoặc Svart Hona cũng có màu lông đen như Ayam Cemani.


          Ayam Cemani là một trong số những giống gà đắt nhất trên thế giới với mức giá có thể lên tới 2.500 USD/con (tương đương hơn 50 triệu đồng)


          Tại các nước châu Á, người dân cho rằng thịt gà Ayam Cemani tốt cho phụ nữ trước và sau khi sinh con.


          Thậm chí nhiều người tin Ayam Cemani đem lại may mắn và tiếng gáy của chúng mang tới sự thịnh vượng.


          Gà Silkie


          Gà Silkie có bộ lông xù phủ kín gần như toàn thân, và có nhiều màu sắc đa dạng.


          Gà Silkie là giống gà điển hình trong số các loài gia cầm được thuần hóa. Đặc thù của chúng là có bộ lông xù như lông chó, bao phủ toàn thân và cả phần đỉnh đầu.


          Theo các nhà Nghiên cứu, nguồn gốc chính xác của giống gà này hiện vẫn chưa được làm rõ. Gà Silkie có thể có xuất xứ từ Trung Hoa, và được đưa đến châu Âu khoảng 200 năm trước đây.


          Giống gà này được đặt tên là Silkie vì có bộ lông đặc trưng được cho là mềm như lụa (silk).


          Với bộ lông xù đặc trưng, gà Silkie có thể sống được ở những nơi có khí hậu ấm và lạnh. Tuy nhiên theo lời khuyên của các chuyên gia, chúng nên được giữ trong các chuồng nuôi vào mùa đông.


          Phần lớn gà Silkie có phần đầu phủ lông gần như kín mít, nhưng cũng có những cá thể lại có đặc điểm khác biệt, như chú gà trong bức ảnh này.


          Gà Silkie có sự biến đổi về màu sắc của bộ lông rất đa dạng. Chúng có thể có màu lông đen tuyền.


          Và bộ lông cũng có thể trắng như tuyết hay mang màu vàng hoe.


          Gà Silkie có tuổi thọ trung bình khoảng 9 năm. Trong những năm gần đây, số lượng gà đang giảm dần.


          Gà Silkie mẹ và đàn gà con. Thông thường, gà con mới nở sẽ không có phần đầu xù như gà trưởng thành.

          Linh Anh (theo Huffington Post).



          Comment


          • #6
            . . . . GÀ ĂN MÀY .



            Gà ăn mày Hàng Châu là một trong số những đặc sản hàng đầu của trường phái ẩm thực Triết Giang (Trung Quốc) , rất nổi tiếng trên khắp thế giới bởi cách chế biến độc đáo cũng như mùi vị thơm ngon của nó .

            Gà ăn mày được sáng tạo trong một hoàn cảnh hết sức đặc biệt . Một gã ăn mày vô gia cư người Hàng Châu , trong cơn đói kém , đành phải liều mình bắt trộm gà ở sân vườn một nhà ven đường , để xoa dịu những tiếng ùng ục phát ra từ cái dạ dày rỗng đã nhiều ngày qua . Hắn đang nhóm lửa và chuẩn bị làm gà thì bất ngờ , Hoàng thượng và những cận thần của người đang tiến đến ngày một gần ....

            Trong cơn hoảng loạn , gã lấy bùn bọc gà lại và ném vội nó vào lửa


            . .. Mùi thơm từ con gà bị ném vào lửa đã thu hút vị Hoàng thượng dừng bước và dùng bữa cùng kẻ ăn mày kia .

            Thật ngạc nhiên , món ăn ngon đến mức Hoàng thượng khăng khăng muốn biết cách chế biến món ăn này . Kết quả là món gà nướng này đã được đưa vào thực đơn trong cung của vua , và trở thành một món ăn rất nổi tiếng cho đến ngày nay .


            Gà còn nguyên con , bỏ toàn bộ lòng mề là nguyên liệu tối cần thiết cho món ăn này . Để đem lại mùi thơm , vị ngon ngọt cho món ăn , gà phải được rửa sạch bằng rượu gạo rồi nhồi hỗn hợp hành lá ,

            gừng , đậu tương , bột ngũ vị và một vài loại thảo mộc Trung Quốc vào trong bụng gà , khiến thịt gà thêm vị đậm đà và khử hết mùi tanh hôi . Trước khi đem bọc bùn và nướng trong lửa , người ta lấy lá sen hoặc lá cọ để bọc gà .



            THÀNH PHẦN NHỒI TRONG BỤNG GÀ

            Lá bọc sẽ giúp gà không bị dính bùn mà lại có mùi thơm tự nhiên của lá cây . Bùn bọc gà cũng phải được nhào nặn tỉ mỉ với nước và 1 kg muối . Lượng muối này hoàn toàn không làm thay đổi gì hương vị của gà , ngược lại nó sẽ giúp lớp bùn cứng hơn và không bị long ra trong quá trình nướng .


            Sau một vào giờ nướng trong lửa, mùi vị thơm của các nguyên liệu nhồi bên trong vẫn không hề bị mất đi. Hơn thế nữa, gà trở nên béo ngậy, mềm, ngọt, không hề bị khô và có mùi thơm rất hấp dẫn. Đặc biệt, tất cả xương gà đã róc hết thịt và chỉ cần dùng một đôi đũa nhỏ cũng có thể nhẹ nhàng tách riêng phần xương và phần thịt.


            Do cách thức chế biến món ăn rất độc đáo và giá cả khá đắt đỏ, cho tới nay, không có nhiều nhà hàng phục vụ món ăn này trong thực đơn của mình nếu không có khách hàng đặt trước.


            Thoạt nhìn ban đầu, món ăn trông có vẻ không được bắt mắt lắm, nếu không muốn nói là hơi kì dị. Nhưng nó thực sự là một món ăn mang hương vị Trung Quốc mà bất cứ ai cũng không nên bỏ lỡ.

            Mỹ Ái ( sưu tầm ) .

            (Theo quinhon11)


            Comment


            • #7
              Gà thi nhau gáy

              Rooster crowing compilation plus 2016 ( All rights reserved ) 100% original cotentlove what you do , do what you loveI dream, I do made this video take appr...



              Funny Chicken ★ ULTIMATE Funny CHICKEN Compilation (HD) [Funny Pets]

              Funny Chicken: Check out the most funny chicken videos!Subscribe: http://bit.ly/FunnyPetMedia | Facebook: http://bit.ly/FunnyPetMediaFBSubmit your video: htt...




              Comment


              • #8
                Món 'Gà ăn mày' này chắc họ bắt chước món gà trát bùn nướng trên than củi cuả lão tiền bối Hồng thất công chăng?

                Comment

                Working...
                X