[justify]
Phạm Khang
Toronto, Canada - Mùng 4 Tết Xuân Đinh Dậu 2017
THAM KHAO - Reference
1. http://tuvisomenh.com/tuc-khai-but-%C4%91au-nam-1370
2. http://www.stockchart.com.vn/PT-Co-b...a-cuc-sng.html
3. http://tubitam.com/tan-man-ve-chu-nhan.html
Tục Khai Bút Đầu Năm
[/justify]
Theo như các tài liệu trong lịch sử, thì tục khai bút và đi xin chữ đầu xuân bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, được gắn liền với hình ảnh người thầy giáo Chu Văn An đã về Chí Linh (Hải Dương) để mở lớp dạy học. Trong dịp Tết, học trò đến thăm thầy cô giáo, khi ra về thường được thầy cô giáo tự tay viêt tặng cho một chữ mang ý nghĩa nhắn gửi lẽ sống cho người đó. Ai nhận được chữ cũng đều hết sức may mắn và cảm thấy trân trọng. Từ đó về sau, tục khai bút được lưu truyền không những biểu trưng cho sự hiếu học mà còn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của học trò đối với người thầy của mình.
Khai bút đại cát – người xưa thường viết như thế khi đưa những nét chữ đầu tiên của năm, với ý nghĩa là khai bút để gặp những điều tốt lành, đồng thời thể hiện sự tôn trọng chữ nghĩa, đề cao sự học. Đây là một tập tục đẹp, một nét văn hóa Tết đáng được nhân dân ta gìn giữ, phát huy cho đến tận mãi về sau.
Đa phần sau giao thừa xong, mọi người thưòng chọn giờ hoàng đạo bất kể mồng một là ngày tốt hay xấu để khai bút. Các quan chức, nho sĩ, học trò chuẩn bị án thư, nghiên mực, bút lông, và giấy hoặc lụa để làm lễ khai bút đầu năm. Bên án thư, người ta đặt một đỉnh trầm ngát hương bay tỏa hòa lẫn với hương xuân giao mùa ngoài cửa. Ngày xưa, nội dung bài khai bút thường là một câu đối, một bài thơ đường luật ứng tác, hoặc một câu danh ngôn. Đôi khi bài khai bút lại là một vài lời tâm nguyện dành cho năm mới. Sau này, nội dung bài khai bút được biến hóa phong phú hơn tùy theo hoàn cảnh, sở thích, và thông điệp mà mỗi cá nhân muốn truyền tải cho bạn bè, đồng nghiệp, hoặc hội đoàn của mình. Bài khai bút sau đó được đặt ở một nơi trang trọng. Có khi là mở đầu một cuốn sổ nhật ký hoặc một án thư. Khi bài khai bút là những câu đối thì sẽ được treo trang trọng trong thư phòng hoặc phòng khách.
Ngoài phong tục Khai bút vào dịp Tết, ngưòi Việt ta còn có một phong tục khác cũng đề cao tinh thần quý chữ. Đó là phong tục Xin chữ đầu xuân. Vào giờ khắc giao thừa, người Việt ta tin rằng cầu xin khấn nguyện điều lành vào thời khắc này sẽ rất linh thiêng và ảnh hưỏng suốt trong năm. Ngày xưa, dân ta ở mọi tầng lớp có tục xin chữ đầu xuân và người cho chữ là các thầy đồ. Các thầy đồ Nho học, Hán học, và Quốc Ngữ học thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin chữ cái tâm tế của mình đã được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin. Có người cho rằng việc trao đổi này tựa bán chữ. Nhưng không phải thế! Không có ai bán chữ, mà chỉ có người mua giấy để xin chữ. Đó là cách tặng lộc qua nét chữ một cách rất tinh tế và khéo léo của người Việt trong những ngày đầu xuân.
Trong số chữ ấy có chữ Đạt, chữ Đăng Khoa, chữ Tâm… Đây là những chữ để làm người me cha mong muốn. Chữ Tâm là bậc nhất, gần gũi và thiết thực. Điều này lứa tuổi nào cũng cần, cũng phải có. Nhẫn là chữ được nhiều người ở nhiều lứa tuổi kháo nhau xin. Xem ra không phải tất cả những người xin chữ này đều hợp, đều đúng. Có người bảo người thành đạt cần có chữ Nhẫn treo trước mặt để luôn tỉnh táo trong công việc. Có người lại bảo chữ Nhẫn là để dùng cho người mối bước vào đợi, mới có công ăn việc làm. Nhẫn đây là nhẫn nại, nhẫn chịu. Người xin chữ đều có cái lý, cái tình riêng của mình. Mấy năm nay khi phong trào xin chữ đầu năm thịnh hành thì chữ Nhẫn được tuổi trẻ xin nhiều.
Ngay từ rất lâu tôi đã được bố tôi nói về chữ Nhẫn cho nghe. “Con phải có bản lĩnh để học chữ Nhẫn; và hãy thể hiện lòng tốt của mình vào mọi lúc có thể để học chữ Tâm”. Tôi rất nhớ lời dặn này.
Chữ Nhẫn trong văn hóa của người Đông phương luôn được ca ngợi là một phương châm kỳ diệu trong tất cả các cách đối nhân xử thế, là cánh cửa của mọi đức hạnh trong một con người.
Có người nhìn thấy chữ Nhẫn lại bảo: “Thiền đấy! – Chữ Trung Quốc vốn là chữ tượng hình, nếu để ý sẽ thấy chữ nhẫn giống hình một người đang ngồi Thiền. Thiền cần Nhẫn. Học Thiền để học Nhẫn. Chữ Nhẫn là kiên tâm nhẫn nại. Bền lòng nhịn nhục được thì cái tâm mới an định, nhất là về phương diện tu hành đạo đức, phải thực hành chữ Nhẫn trước tiên”.
Có khi Nhẫn là để yêu thương; có khi Nhẫn để tìm đường cho những lo toan, trắc trở gặp phải; có khi Nhẫn để tránh đụng chạm, xung đột với nhau; có khi Nhẫn là để thêm sự vị tha, lòng trắc ẩn, thêm bạn, bớt thù, để nhận ra trắng, đen… Nhưng chung quy lại, Nhẫn có thể đem lại nhiều điều tốt đẹp cho chính cuộc sống của mỗi người, cho cả thế giới này.
Nói chung là, bàn về cái này cũng rất khó để nói. Bởi, Nhẫn, đồng nghĩa sẽ là Nhịn và Nhường. Tôi thì có thể làm được cả hai là Nhịn và Nhường. Tuy nhiên, tôi không thích sự thiếu thẳng thắn, không chấp nhận được sự không trung thực, và sẽ không để ai chà đạp lên mình, càng không có chuyện sống với nhau bằng mặt mà không bằng lòng. Đối với tôi, một trái tim trung thực là sự khởi đầu cho một nhân cách trung thực, cho một tình bạn tốt đẹp, cho một gia đình êm ấm, cho một thế giới hòa bình. Chắc chắn tôi không thể làm vừa lòng được tất cả mọi người sống quanh mình. Nhưng chí ít, tôi có thể làm vừa lòng chính bản thân với những gì tôi đã hiểu. Đó là cách tôi lựa chọn.
Ở tuổi này, nay nghiệm lại về chữ NHẪN trong cuộc sống, tôi thấy chữ nhẫn thực sự là khải đạo, là kim chỉ nam dẫn đường trong một xã hội xa hoa xứ người.
Học cách để đối nhân xử thế là cái phải học cả đời. Bởi tất cả mọi sự thành công hay thất bại trong cuộc đời, một phần lớn là do việc đối nhân xử thế. Và điều tôi thấy từ chính bản thân mình, phải học được chữ Nhẫn và chữ Tâm thì mới học được mọi điều khác.
Xuân năm nay đầu năm khai bút, trời xuân Bắc Mỹ với cơn gió đông nhẹ thoảng, tôi lại xin hai chữ: TÂM và NHẪN …..
[/justify]
Theo như các tài liệu trong lịch sử, thì tục khai bút và đi xin chữ đầu xuân bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, được gắn liền với hình ảnh người thầy giáo Chu Văn An đã về Chí Linh (Hải Dương) để mở lớp dạy học. Trong dịp Tết, học trò đến thăm thầy cô giáo, khi ra về thường được thầy cô giáo tự tay viêt tặng cho một chữ mang ý nghĩa nhắn gửi lẽ sống cho người đó. Ai nhận được chữ cũng đều hết sức may mắn và cảm thấy trân trọng. Từ đó về sau, tục khai bút được lưu truyền không những biểu trưng cho sự hiếu học mà còn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của học trò đối với người thầy của mình.
Khai bút đại cát – người xưa thường viết như thế khi đưa những nét chữ đầu tiên của năm, với ý nghĩa là khai bút để gặp những điều tốt lành, đồng thời thể hiện sự tôn trọng chữ nghĩa, đề cao sự học. Đây là một tập tục đẹp, một nét văn hóa Tết đáng được nhân dân ta gìn giữ, phát huy cho đến tận mãi về sau.
Đa phần sau giao thừa xong, mọi người thưòng chọn giờ hoàng đạo bất kể mồng một là ngày tốt hay xấu để khai bút. Các quan chức, nho sĩ, học trò chuẩn bị án thư, nghiên mực, bút lông, và giấy hoặc lụa để làm lễ khai bút đầu năm. Bên án thư, người ta đặt một đỉnh trầm ngát hương bay tỏa hòa lẫn với hương xuân giao mùa ngoài cửa. Ngày xưa, nội dung bài khai bút thường là một câu đối, một bài thơ đường luật ứng tác, hoặc một câu danh ngôn. Đôi khi bài khai bút lại là một vài lời tâm nguyện dành cho năm mới. Sau này, nội dung bài khai bút được biến hóa phong phú hơn tùy theo hoàn cảnh, sở thích, và thông điệp mà mỗi cá nhân muốn truyền tải cho bạn bè, đồng nghiệp, hoặc hội đoàn của mình. Bài khai bút sau đó được đặt ở một nơi trang trọng. Có khi là mở đầu một cuốn sổ nhật ký hoặc một án thư. Khi bài khai bút là những câu đối thì sẽ được treo trang trọng trong thư phòng hoặc phòng khách.
Ngoài phong tục Khai bút vào dịp Tết, ngưòi Việt ta còn có một phong tục khác cũng đề cao tinh thần quý chữ. Đó là phong tục Xin chữ đầu xuân. Vào giờ khắc giao thừa, người Việt ta tin rằng cầu xin khấn nguyện điều lành vào thời khắc này sẽ rất linh thiêng và ảnh hưỏng suốt trong năm. Ngày xưa, dân ta ở mọi tầng lớp có tục xin chữ đầu xuân và người cho chữ là các thầy đồ. Các thầy đồ Nho học, Hán học, và Quốc Ngữ học thả hồn theo nét bút mà tặng lại cho người xin chữ cái tâm tế của mình đã được gửi qua nét chữ và nội dung của chữ theo ước nguyện của người xin. Có người cho rằng việc trao đổi này tựa bán chữ. Nhưng không phải thế! Không có ai bán chữ, mà chỉ có người mua giấy để xin chữ. Đó là cách tặng lộc qua nét chữ một cách rất tinh tế và khéo léo của người Việt trong những ngày đầu xuân.
Trong số chữ ấy có chữ Đạt, chữ Đăng Khoa, chữ Tâm… Đây là những chữ để làm người me cha mong muốn. Chữ Tâm là bậc nhất, gần gũi và thiết thực. Điều này lứa tuổi nào cũng cần, cũng phải có. Nhẫn là chữ được nhiều người ở nhiều lứa tuổi kháo nhau xin. Xem ra không phải tất cả những người xin chữ này đều hợp, đều đúng. Có người bảo người thành đạt cần có chữ Nhẫn treo trước mặt để luôn tỉnh táo trong công việc. Có người lại bảo chữ Nhẫn là để dùng cho người mối bước vào đợi, mới có công ăn việc làm. Nhẫn đây là nhẫn nại, nhẫn chịu. Người xin chữ đều có cái lý, cái tình riêng của mình. Mấy năm nay khi phong trào xin chữ đầu năm thịnh hành thì chữ Nhẫn được tuổi trẻ xin nhiều.
Giao Thừa Khai Bút
(Tác giả: Nguyên Hải)
Tiếp vòng thân nguyệt nối tròn xoay
Thiên hạ bảo rằng tết tới đây
Đông Chí cạn mùa thôi giá rét
Lập Xuân đến tiết phải tươi cây
Sơn hà yên lặng giao thừa đón
Xã tắc vui mừng hội nhập xây
Chúc tụng nhà nhà đầy lộc-phúc
Muôn dân phú quý nước non nầy.
(Tác giả: Nguyên Hải)
Tiếp vòng thân nguyệt nối tròn xoay
Thiên hạ bảo rằng tết tới đây
Đông Chí cạn mùa thôi giá rét
Lập Xuân đến tiết phải tươi cây
Sơn hà yên lặng giao thừa đón
Xã tắc vui mừng hội nhập xây
Chúc tụng nhà nhà đầy lộc-phúc
Muôn dân phú quý nước non nầy.
Ngay từ rất lâu tôi đã được bố tôi nói về chữ Nhẫn cho nghe. “Con phải có bản lĩnh để học chữ Nhẫn; và hãy thể hiện lòng tốt của mình vào mọi lúc có thể để học chữ Tâm”. Tôi rất nhớ lời dặn này.
Chữ Nhẫn trong văn hóa của người Đông phương luôn được ca ngợi là một phương châm kỳ diệu trong tất cả các cách đối nhân xử thế, là cánh cửa của mọi đức hạnh trong một con người.
Có người nhìn thấy chữ Nhẫn lại bảo: “Thiền đấy! – Chữ Trung Quốc vốn là chữ tượng hình, nếu để ý sẽ thấy chữ nhẫn giống hình một người đang ngồi Thiền. Thiền cần Nhẫn. Học Thiền để học Nhẫn. Chữ Nhẫn là kiên tâm nhẫn nại. Bền lòng nhịn nhục được thì cái tâm mới an định, nhất là về phương diện tu hành đạo đức, phải thực hành chữ Nhẫn trước tiên”.
Có khi Nhẫn là để yêu thương; có khi Nhẫn để tìm đường cho những lo toan, trắc trở gặp phải; có khi Nhẫn để tránh đụng chạm, xung đột với nhau; có khi Nhẫn là để thêm sự vị tha, lòng trắc ẩn, thêm bạn, bớt thù, để nhận ra trắng, đen… Nhưng chung quy lại, Nhẫn có thể đem lại nhiều điều tốt đẹp cho chính cuộc sống của mỗi người, cho cả thế giới này.
Nói chung là, bàn về cái này cũng rất khó để nói. Bởi, Nhẫn, đồng nghĩa sẽ là Nhịn và Nhường. Tôi thì có thể làm được cả hai là Nhịn và Nhường. Tuy nhiên, tôi không thích sự thiếu thẳng thắn, không chấp nhận được sự không trung thực, và sẽ không để ai chà đạp lên mình, càng không có chuyện sống với nhau bằng mặt mà không bằng lòng. Đối với tôi, một trái tim trung thực là sự khởi đầu cho một nhân cách trung thực, cho một tình bạn tốt đẹp, cho một gia đình êm ấm, cho một thế giới hòa bình. Chắc chắn tôi không thể làm vừa lòng được tất cả mọi người sống quanh mình. Nhưng chí ít, tôi có thể làm vừa lòng chính bản thân với những gì tôi đã hiểu. Đó là cách tôi lựa chọn.
Ở tuổi này, nay nghiệm lại về chữ NHẪN trong cuộc sống, tôi thấy chữ nhẫn thực sự là khải đạo, là kim chỉ nam dẫn đường trong một xã hội xa hoa xứ người.
Học cách để đối nhân xử thế là cái phải học cả đời. Bởi tất cả mọi sự thành công hay thất bại trong cuộc đời, một phần lớn là do việc đối nhân xử thế. Và điều tôi thấy từ chính bản thân mình, phải học được chữ Nhẫn và chữ Tâm thì mới học được mọi điều khác.
Xuân năm nay đầu năm khai bút, trời xuân Bắc Mỹ với cơn gió đông nhẹ thoảng, tôi lại xin hai chữ: TÂM và NHẪN …..
Phạm Khang
Toronto, Canada - Mùng 4 Tết Xuân Đinh Dậu 2017
oOo
THAM KHAO - Reference
1. http://tuvisomenh.com/tuc-khai-but-%C4%91au-nam-1370
2. http://www.stockchart.com.vn/PT-Co-b...a-cuc-sng.html
3. http://tubitam.com/tan-man-ve-chu-nhan.html
Comment