Announcement

Collapse
No announcement yet.

HƯƠNG TRÀ B(39)LAO

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • HƯƠNG TRÀ B(39)LAO

    [justify]
    HƯƠNG TRÀ B'LAO[/justify]


    oOo



    ... Gùi em nặng trĩu trên vai,

    Em gom ngày tháng,

    ... chắt chiu ngọt đắng,

    ... gửi trong hương trà ! :caphe:


    [justify]Cây trà xuất hiện đầu tiên ở Lâm Đồng vào năm 1927 tại Cầu Đất (Đà Lạt), sau đó theo quá trình hình thành và phát triển, cây trà có mặt tại Di Linh và Bảo Lộc sau năm 1930, khi thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành con đường QL 20 từ Đà Lạt đi Sài Gòn. Cây trà là một trong những loại cây công nghiệp xuất hiện sớm nhất ở vùng đất B’lao và khẳng định được vị trí chủ đạo của mình ở vùng đất này, bắt đầu từ những đồn điền của người Pháp như: Felit B’lao, B’lao Sierré…

    [/justify]




    [justify]Cây Trà hay cây Chè có tên khoa học là Camellia sinensis, là loài cây mà lá và chồi của chúng được sử dụng để sản xuất trà - đừng nhầm với cây hoa trà). Tên gọi sinensis có nghĩa là "Trung Quốc" trong tiếng Latinh. Các danh pháp khoa học cũ còn có Thea boheaThea viridis. Trà xanh, Trà ô long và Trà đen tất cả đều được chế biến từ loài này, nhưng được chế biến ở các mức độ ôxi hóa khác nhau.

    [/justify]


    [justify]Camellia sinensis xuất xứ từ Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét (6 ft) khi được trồng để lấy lá. Nó có rễ cái dài. Hoa trà màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7 - 8 cánh hoa. Hạt của nó có thể ép để lấy dầu.

    Hạt của Camellia sinensisCamellia oleifera được ép lấy tinh dầu trà, gia vị ngọt và dầu ăn không được trộn lẫn với tinh dầu trà. Tinh dầu thường được sử dụng làm thuốc và mỹ phẩm, có khởi nguồn từ lá của nhiều thực vật khác.

    Lá của trà dài từ 4–15 cm và rộng khoảng 2–5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% caffein. Lá non có sắc xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất trà. Ở thời đoạn đó, mặt dưới lá có lông tơ ngắn màu trắng. Lá già thì chuyển sang màu lục sẫm. Tùy lứa tuổi mà lá trà có thể dùng làm thành phẩm trà khác nhau vì thành phần hóa học trong lá khác nhau. Thông thường, chỉ có lá chồi và 2 đến 3 lá mới mọc gần thời gian đó được thu hoạch để chế biến. Việc thu hoạch thủ công bằng tay diễn ra đều đặn mỗi 1 đến 2 tuần.

    Trà thường được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có lượng mưa tối thiểu là 127 cm. (50 inches) mỗi năm. Khí hậu ẩm ướt và nhiều nắng ấm là hai yếu tố chính. Ngoài khu vực lý tưởng kể trên, cây trà có thể sống suốt từ đường xích đạo lên đến miền nam nước Anh như Cornwall. Trà ngon thường mọc ở cao độ trên 1,500 mét (4,900 feet) để cây trà phát triển chậm, tích tụ nhiều hương vị đậm đà.

    Cây trà tại Việt Nam đến giữa thế kỷ 20 được trồng khắp miền quê ngoài Bắc và Trung, diện tích lớn nhất ở hai tỉnh Phú Thọ và Quảng Nam. Loại này thân mọc cao, lá lớn và dày, có thể hái về vò nát để nấu uống tươi gọi là trà xanh. Loại thứ hai là trà đồn điền du nhập từ phương Tây, cây thấp, lá nhỏ, thường phải ủ rồi mới nấu nước. Hạng nhất là trà búp, có khi gọi văn vẻ là "trà bạch mao" hay "trà bạch tuyết" nếu búp có lông tơ trắng ở đầu ngọn. Hạng nhì là hai lá trà kế. Lá thứ tư, thứ năm là trà hạng ba. Những lá dưới nữa thì dùng làm trà mạn, rẻ hơn cả.

    Đồn điền cây trà thì mãi đến năm 1924 thời Pháp thuộc mới bắt đầu hoạt động ở vùng Cao nguyên Trung Kỳ gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Darlac và Đồng Nai Thượng. Sang thập niên 1930, trà được đem trồng một cách quy mô trên cao nguyên vùng B'lao và Djiring và vùng này sau chiếm địa vị là vựa trà.

    Tính đến năm 1960, Việt Nam xuất cảng 2.000 tấn trà mỗi năm. Đến năm 2007 thì sản lượng trà của Việt Nam đã vượt một triệu tấn, canh tác trên 125.000 hecta.

    Vào đầu năm 2016, thị trường lớn nhất mua trà Việt Nam là Pakistan chiếm khoảng 1/3 thị phần. Việt Nam cũng là nước xuất cảng trà đứng thứ năm trên thế giới. Tuy nhiên giá bán thấp hơn so với các nước khác vì phẩm chất kém, chỉ đạt 60-70% giá thị trường quốc tế.

    Lá trà được dùng trong Đông y để trị hen phế quản (như một loại thuốc trị hen suyễn), nhiệt miệng, đau thắt ngực, bệnh tim mạch vành và bệnh mạch máu ngoài.

    [/justify]


    [justify]Ngày nay, trà xanh phổ biến khắp nơi, là thức uống rất có lợi cho sức khỏe, góp phần ngừa ung thư, giảm cholesterol, diệt khuẩn và giảm cân. Trà chứa lượng lớn catechins, một chất chống ôxy hóa. Trong các hoạt tính, (-)-catechin từ C. sinensis làm kích thích PPARgamma, thụ quan hạt nhân, là mục tiêu dược lý hiện hành cho điều trị tiểu đường loại II.

    Đối với sức khỏe cơ thể thì trà có rất nhiều vitamins và khoáng chất, làm tăng sức đề kháng,trẻ hóa tế bào. Uống trà giúp phòng ngừa bệnh về huyết áp,tim mạch, ung thư, giúp chắc xương, đẹp da, đẹp tóc... Đối với tinh thần thì khi thưởng trà, con người biết sống chậm lại, tĩnh tâm, tập trung và quan tâm đến xung quanh. Để đạt những giá trị đó, thì phải dùng cả 5 giác quan: tay cảm nhận được hơi nóng từ trà, mắt nhìn được màu nước, hoa văn trên chén, mũi cảm nhận được hương thơm của từng loại trà,miệng phân biệt được vị khác nhau của trà, tai nghe được âm thanh cuộc sống.

    Tuy nhiên, ngày nay trà cũng có tác dụng xấu đến sức khỏe, như chứa caffein vượt mức cho phép, nhiều loại trà còn chứa flooxalat.

    [/justify]


    [justify]B'lao Bảo Lộc là xứ trà, nhưng từ trước đến nay, vẫn chỉ luôn như một điểm dừng chân chớp nhoáng của du khách, trong hành trình đến với Đà Lạt. Khi đi ngang qua xứ này, quả là du khách cũng thấy đồi trà thấp thoáng đâu đó dưới thung lũng xa, hay mờ nhạt nơi những triền đồi cao thấp, kéo dài đến tận rừng cây xanh thẫm của núi rừng, nhưng không phải ai cũng có đủ thời gian dừng lại để cảm hết cái đẹp rất riêng của nó.

    [/justify]



    [justify]Thường thì người ta sẽ ghé thẳng tới Đà Lạt mà bỏ quên một Bảo Lộc nhỏ bé, mộc mạc trên đường đi. Bởi lẽ người ta thường thích thú với vẻ đẹp vốn đã nổi tiếng từ lâu của thành phố mờ sương này.

    Nhưng với tôi, lần trở về thị xã Bảo Lộc nhỏ bé này có nhiều thứ thú vị hơn người ta vẫn nghĩ. Những buổi sáng đong đầy sương sớm của cao nguyên, những tách cafe thơm nồng đúng điệu hay những chén chè nóng đậm đà. Quả thật là một không gian thiền di động (moving meditation) tuyệt hảo ! Nơi đây với những đồi chè bạt ngàn, xanh mướt mát của Bảo Lộc, với trường Nông Lâm Súc B’lao, với Tu Viện Bát Nhã Bảo Lộc, và với Nhà thờ Bảo Lộc là một trong những nhà thờ của giáo hội Công giáo có sức chứa lớn nhất ở Việt Nam, với khả năng chứa khoảng 3000 giáo dân; thác Đam Bri, hồ Nam Phương, suối Đá Bàn, và còn nhiều nữa ...

    Bảo Lộc nằm ở độ cao 800-900m, quanh năm mát mẻ, không lạnh lắm cũng không nóng lắm, nhiệt độ trung bình 22 - 24oC. Bảo Lộc có lượng mưa khá lớn (2.762mm), không có tháng nào không có mưa. Biên độ nhiệt giữa tháng mưa và tháng nắng là 3 – 4oC, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm khá lớn, trung bình là 10,3oC. Sương mù xuất hiện ở Bảo Lộc nhiều nhất tỉnh do độ ẩm cao, trung bình mỗi năm có 85 ngày có sương mù tập trung vào những tháng cuối mùa mưa.

    Đất ở Bảo Lộc là loại đất Feralic phát triển trên đá Bazan, gốm các loại: đất phù sa sông suối, đất xám bạc màu, đất đỏ vàng, đất vàng đỏ, đất mùn. Trong đó đất đỏ vàng chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng. Đất đỏ vàng là loại đất rất thích hợp cho việc trồng trà.

    Tiết trời ngày cuối Đông dần chuyển mình xua đi cái lạnh, ai nấy đi xa nay cùng nhau tìm về bầu không khí trong lành, khung cảnh thiên nhiên êm đềm, và con người hiền lành bình dị nơi đây. Để rồi ...

    [/justify]

    Một ngày thăm viếng đất cao nguyên,

    Thưởng thức hương sen đậm vị thiền.

    Trà xanh pha nước dòng cam lộ,

    Hồn bỗng thanh cao hết muộn phiền.

    Khen nàng tay ngọc khéo pha trà,

    Sóng sánh vàng xanh vị đậm đà.

    Một lần cạn chén rồi thương nhớ,

    Năm tháng dần trôi chẳng nhạt nhòa.

    oOo

    Bao năm trở lại đất cao nguyên,

    Nàng vẫn như xưa dáng dịu hiền.

    Ngỡ ngàng cảm xúc tuôn dòng lệ,

    Rằng tưởng anh còn nợ bút nghiên.

    Gặp nhau cứ ngỡ giấc chiêm bao!

    Chẳng hẹn mà như đã kết giao.

    Đêm nay ở lại cùng thi phú,

    Nghĩa nặng tình sâu ý ngọt ngào.

    Trăng thu nay tỏa sáng như gương,

    Thơm ngát hương trà dạ vấn vương.

    Cùng em đối ẩm trà thay rượu,

    Hẹn ước bên nhau suốt dặm trường ...

    (H.T.)


    [justify]Ngoài việc mải miết đuổi theo màu xanh ngút ngàn của đồi núi mờ ảo trong màn sương sớm, tôi đã ghé thăm những đồi trà xanh mát, chập chùng trải dài đặc trưng của Bảo Lộc buổi sớm mai và nếm thử vị trà chát ngọt quyến rũ. Đến Bảo Lộc, đi tới đâu cũng thấy một mùi hương thoang thoảng của trà, thoảng đâu đó trong gió núi, mùi hương ngan ngát, nồng nồng của hoa trà bay về quanh quẩn trên những nhánh cây, bụi cỏ, một hương trà Bảo Lộc không thể lẫn vào đâu được.

    Trong buổi sớm mai, nắng vẫn chưa lên cao, lớp sương mù mỏng còn hiện diện, từng tốp người đã kéo nhau ra những cánh đồng bát ngát cây trà. Đằng sau những cánh đồng hút mắt với màu xanh của cây trà là bóng các chị các cô gái phố núi, với đôi má ửng hồng của gió cao nguyên, cần mẫn với đôi tay thoăn thoắt hái trà tươi… Giữa những đồi trà đôi khi lại bắt gặp những con suối chảy róc rách, hòa cùng tiếng chim hót líu lo tất cả tạo nên những cảm xúc tuyệt vời mà bắt buộc người lữ khách phải cảm nhận bằng nhiều giác quan.

    Phải đi trên những con đường của thành phố Bảo Lộc, thỉnh thoảng lại được hít thở trong hương trà tự nhiên, mùi hoa lài ướp trà thuần khiết, mang đầy tinh khiết của đất trời cao nguyên xanh thẳm chúng ta sẽ hiểu được câu hát: “Bảo Lộc ơi! Thành phố ngàn hương, bạt ngàn đồi nương ngan ngát hương đời”.

    Lòng người bình yên và tĩnh lặng, khẽ nâng chén trà. Vị của đất ... hương của trời ... dường như lan mà chẳng lan, thoáng gần là hương trà bảng lảng, thoáng xa như sương gió đồi trà. Nhấp ngụm trà thấy đắng nhẹ rồi ngọt dịu ngay. Sao bỗng thấy lòng bâng khuâng và ấm áp khó tả ....

    [/justify]

    B'lao mù sương ơi, anh xin hứa sẽ về thăm em với tách trà xanh thơm ngát ...:rose:




    MUSIC: HƯƠNG TRÀ - MP3

    MUSIC: ĐI GIỮA HƯƠNG TRÀ B'LAO - MP3

    :caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe:: caphe::caphe::caphe:

    Tham Khảo

    1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%C3%...1c_v%E1%BA%ADt)

    2. The Distribution of Polyphenols in the Tea Plant (Camellia sinensis L.)


    Biochem. J. (1969) 113, 741

    3. Viện Sinh Học Khoa Học Miền Nam. Tea Plant Physiology

    http://www.vast.ac.vn/gioi-thieu-chu...i-h-c-mi-n-nam

    4. How to Be Mindful With a Cup of Tea.

    http://www.mindful.org/mindful-cup-tea/

    5. THICH NHAT HANH’S TEA MEDITATION

    http://www.supersoul.tv/supersoul-sunday/thich-nhat-hanhs-tea-meditation

    6. TEA: A MOVING MEDITATION.

    http://spiritualityhealth.com/articles/4-moving-meditations-still-your-mind



    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

  • #2
    THÀNH PHẦN HÓA HỌC TRÀ XANH


    [justify]Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao trà lại có chiều dài lịch như lâu đến như vậy, và đến tận bây giờ vẫn là thức uống phổ biến thứ hai thế giới chỉ sau mỗi nước. Tại sao không phải là một loại cây nào khác, mà cứ phải là cây trà. Lý do là cây trà là loại cây cực kỳ phức tạp, từ một cây trà chúng ta có thể chế biến ra đến 6 loại trà khác nhau. Từ một cây trà nếu được trồng ở những vùng đất, ở những độ cao, và ở những khí hậu khác nhau thì chúng ta lại cũng có những loại trà cũng khác nhau.

    Sự phức tạp đến từ phía bên trong, đến từ những thành phần cũng như cấu tạo hoá học độc nhất vô nhị mà chỉ mình cây trà có được.

    Amino acids

    Amino acids là các hợp chất hữu cơ kết hợp với nhau dưới dạng chuỗi để tạo thành protein hay đạm, protein chính là nguồn sống chính của tất cả các sinh vật sống. Vào năm 1949, các nhà khoa học Nhật Bản khám phá ra rằng, 50% cấu tạo của trà chính là amino acids. Mỗi loại sinh vật có các hợp chất hữu cơ (amino acids) khác nhau, và cây trà thì có nhiều nhất theanine.

    Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có 4 vị cơ bản là: ngọt, chua, mặn và đắng (cay không phải là vị cơ bản). Ý tưởng này tồn tại cho đến khi người Nhật phát hiện ra vị cơ bản thứ 5 là umami, hay dịch đơn giản là ‘vị ngon’. Và theanine chính là hợp chất chịu trách nhiệm cho ‘vị ngon’ trong trà này. Umami hay ‘vị ngon’ rất khó để diễn tả nó có vị như thế nào, vì umami đơn giản chỉ làm nền cho các hương vị khác của trà được thăng hoa, đồng thời tạo nên cảm giác ngon miệng cho người uống. Đối với những người yêu trà xanh, thì họ luôn đánh giá loại trà này dựa trên umami.



    Cây trà cũng là một trong 3 loại thực vật duy nhất trên thế giới có chứa theanine, hai loại cây còn lại là nấm thông (Boletus badius) và cây guayusa. Nấm thông là loại nấm ăn được trong chi nấm thông, thường mọc ở khu vực Châu Âu hay Bắc Mỹ. Còn guayusa là loại cây mọc ở các rừng mưa Amazon, loại cây này có nhiều caffeine như cà phê nên thường được người thổ dân sử dụng như một loại thức uống giúp tỉnh táo trong những cuộc đi săn. Không tính đến các loại thuốc được chế biến theo phương pháp tổng hợp (từ các chất hoá học nhân tạo), thì chỉ 3 loại cây này là nguồn tự nhiên của theanine.

    Theanine có thể nói là một trong những lý giải chính cho hiện tượng ‘trà khí’. Trà khí là hiện tượng khi chúng ta uống trà vào thì bỗng thấy đầu óc thư thái và tỉnh táo, cơ thể cũng tràn trề năng lượng. Nếu bạn là fan của truyện kiếm hiệp thì có thể dễ dàng mường tượng ra cảnh này: một cao thủ đang bị nội thương trầm trọng thì người đồng môn của anh này chỉ cần đặt tay lên người bị thương và truyền ‘khí’, rồi một lúc sau là vị cao thủ này có thể hồi phục ngay lập tức. Quan niệm cũ về trà khí cũng tương tự như vậy, người xưa cho rằng khi uống trà thì chúng ta hấp thụ ‘khí’ của cây trà nên mới có những cảm giác nêu trên. Cây trà càng nhiều tuổi, hay được trồng ở nơi có phong thuỷ tốt thì sẽ càng hấp thu tinh khí của đất trời càng nhiều, và lá trà tất nhiên sẽ có nhiều khí. Thật ra thì theanine đã góp phần chính cho những biểu hiện này. Theanine giúp não tăng cường việc phát ra những sóng não alpha cùng với việc sản xuất dopamine, giúp chúng ta có được những cảm giác thư giãn như vậy.

    Amino acids bị chuyển hoá thành polyphenols (tạo ra vị chát) khi lá trà quang hợp. Do đó chúng ta thường thấy các chủ vườn trà thường trồng trà ở những hướng đồi hoặc núi hạn tiếp xúc với ánh mặt trời (nhất là nắng trưa và chiều), hoặc họ trồng thêm những hàng cây có tán rộng để che nắng một phần cho vườn trà. Đối với hầu hết các loại trà thì vụ thu và xuân thường là ngon nhất, lý do là vì ngoài nhiệt độ thấp và mưa ổn định, trời cũng ít nắng to nên cây trà nhiều amino acids hơn nên hương vị cũng ngon hơn. Đối với một số nước như Nhật Bản chẳng hạn, họ có Gyokuro là một dạng trà xanh làm từ cây trà hoàn toàn được trồng trong bóng râm, còn Sencha thì làm từ cây trà hoàn toàn từ cây trà được trồng ngoài trời. Đối với gu uống trà xanh của người Việt thì cây trà sẽ vừa được quang hợp vừa được che chắn, để trà không chỉ có chất (umami) mà còn có vị chát đặc trưng.

    Polyphenols

    Mặc dù là nguyên nhân chính cho một vị không phải ai cũng thích đó là vị chát, polyphenols là một thành phần không thể thiếu của bất kỳ cây trà nào. Vì chính những lợi ích sức khoẻ mà cây trà mang lại đều đến từ polyphenols.

    Polyphenol là dạng chất chuyền hoá được thực vật sử dụng để phòng vệ trước sự tấn công của sâu bọ cũng như nhiều loại động vật khác. Polyphenol là một danh mục (poly) bao gồm nhiều nhóm phenol khác nhau, thế nên chúng ta mới gọi những nhóm chất này là poly-phenol. Không chỉ riêng cây trà mà gần như tất cả các loại thực vật đều có polyphenol, nhưng cây trà lại có chứa rất nhiều những nhóm chất này. Trong lá trà tươi có chứa đến 40% là polyphenol, và nếu chúng ta chế biến lá trà tươi đúng cách (nhất là làm thành trà xanh), thì phần lớn lượng polyphenol này sẽ vẫn còn được giữ cho đến khi chúng ta pha trà.

    Như đã nêu thì polyphenol được hình thành trong quá trình quang hợp, amino acids được chuyển hoá thành polyphenol dưới sự xuất hiện của ánh mặt trời. Tỷ lệ phần trăm polyphenol ở búp trà và lá non kế tiếp nhiều hơn so với những lá già ở dưới. Ở cây trà thì cứ càng xuống dưới thì những lá trà ở dưới lại càng không có nhiều polyphenol như lá trà non. Polyphenol cũng là chất tạo màu nên trà ngon làm từ lá non lại càng có màu nước trà đẹp. Như trà xanh Việt nam chẳng hạn, trà nõn bao giờ cũng có màu nước xanh ngọc bích đẹp hơn nhiều so với các loại trà búp rẻ tiền hơn.

    Trong số khoảng 30.000 hợp chất polyphenol có trong trà, thì flavonoid là nhóm quan trọng bậc nhất vì chính nhóm này chịu trách nhiệm cho khả năng chống oxi hoá tuyệt vời của cây trà. Hàng loạt những nghiên cứu gần đây đều tập trung vào nhóm flavonoid vì tính ứng dụng cao của nhóm chất này trong y học cũng như chăm sóc sắc đẹp. Cấu tạo chính của flavonoid là các hợp chất flavanol, hay còn có cái tên phổ biến catechin. Các hợp chất flavanol chính có trong trà đó là: catechin (C), epicatechin (EC), epicatechin gallate (ECG), gallocatechin (GC), epigallocatechin (EGC), và epigallocatechin gallate (EGCG).

    Bạn có thấy EGCG nghe rất quen không? Lý do là các nhà sản xuất nước giải khát chạy quảng cáo rầm rộ ở khắp mọi nơi, khẳng định rằng các chai nước trà họ bán có chứa EGCG giúp tăng cường sức khoẻ, chống lão hoá và đẹp da. Đối tượng khách hàng chính của các loại sản phẩm này là phụ nữ nên không có gì ngạc nhiên khi họ quảng cáo như vậy. Không bàn về chất lượng những sản phẩm này, thì những gì các nhà sản xuất này khẳng định là không sai. EGCG là loại catechin hoạt động mạnh nhất trong tất cả các loại catechin đã nêu, nên trong số các cuộc nghiên cứu về trà thì hầu hết đều tập trung vào nhóm chất này. Và theo các cuộc nghiên này thì EGCG thật sự giúp chống lão hoá hay chống các gốc tự do, giúp phần nào ngăn ngừa nhiều loại bệnh khác nhau có cả một số bệnh ung thư, đồng thời có tác dụng làm đẹp như chống lão hoá.

    Enzyme (Phân hoá tố)

    Từ cùng một cây trà thì chúng ta có thể làm ra được 6 loại trà khác nhau là: trà xanh, trà ô long, trà vàng, trà trắng, trà đen và trà Phổ Nhĩ. Dù từ cùng một cây trà, mỗi loại trà này được lên men hay oxy hoá theo một mức độ khác nhau nên chúng ta có những loại trà khác nhau đã nêu. Và quá trình lên men này sẽ diễn ra rất chậm nếu thiếu sự hỗ trợ của các enzyme có trong cây trà.

    Enzyme hay còn gọi là men, là chất xúc tác sinh học (biological catalyst) giúp làm tăng cường độ của các phản ứng hoá học. Trong cuộc sống sinh vật thì có rất nhiều phản ứng hoá học xảy ra do tác động của nhiệt độ, áp xuất, độ pH… Và quá trình này diễn ra nhanh hơn rất nhiều với sự hỗ trợ của enzyme, do đó enzyme mới được đĩnh nghĩa là chất xúc tác sinh học.

    Trong trà có rất nhiều loại enzyme khác nhau, nhưng quan trọng nhất là Polyphenol oxidase và peroxidase. Hai loại enzyme còn gọi là enzyme hoá nâu (browning enzyme), chịu trách nhiệm cho việc hoá nâu của thực phẩm khi tiếp xúc với không khí. Lấy táo làm ví dụ, khi cắt trái táo rồi để lâu trong không khí, bạn sẽ thấy miếng táo bị hoá nâu trong một thời gian ngắn. Việc này xảy ra với hầu hết các loại thực phẩm tự nhiên, trong đó có trà. Tuy nhiên, người làm trà từ ngàn xưa đã biết lợi dụng việc này để làm ra các loại trà lên men như trà đen chẳng hạn. Trà đen là loại trà được lên men hoàn toàn, người làm trà sau khi hái sẽ để lá trà lên men tự nhiên bằng cách ủ để thúc đẩy quá trình này. Các enzyme hoá nâu hoạt động mạnh nên lá trà dần chuyển từ xanh sang nâu, màu nâu đỏ đặc trưng của trà đen chính là được “nhuộm” từ hai enzyme này.

    Hai loại enzyme này có thể bị dễ dàng loại bỏ bởi nhiệt độ, đây cũng chính là bước bắt buộc trong quy trình sản xuất trà xanh. Khi sản xuất trà xanh, việc đầu tiên phải làm đó chính là diệt men. Diệt men là quá trình cho lá trà tươi vừa hái lên chảo và xao ở nhiệt độ cao. Khi ấy thì polyphenol oxidase và peroxidase bị ‘diệt’ hoàn toàn, khả năng lên men hay oxy hoá của trà bị giảm ở mức tối thiểu (vẫn oxy hoá nhưng ở mức rất chậm).

    Caffeine

    Caffeine được xem là loại ‘thuốc’ thần kinh được tiêu thụ nhiều nhất thế giới. Điều này không có gì ngạc nhiên vì ngoài nước ra, caffeine có mặt trong hầu hết những loại thức uống phổ biến. Tự nhiên thì có trà và cà phê, còn ít tự nhiên hơn thì nước tăng lực hay nước giải khát. Nhu cầu cao dành cho caffeine tồn tại ở mọi nơi, từ anh nhân viên văn phòng cần chút tỉnh táo cho công việc đến người thổ dân cần caffeine cho những cuộc săn bắn dài.

    Theo quan niệm cũ thì cà phê có chứa nhiều caffeine hơn so với trà. Tính trung bình thì caffeine trong trà bằng một nửa so với cà phê hoà tan, còn cà phê hoà tan thì lại bằng một nửa so với cà phê hạt. Nhưng đấy là so sánh giữa nước trà và nước cà phê. Còn trong thực tế thì lá trà lại chứa nhiều caffeine so với hạt cà phê, ví dụ như 100g lá trà thì sẽ có nhiều caffeine hơn 100g cà phê một chút. Lý do là dù ít caffeine hơn một chút, nhưng bột cà phê lại tiết caffeine vào nước khi pha nhiều hơn lá trà, trong khi đó thì caffeine lại bị gữ lại trong lá trà. Trong số 6 loại trà cơ bản thì không có sự khác biệt lớn giữa hàm lượng caffeine, ít ai cũng dám khẳng định chắc chắn là loại trà nào nhiều caffeine hơn vì có rất nhiều yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến vấn đề này. Về việc trà đen nhiều caffeine hơn các loại trà còn lại cũng chính xác tương đối mà thôi.

    Caffeine chịu trách nhiệm cho vị đắng của trà. Độ tiết ra của caffeine bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố là nhiệt độ nước và cách ngâm. Do đó dùng nước nhiệt độ càng cao và ngâm càng lâu thì trà càng đắng. Vì ít ai thích vị này nên nhiều cách pha trà được sáng tạo ra một phần cũng để tránh vị này. Cách pha của các nước phương Tây thì dùng nhiệt độ để kiểm soát caffeine, trà xanh thì dùng nước 80°C còn trà đen thì dùng nước 100°C. Còn người Trung Quốc pha theo kiểu Gongfu thì vẫn dùng nước sôi 100°C nhưng lại giảm thời gian ngâm trà, vài nước đầu có khi cho nước vào rồi rót trà ra ngay. Hiện đại thì khá nhiều người kết hợp cả 2 kiểu pha, vừa dùng nước nhiệt độ vừa phải, lại vừa giảm thời gian ngâm trà.

    Ngoài ra thì yếu tố tự nhiên cũng ảnh hưởng đến hàm lượng caffeine trong lá trà. Ngược lại với một số chất đã nêu trong bài thì caffeine lại xuất hiện nhiều ở lá trà già, càng già thì lại càng nhiều caffeine. Nên cùng một loại trà thì trà chất lượng kém hơn bao giờ cũng đắng hơn. Trà túi lọc cũng chứa nhiều caffeine vì bên cạnh việc sử dụng lá trà già làm nguyên liệu chính, trà túi lọc còn được xay thành bột nên cũng xuất caffeine nhiều hơn trong lúc pha.

    Nhiều người tin rằng tráng trà trước khi pha cũng giúp giảm phần lớn caffeine có trong trà. Việc này cũng không chính xác hoàn toàn, đúng là lá trà sẽ mất khá nhiều caffeine trong lúc tráng, nhưng chỉ khoảng 10-15% cho khoảng 10s tráng mà thôi. Ngâm lâu hơn thì trà sẽ mất caffeine nhiều hơn nhưng những chất khác cũng sẽ bị mất đi.

    Carbohydrate

    Chắc bạn cũng đã từng nghe qua việc nhiều người chọn chế độ “low carb” để giảm cân hay còn gọi là ít tinh bột. Thật ra thì “low carb” là chế độ ăn hạn chế các hợp chất carbohydrate bao gồm tinh bột và đường. Khác với động vật trữ năng lượng từ thịt và mỡ, thì thực vật trữ năng lượng dưới 2 hình thức là tinh bột và đường. Cũng giống như động vật thì việc trữ năng lượng là cách giúp thực vật sinh tồn qua những lúc điều kiện không thuận lợi, như mùa đông chẳng hạn. Cây lúa thường trữ năng lượng bằng tinh bột và đường, còn cây trà thì là đường. Khi uống trà chúng ta có thể cảm nhận được vị ngọt của trà thì chính là đường mà cây trà tích trữ.

    Đường trong trà chính là ‘thức ăn’ của vi khuẩn trong quá trình lên men trà. Cũng giống như đường và tinh bột trong gạo chính là nguồn thức ăn của vi khuẩn (men rượu) trong quá trình ủ men rượu gạo vậy. Do đó việc chúng ta có được những loại trà lên men như trà Ô Long hay trà đen, chính là nhờ thành phần đường có trong lá trà.

    Đường chính là kết quả của quá trình quang hợp, mà như đã nêu trên thì quang hợp chuyển hoá amino acids sang polyphenol (có vị chát). Có nghĩa là khi cây trà quang hợp nhiều thì tạo vị ngọt và vị chát nhiều. Thế nên theo kinh nghiệm riêng của người viết thì trà nếu có vị ngọt nhiều thì ít nhiều gì cũng phải có vị chát đi kèm. Còn nếu trà của bạn chỉ có vị ngọt mà thôi thì hãy cẩn thận, vì đôi khi người làm trà không trung thực sẽ cho chất điều vị để trà có vị ngọt.

    Chất nhuộm màu

    Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao phần lớn lá cây lại có màu xanh ‘lá cây’, chứ không phải là một màu nào khác? Vì trong lá cây có một loại chất nhuộm có màu xanh ‘lá cây’ tên là chlorophyll. Trong quá trình quang hợp, chlorophyll chính là chất có khả năng hấp thụ năng lượng từ ánh sáng, sau đó chuyển hoá carbon dioxide (CO2) và nước (H2O) thành carbonhydrate (đường/tinh bột) và khí oxy – nguồn sống của mọi loài.

    Cây trà ngoài chất nhuộm màu xanh lá cây chlorophyll, thì còn có một chất nhuộm màu khác là carotenoids. Carotenoids được đặt dựa trên tên gọi của củ cà rốt, thế nên chất này chịu trách nhiệm cho màu vàng, cam và đỏ của thực vật. Thế nên trà xanh thì dù pha ra có màu xanh lá cây đến đâu thì vẫn có chút ánh vàng. Khi lên men thì chlorophyll chuyển hoá thành pheophytin (màu đen), thế nên các loại trà lên men như Ô Long đen hay trà đen sẽ có màu cam hoặc nâu đỏ.

    Các chất dễ bay hơi

    Thưởng trà thì quan trọng nhất là hương vị. Trong khi phần ‘vị’ được quyết định chính bởi các thành phần amino acid, polyphenol và carbohydrate đã nêu; thì phần ‘hương’ được quyết định bởi một nhóm chất gọi là các chất dễ bay hơi. Không chỉ trà mà tất cả các loại thực phẩm khác đều có các chất dễ bay hơi, vì những chất này quyết định mùi hương của thực phẩm. Cũng giống như nhiều loại thực phẩm khác, thì những chất dễ bay hơi mà trà có được là kết quả hoàn toàn của quá trình chế biến, chứ lá trà tươi không hề có những thành phần này. Có nghĩa là hương trà được kích hoạt hay không là do ở khâu chế biến. Do đó phần ‘vị’ của trà được quyết định bởi thiên nhiên và cách trồng, còn phần ‘hương’ thì hoàn toàn do bàn tay của người làm trà quyết định.

    Các hợp chất chẳng hạn như linaloollinalool oxide tạo nên mùi ngọt cho trà. Linalool có thể tìm thấy trong nhiều loại trà, trong đó thì hoa oải hương hay được dùng để chiết xuất linalool nhất. Geraniol và phenylacetaldehyde chịu trách nhiệm cho hương hoa của trà. Geraniol cũng thường được tìm thấy trong các loại thuốc lá ngon, còn phenylacetaldehyde có thể thấy trong các loại hoa hoặc bột kiều mạch. Nerolidol, benzaldehyde, methyl salicylate và phenylethanol tạo nên vị ngọt trái cây trong các loại ô long lên men cao hay trà đen. Nerolidol còn có trong hoa lài và oải hương, benzaldehyde chiết từ vỏ quế, methyl salicylate hay có trong cây lộc đề xanh, còn phenylethanol hay được lấy từ hoa hồng hay vỏ cam. Trans-2-hexenal, n-hexanal, cis-3-hexenol và b-ionone thì chịu trách nhiệm cho hương vị tươi mát. Nhiều hãng nước hoa dùng những hợp chất này để tạo nên mùi hương như hoa tươi cho các sản phẩm của mình.

    Mùi hương của lá trà được cấu thành từ hàng trăm hợp chất mùi hương khác nhau. Thế nên mùi hương của trà cũng rất phức tạp. Như ‘vị’ thì chỉ có vài vị cơ bản, nhưng mùi hương thì lại quá nhiều. Thế nên ‘hương’ cũng chính là yếu tố chính mà người uống trà phân biệt loại cũng như chất lượng của từng loại trà.

    Vitamins

    Vitamin là một trong 5 thành phần dinh dưỡng bắt buộc chúng ta phải hấp thu để có thể có được một sức khoẻ toàn diện nhất, các thành phần dinh dưỡng bắt buộc khác là: tinh bột, mỡ đạm và khoáng chất. Được ví là ‘siêu thực phẩm’ nên không có gì ngạc nhiên khi trà có chứa kha khá các thành phẩn vitamin khác nhau. Tuy nhiên, mỗi loại trà lại có những thành phần vitamin khác nhau. Như Vitamin C chẳng hạn, thì trà xanh có chứa nhiều loại vitamin này nhất, đến trà lên men một phần như trà Ô Long thì mất đi một phần, còn trà đen thì gần như không có Vitamin C.

    Nhìn chung thì trà xanh nhờ không lên men và có thành phần hoá học gần giống với lá trà tươi nhất, nên cũng có chứa nhiều thành phần vitamin nhất. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý là hàm lượng vitamin trong trà xanh cũng chỉ nhỉnh hơn các loại rau củ thông dụng một chút mà thôi (so sánh cùng khối lượng), thế nên bạn cũng không nên tin rằng cứ uống trà là không cần bổ sung vitamin từ các nguồn thực phẩm tự nhiên khác.

    Vitamin C

    Hàm lượng vitamin C trong trà xanh rơi vào khoảng 280mg cho 100g lá trà khô. Nếu chúng ta dùng 5g trà cho mỗi lần pha thì chúng ta có xấp xỉ 15mg Vitamin C cho mỗi lần uống trà. Theo khuyến cáo của bác sĩ thì thể trạng người Việt chỉ cần khoảng 60mg là đủ cho một ngày, những người hoạt động mạnh có thể cần nhiều hơn. Do đó chúng ta cần bổ xung thêm nhiều loại rau tươi và trái cây trong ngày. Nhiều người sẽ nghĩ rằng cứ ra hiệu thuốc mua viên sủi 1000mg về uống cho nhanh, nhưng như vậy là cực kỳ quá liều, chỉ những người cần vitamin C liều cao để chữa bệnh mới cần nhiều như vậy. Thật sự thì nguồn dinh dưỡng tự nhiên như trà và rau củ bao giờ cũng tốt hơn rất nhiều.

    Vitamin C có khá nhiều tác động tốt lên cơ thể chúng ta như tạo collagen giúp đẹp da, tham gia sản xuất một số chất truyền dẫn thần kinh và hormone, giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng khác, đồng thời cũng là một loại chất chống oxy hoá.

    Vitamin A

    Hàm lượng vitamin A hay beta-carotene trong trà nhiều hơn hẳn so với nhiều loại thực phẩm khác. Thậm chí hàm lượng beta-carotene của trà bột xanh (matcha) còn nhiều gấp 5 lần cà rốt. Tuy nhiên, beta-carotene lại không hoà tan trong nước nên khi chúng ta pha trà thì hầu như không có chút beta-carotene trong nước trà. Do trà matcha được uống cả cái (bột trà) lẫn nước nên chúng ta hấp thụ được toàn bộ thành phần beta-carotene trong đó. Đây cũng là một trong những lý do khiến matcha lại trở nên phổ biến đến như vậy, vì chúng ta có thể ăn hay uống được toàn bộ chất dinh dưỡng có trong matcha.

    Khi chúng ta pha trà xong thì bã trà vẫn còn chứa nhiều vitamin A, thế nên chúng ta vẫn có nhiều cách tận dụng thay vì đem đi đổ hoặc bón cây. Chị em phụ nữ có thể nghiền nhỏ bã trà ra để đắp lên da thay cho mặt nạ. Chất chính trong các loại kem chống loại hoá hiện nay là retinol, cũng chính là dạng biến thể vitamin A. Đó là chưa kể đến việc nhiều sản phẩm làm đẹp hiện nay sử dụng nguyên liệu là chiết xuất trà xanh. Hoặc chúng ta cũng có thể dùng bã trà để nấu ăn chẳng hạn, nấu chung với các loại hải sản như tôm cá để khử mùi tanh. Vitamin A trong thực phẩm giúp sáng mắt và cũng rất lợi gan, nhất là đấng mày râu Việt Nam hay bị yếu gan là do nhậu nhẹt nhiều (thậm chí nhậu nhiều nhất Châu Á). Do đó chúng ta nên tận dụng bã trà, nhất là bã trà đắt tiền thì bỏ đi rất là phí!

    Vitamin E

    Vitamin E là một chất chống oxy hoá được dùng nhiều trong các sản phẩm làm đẹp ngoài da. Cũng như Vitamin A thì Vitamin E cũng không tan trong nước, thế nên một phương pháp làm đẹp tiết kiệm cho chị em phụ nữ là nghiền nhỏ bã trà ra, rồi đắp lên mặt. Nhiều chị em sợ bã trà không có chất, nên nghiền nhỏ lá trà khô để trộn với nước làm mặt nạ. Thế nhưng sự thật là ngoài các vitamin nhóm B và C ra, thì toàn bộ các thành phần vitamin còn lại trong trà đều không tan trong nước. Do đó bã trà dù có qua qua nhiều nước thì vẫn còn chứa nhiều vitamin E và A.

    Chất khoáng

    Lá trà có chứa khoảng 28 loại chất khoáng khác nhau. So với mặt bằng chung trong giới thực vật thì lá trà có hàm lượng khá cao các thành phần: flo, ma-giê, niken, selen, nhôm, kali, iot và asen. Asen hữu cơ an toàn như asen trong nước mắm truyền thống nên những người yêu trà hãy cứ yên tâm! Trong các thành phần chất khoáng trên thì lá trà có rất nhiều flo, thế nên nhiều chuyên gia cho rằng uống trà giúp bảo vệ răng rất tốt. Thế nên nhiều nhãn hàng đánh răng cũng tung ra dòng sản phẩm kem đánh răng chiết xuất trà xanh để xây dựng hình ảnh ‘tự nhiên’ của mình. Cũng giống như caffeine thì flo có nhiều ở những lá già.

    Trà có quá nhiều thành phần hoá học phức tạp nên chỉ cần một tác động nhỏ trong trồng trọt, chế biến hay kể cả khi pha cũng thay đổi hương vị của trà. Sự thay đổi thất thường của khí hậu là phần tất yếu của bất kỳ hệ sinh thái nào, thế nhưng những biến đổi này ngày càng khó dự đoán hơn trong khoảng 15 năm qua. Những gì xảy ra với trà chẳng khác gì một thước đo lớn cho sự thay đổi của thế giới. [/justify]

    (by Tiến Vũ)

    :caphe::caphe::caphe::caphe::caphe:

    Tham Khảo:

    1.Harbowy, M. E., Balentine, D. A., Davies, A. P., & Cai, Y. (1997). Tea chemistry. Critical reviews in plant sciences, 16(5), 415-480.

    2.Chaturvedula, V. S. P., & Prakash, I. (2011). The aroma, taste, color and bioactive constituents of tea. Journal of Medicinal Plants Research, 5(11), 2110-2124. Chicago

    3.Graham, H. N. (1992). Green tea composition, consumption, and polyphenol chemistry. Preventive medicine, 21(3), 334-350.

    4.Yamamoto, T., Juneja, L. R., & Kim, M. (1997). Chemistry and applications of green tea. CRC press.

    5.Shen, F. M., & Chen, H. W. (2008). Element composition of tea leaves and tea infusions and its impact on health. Bulletin of Environmental Contamination and Toxicology, 80(3), 300-304.

    6.Ho, C. T., Lin, J. K., & Shahidi, F. (Eds.). (2008). Tea and tea products: chemistry and health-promoting properties. CRC press.

    7.Huang, Y., Sheng, J., Yang, F., & Hu, Q. (2007). Effect of enzyme inactivation by microwave and oven heating on preservation quality of green tea. Journal of Food Engineering, 78(2), 687-692.

    8.http://www.itoen.co.jp/eng/allabout_...s_benefit.html

    9.http://www.webexhibits.org/causesofcolor/7A.html

    10.http://www.tocklai.org/activities/tea-chemistry/

    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

    Comment


    • #3
      "Buổi Chiều Bình Yên ở Bảo Lộc ”, Huy chương Bạc tại Singapore; Giải thưởng Đặc biệt tại Italia



      Đất nước, con người Việt Nam sinh động qua lăng kính của nhiếp ảnh gia Hoàng Ngọc Thạch:

      [justify]"..... Trong tác phẩm của mình, tác giả không chỉ ghi lại cảnh đẹp mà còn muốn truyền tải cảm xúc, bản sắc văn hóa dân tộc trên mỗi vùng miền đất nước tới người xem bằng sự chân thực, vẻ đẹp sáng tạo, ánh sáng chuyên nghiệp và chuẩn mực. Có những bức ảnh gợi nhớ ta về làng quê mộc mạc phía Bắc. Có những bức ảnh ghi lại những khoảng khắc sinh hoạt bình dị của người dân miền Trung. Hay theo miền sông nước hòa cùng nhịp sống với những con người thật thà, chân chất và đôn hậu ở phía Nam…" [/justify]

      https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

      Comment


      • #4
        Anh Khang đã giới thiệu thành phần hoá học của cây trà xanh và những đồi trà và những nét mộc mạc của núi rừng BLao quen thuộc. KD cám ơn A Khang nhiều.

        A Khang có quen biết cô em xứ Thượng nào không hỉ? BLao khí hậu trong lành, cảnh thiên nhiên êm đềm nên con người hiền lành bình dị lắm. :huh:

        A Khang có nhớ rừng BLao cũng còn có nhiều thú dữ như voi, nhím, beo, cọp, ... Người BLao ai cũng ăn thịt thú rừng đó. :huh:

        Thân ái

        KimDung

        Comment


        • #5
          Anh chỉ ghé thành phố Bảo Lộc và đồi trả xanh, nên không biết nhiều về các cô người Thượng và rừng BL. Có lẽ KD từng lớn lên ở thị xã này và biết nhiều hơn. Nếu rảnh thi KD chia xẻ thêm kiến thức về vùng này.

          Anh luôn luôn ghé thăm vài ngày thị xã Bảo Lộc trên đường lên thăm "xóm cũ" - cư xá trường Bùi thị Xuân, Đà Lạt .

          Chúc vui,
          https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

          Comment


          • #6
            KD hỏi aKhang có quen biết nhiều em gái xứ Thượng chứ đâu có hỏi aKhang quen em gái Thượng.

            Mắc cười ghê khi KD đọc đến chổ tác gỉa viết "người dân B´Lao hiền lành" KD lại nghĩ ông tác gỉa này quên viết "người dân B´Lao biết ăn và hay ăn thịt Cọp" hihi.

            Đồi trà xanh của aKhang mang tính kỹ thuật , có năng xuất cao. KD đọc lại "Cỏ Nội Hoa Ngàn " Sao thấy đồi trà xanh của mình giống đồi trà hoang qúa đi thôi hihi. Bây giờ mới khám phá ra mình có lối viết chạy vòng vòng chóng mặt rồi thấy mọi sự nó mờ mờ ảo ảo đi trong sương mù. Đích thị là dân BờLao Phẹc.:cuoilan:

            Thân ái

            KimDung

            Comment


            • #7
              [justify]Biến đổi khí hậu & Chất Lượng Trà (Revised)

              In the last 15 years, global surface temperatures have been increasing; 2015 was the hottest year on record.

              [/justify]

              Sự thay đổi thất thường của khí hậu là phần tất yếu của bất kỳ hệ sinh thái nào, thế nhưng những biến đổi này ngày càng khó dự đoán hơn trong khoảng 15 năm qua. Những gì xảy ra với trà chẳng khác gì một thước đo vi mô cho sự thay đổi của thế giới. “Trà là giống loài có thể được xem là thước đo cho biến đổi khí hậu,” Selena cho hay. “Trà có nhiều biến thể cũng khiến nó xứng đáng để tập trung nghiên cứu .”

              Sự ấm lên toàn cầu tạo nên một lượng mưa lớn trái mùa ở nhiều nơi trên thế giới. Lý do giải thích cho việc này là khi nhiệt độ càng cao thì tầng khí quyển lại giữ hơi nước nhiều hơn (cứ tăng mỗi một độ thì tầng khí quyển lại có thể giữ thêm 4% hơi nước), do đó khi trái đất ấm lên thì tầng khí quyển giữ nước nhiều hơn nên tạo ra mưa nhiều. Những vùng trà lớn trên thế giới như Vân Nam (Trung Quốc), Assam và Darjeeling của Ấn Độ, Nhật Bản hay Việt Nam đều phải trải qua hoàn cảnh tương tự. Việc này rất đáng quan ngại vì cũng như bao loại cây trồng khác, cây trà chỉ cần một lượng mưa nhất định, nếu quá nhiều sẽ gây ra nhiều vấn đề.

              “Đối với trà thì mưa quá nhiều sẽ tạo nên hiệu ứng loãng ở chất chuyển hoá thứ cấp (secondary metabolites)”, theo bà Selena cho biết. Nói một cách đơn giản là chất trà sẽ không còn được như bình thường, hương vị và các thành phần hoá học khác của cây trà sẽ ít hơn khi mưa nhiều.

              Ngoài ra khi mưa nhiều thì lá trà có thể phát triển gấp đôi trong kích thước cũng như cân nặng, tuy nhiên chất diệp lục (chlorophyll) lại giảm chỉ còn một nửa.

              Thật sự rất khó để chỉ ra được sự phức tạp trong hương vị của những cây nông nghiệp như lúa gạo. Nhưng cây trà thì lại hoàn toàn khác. Trà có quá nhiều thành phần hoá học phức tạp nên chỉ cần một tác động nhỏ trong trồng trọt, chế biến hay kể cả khi pha cũng thay đổi hương vị của trà.


              - Tiến Vũ -

              (“The Future of Tea Looks Bleak, Thanks to Climate Change” của Eater.com)
              https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

              Comment


              • #8
                [justify]Trong văn thơ Việt nam, vườn trà (chè) cũng được nêu lên như một nhân chứng cho đôi vợ chồng nghèo hiếu học. Trong bài thơ phổ nhạc "Trăng Sáng Vườn Chè " của Nguyễn Bính, ông đã khéo kết nối hoàn cảnh của đôi vợ chồng sống trong một căn nhà nhỏ bên vườn chè xanh. Những câu thơ đậm đặc tính nhân văn và tính trữ tình ở miền quê Việt Nam. Lời thơ thật giản dị nhưng mang nhiều ý nghĩa rất sâu sắc trong tình chồng nghĩa vợ của người xưa:

                Sáng trăng sáng cả vườn chè

                Một gian nhà nhỏ đi về có nhau ...
                [/justify]

                Người vợ ở nhà chăm lo đèn sách cho chồng "trau dồi kinh sử ..." để mong một ngày nào đó chồng làm nên cơ nghiệp, vinh quy bái tổ về làng.


                Một quan là sáu trăm đồng

                Chắt chiu tháng tháng

                Cho chồng đi thi

                Chồng tôi cỡi ngựa vinh quy

                Hai bên có lính hầu đi dẹp đường

                Tôi ra đứng tận góc làng

                Chồng tôi xuống ngựa

                Cả làng ra xem ...


                Dưới ánh trăng cùng nhau đối ẩm chia xẻ những tủi nhục đắng cay của những tháng ngày đã qua. Kết thúc là sự tràn đầy viên mãn nên trăng và vườn chè là hòa hợp với nhau. Và ...

                Ðêm nay mới thật là đêm...

                Ai đem trăng sáng giải lên vườn chè.

                Ngày nay xã hội văn mình hơn, uống trà có nhiều kiểu cách hơn. Chọn loại trà nào để uống tốt cho sức khỏe cũng là một nhu cầu thiết yếu. Cây trà được nâng lên bước thang sang trọng hơn và cầu kỷ hơn. Một hình thức phòng và chữa bệnh đơn giản là học uống trà đúng cách.

                Trước đây đơn giản chỉ có trà xanh, ngày này với sự phát triển cao về chất lượng cuộc sống đã cho ra nhiều loại trà không nhưng có hương vị thơm từ các loại hoa như: sen, nhài, cúc,… mà nó còn có tác dụng cho sức khỏe.

                Uống trà không đơn giản chỉ là một thói quen thường ngày trong những giây phút rãnh rỗi hoặc ngồi thư giãn. Cứ mỗi một tách trà lại mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhờ vào hàm lượng chất chống ô-xy hóa cực kỳ dồi dào có trong loại đồ uống này. Những chất chống ô-xy hóa có khả năng đánh bại nhiều căn bệnh và trung hòa các gốc tự do – là những phân tử xuất hiện một cách tự nhiên có thể gây hại cho những tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh được rằng việc tiêu thụ những thực phẩm giàu chất chống ô-xy hóa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh về tim mạch, Alzheimer…

                Mỗi loại trà có một tác dụng riêng:

                Trà xanh: Công dụng các loại trà tân cương thái nguyên, trà shan tuyết,...

                Với chức năng chống oxy hóa cao gấp 20 lần so với vitamin E, uống 3 cốc trà xanh mỗi ngày sẽ giúp da bạn tránh khỏi những vết chàm (nám). Trà xanh còn có chứa chất chống oxy hóa cao giúp ngăn ngừa sự lão hóa cả trong và ngoài cơ thể. Mỗi cốc trà xanh sẽ giúp bạn tiêu tốn 80 kalo, với những thực đơn ăn kiêng.


                Không chỉ giúp làm dịu tinh thần, trà còn tốt cho tim, bộ phận quan trọng trong cơ thể. Trà xanh nổi tiếng với lượng chất chống ô-xy cực mạnh có các chất catechin, đặc biệt là chất epigallocatechin gallate (thường được gọi là EGCG). Chất EGCG được đánh giá là tốt cho tim.

                Bạn có thể dùng trà xanh như một loại nước hoa hồng, cho nước trà vào bình xịt và xịt lên toàn bộ cơ thể sau khi tắm, công dụng của nước trà xanh sẽ giúp nước da mịn màng và chống lại tia cực tím. Hoặc có thể dùng nước trà xanh đun sôi để nguội làm nước rửa mặt, giúp thanh lọc chất bẩn và tốt cho da.

                Trà trắng

                Là loại trà ít được chế biến nhất từ cây camellia sinensis (tên khoa học của cây trà), trà trắng còn chứa nhiều chất polyphenol nhất. Trong một cuộc nghiên cứu về tế bào chất béo của criminal người vào năm 2009, các nhà nghiên cứu người Đức đã phát hiện ra rằng: chiết xuất từ trà trắng giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào chất béo mới đồng thời còn kích thích sự phá vỡ những tế bào chất béo đang tồn tại trong cơ thể.


                Uống trà trắng giúp giảm cân hiệu quả

                Bạn nên sử dụng loại trà trắng được chế biến từ những lá trà khô. Loại trà lá được sấy khô có hàm lượng chất chống ô-xy hóa cao hơn và hương vị cũng thơm ngon hơn so với trà túi lọc.

                Trà hibiscu

                Bằng chứng về khả năng chữa bệnh tăng huyết áp của trà hibiscus được thể hiện qua kết quả nghiên cứu thực hiện vào năm 2009 của trường ĐH Tufts, Massachusetts, Hoa Kỳ. Ở những người tham gia cuộc thí nghiệm được cho uống ba tách trà hibiscus mỗi ngày, mức huyết áp đã giảm xuống rất rõ rệt.


                Trà hibiscu chữa bệnh tăng huyết áp

                Loại trà đỏ vị chát này có chứa một chất chống ô-xy hóa mà các nhà khoa học tin rằng có thể giúp giãn nở mạch máu, cho phép máu lưu thông thoải mái hơn. Hibiscus (hay còn gọi là quả hồng hoa) là một loại thảo dược có nguồn gốc từ Bắc Phi và Trung Mỹ. Loại cây này được chế biến thành nhiều sản phẩm như rượu, trà, nước si-rô grain mứt. Trà hibiscus hiện cũng đã được bán ở VN. Khi chọn mua các loại trà thảo mộc, bạn nên chú ý đến các thành phần của trà để chọn được loại trà hibiscus có chất lượng tốt nhất.

                Trà dâm bụt


                Trà dâm bụt được làm từ hoa của cây dâm bụt và đang được ưu chuộng. Loại trà này giúp giảm huyết áp, giảm cholesterol và giảm hấp thụ đường vào cơ thể.

                Trà hoa cúc

                Trà hoa cúc có tác dụng dưỡng gan, cân bằng gan, thanh lọc gan và sáng mắt, đặc biệt thích hợp uống vào mùa xuân. Đồng thời còn có tác dụng bài trừ độc tố, mạnh khỏe có thể, trừ trà giảm nhiệt, thông phong thanh nhiệt, lợi hầu tiêu viêm, sưng, có công hiệu chống lại hoặc bài trừ các chất hóa học có hại tích tụ trong cơ thể hoặc các tia phóng xạ.


                Trà hoa cúc có tác dụng dưỡng gan, cân bằng gan, thanh lọc gan và sáng mắt, đặc biệt thích hợp uống vào mùa xuân.

                Uống loại thảo dược kỳ diệu này có thể làm cho bạn cảm thấy thật thư giãn trước khi đi ngủ. Ngoài ra, nó còn làm cho cơ thể bạn luôn ấm áp, làm cho bạn cảm thấy buồn ngủ một cách hết sức tự nhiên. Vì thế, uống một tách trà hoa cúc nửa giờ trước khi đi ngủ sẽ làm cho tất các vấn đề như chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc của bạn biến mất hoàn toàn.

                Trà gừng

                Uống trà gừng là một trong những biện pháp phổ biến và hữu hiệu nhằm phòng ngừa các bệnh cảm lạnh, viêm họng, các bệnh về đường tiêu hóa. Bên cạnh tác dụng chữa bệnh, trà gừng còn là một thứ đồ uống thơm ngon, rất tuyệt cho buổi sáng những ngày đông lạnh.


                Trà gừng phòng ngừa bệnh cảm lạnh, viêm họng và các bệnh về tiêu hóa.

                Cách pha chế: Cho vài lát gừng tươi vào ấm nước, sau đó đun sôi và để sôi nhỏ lửa trong vòng 10 phút. Tắt bếp, rót trà ra ly, cho thêm nước cốt chanh và mật ong khuấy đều là có thể dùng được.

                Trà sen

                Trà sen là thức uống của những người mắc chứng khó ngủ vì chúng là thuốc an thần tự nhiên. Nó có tác dụng giảm bớt căng thẳng và lo lắng. Uống trà sen cũng rất tốt cho da và hoạt động của hệ tiêu hóa.


                Trà sen cho người bị chứng mất ngủ.

                Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, trà tâm sen có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giãn cơ trơn thành mạch máu và giảm trở lực huyết quản, phòng chống rối loạn nhịp tim, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, chống oxy hóa. Nó cũng cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim nhờ khả năng làm giãn thành mạch máu, giảm lượng tiêu thụ oxy của cơ tim và cải thiện lưu lượng tuần hoàn động mạch vành.

                Trà hoa hồng

                Trà hoa hồng tính ôn, hàm chứa phong phú vitamin, có công dụng hoạt huyết điều kinh, thông gan thoáng khí, cân bằng nội bài tiết, đồng thời có tác dụng điều chỉnh và cân bằng gan, dạ dày, tiêu trừ mệt mỏi, cải thiện thể chất.


                Trà hoa hồng rất tốt cho chị em.

                Ngoài ra, trà hoa hồng còn có tác dụng giảm nhẹ bệnh huyết quản tim, làm đẹp, dưỡng dung nhan, giúp ích cải thiện da khô, tẩy trừ vết thâm nám trên da. Thường ngày lấy 6-10 búp trà hoa hồng khô, cho vào trong cốc trà, thêm nước nóng vào và uống là được, Đương nhiên nếu kèm thêm với một ít táo đỏ thì sẽ tăng thêm hương vị của trà và có tác dụng bổ dưỡng khí huyết.

                Trà nhài

                Các nghiên cứu gần đây còn chỉ ra rằng uống trà nhài giúp làm giảm lượng cholesterol và sống lâu.


                Trà nhài là sự kết hợp của lá trà và hoa nhài. Trà có hương thơm của hoa nhài cùng với khả năng chống ôxy hóa trong trà xanh sẽ mang đến một thức uống thú vị và có lợi cho sức khỏe. Uống trà hoa nhài còn giúp giảm đau dạ dày và có công dụng rất tốt khi tiêu hóa kém. Trà hoa nhài cũng rất tốt cho phụ nữ vì nó giúp các chị em có làn da mịn màng và giảm đau bụng kinh.

                Trà ô long


                Trà ô prolonged giúp giảm cân, hạ thấp lượng cholesterol, giảm huyết áp,…

                Trà ô prolonged giúp ích cho những ai đang trong chế độ giảm cân. Bên cạnh đó, loại trà này còn giúp hạ thấp lượng cholesterol xấu, giúp ích cho bệnh nhân tiểu đường loại 2, các bệnh nhân bệnh tim mạch, giảm huyết áp cao, ngăn ngừa sâu săng và cải thiện làn da nhờ chức năng chống oxy hóa.

                Trà bạc hà

                Đây là loại trà thảo mộc và chứa nhiều đặc tính giúp ích cho dạ dày đang khó chịu.


                Trà bạc hà tốt cho người bị dạ dày, đường ruột

                Dầu bạc hà được kiểm tra lâm sàng cho thấy có chức năng giúp thư giãn trên mô dạ dày ruột. Ngoài ra, dầu bạc hà còn giúp thiết lập hệ miễn dịch và giúp ích cho các bệnh nhân ung thư. Dầu bạc hà cũng được sử dụng như chất chống oxy hóa.

                Trà cây mùi tây

                Trà này có hai đặc tính nổi trội là chất chống oxy hóa và vitamin C. Vì vậy, trà cây mùi tây giúp giảm lão hóa cho da và giúp giảm chứng viêm sưng do cơn viêm khớp mạn tính gây ra.

                Trà cúc cam

                Trà cúc cam chứa nhiều đặc tính diệu kỳ giúp người uống thư giãn và bình tĩnh. Ngoài ra, trà cúc cam còn giúp giảm chứng chuột rút khi có kinh ở phụ nữ và kiểm soát cơn lạnh.

                Một nghiên cứu tiết lộ trà cúc cam tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể trong khi nghiên cứu khác cho rằng trà này tăng cường axit amin làm giảm cơn đau cơ bắp.

                Trà Matcha


                Trà Matcha là một loại trà truyền thống của Nhật Bản. Nhiều người tin rằng trà matcha là một loại trà chống oxy hóa rất tốt, thậm chí nó ngang với công dụng chống oxy hóa của chocolate đen.

                Trà Rooibos

                Trà Rooibos đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ chức năng làm chậm quá trình lão hóa, thiết lập hệ miễn dịch, thư giãn cơ bắp, giảm vọp bẻ và những ai đang bệnh nhẹ.

                Trà Rooibos đỏ là nguồn canxi dồi dào giúp tăng cường sức khỏe xương. Loại trà này cũng có thể giúp giảm căng thẳng, thường được dùng vào cuối ngày.

                Trà Phổ nhĩ


                Tại Trung Quốc, trà Phổ nhĩ được biết đến như một loại trà có đặc tính chữa bệnh, giúp tăng cơ chế chuyển hóa, hạ huyết áp và cholesterol, cải thiện tiêu hóa và khử độc. Hiện nay trà Phổ nhĩ đã được sản xuất tại Hà Giang Việt Nam và được phân phối độc quyền bởi Việt Cổ Trà

                Trà lúa mạch


                Trà lúa mạch là loại trà giúp tinh thần sảng khoái, nhất là vào mùa hè nóng bức. Ngoài ra, loại trà này còn có chứa chất chống oxy hóa và giúp giảm sâu răng.

                Từ ngàn xưa, thú uống trà đã nâng lên thành nghệ thuật thanh cao gần như là một thứ đạo, cho nên ở Nhật Bản có Hội Trà đạo. Uống trà để giải khát, nhưng không phải khát mới uống. Người ta uống khi gặp mặt hàn huyên hay chia tay với bạn bè, tri âm tri kỷ.

                Người mình uống trà như thú tao nhã, pha trà để uống hoặc mời khách cũng chăm chút công phu. Sự công phu đó, trở thành thứ lễ nghi mà ngày nay lớp trẻ không phải ai cũng biết. Uống trà nhằm đáp lại lòng mến khách của chủ nhân, để bắt đầu tâm sự, một nỗi niềm ngổn ngang, để bàn chuyện gia đình, xã hội, nhằm cảm nhận một tách trà hương vị của đất trời, cây cỏ. Người Việt Nam uống trà từ rất lâu đời, nhưng chưa có ai được gọi là “Trà Sư”. Thưởng thức trà là một nghệ thuật tinh vi vào bậc nhất của nghệ thuật.

                Văn hoá trà gắn kết với đời sống và tâm linh người Việt. Nhấp tách trà thơm lừng, con người sảng khoái gần gũi với nhau hơn, đúng là bản sắc đậm đà đã tồn tại qua mấy ngàn năm toả hương trong sự giao hoà của thiên nhiên và đất trời.
                https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

                Comment


                • #9
                  Cám ơn bài viết rất công phu của anh Khang. Trong các loại trà đã giới thiệu trên đây, người Việt chúng ta quen thuộc nhất với các loại trà xanh, trà cúc, trà gừng, trà sen, trà nhài, ... những loại khác nghe chừng khá lạ lẫm. Nếu thống kê cho hết các loại trà, cách thức pha & uống trà cùng với những triết lý tiếm ẩn có lẽ phải tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên có một loại trà đã được nghe nói đến từ rất lâu là trà sữa của người Anh, không rõ là loại trà gì, sữa gì, các loại bánh nào đi kèm và nên uống vào giờ nào trong ngày, mong được anh Khang giới thiệu thêm cho bạn đọc.

                  Những lúc về thăm lại thành phố Vancouver, Canada, hỏi thăm bạn bè nghe nói người này, người kia bất chợt trở nên giàu có chỉ nhờ vào "trồng trà", anh có thể cho biết đó là loại trà gì?

                  Comment


                  • #10

                    Camellia sinensis xuất xứ từ Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á, nhưng ngày nay nó được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xén tỉa để thấp hơn 2 mét (6 ft) khi được trồng để lấy lá. Nó có rễ cái dài. Hoa trà màu trắng ánh vàng, đường kính từ 2,5–4 cm, với 7 - 8 cánh hoa.

                    Ở Vancouver, Canada cây trà này được trồng phố biến ở vùng cao nguyên ôn đới phù hợp với sinh lý và thổ nhưỡng cây trà. Nhiều người Việt sinh sống ở đây đã và đang làm giàu vì nguồn cung cấp lá trà ở đây dồi dào. Ngành công nghiệp chế biến trà ở Bắc Mỹ rất phát triển trong vòng 10-15 năm lại đây. Phải nói hơn 70% đần Bắc Mỹ uống trà nên nhu cầu chế biến Trà rất phát triển.

                    Trả sữa là loại nước uống có pha thêm các thành phần khác như:

                    - 20ml sữa đặc

                    - 40ml sữa tươi không đường

                    - 2 gói trà đen túi lọc Dimah (3 gói ngon hơn nữa)

                    - 20ml syrup đào torani (muốn vị nào thì dùng syrup đó)

                    - Thạch dẻo tự làm nhân dừa, phô mai, chocolate, cafe... (dùng jelly hoặc bột gelatin đều được).

                    - 2-5gr bột frappe whole farm úc hoặc vanila costellini's



                    Uống trà sữa như uống nước giải khát, không thể dùng từ "thưởng thức trà" như đã giới thiệu ở trên. Các bạn trẻ Á Châu rất thích uống trà này.

                    Có dịp anh em mình sẽ trà đảm đối ẩm (not milk tea !) với nhau, anh Hùng.


                    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

                    Comment

                    Working...
                    X