Announcement

Collapse
No announcement yet.

Du lịch Huế- động Thiên Đường- Đà Nẵng- Hội An- Bà Nà (phần 7)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Du lịch Huế- động Thiên Đường- Đà Nẵng- Hội An- Bà Nà (phần 7)

    Thành phố Đà Nẵng


    Đà Nẵng là thành phố phát triển nhất miền Trung, nổi tiếng với chương trình 5 KHÔNG và 3 CÓ.

    Lề đường Bạch Đằng, dọc bờ sông Hàn, được trang trí thành đường hoa nhân dịp Xuân về. Người dân và du khách ra ngắm cảnh và chụp hình rất đông.



    Cầu Sông Hàn ban ngày



    Cầu Sông Hàn ban đêm

    Tối đến, hướng dẫn viên giới thiệu quán cà phê có vốn đầu tư 500 tỉ. Quán này do một doanh nhân ngành máy nông nghiệp xây dựng để thỏa thú đam mê đồ cổ.



    Bước vào quán qua chiếc cầu có 2 con rồng bằng đá nguy nghi.

    Bên trong là các cây kiểng lâu năm.

    ....

    Cây me 100 tuổi...........Cây thiên tuế 200 tuổi.

    Đến Tết năm nay được thêm 1 tuổi là thành 201 tuổi. Chắc là vậy! Hì hì!



    Nhà rường của Huế gồm 3 gian và 2 chái



    Phòng của phu nhân là chái phải

    Nhà rường có vẻ chật chội, nhỏ, thấp. Có lẽ vì ngày xưa, người ta thư sinh, nho nhã, nhỏ con chứ đâu có cao to, lại còn mang thêm cái … thùng nước lèo như các ông bây giờ! (nói lén mấy ổng!).

    Một dãy ngăn thành nhiều phòng ăn riêng biệt, trong phòng có máy lạnh, nhưng được trang bị bàn ghế xưa cũ, trang trí tường kiểu ẩm mốc của phố cổ. Ai sao không biết, chứ theo tôi thì khó mà cảm thấy… ngon miệng khi ăn uống trong phòng này.



    Phòng VIP

    Về khách sạn nghỉ ngơi lấy sức, sáng hôm sau, chúng tôi khởi hành đi Bà Nà.

    (xin xem tiếp phần sau)[/size]

  • #2
    Xuân Dung và các bạn thân mến

    Mạn phép Tác giả bài 'Thành phố Đà nẵng' để post một tấm hình gởi tăng các bạn đã từng ở thành phố nầy và ... mấy chục năm qua chưa có dịp quây về cố hương.

    Tấm hình được chụp vội sau những cơn mưa miền Trung dai dẳng của tháng 12 năm 2014.


    Đây là ngã 5 ngày nay của thành phố Đà nẳng. Phía bên trái là đường Hoàng Diệu, phía bên phải là đường Phan chu Trinh tiếp theo là đường Trần quốc Toản (hồi xưa tên là Thái Phiên), đường nầy dẫn xuống bờ sông Hàn. Kế tiếp là phần tiếp của đường Phan chu Trinh và sau cùng là đường Trần bình Trọng dẫn đến xóm Chuối.

    Những năm 65-71 có thể xem đây là một tụ điểm thoáng mát trung tâm thành phố nổi tiếng với chè sâm bảo Lượng, tiêm kem Diệp Hải Dung, rạp chớp bóng Li Đô, chảo chiên bánh tiêu ( rất ngon) của mấy ông người Việt gốc Bông, tất cả đều nằm phía sau cột đèn, đường PCT.

    Sau hơn 40 năm quây lại chốn cũ , "lối xưa xe ngựa " còn lại cái cột điện bằng sắt phía bên trái và và trạm biến thế tường màu vàng ở cạnh nó. Phần còn lại có lẽ chỉ có hướng các con đường là không đổi !

    Thân ái

    NTT

    Comment


    • #3
      Khu vực này xem ra không thay đổi nhiều kể từ ngày cuối cùng rời xa thành phố thân thương vào năm 1970, lần cuối từ Sài Gòn về thăm Đà Nẵng. Trong những tháng ngày 'không thể nào quên', đây là nơi lý tưởng để chiều chiều cuốc bộ đến ăn chè và mua bánh ngọt, rất nên ghé qua, nhưng 'xóm Chuối' thì ... đừng, bạn nào chưa từng ở ĐN xin liên lạc với Thiện Toản sẽ biết lý do. Cám ơn bạn hiền NTT về tấm ảnh rất 'ấn tượng' này !!! :P

      Comment


      • #4
        Các bạn mến,

        Có phải cầu sông Hàn người dân Đà Nẵng còn gọi là cầu Quay? Nếu phải thì tại sao nó có tên là cầu Quay vậy? Nếu không phải thì cầu Quay ở hướng nào vậy? KD đã từng được đi trên cầu Quay nhưng vì ở Đà Nẵng có 5 ngày nên không biết hết.

        Thân ái,

        KimDung

        Comment


        • #5
          Originally posted by 'HungMNguyen'

          ... nhưng 'xóm Chuối' thì đừng, bạn nào chưa từng ở ĐN xin liên lạc với Thiện Toản sẽ biết lý do. ... :P
          Comment của anh Hùng làm cho nhiều bạn đọc thắc mắc: Hồi đó Xóm Chuối có cái gì mà các ...'heroes' không dám tới? NTT chỉ giải được một nửa của vấn đề.

          Hồi đó TP Đà Nẵng còn là thị xã, vào khoảng 69-70, thừa thắng xông lên thị trưởng Đà Nẵng ra lệnh bắt hết đám chúng tôi, con trai trên 16 tuổi, chưa tham gia Nhân dân Tự vệ, phần lớn là học sinh các trường trung học vào sân vận động Chi Lăng (cũng gần ở đó) để huấn luyện quân sự trong mấy ngày liền. Sau phần lý thuyết đầy bụi và mồ hôi của thao trường đến phần thực hành xem ra khá vui và hấp dẫn. Lực lượng đông đảo chúng tôi được chia làm 2 thành phần: thành phần bao vây và thành phần lục soát, tưởng để tiến ra sa trường ai dè tiến vào khu Xóm Chuối (cũng cách đó vài trăm mét). Đêm hành quân khí thế, chó sủa vang trời làm 'chị em ta' ở đó ngủ không được, chửi đổng om sòm. Sáng ra chúng tôi thấy một sự thật phủ phàng: Xóm Chuối nhưng không có chuối!

          Thân ái

          NTT

          Comment


          • #6
            :shocked2:Woa!!!!

            Comment


            • #7
              Các bạn mến , thông thường nếu P được xem một tấm hình như vậy thì P thấy ngả 4 ngả 5 nào ở Vn cũng giống nhau , nhưng nếu không nói P cũng đoán cảnh này không phải ở Sg , vì Sg không vắng xe như vậy và chỉ cần mưa liên tục vài trận thì không còn thấy lề đường nữa .

              P nghe nói tới Đà nẳng từ lâu nhưng mới chỉ có dịp thăm Đà nẳng cách đây 3 năm , vì thời gian ở ngắn nên chưa có cơ hội thấm thía nhiều nhưng P có nhiều thiện cảm như đường xá sạch sẽ quang cảnh đẹp vì sau lưng thành phố là núi trước mặt là sông Hàn êm đềm , nên thành phố nhìn vừa thơ mông vừa có vẻ sang trọng do kiến trúc mới .

              Trên sông Hàn có nhiều cầu , cầu sông Hàn còn gọi là cầu quay vì nó ... quay được , ngay thành phố mà có cái cầu làm cho quang cảnh nơi đó đẹp hơn , nhứt là khi lên đèn , như Sydney có cầu Harbour bridge zậy đó ( giải thích cho Dung )

              Mỗi khi P đi thăm thành phố nào là P rất thích đi chợ ở đó , cho nên khi tới Đà nẳng , P cũng ghé vào chợ Hàn để mua ít quà , thì thấy đa số những người bán hàng từ tốn thân thiện lắm , lúc đầu P không biết , hỏi mua một cái giỏ đệm , thấy người ta nói giá rất rẻ so với SàiGòn , tưởng ở đó sản xuất , hỏi thăm thì họ cũng ...nhập khẩu từ Biên hòa , vì nghe người nhà dặn đi mua gì cũng phải trả giá , nên tuy biết rẻ nhưng P vẫn trả giá , vậy mà họ không giận , còn hỏi P từ đâu đến , vì họ nói họ bán ở đó lâu nên không nói thách , khách mua ai cũng biết , P bày đặt trả giá nên bị lộ tẩy chứ khi đi du lịch P hóa trang kỹ lắm , vậy mà vẫn không che được mắt ... thế gian

              Vì không đi theo tour du lịch nên tới Đà nẳng P nhờ chú Taxi chở vòng vòng đi xem những cảnh đẹp của Đà nẳng , lúc đó để chú ta chở đi đâu thì chở chứ không biết gì đâu các bạn ạ , lúc đó chưa quen người Đà nẳng , bây giờ quen rồi thì sau này nếu có dịp đi nữa P sẽ hỏi trước , chẳng hạn như cái ngả 5 ở trên zậy đó , hihi

              PL


              Comment


              • #8

                Anh Toản cùng các anh chị thân mến,

                Trước hết cám ơn anh Toản đã post tấm hình này về Đà Nẵng, một căn nhà nằm trên đường Trần quốc Toản (ngày xưa gọi là đường Thành Thái) đoạn ở nhà thờ Con gà (nhà thờ chánh tòa Đà Nẵng).

                Đường Phan Chu Trinh ngày xưa là đường hai chiều nhưng vài năm gần đây đoạn ở ngã năm đã đổi thành đường một chiều, còn đường Thái Phiên (mà anh Toản đề cập đến) thì nằm phía sau của bức ảnh này (song song với đường Thành Thái tức đường Trần quốc Toản). Đường Thái Phiên này hồi xưa bọn Tuấn đi học thường đặt lai tên đường là đường "Thái chẳng Phiên" (bắt chước theo dân Quảng nam hay nói lái), vì trên con đường này có hai quán cà phê, một tên là quán 555 ở cuối đường và một tên là quán LIPTON ở đầu đường. Cả hai quán đều là nơi tụ tập của "chị em xinh tươi " và thường xuyên tuyển nhạc ngoại quốc khá hay nên giới trẻ hay dập dìu tụ họp dù giá cà phê khá "chát" nên hầu như khi làm oai tính tiền xong thì anh nào cũng méo mặt ..., vì vậy có tên là "Thái chẳng Phiên".

                Quán kem Diệp hải Dung nằm ở đường Phan đình Phùng (đối diện với nhà vị bác sĩ khá nổi tiếng ở Đà Nẵng là Bs Huỳnh tấn Đối) chớ không nằm ở đường này. Ở đường PCT hồi xưa nổi tiếng có quán phở Ba Thọ và quán mì tàu Tứ Hải, đoạn đường này còn có tiệm rang xay cà phê nổi tiếng mang tên Cà phê Tô căn Tấn với ông chủ người Hoa mang cả cái bụng nước lèo chần dần chạy chiếc Honda 67 đen bóng.

                Cây cầu mà chị Dung hỏi đến trong ảnh chiếc cầu thì quả thiệt là cây cầu quay đầu tiên ở DN và ở VN cho đến nay, được khánh thành vào năm 2000.

                Mỗi đêm từ 12:00 - 2:00 đoạn giữa của cầu sẽ được quay vuông góc với cầu để cho tàu thuyền qua lại vì hồi đó còn hai cảng và một âu thuyền nằm ở bên trong của cầu, đên nay thì chính quyền dời cả hai cảng đi hết nên cầu đã ngừng quay.

                Năm 2003, Tuấn có ngồi với mấy cô bạn cũ (ở Đan mạch về thăm lại DN) cả đám uống bia, hát hò ở quán nhậu dưới chân cầu để đợi xem cầu quay vì sáng hôm sau thì họ ra sân bay để vào SG, không biết uống bia kiểu gì mà khi nhớ ra thì cầu đã xoay và trở lại chỗ cũ rồi...

                Chia tay với mấy người bạn cũ, Tuấn có viết mấy câu thơ để ghi lại khoảnh khắc cảm xúc. Sau này đâu đó trên mạng cũng thấy có người nhắc đến bài này khi nói về chiếc cầu quay DN :

                " Đêm qua ngồi đợi cầu quay

                Sớm mai trở lại cầu xoay mất rồi

                Lặng nhìn con nước nổi trôi

                Sông còn ở lại

                ... em tôi phương nào?"

                Xóm Chuối mà anh Hùng đề cập đến thì phải đi tiếp đường Trần bình Trọng đến đoạn nối với đường Yersin thả bộ chừng năm mưới thước nữa rồi rẽ trái mới là khu Xóm Chuối, là xóm "Bình Khang" của chị em DN xưa mà biết đâu anh Hùng và anh Toản đã từng biết tới.

                Còn về cái vụ nhà rường thì ngày xưa những gia đình quan quyền, giàu có thường hay cất nhà rường để thờ tự và để cất của cải hơn là để sinh hoạt. Vua Minh mạng là người đã đưa ra những quy định khắc khe về nhà rường ở chỗ là độ cao của nhà rường sao cho khi lợp xong mái ngoài (che hành lang phía hiên trước ) thì chiều cao của nó còn khoảng chừng 1m6 /1m70 để ai đi vào cũng phải cúi đầu thay cho việc vái lạy (chào ông bà tổ tiên) và nếu nhà có ba gian hai chái thì phải theo nguyên tắc trổ ba cửa: chính giữa là cửa Tiến sĩ (to hơn), cửa trái là cửa Thám hoa và cửa bên phải là cửa Tú tài (hẹp hơn). Gian chính giữa thờ ông bà tổ tiên và trên cao có một rầm thượng để phòng khi lụt lội thì lên đó mà trú ẩn. Bên trái của gian thờ là buồng ngủ của người chồng còn bên trái là buồng của người vợ theo nguyên tắc "Nam tả, nữ hữu" và phải ngủ riêng vì "Nam nữ thụ thụ bất tương thân ".

                Thông với hai buồng là một hành lang nhỏ phía sau phòng thờ vì kiêng kỵ việc đi lại "hành sự" trước mặt ông bà tổ tiên. (He he ). Thường thì buồng ngủ có một chiếc rương to để vừa là chiếc giường ngủ vừa để cất giữ của cải và đồ tế nhuyễn vào trong, thiệt là "nhất cữ lưỡng tiện " hen.

                Nhà quan quyền thì được mở rộng thành "năm gian hai chái" và được chạm khắc con rồng lên cột kèo nhưng phân biệt rõ phẩm hàm bằng số móng của con rồng Vua phải là rồng năm móng rồi theo thứ tự xuống thấp dần. Nhà giàu có thì chỉ được chạm Mai, Lan, Cúc, Trúc hoặc cách điệu chiếc lá hoa cúc để giả thành hình con rồng gọi là con rồng lá...

                Quán cà phê này là tập hợp rối rắm của kiến trúc "Lẫu thập cẫm" ở DN và nghe nói đại gia này đang gặp rắc rối vì chị em thưa kiện đòi quyền bình đẳng với nhau giữa các bà...

                Cám ơn các anh chị đã chịu khó đọc những tản mạn này về Đà Nẵng.

                Tuan Ton

                Comment


                • #9
                  Các bạn mến.

                  Thế là KD cũng được đi trên cầu Quay. Hôm trước LP nói cây cầu nó quay được, KD định hỏi nó quay vô để nói chuyện hay quay ra để giận nhau. Hôm nay đọc lời giải thích và bài thơ của Tuấn Tôn thì KD biết rồi, KD hiểu như thế này nhé:

                  Đang ngồi nói chuyện đến lúc gây cấn sợ đánh nhau, cầu xoay ra, tầu chạy đến sớt mất cô nàng đi. Thế là sông còn ở lại em tôi đâu mất rồi? Nếu KD hiểu sai thì cho KD xin lỗi, đừng giận KD nha.

                  Thân ái

                  KimDung

                  Comment

                  Working...
                  X