CÂY NA Xứ Lạng
(Annona squamos, Annonaceae)
Khám phá Ải Chi Lăng
================================================== =============================
[justify][justify]Thấm thoát đã gần 40 năm nơi xứ người ! Ngày này năm nọ bên các cô cậu học trò xứ người; soạn giáo án rồi chuẩn bị thì cứ cuối năm; rồi thức khuya chấm bài .... Những kiến thức nông nghiệp học được ở thầy cô VN gần như vào quên lãng....
Hôm nay, như thường lệ sau bữa cơm tối gia đình, nhà tôi mang ra một đĩa trái cây để chuẩn bị ăn dessert. Thay vì như mọi hôm trái cây gồm cam táo, nho, chuối, ... thì tối nay đặc biệt cả nhà được ăn trái cây quê hương - trái na. Tôi liền giải thích giới thiệu cho các cháu, Huyền Trân và Đức Anh, tên VN là trái na, tiếng Anh gọi là Annona (tên khoa học). Lần đầu tiên các cháu được ăn trái na (trồng ở Brasil Ba Tây), rất thích với mùi vị ngọt đậm đà và nhiều hột đen láy. Được việc đúng nghề xưa, tôi trò chuyện thêm cho các cháu và nhà tôi về cách thức trồng trọt cây na quê nhà .[/justify]
================================================== ============================
[justify]Na, có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới. Nguồn gốc bản địa chính xác của loại cây này chưa rõ do hiện nay nó được trồng khắp nơi nhưng người ta cho rằng nó là cây bản địa của vùng Caribe.
Họ Na (Annonaceae) còn được gọi là họ Mãng cầu, là một họ thực vật có hoa bao gồm các loại cây thân gỗ, cây bụi hay dây leo. Với khoảng 2.300 đến 2.500 loài trong 120 - 130 chi, chi điển hình của họ này là Annona (Na hay Mãng cầu ta; Mãng cầu xiêm hay Mãng cầu gai). Ở nước ta, số loài thuộc chi Na (Annona) có 4 loài trong đó 3 loài là cây trồng. Cây Na (Annona squamosa L.) thuộc chi Na (Annona), là loại cây trồng ở Việt Nam, quả chín ăn được (Nguyễn Tiến Bân, 2000). Các bộ phận của cây Na được sử dụng làm thuốc: làm se vết thương, bổ máu, long đờm, giảm đau tim, chống mối mọt, diệt chí rận, chữa ung nhọt…
[/justify]
Đặc tính cây trồng
Cây na cao cỡ 2–5 mét, lá mọc xen ở hai hàng; hoa xanh, quả tròn có nhiều múi (thực ra mỗi múi là một quả), hạt trắng có màu nâu sậm. Hạt có chứa độc tố, có tính làm bỏng da và có thể trừ sâu bọ, chấy rận.
Cây na trông từ 4-5 năm mới cho quả nên mới có thành ngữ: "Trẻ trồng na, già trồng chuối".
Thành phần hóa học
Trong lá có một loại ancaloit vô định hình, không có glucozit.
Công dụng
• Lá na chữa sốt rét trong dân gian
• Hạt na tán nhỏ dùng trừ chấy, rận.
Các giống na
Ở miền Bắc, quả na được phân thành hai loại là na dai và na bở dựa vào đặc tính của quả (sự liên kết giữa các múi với vỏ và giữa các múi với nhau).
Na dai có ưu điểm ăn ngọt, để được lâu, không dễ nát, dễ bóc vỏ, múi na nhằn dễ tróc ra khỏi hột và múi cũng dai hơn. Quả na dai có vỏ mềm, màu xanh, thịt trắng lại ít hạt. Thêm vào đó, na dai được ưa chuộng hơn bởi mùi thơm và vị ngọt sắc nổi bật hơn so với na bở.
Huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) được coi là "vựa na" lớn nhất cả nước, nơi này có 2 khu vực trồng na nổi tiếng: na bở ở khu vực thị trấn Đồng Mỏ và na dai khu vực Đồng Bành.
Ở miền Nam có mãng cầu dai hay còn gọi là mãng cầu Cấp (mãng cầu Vũng Tàu). Mãng cầu dai chắc, nhiều thịt, ít hột, vỏ mỏng và ngọt hơn các loại mãng cầu khác. Những quả mãng cầu Cấp có vỏ xù xì, múi không đều, không mọng, nhưng có vị thơm và ngọt sắc.
Cách trồng na
Nên trồng na vào mùa xuân kéo dài đến tháng 8-9.
Nếu gieo bằng hạt: cần chọn cây có nhiều quả lớn, quả chính vụ, ngoài tán. Lấy hạt rửa sạch, phơi khô rồi lấy cát khô cho vào túi chà xát thủng vỏ để hạt na dễ nảy mầm.
Nếu trồng bằng hạt nên gieo trong bầu đến khi cây khoảng 1 tuổi có chiều cao khoảng 40-50 cm thì trồng dễ sống hơn. Khi trồng xong phải tưới đẫm nước, che nắng cho cây.
Khoảng cách trồng 5m ở đất tốt, 4m ở đất xấu, chăm bón để quả to, nhiều thịt.
Hố trồng na có chiều sâu khoảng 50 cm, kích thước rộng, bón lót bằng 15-20kg phân chuồng + 0,2 kg kali + 0,5 kg lân.
Nhân giống na bằng gieo hạt, ghép cành.
Cách chăm sóc cây na
• Ánh sáng: na ưa ánh sáng hoàn toàn,
• Nhiệt độ: Na chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu rét khá tốt. Mùa đông cây
rụng lá, nghỉ đông ngừng sinh trưởng, đến mùa xuân lại mọc lá mới.
• Độ ẩm: Na ưa độ ẩm trung bình
• Đất trồng: Cây na không kén chọn đất, kể cả đất nghèo dinh dưỡng, đất sỏi, đất cát, chua hoặc trung tính. Để quả to ngon, năng suất cao thì nên trồng ở loại đất tốt, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt, đất thích hợp là đất rừng mới khai phá, đất phù sa. pH= 5,5-6,5 . Nếu trồng đất xấu, không bón phân thì cây nhanh già cỗi, ít quả, hạt nhiều, quả nhỏ. Vì vậy cần chú ý chăm sóc từ khi cây trồng để cây khỏe, phát triển tốt thì mới cho quả ngon.
• Tưới nước: Na chịu úng kém nhưng chịu hạn khá tốt. Vào mùa khô ở vùng đất hạn, hoặc đất cát ven biển thì cây rụng lá, đến mùa mưa lại ra lá và hoa. Khi cây bón những lứa đầu thì hoa bị rụng nhiều, khi cây quang hợp đầy đủ, khỏe mạnh thì quả cũng đậu. Vào tháng 7-8 lứa hoa cuối, hoa rụng nhiều, quả nhỏ. Như vậy trồng na Thái không cần tưới nhiều, tuy nhiên tưới điều độ thì thời gian ra quả kéo dài hơn.
• Bón phân: Bón lót bằng 20-30 kg phân chuồng.
+ Bón thúc: hai năm đầu bón 20kg/ năm + 0,5 kg NPK 16-16-8
+ Từ năm thứ 3 trở đi tăng lên 30kg/ năm + 0,5 kg NPK 16-16-8 ( phân khoáng bón tăng dần 0,5 kg cho mỗi năm, đến năm 9,10 không tăng nữa).
Để quả ngọt hơn bón thêm Kali (K) từ năm thứ 3 với lượng 0,5kg cho mỗi cây rồi tăng chút ít qua mỗi năm.
Bón phân khi cây cho hoa vào tháng 2-3, nuôi quả và cành vào tháng 6-7, vun gốc và bón thúc vào tháng 10-11.
• Sâu bệnh: Na có sức đề kháng cao, ít sâu bệnh tuy nhiên nếu vườn ít chăm sóc thì dễ bị rệp sáp.
Rệp sáp màu trắng và các tua trắng xung quanh bám vào dưới mặt lá khi cây chưa ra quả. Khi cây có quả thì bám vào kẽ giữa hai múi lúc quả non đến khi chín. Làm quả nhạt, mất vẻ đẹp, khó bán.
Bọ xít na lưng gồ Pseudodoniella sp. là côn trùng có phụ miệng chích hút gọi là vòi. Cả ấu trùng và trưởng thành đều dùng vòi chích hút dịch dinh dưỡng ở các bộ phận non của cây na như lộc non, nụ, hoa và quả non. Vết chích của bọ xít có màu nâu hoặc nâu đen, với kích thước khá lớn, dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Các lộc non nhỏ, các nụ và hoa na bị Bọ xít na lưng gồ hút hết dịch trở nên khô và rụng. Quả non bị hại không phát triển được, cả quả biến màu đen, khô cứng. Trên quả na có kích thước lớn, Bọ xít na lưng gồ thường chích hút ở vùng cuống quả, tạo thành các vết đen. Các vết đen loang to nhỏ tùy thuộc mật độ bọ xít. Những quả bị hại có màu đen và hóa cứng, có thể bị rụng hoặc không tùy thuộc độ tuổi của quả khi bị hại (Hình 2).
Phòng trị bệnh bằng thuốc Mipcin, Bi 58ND, Applaud, Supracid… vào cuối vụ sau khi thu hoạch quả. Nếu bệnh nặng thì xịt vào quả, lá, khi quả sắp chín thì không xịt nữa.
• Thu hoạch na:
Khi na mở mắt: ở giữa hai mắt các kẽ đầy lên, đỉnh múi thấp xuống, màu trắng là có thể thu hoạch được. Nếu na bở thì kẽ nứt toác.
Khi hái quả cần lót lá tươi, lá chuối khô tránh xây sát, thâm, xấu mã. Khi thu hoạch cần vận chuyển luôn đến nơi tiêu thụ để tránh dập nát kể cả na.
Do quá trình hô hấp mạnh làm trái cây chín nhanh ngoài ra quả chín còn thải ra etylen làm khí quay trở lại kích thích quả mau chín hơn. Tốt nhất để bảo quản quả chín là dùng nhiệt độ thấp, nếu quá thấp làm cho quả bị tổn thương lạnh: thâm đen, nhũn ra với Na nhiệt độ bảo quản phù hợp 13oC.
Ở Toronto, Canada những năm gần đây, trái na được nhập khá nhiều. Na thường được đưa vào đây từ Brasil (Ba Tây), Mexico với giá khá đắt $5.99/lb. Thị trường trái cây nhiệt đới ở đây có trái thanh long, trái vải thiểu Bắc Giang, và trái sầu riêng từ Việt nam. Hy vọng một ngày gần đây trái na Việt sẽ được tiêu thụ ở thị trường Bắc Mỹ này.[/justify]
Đặc tính cây trồng
Cây na cao cỡ 2–5 mét, lá mọc xen ở hai hàng; hoa xanh, quả tròn có nhiều múi (thực ra mỗi múi là một quả), hạt trắng có màu nâu sậm. Hạt có chứa độc tố, có tính làm bỏng da và có thể trừ sâu bọ, chấy rận.
Cây na trông từ 4-5 năm mới cho quả nên mới có thành ngữ: "Trẻ trồng na, già trồng chuối".
Thành phần hóa học
Trong lá có một loại ancaloit vô định hình, không có glucozit.
Công dụng
• Lá na chữa sốt rét trong dân gian
• Hạt na tán nhỏ dùng trừ chấy, rận.
Các giống na
Ở miền Bắc, quả na được phân thành hai loại là na dai và na bở dựa vào đặc tính của quả (sự liên kết giữa các múi với vỏ và giữa các múi với nhau).
Na dai có ưu điểm ăn ngọt, để được lâu, không dễ nát, dễ bóc vỏ, múi na nhằn dễ tróc ra khỏi hột và múi cũng dai hơn. Quả na dai có vỏ mềm, màu xanh, thịt trắng lại ít hạt. Thêm vào đó, na dai được ưa chuộng hơn bởi mùi thơm và vị ngọt sắc nổi bật hơn so với na bở.
Huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) được coi là "vựa na" lớn nhất cả nước, nơi này có 2 khu vực trồng na nổi tiếng: na bở ở khu vực thị trấn Đồng Mỏ và na dai khu vực Đồng Bành.
Ở miền Nam có mãng cầu dai hay còn gọi là mãng cầu Cấp (mãng cầu Vũng Tàu). Mãng cầu dai chắc, nhiều thịt, ít hột, vỏ mỏng và ngọt hơn các loại mãng cầu khác. Những quả mãng cầu Cấp có vỏ xù xì, múi không đều, không mọng, nhưng có vị thơm và ngọt sắc.
Cách trồng na
Nên trồng na vào mùa xuân kéo dài đến tháng 8-9.
Nếu gieo bằng hạt: cần chọn cây có nhiều quả lớn, quả chính vụ, ngoài tán. Lấy hạt rửa sạch, phơi khô rồi lấy cát khô cho vào túi chà xát thủng vỏ để hạt na dễ nảy mầm.
Nếu trồng bằng hạt nên gieo trong bầu đến khi cây khoảng 1 tuổi có chiều cao khoảng 40-50 cm thì trồng dễ sống hơn. Khi trồng xong phải tưới đẫm nước, che nắng cho cây.
Khoảng cách trồng 5m ở đất tốt, 4m ở đất xấu, chăm bón để quả to, nhiều thịt.
Hố trồng na có chiều sâu khoảng 50 cm, kích thước rộng, bón lót bằng 15-20kg phân chuồng + 0,2 kg kali + 0,5 kg lân.
Nhân giống na bằng gieo hạt, ghép cành.
Cách chăm sóc cây na
• Ánh sáng: na ưa ánh sáng hoàn toàn,
• Nhiệt độ: Na chịu được biên độ nhiệt lớn, chịu rét khá tốt. Mùa đông cây
rụng lá, nghỉ đông ngừng sinh trưởng, đến mùa xuân lại mọc lá mới.
• Độ ẩm: Na ưa độ ẩm trung bình
• Đất trồng: Cây na không kén chọn đất, kể cả đất nghèo dinh dưỡng, đất sỏi, đất cát, chua hoặc trung tính. Để quả to ngon, năng suất cao thì nên trồng ở loại đất tốt, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt, đất thích hợp là đất rừng mới khai phá, đất phù sa. pH= 5,5-6,5 . Nếu trồng đất xấu, không bón phân thì cây nhanh già cỗi, ít quả, hạt nhiều, quả nhỏ. Vì vậy cần chú ý chăm sóc từ khi cây trồng để cây khỏe, phát triển tốt thì mới cho quả ngon.
• Tưới nước: Na chịu úng kém nhưng chịu hạn khá tốt. Vào mùa khô ở vùng đất hạn, hoặc đất cát ven biển thì cây rụng lá, đến mùa mưa lại ra lá và hoa. Khi cây bón những lứa đầu thì hoa bị rụng nhiều, khi cây quang hợp đầy đủ, khỏe mạnh thì quả cũng đậu. Vào tháng 7-8 lứa hoa cuối, hoa rụng nhiều, quả nhỏ. Như vậy trồng na Thái không cần tưới nhiều, tuy nhiên tưới điều độ thì thời gian ra quả kéo dài hơn.
• Bón phân: Bón lót bằng 20-30 kg phân chuồng.
+ Bón thúc: hai năm đầu bón 20kg/ năm + 0,5 kg NPK 16-16-8
+ Từ năm thứ 3 trở đi tăng lên 30kg/ năm + 0,5 kg NPK 16-16-8 ( phân khoáng bón tăng dần 0,5 kg cho mỗi năm, đến năm 9,10 không tăng nữa).
Để quả ngọt hơn bón thêm Kali (K) từ năm thứ 3 với lượng 0,5kg cho mỗi cây rồi tăng chút ít qua mỗi năm.
Bón phân khi cây cho hoa vào tháng 2-3, nuôi quả và cành vào tháng 6-7, vun gốc và bón thúc vào tháng 10-11.
• Sâu bệnh: Na có sức đề kháng cao, ít sâu bệnh tuy nhiên nếu vườn ít chăm sóc thì dễ bị rệp sáp.
Rệp sáp màu trắng và các tua trắng xung quanh bám vào dưới mặt lá khi cây chưa ra quả. Khi cây có quả thì bám vào kẽ giữa hai múi lúc quả non đến khi chín. Làm quả nhạt, mất vẻ đẹp, khó bán.
Bọ xít na lưng gồ Pseudodoniella sp. là côn trùng có phụ miệng chích hút gọi là vòi. Cả ấu trùng và trưởng thành đều dùng vòi chích hút dịch dinh dưỡng ở các bộ phận non của cây na như lộc non, nụ, hoa và quả non. Vết chích của bọ xít có màu nâu hoặc nâu đen, với kích thước khá lớn, dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Các lộc non nhỏ, các nụ và hoa na bị Bọ xít na lưng gồ hút hết dịch trở nên khô và rụng. Quả non bị hại không phát triển được, cả quả biến màu đen, khô cứng. Trên quả na có kích thước lớn, Bọ xít na lưng gồ thường chích hút ở vùng cuống quả, tạo thành các vết đen. Các vết đen loang to nhỏ tùy thuộc mật độ bọ xít. Những quả bị hại có màu đen và hóa cứng, có thể bị rụng hoặc không tùy thuộc độ tuổi của quả khi bị hại (Hình 2).
Phòng trị bệnh bằng thuốc Mipcin, Bi 58ND, Applaud, Supracid… vào cuối vụ sau khi thu hoạch quả. Nếu bệnh nặng thì xịt vào quả, lá, khi quả sắp chín thì không xịt nữa.
• Thu hoạch na:
Khi na mở mắt: ở giữa hai mắt các kẽ đầy lên, đỉnh múi thấp xuống, màu trắng là có thể thu hoạch được. Nếu na bở thì kẽ nứt toác.
Khi hái quả cần lót lá tươi, lá chuối khô tránh xây sát, thâm, xấu mã. Khi thu hoạch cần vận chuyển luôn đến nơi tiêu thụ để tránh dập nát kể cả na.
Do quá trình hô hấp mạnh làm trái cây chín nhanh ngoài ra quả chín còn thải ra etylen làm khí quay trở lại kích thích quả mau chín hơn. Tốt nhất để bảo quản quả chín là dùng nhiệt độ thấp, nếu quá thấp làm cho quả bị tổn thương lạnh: thâm đen, nhũn ra với Na nhiệt độ bảo quản phù hợp 13oC.
Ở Toronto, Canada những năm gần đây, trái na được nhập khá nhiều. Na thường được đưa vào đây từ Brasil (Ba Tây), Mexico với giá khá đắt $5.99/lb. Thị trường trái cây nhiệt đới ở đây có trái thanh long, trái vải thiểu Bắc Giang, và trái sầu riêng từ Việt nam. Hy vọng một ngày gần đây trái na Việt sẽ được tiêu thụ ở thị trường Bắc Mỹ này.[/justify]
THAM KHẢO
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Na
2. http://www.quangninh.gov.vn/vi-VN/so...20cay%20na.PDF
3. http://www.agu.edu.vn:8080/bitstream...h%20Nguyet.pdf
Comment