"Dừa......Xiêm"
Dường như càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra hạnh Phúc nội tâm không đến từ vật chất trong thế gian này. Tỉ như khi ta cần 1 cái túi/bóp ta chỉ cần cái túi có đầy đủ tiện nghi, càng nhẹ càng tốt chứ không phân biệt nó gía 30$ hay 300$ vì chỉ cần có để đựng vài thứ như lọ dầu gío, thuốc phòng thân, thẻ đi xe lửa..... Ở trong căn nhà 100m hay 1000m cũng vẫn rộng thênh thang, cũng cô đơn như nhau vì con cái theo công việc làm phải đi xa hết rồi ..v..v... Chỉ có những bạn bè, anh chị em những người còn hoài tâm nói chuyện, cười đùa, hát xướng với ta đó mới là hạnh phúc. Vì vậy mỗi khi đồng môn, đồng hương, đồng nghiệp về hưu gặp nhau là bao nhiêu chuyện phiếm lại được bày ra, đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm và những câu chuyện xưa ấy dù hay hoặc dở bây giờ cũng biến thành những chuyện trào phúng để tự cười cợt mình, mà cũng chẳng hề làm ai bực mình.
Nhìn lại mái tóc. Tuổi đời cứ dần dần muối nhiều hơn tiêu thì dần dà con người đối xử với nhau vị mặn càng mặn nồng hơn còn vị cay sẽ vơi đi dần và biến mất.
Cách đây vài hôm nhà KD được hân hạnh đón những vị khách cao tuổi bạn anh Cừ,họ gặp nhau từ thuở tơ hồng. thoạt đầu gặp mấy anh , anh nào cũng mang dáng vẻ đạo mạo. Hôm đó nhỏ em D đi chợ giùm D, vừa tới cổng nó đã dừng xe và rao lên ''dừa đây, dừa đây", chưa dứt tiếng rao thì lại gặp được ông khách cũng vừa tới, ông này còn nghiêm nghị hơn nữa vì ông là ông linh mục, ông khách giành ôm giùm 1 thùng dừa gồm 10 trái dừa tươi. khi thùng dừa vừa đặt lên bàn thì không ngờ được nghe những câu chuyện nực cười của mấy ông khách từ thuở tơ hồng. Mấy anh lúc này trở thành những cậu bé ở tuổi 11 hay 12.
một anh kể:
Quê tôi ở An Hoá, Bến tre là xứ dừa nhiều dừa lắm, Là Thằng nhỏ 12 tuổi khi lên Sài gòn tôi bỡ ngỡ choáng ngộp, Sài Gòn lớn qúa, sang trọng qúa, đông người qúa so với cái làng quê nghèo nàn lạc hậu của tui, thấy người ta bán dừa, bán thức ăn, đẩy trên mấy chiếc xe tui thấy lạ, tui còn nhớ lúc đó bịn rịn từ gĩa má tui trong nước mắt mà vẫn bị hấp dẫn của mấy xe Bò Khô Đu Đủ đứng ở phía trường các soeur St.Paul. Những chai tương ớt đỏ au, chai xì dầu đậm đà, chai dấm tỏi trắng luôn được dốc dốc vào dĩa, bên cạnh khay đu đủ bào và những miếng khô bò, gan bò cháy béo làm chảy nước miếng đến cả ...... tượng đá. Má tui dẫn đến cho tui ăn trước khi má tui ra về, thế là chàng ào ạt làm gọn hai dĩa, húp hớt nước tương cay, chua chua mà vẫn còn thèm. Ăn được món lạ tui mới an tâm vô trường cho má tui về.
anh Khác kể:
Chiều thứ năm đó, ngày 20 tháng 9, sau cơn mưa, má đưa tôi lên chiếc xích lô máy với chiếc rương cây đỏ chót, để vào trường cha. Vô tới trường tôi vui lắm, xóm tôi không có con trai để đánh lộn. Bây giờ vui qúa lớp toàn là con trai. 9 năm học trong trường, phá phách là số 1 hạnh kiểm là Zero, vì nhiều lần trốn đi bắt dế và lượm xoài, phần thưởng là ăn cơm lạt.
Anh nghiêm nghị nhất còn nhớ:
Ngày đó nỗi khổ tâm nhất của tụi nhỏ là thầy giám thị. Một buổi trưa kia , hai giờ, lớp nhỏ phải chờ thầy giám thị ra lệnh mới được vào lớp . Hôm đó thầy xuống trễ chỉ độ vài phút , cả lớp ào ào như ong vỡ tổ, cả lớp vui qúa cười nói to tiếng, chạy nhảy lên bàn đùa giỡn thật thoải mái. Thầy xuống phạt cả lớp phở lở; đứa qùy gối, đứa ăn roi, cả lớp sợ! im phăng phắc. Ngay lúc đó, ở con đường Nguyễn Du kế bên , có một anh bán dừa xiêm. và chưa bao giờ tụi nhóc được nghe một tiếng rao hàng qúa hay như thế. Anh ta rao: "Dừa...." chữ dừa kéo dài độ 2 phút và cuối cùng là chữ "xiêm" ngắn gọn. Đang im lặng như tờ. Hay qúa, đám con nít nghe rõ mồn một, cả lớp vui qúa cười thật sướng! Thế là như hổ vào rừng thầy quát lớn với một lời tuyên bố :"dừa xiêm có gì mà cười!". Thật là một câu định mệnh!. Từ giây phút đó cả lớp gọi ngài là "Dừa Xiêm". Để trả thù cho cái đầu gối ăn trầu, chiều đó, lúc ra chơi , thầy đứng ở nhà chơi, thì lại có thằng mắc dịch đứng ở nhà cơm rao: "Dừa Xiêm!", thày chạy từ nhà chơi sang nhà cơm , thì tiếng rao im bặt và ngược lại, nhà chơi lại có đứa rao "Dừa Xiêm". Suốt thời gian thày còn trong trường thì tiếng rao vẫn còn đâu đó.
Và các anh còn nhớ về những yêu thương mà các thày đã tận tâm lo cho các anh không thua gì cha mẹ:
Bọn nghịch tặc chúng mình đã không biết bao lần làm phiền các cha giáo. Một cha giáo qúa yêu thương học trò, nên mãi nhắc nhở. Đương nhiên khi nhắc nhở như thế, ngài không quên nắm bắp thịt non ở cánh tay và than van: "con ngu vừa vừa thôi, chứ ngu qúa ai chịu nổi". Chúng con thành thật xin lỗi cha các cha vì tội ngu này. Một lục cá nguyệt kia, cha giáo tiếng pháp cho viết dictée "le tieulle" Cả bọn ngơ ngác, chữ gì vậy? Và ngày rao điểm đã tới với đầy hy vọng. Cha giáo nhỏ nhẹ : "cả lớp zẻro, chỉ một trò nửa điểm" . Số phận cả lớp là zéro, chỉ mong nghe thằng nửa điểm là xong. Ai cũng nghĩ thế! nhưng cha giáo lại có ý khác: An zéro! Ba zéro! Cung zéro! Và cứ thế ... Tam zẻto! Thanh zẻro!...." . Thế là cả lớp phá lên cười! Cười sung sướng vì tập thể đều ngu và cách rao điểm qúa hay. Khi trận cười dứt vì hết hơi, cha giáo nhỏ nhẹ lên tiếng:"tại sao chúng con cười?" Cả lớp lại phá lên cười đã đời. Ngài lại nhỏ nhẹ :"chúng con ngu mà lại cười được ! cha rao An zéro là muốn nhấn mạnh cho con biết An con ngu lắm! Ba zéro, con ngu lắm..." Cả lớp lại phá lên cười thoải mái. Thế là ngài khóc! Khóc thật! Nước mắt chảy ròng ròng. Chúng tôi điếng hồn im phăng phắc . Vì cái tội ngu lười học, đã làm phí công thày, coi thường công lao khó nhọc của cha mẹ chắt chịu từng giờ hy sinh cho chúng tôi. Dù đã xin lỗi cha giáo, nay đã nên người góp phần xây dựng xã hội tốt như các Ngài mong muốn, vậy mà những lúc gặp lại, chia sẻ những vui buồn chẳng ai quên nổi cách giáo dục bằng trái tim các ngài dành cho học trò và cứ mãi ân hận cho đến bây giờ.
Có anh than thở
Một thời gian thần tiên 9 năm quậy phá! Vâng, đó là thời gian dễ thương nhất trong đời. Hễ gặp trái dừa xiêm ở đâu thì tiếng rao "Dừa..." "xiêm" lại làm nôn nao ruột gan, hối hận với tiếng rao zéro, nhớ những kỷ niệm, nhớ thầy, nhớ từng thằng bạn thân thương đứa còn đứa mất.
Hình như hôm ấy KD đãi món "thạch dừa" cũng làm bùi ngùi khách gặp nhau từ thuở tơ hồng. Có người trong nhóm đã thốt lên hai câu thơ KD không nhớ rõ của ai đó
Rồi thì tất cả chúng ta
Ngồi trên nóc tủ, ngắm gà khoả thân.
KD là người được ăn theo nhóm bạn của anh Cừ, các anh đều xít xoát trên dưới 70, các anh chị luôn Welcome your friends with abundance.
Thân ái
KimDung
Dường như càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra hạnh Phúc nội tâm không đến từ vật chất trong thế gian này. Tỉ như khi ta cần 1 cái túi/bóp ta chỉ cần cái túi có đầy đủ tiện nghi, càng nhẹ càng tốt chứ không phân biệt nó gía 30$ hay 300$ vì chỉ cần có để đựng vài thứ như lọ dầu gío, thuốc phòng thân, thẻ đi xe lửa..... Ở trong căn nhà 100m hay 1000m cũng vẫn rộng thênh thang, cũng cô đơn như nhau vì con cái theo công việc làm phải đi xa hết rồi ..v..v... Chỉ có những bạn bè, anh chị em những người còn hoài tâm nói chuyện, cười đùa, hát xướng với ta đó mới là hạnh phúc. Vì vậy mỗi khi đồng môn, đồng hương, đồng nghiệp về hưu gặp nhau là bao nhiêu chuyện phiếm lại được bày ra, đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm và những câu chuyện xưa ấy dù hay hoặc dở bây giờ cũng biến thành những chuyện trào phúng để tự cười cợt mình, mà cũng chẳng hề làm ai bực mình.
Nhìn lại mái tóc. Tuổi đời cứ dần dần muối nhiều hơn tiêu thì dần dà con người đối xử với nhau vị mặn càng mặn nồng hơn còn vị cay sẽ vơi đi dần và biến mất.
Cách đây vài hôm nhà KD được hân hạnh đón những vị khách cao tuổi bạn anh Cừ,họ gặp nhau từ thuở tơ hồng. thoạt đầu gặp mấy anh , anh nào cũng mang dáng vẻ đạo mạo. Hôm đó nhỏ em D đi chợ giùm D, vừa tới cổng nó đã dừng xe và rao lên ''dừa đây, dừa đây", chưa dứt tiếng rao thì lại gặp được ông khách cũng vừa tới, ông này còn nghiêm nghị hơn nữa vì ông là ông linh mục, ông khách giành ôm giùm 1 thùng dừa gồm 10 trái dừa tươi. khi thùng dừa vừa đặt lên bàn thì không ngờ được nghe những câu chuyện nực cười của mấy ông khách từ thuở tơ hồng. Mấy anh lúc này trở thành những cậu bé ở tuổi 11 hay 12.
một anh kể:
Quê tôi ở An Hoá, Bến tre là xứ dừa nhiều dừa lắm, Là Thằng nhỏ 12 tuổi khi lên Sài gòn tôi bỡ ngỡ choáng ngộp, Sài Gòn lớn qúa, sang trọng qúa, đông người qúa so với cái làng quê nghèo nàn lạc hậu của tui, thấy người ta bán dừa, bán thức ăn, đẩy trên mấy chiếc xe tui thấy lạ, tui còn nhớ lúc đó bịn rịn từ gĩa má tui trong nước mắt mà vẫn bị hấp dẫn của mấy xe Bò Khô Đu Đủ đứng ở phía trường các soeur St.Paul. Những chai tương ớt đỏ au, chai xì dầu đậm đà, chai dấm tỏi trắng luôn được dốc dốc vào dĩa, bên cạnh khay đu đủ bào và những miếng khô bò, gan bò cháy béo làm chảy nước miếng đến cả ...... tượng đá. Má tui dẫn đến cho tui ăn trước khi má tui ra về, thế là chàng ào ạt làm gọn hai dĩa, húp hớt nước tương cay, chua chua mà vẫn còn thèm. Ăn được món lạ tui mới an tâm vô trường cho má tui về.
anh Khác kể:
Chiều thứ năm đó, ngày 20 tháng 9, sau cơn mưa, má đưa tôi lên chiếc xích lô máy với chiếc rương cây đỏ chót, để vào trường cha. Vô tới trường tôi vui lắm, xóm tôi không có con trai để đánh lộn. Bây giờ vui qúa lớp toàn là con trai. 9 năm học trong trường, phá phách là số 1 hạnh kiểm là Zero, vì nhiều lần trốn đi bắt dế và lượm xoài, phần thưởng là ăn cơm lạt.
Anh nghiêm nghị nhất còn nhớ:
Ngày đó nỗi khổ tâm nhất của tụi nhỏ là thầy giám thị. Một buổi trưa kia , hai giờ, lớp nhỏ phải chờ thầy giám thị ra lệnh mới được vào lớp . Hôm đó thầy xuống trễ chỉ độ vài phút , cả lớp ào ào như ong vỡ tổ, cả lớp vui qúa cười nói to tiếng, chạy nhảy lên bàn đùa giỡn thật thoải mái. Thầy xuống phạt cả lớp phở lở; đứa qùy gối, đứa ăn roi, cả lớp sợ! im phăng phắc. Ngay lúc đó, ở con đường Nguyễn Du kế bên , có một anh bán dừa xiêm. và chưa bao giờ tụi nhóc được nghe một tiếng rao hàng qúa hay như thế. Anh ta rao: "Dừa...." chữ dừa kéo dài độ 2 phút và cuối cùng là chữ "xiêm" ngắn gọn. Đang im lặng như tờ. Hay qúa, đám con nít nghe rõ mồn một, cả lớp vui qúa cười thật sướng! Thế là như hổ vào rừng thầy quát lớn với một lời tuyên bố :"dừa xiêm có gì mà cười!". Thật là một câu định mệnh!. Từ giây phút đó cả lớp gọi ngài là "Dừa Xiêm". Để trả thù cho cái đầu gối ăn trầu, chiều đó, lúc ra chơi , thầy đứng ở nhà chơi, thì lại có thằng mắc dịch đứng ở nhà cơm rao: "Dừa Xiêm!", thày chạy từ nhà chơi sang nhà cơm , thì tiếng rao im bặt và ngược lại, nhà chơi lại có đứa rao "Dừa Xiêm". Suốt thời gian thày còn trong trường thì tiếng rao vẫn còn đâu đó.
Và các anh còn nhớ về những yêu thương mà các thày đã tận tâm lo cho các anh không thua gì cha mẹ:
Bọn nghịch tặc chúng mình đã không biết bao lần làm phiền các cha giáo. Một cha giáo qúa yêu thương học trò, nên mãi nhắc nhở. Đương nhiên khi nhắc nhở như thế, ngài không quên nắm bắp thịt non ở cánh tay và than van: "con ngu vừa vừa thôi, chứ ngu qúa ai chịu nổi". Chúng con thành thật xin lỗi cha các cha vì tội ngu này. Một lục cá nguyệt kia, cha giáo tiếng pháp cho viết dictée "le tieulle" Cả bọn ngơ ngác, chữ gì vậy? Và ngày rao điểm đã tới với đầy hy vọng. Cha giáo nhỏ nhẹ : "cả lớp zẻro, chỉ một trò nửa điểm" . Số phận cả lớp là zéro, chỉ mong nghe thằng nửa điểm là xong. Ai cũng nghĩ thế! nhưng cha giáo lại có ý khác: An zéro! Ba zéro! Cung zéro! Và cứ thế ... Tam zẻto! Thanh zẻro!...." . Thế là cả lớp phá lên cười! Cười sung sướng vì tập thể đều ngu và cách rao điểm qúa hay. Khi trận cười dứt vì hết hơi, cha giáo nhỏ nhẹ lên tiếng:"tại sao chúng con cười?" Cả lớp lại phá lên cười đã đời. Ngài lại nhỏ nhẹ :"chúng con ngu mà lại cười được ! cha rao An zéro là muốn nhấn mạnh cho con biết An con ngu lắm! Ba zéro, con ngu lắm..." Cả lớp lại phá lên cười thoải mái. Thế là ngài khóc! Khóc thật! Nước mắt chảy ròng ròng. Chúng tôi điếng hồn im phăng phắc . Vì cái tội ngu lười học, đã làm phí công thày, coi thường công lao khó nhọc của cha mẹ chắt chịu từng giờ hy sinh cho chúng tôi. Dù đã xin lỗi cha giáo, nay đã nên người góp phần xây dựng xã hội tốt như các Ngài mong muốn, vậy mà những lúc gặp lại, chia sẻ những vui buồn chẳng ai quên nổi cách giáo dục bằng trái tim các ngài dành cho học trò và cứ mãi ân hận cho đến bây giờ.
Có anh than thở
Một thời gian thần tiên 9 năm quậy phá! Vâng, đó là thời gian dễ thương nhất trong đời. Hễ gặp trái dừa xiêm ở đâu thì tiếng rao "Dừa..." "xiêm" lại làm nôn nao ruột gan, hối hận với tiếng rao zéro, nhớ những kỷ niệm, nhớ thầy, nhớ từng thằng bạn thân thương đứa còn đứa mất.
Hình như hôm ấy KD đãi món "thạch dừa" cũng làm bùi ngùi khách gặp nhau từ thuở tơ hồng. Có người trong nhóm đã thốt lên hai câu thơ KD không nhớ rõ của ai đó
Rồi thì tất cả chúng ta
Ngồi trên nóc tủ, ngắm gà khoả thân.
KD là người được ăn theo nhóm bạn của anh Cừ, các anh đều xít xoát trên dưới 70, các anh chị luôn Welcome your friends with abundance.
Thân ái
KimDung
Comment