Announcement

Collapse
No announcement yet.

Ngọt Ngào HOàNG HÔN!

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Vậy thì KD cũng không biết cây dầu nóng luôn. Chắc khi nào có dịp D phải hỏi lại cây này.

    KD

    Comment


    • #17

      Hoàng hôn

      Terre Saint de MỸ SƠN


      Người Champa cổ đã gởi tâm linh vào đất, đá và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một MỸ SƠN tráng lệ, thâm nghiêm và hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết ý nghĩa của nó. (le regrett Arichitecte Kazimiers Kwakowski)


      Một ngày trời nắng chói chang trong vùng trời Quảng Nam năm ấy. Từ sáng sớm đã phải leo không biết bao nhiêu bậc để lên đỉnh Non Nước ngắm bình minh, rồi lại tiếp tục leo lên nhiều bậc thang nữa mới lên được đến nhà thờ Đức Mẹ TRÀ KIỆU. Đứng trên đồi Đức mẹ Trà Kiệu nhìn thẳng về phía trước, từ một nơi xa thật xa dưới thung lũng, mờ mờ những mỏm lổm chổm nhấp nhô được bao quanh bởi núi đồi, KD hỏi: "Dưới thung lũng sao không có nhà". Cậu bé trả lời: "Mỹ Sơn holy land". Vừa nghe MỸ SƠN dân Úc sáng rực đôi mắt dục cậu bé: "Đi đi, khỏi cần ăn. Trên xe có bánh, nước và trái cây rồi". "Dạ, mình đi liền kẻo trễ".

      Mọi người lục tục theo cậu học trò người bản địa. Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng 69km. Thung lũng rộng 2km, được bao quanh bởi núi đồi, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1999. Là khu thờ phượng của người Champa, là nơi cúng tế của các Vương triều Champa, cũng như lăng mộ các vị vua và hoàng tộc.

      Xuống thung lũng Mỹ Sơn cậu bé cho đi qua một cây cầu tre nhưng không phải chỉ bắc qua bờ bên kia bằng một cây tre mà mặt cầu rộng, được kết bằng những cây nứa, có tay vịn đàng hoàng. Lần từng bước trên cầu cứ có cảm giác nó vẫn đu đưa, lắc lẻo, bồng bềnh như đi trên mây vậy.


      Cả nhóm vừa vào trong thung lũng thấy nhiều ngôi đền quá, chưa biết bắt đầu từ đâu. Gặp người đi tới mới hỏi thăm thi được người đó dẫn đi và thuyết minh từng nơi.


      Mở đầu người hướng dẫn viên cho biết quan niệm kiến trúc tôn giáo của người Champa ảnh hưởng nghệ thuật ấn độ. Đó là một tổng thể kiến trúc bao gồm một ngôi đền chính, tiếng Cham gọi là Kalan. Bao quanh bởi những ngôi tháp nhỏ hoặc những công trình phụ. Ngôi đền chính tượng trưng cho ngọn núi Meru, trung tâm vũ trụ, nơi hội tụ của các vị thần linh.


      Đền thờ là nơi để cầu đáo thần linh. Người tham dự, cử hành những lễ cầu đảo ấy là tầng lớp tu sĩ Bà-la-môn và là giai cấp quí tộc.

      Tháp Cham bên trong chỉ thờ một bộ Linga tượng trưng cho thần Siva, chiếm gần hết diện tích tháp chỉ chừa lối hẹp cho người hành lễ đi vòng quanh.

      Đền thờ của người Cham được xây kín nên thiếu ánh sáng, không có cửa sổ, trên vách có ô nhỏ để đèn.

      Tháp Chăm bao giờ cũng quay về hướng đông, hướng mặt trời mọc, chỗ trú ngụ của Thần linh. Ở Mỹ Sơn có vài ngôi tháp quay về hướng tây hay có hai cửa hướng đông và tây biểu hiện trí tưởng hướng về thế giới bên kia, tỏ lòng hoài niệm tổ tiên.


      Tháp Cham xây bằng gạch, ghép với những mảng trang trí bằng sa thạch, kỹ thuật xây thật tuyệt diệu và tinh vi. Gạch tháp dính vào nhau không cần mạch hồ, hàng nghìn năm vẫn phơi sương gió, nắng mưa, gạch chỉ mòn chứ không bóc rời chúng ra được. Những chỗ tháp bị đổ là tại không ngời chăm sóc, bỏ hoang phế trong rừng, những hạt cây rừng mọc lên, rễ ăn sâu vào làm bể và phần lớn bể do bom đạn trong thời chiến.

      Tháp Chăm được trang trí vòm cuốn trên các cửa với nhiều hoa văn xinh đẹp, sinh động. Bên dưới vòm cuốn có hình người đứng chắp tay thành kính để cầu đảo chư thần.

      Ở mỗi góc tháp thường có hình tháp thu nhỏ, nơi đây có rất nhiều vật trang trí phụ bằng sa thạch thể hiện hình tiên nữ Apsara, chim thần Garuda, bò thần Nandin và những hoa lá xinh đẹp. Những hình trang trí chỉ có ở bên ngoài tháp, tường bên trong tháp bao giờ cũng để trơn.


      Phong cách trong kiến trúc Cham chủ yếu là thay đổi phần trang trí, sáng tạo các hoa văn. Tháp Cham thường thể hiện theo hình vuông có ba tầng thon dần, hoặc mái cong hình thuyền, thỉnh thoảng có tháp với mái một tầng cong nhọn. Hình dạng tháp như thế đã được xử dụng lâu dài và ổn định trong suốt lịch sử kiến trúc Cham.

      KD đến di tích Mỹ Sơn khi mới được các nhà khảo cổ công nhận và đánh giá ngang với đền Angkor (Campuchia), đền Pagan ( Myanmar) và Borobudur( Indonesia). Mỹ Sơn lúc đó còn hoang vắng, nhiều tháp đang được che chắn để tu sửa.


      KD xuống thung lũng trầm mặc huyền ảo vào buổi hoàng hôn, ánh nắng hoàng hôn lung linh huyền ảo xà xuống hôn lên nét đẹp của từng viên gạch, từng tấm phù điêu, vũ nữ đang say múa, từng người đang chắp cánh cầu đảo, từng ngôi tháp đổ một góc. Tất cả như đang được tia nắng hoàng hôn lay sống dậy kể chuyện về một thời cực thịnh của nền văn hóa CHAMPA.

      Những tia nắng đỏ chiếu lên từng viên gạch đã làm những viên gạch đó sáng hơn lên, vững chắc hơn lên, người hướng dẫn viên nói như vậy. Anh còn bảo những viên gạch nằm dưới sự che chắn đơi tu sửa không được tiếp cận với ánh nắng dễ chuyển sang màu xám xịt. Như vậy thì ra vùng cổ tháp u buồn trong mưa nắng đã không bao giờ già đi theo thời gian. KD hiểu thế?

      Các bạn mến KD đến di tích Mỹ Sơn đã lâu rồi, biết được Mỹ Sơn qua một ít tài liệu và lời của người hướng dẫn viên cung cấp. KD chỉ giữ được và nhớ được vài chi tiết nhỏ của Di tích Mỹ Sơn. KD chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và sai sót. Mong các anh chị là người địa phương sửa chữa và bổ túc cho KD nhé.

      Thân ái

      KimDung

      Comment


      • #18
        Cô bạn Kim Dung lớp mình ngày càng có nhiều bài viết hay hay, có giá trị đó nha.. Chúc bạn mình luôn khoẻ, tinh thần thoải mái để viết nhiều nhiều hơn nữa nha...

        Comment


        • #19
          KD rất vui vì có XL khích lệ. KD yêu thích viết , yêu thày cô và bạn hữu trên dđ này, KD viết để mong được nói chuyện, học hỏi nơi bạn bè nên dù viết chưa hay nhưng vẫn thích hay viết, KD chỉ biết kể những chuyện hàng ngày theo cảm thụ của mình thôi. Bài viết có giá trị thì khi viết ra phải ghi rõ nguồn như những bài viết của anh Khang, KD không có khả năng làm được thế đâu XL .

          XL cầu cho D được khỏe con mắt nha, nhiều lúc viết một bài phải chia làm hai ba khúc vì viết liền tù tì một hơi mắt mờ mỏi lắm. KD khi có tinh thần mà thoải mái là thích làm vườn, thích rủ cô em gái đi chơi tung tăng, KD chỉ viết được nhiều trong lúc buồn hay vui đến tận cùng bằng số thôi XL ơi, lạ vậy?

          Thân ái

          KimDung

          Comment


          • #20
            XL ơi! KD xâm nhập vào đất Phú Yên nè, mảng đất diễm lệ mà tiền nhân xưa khi đi qua cũng có cảm xúc mạnh thốt lên thành lời qua những vần thơ.

            Nhất phiến sơn đầu thạch

            Cao quyền xuất bích tiêu

            ... Lặc bi nhân hà khứ

            Lữ khách tứ thiểu thiểu.

            (Phan Thanh Giản)

            Mảnh đá đầu non dựng

            Tầng cao ngất một phương

            ... Chạm bia người đã vãng

            Lữ khách chạnh lòng thương.

            Người thơ Nguyễn Hữu Loan cũng bị núi rừng Phú Yên "tạc" vào hồn.

            Đèo cả!

            Đèo cả!

            Núi cao ngút!

            Mây trời Ai Lao

            Sầu đại dương!

            Dặm về heo hút

            Đá Bia mù sương ...

            Đẹp quá phải không các bạn.

            Thân ái

            KimDung

            Comment


            • #21

              Vịnh Hạ Long (La baie de Hạ Long)

              Hạ long cảnh thiên nhiên trầm mặc hữu tình khi hoàng hôn về.

              Chơi vơi!

              trên giòng nước trôi.

              Đồi cao

              Hàng cây nghiêng nghiêng,

              gío lao xao.

              Chiều xuống,

              Nắng về em ơi !

              Nắng rất nhẹ

              Nắng lung linh mỉm cười hoang vu.

              Theo truyền thuyết KD được nghe từ nhỏ. Thuở lập Quốc xa xưa, có một lần kia dân việt bị bọn ngoại xâm đến đánh chiếm . Thiên đình sai Rồng mẹ đem đàn Rồng con xuống dẹp loạn giúp dân Việt. Gặp thuyền giặc từ biển ào ạt tiến vào, đàn Rồng liền phun ra vô vàn châu ngọc, những châu ngọc đó chính là những đảo đá màu ngọc thạch, có nơi kết tụ như bức tường thành, có nơi trải dài như chiến lũy, chặn đứng bước tiến của quân giặc.

              Tàn cơn binh biến. Rồng mẹ ở lại. Nơi Rồng mẹ ngự là Hạ Long, chỗ con ở là Bái Tử Long. Đuôi của đàn Rồng quẫy lên trắng xoá là Ô Long Vĩ với bãi cát trắng mịn chạy dài hàng chục cây số...

              Có một điều kỳ diệu ở Hạ Long mà con cháu giống Lạc Việt ai cũng biết và không bao giờ quên được. Ở tại hang đẹp nhất Hạ long là hang Đầu Gỗ, sau này được đổi thành Grotte des Merveilles hay hang Kỳ Diệu, nơi đây có nhiều nhũ đá, măng đá có hình như bầy chim, hình những thú dữ ở rừng VN. Nhưng kỳ diệu nhất là vào năm 1288. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã cho quân cất giấu những cây gỗ lim để đóng cọc tiêu trên sông Bạch Đằng chặn đánh quân Nguyên Mông trong trận thủy chiến lịch sử. Quân ta chiến thắng vẻ vang.

              Hạ long cách Hà Nội chưa đến 200km, gồm khoảng 3000 núi đá lớn nhỏ, có nhiều hình dạng khác nhau và có tên gọi theo nét tượng hình của núi, như hòn mõm chó, núi ba trái đào, núi Chẻ, núi đầu người, hòn Gà Ấp, hòn Con Cóc, hòn Hải cẩu, hòn mối, Động Thiên Cung, hang Bồ Nâu, hòn Ba hầm, hòn Gà Chọi, núi Lư Hương, hang trinh nữ, hòn Con Chó gác biển..v..v.. Nổi lên như những con Rồng trong vùng biển rộng 3880km. KD không thể nào biết hết được Hạ Long nhưng chỉ đến một hang động thôi là đã thấy Hạ Long đẹp mông lung phong phú.

              Đến với Hạ Long không chỉ tận mắt được xem cái địa danh phong thủy hữu tình mà còn để hồn mình tĩnh lặng trong cái mênh mông xanh thẳm của biển, để được hoà nhập cùng sự trầm tư của núi. Sự tĩnh lặng trong tâm hồn chắc sẽ tốt hơn so với một trí não ồn ào bộn bề đủ thứ buồn vui. Về Hạ Long đã cho tâm trí có những giây phút nghỉ ngơi thư giãn.

              Vị trí của vịnh Hạ Long trên toàn thế giới thì ai cũng biết , KD rất hãnh diện về đất nước mình và nhớ mãi, vào năm 1994 vịnh Hạ Long được đưa vào danh mục di sản thế giới là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng.

              Trong kỳ họp thứ 24 của ủy ban di sản thế giới tổ chức tại Cairns là một trong những thành phố lớn của tiểu bang Queensland thuộc Australia vào tháng 11 năm 2000, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận một lần nữa với đặc tính về địa chất.

              Như vậy Hạ Long đã được nâng lên hàng di sản thế giới cần được bảo vệ về cảnh quan, thêm một lần nữa là một di sản mang gía trị địa chất vùng đá vôi Karst.

              Thân ái

              KimDung

              Comment

              Working...
              X