Announcement

Collapse
No announcement yet.

Ngọt Ngào HOàNG HÔN!

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Ngọt Ngào HOàNG HÔN!


    Những ngày trong tháng sáu rảnh rỗi đến ngao ngán, tối ngày quanh quẩn bên giường, may qúa có người bạn tên Tào Lao gởi cho D baì thơ để cười :

    Vừa hôn vừa quét dọn gọi là TẢO HÔN

    Đứng hôn trên cầu gọi là CẦU HÔN

    Hôn mà chẳng rời nhau gọi là ĐÍNH HÔN

    Hôn liền tù tì 7 phát gọi là THẤT HÔN

    Hôn người nào đó là HÔN NHÂN

    Hôn con vật nào đó gọi là HÔN THÚ

    Mơ được hôn ai đó gọi là HÔN ƯỚC

    Mới hôn xong gọi là TÂN HÔN

    Hôn thêm cái nữa gọi là TÁI HÔN

    Hôn 2 cái một lượt gọi là SONG HÔN

    Đang hôn nửa chừng bị xô ra gọi là LY HÔN

    Hôn rồi bị trả lại cái hôn gọi là THOÁI HÔN

    Được hôn mà cứ nằm im thin thít gọi là HÔN MÊ (chỗ này thấy thiếu KD viết thêm)

    Bạn D bảo :

    Ngày xưa còn trẻ không để ý , bây giờ không muốn hôn cứ hôn gọi là.......KD điền vào hai chữ HOÀNG HÔN.

    Hai đứa :cuoilan::cuoilan::cuoilan:

    Các bạn mến.

    Hiểu theo dân gian thì Hoàng hôn còn gọi là chiều tà , lúc nhá nhem tối, trời chạng vạng, tối nhọ mặt người. Hoàng hôn là lúc gần kết thúc một ngày, hoàng hôn là giờ con người được thư giãn thảnh thơi, tạm đặt gánh nặng cuộc đời qua một bên. giờ phút hoàng hôn đến rất ngọt ngào và êm ái.

    Hoàng hôn trên cánh đồng cỏ hoang bên gìong sông, trên những cánh đồng lúa hay trên biển cả,ở nơi nào cũng đẹp. khi mặt trời rớt xuống thấp, vạt nắng chiều cũng cuốn theo. Khi qủa cầu đỏ ối lăn dần xuống người ta gọi hoàng hôn buông xuống. Màu hoàng hôn chín đỏ làm cảnh thiên nhiên nơi đó đổi sang màu cam sậm, vì hoàng hôn "buông xuống" nên màu hoàng hôn rớt xuống rất nhanh, không chờ ai hết để vội vã biến đi, hoàng hôn đi rồi để lại cho con người một cảm giác tiếc nuối thèm thuồng cái màu sung túc ấy.

    Có muốn cũng không được mà không muốn cũng không được vì qui trình của một ngày là thế. Khi mặt trời trốn mất hẳn, màu cam đỏ cũng mất hút, dưới chân trời còn vương vương chút tia nắng èo uột , nó buồn, còn muốn nấn ná ở lại thêm với người yêu nó nên đã làm tím cả vùng chân trời, rồi chân trời tím cũng vội vã ra đi nhường chỗ cho bóng tối. Những giây phút lâng lâng ngắn ngủi ấy đã để lại cho người những thiếc thương vơi đầy. Cảnh vật đã phủ màu chàm, trời nhoá nhem tối , trông chỉ nhọ mặt người. Đêm đã về, cảnh vật chìm trong giấc ngủ bình an.

    Cảnh hoàng hôn nơi nào cũng tuyệt diệu, thiên nhiên và hoàng hôn đến với nhau ngọt ngào và tình tứ. KD cũng đã bị mê hoặc vào những cảnh Hoàng Hôn nơi mình đã sống, đang sống, được thả hồn trôi theo Ráng Chiều.

    Cảnh Đà Lạt hoàng hôn


    Petit Lycée


    Domaine de Marie


    Nhà thờ chính toà


    Hoàng hôn trên núi

    Thân ái

    KimDung

  • #2
    Bao giờ T cũng thích cảnh buổi chiều hơn cảnh sớm mai, cảnh Thu về hơn lúc Xuân đến, tuy bao giờ cảnh cũng có vẻ u buồn hơn nhưng nồng nàn mà trầm tĩnh ngọt ngào, có lẽ vì hợp với tuổi đời cuả mình.

    Comment


    • #3
      Tuổi xế chiều là tuổi thích buổi chiều?!

      Giờ mới hiểu được định nghĩa của tuổi xế chiều!

      Comment


      • #4
        Từ xưa đến giờ người ta thường hay nói:

        Hừng đông vươn lên xua tan bóng đêm đón nắng mai về.

        Hoàng hôn buông xuống, bóng tà lịm tắt nhường chỗ cho đêm về.

        Nắng mai huy hoàng, chan hoà mênh mông, ngập tràn hạnh phúc.

        Hoàng hôn nắng tà, giọt nắng tà buông xuống, lắng đọng, trầm mặc ngọt ngào.

        Cảnh bình minh hay hoàng hôn đẹp như nhau nhưng lại đem vào lòng người những hạnh phúc khác nhau. Bình minh vui vì được đón chào ngày mới, hoàng hôn vui vì sau một ngày làm việc mệt nhọc chuẩn bị được đón khoảng khắc thư giãn.

        Đó là chuyện của buổi sớm mai và buổi chiều tà mỗi ngày. Cũng như Trúc và HN, KD cũng thấy con người thường dùng hình ảnh bình minh để diễn tả chuyện vui, hình ảnh hoàng hôn để nói về tuổi đời của con người theo nghĩa bóng.

        Các bạn mến. Tuổi đời nào cũng đẹp phải không? Mỗi tuổi đều có nét đẹp khác nhau. Riêng tuổi hoàng hôn có ai phủ nhận nét đẹp ngọt ngào tình tự khi nhìn được tấm ảnh của nhiếp ảnh gia Vũ Uyển chụp được.


        Hai cô của mình tươi cười đang dắt tay nhau dung dăng dung dẻ bước theo điệu nhạc uyển chuyển dưới ánh đèn màu lập loè trong buổi trình diễn áo dài của mùa họp mặt 2017 ĐHSPKT_TĐ không nhỉ? KD tâm đắc nhất tấm ảnh này và gọi nó là "ngọt ngào hoàng hôn" đó các bạn.

        Thân ái

        Kim Dung

        Comment


        • #5

          Đà Lạt chiều tím lịm trên hồ Tuyền Lâm

          Đà-Lạt mùa khô vào những tháng mười hai, tháng một, tháng hai, tháng ba có nắng cả ngày Đà-lạt đẹp hơn bao giờ hết, muà này Đà-Lạt muôn hoa thi nhau nở trên khắp núi đồi, ven đường, hàng rào, ngoài ngõ, trước sân nhà và còn cố chen nở nơi góc tường nhà, nào là Glaieul, Rose, Violet, Pensée, Tulip, Forget me not, Marguerite....... và còn có cả những loại Lan rừng được hái từ rừng về bày bán đầy quanh chợ.

          Vào mùa nắng trời Đà-Lạt rét lắm, người ta thường mặc áo khoác, quấn khăn kín cổ và tai đi dạo quanh bờ hồ ngắm cảnh hoàng hôn, thi thoảng mới có ngày có mưa bay phơi phơi như cát bụi không đủ làm ướt áo ngoài, nhưng vẫn thấm sâu vào tận tâm hồn người lữ khách cô độc.

          Trong cái rét đậm, rét hại, rét kỷ lục ấy con người chỉ đi bên nhau dạo quanh hồ, cảm cái ráng chiều ảm đạm chỉ riêng có ở Đà-Lạt. Người thinh lặng, mặt hồ cũng phẳng lặng như tấm gương soi cho màu tím hoàng hôn khoe sắc trầm mặc ngất ngây.

          Vào những ngày nắng người trẻ còn dìu nhau tìm đến giòng Cam ly nằm cuối đường Hoàng Văn Thụ, cách phố 2km ngắm cảnh ráng chiều rớt xuống tím êm ả, đê mê giòng nước mà ban ngày ồn ào đổ.

          Đi xa phố thị hơn đến khu trại hầm có 2 giòng thác nhìn nhau e lệ, chúng đổ nước xuống không đều nhau, giòng thác bên này bé bỏng hơn giòng bên kia một chút, 2 giòng thác mảnh khảnh lấp ló chảy ra từ vách của 2 qủa đồi đối diện nhau, thác nước đổ xuống êm xuôi, không ầm ầm rầm rập như giòng Datanla, rồi chúng cùng gặp nhau ở thung lũng dưới chân đồi mà hoà nhập vào nhau thành con suối nhỏ trong vắt nằm núp mình dưới rừng thông già thưa thớt lá.

          Nước cứ lững lờ trôi, những đôi bạn trẻ dễ dàng lội ra giữa giòng, ngồi trên những chỏm đá để vọc nước, vớt sỏi, ngắm nhìn những đồi thông xanh chênh vênh gập ghềnh, chờ nghe tiếng gío rít từng cơn úu....úu.., để được tận hưởng cái mùi nhè nhẹ dễ chịu của rừng thông.

          Những ngày có nắng sương xuống chậm, chơi đùa bên thác Uyên Ương có giòng suối nhỏ, có rừng thông thơ mộng. Khi hoàng hôn về mới thấy rừng thông thơ mộng nay còn trở nên mộng mị, cuốn hút hơn.

          Đà-Lạt ơi! Bây giờ Đà-Lạt có còn nhiều sương mù, nhiều thông xanh, còn con suối nhỏ rí ra rí rách thỏ thẻ với rừng như xưa không???

          SUỐI

          Suối là tiếng hát của rừng

          Từ cơn mưa bụi ngập ngừng trong mây

          Từ giọt sương của lá cây

          Từ trong vách đá mạch đầy tràn ra

          Từ lòng khe hẹp thung ra

          Suối dang tay hát khúc ca hợp đồng

          suối gặp bạn hóa thành sông

          Sông gặp bạn hoá mênh mông biển ngời

          Em đi cùng suối , suối ơi

          Lên non gặp thác, xuống đầy thấy sông

          (Vũ Duy Thông)

          Thân ái

          KimDung

          Comment


          • #6
            Đà Lạt Bây Giờ…


            Trời ơi, sao mà...

            Một trong những đặc sản của Đà Lạt là mưa, thứ mưa dầm dề suốt từ sáng đến tối, kéo suốt tuần. Mặt trời biến mất. Lạnh trong xương lạnh ra. Người già, người bệnh sù sụ ho, sù sụ khăn quàng, ngồi rầu rĩ trong nhà nhìn đám quần áo trên dây, phơi ba ngày, đến ngày thứ tư mọc rêu lấm tấm… Sở dĩ ‘được’ như vậy vì Đà Lạt là một trong những tỉnh có vũ lượng thuộc hàng lớn nhất Việt Nam (hơn 2.500mm). Năm nay mùa mưa đến muộn. Tháng Năm sơ vũ, tháng Bảy đổ đi, vừa ‘vũ’ vừa ‘lộ’ (lộ là sương, móc) dầm dề khiến đồi núi Đà Lạt cuộn tròn, co ro như con mèo ướt.

            Hàn Mặc Tử trong giây phút đi trong đêm mưa Đà Lạt đã không khỏi bồi hồi đồng cảm với ánh trăng mờ xa xa bên cuối dốc phố ...

            Đà Lạt Trăng Mờ :rose:

            (Hàn Mặc Tử)

            Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu.

            Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ!

            Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt

            Như đón từ xa một ý thơ.

            Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,

            Để nghe dưới đáy nưới hò reo,

            Để nghe tơ liễu rung trong gió,

            Và để xem trời giải nghĩa yêu.

            Hàng thông lấp loáng đứng trong im

            Cành lá in như đã lặng chìm.

            Hư thực làm sao phân biệt được!

            Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm.

            Cả trời say nhuộm một màu trăng,

            Và cả lòng tôi chẳng nói rằng.

            Không một tiếng gì nghe động chạm,

            Dẫu là tiếng vỡ của sao băng...



            Có trở lại phố núi cao nguyên ngày đầu đông mới cảm nhận vẻ đẹp lãng mạn, trầm buồn vốn có của phố núi: có gió, có sương và có cái lạnh tê buốt.

            Đứng giữa đồi chè xanh mơn mởn, đón từng đợt sương bay mới cảm nhận hết được sự ảo diệu của cảnh vật trong màn sương mù. Sương phủ kín ngọn đồi bao la, che lấp cả màu xanh của lá chè non, chỉ còn lại một màu trắng đục mờ. Mỗi lần gió thổi qua là cảnh vật lại thay đổi. Sương chầm chậm trôi theo từng cơn gió, chớp mắt một cái, lại thấy khung cảnh thiên nhiên thấp thoáng ẩn hiện sau màn sương mỏng.


            Đêm đông Đà Lạt, thú vị nhất là lững thững đi ngược con dốc để lên chợ.

            Lững thững đi ngược dốc lên khu chợ, thả từng hơi thở khói lạnh, mặc cho “sương ăn” vào làn da, làn môi khô rốc, bám vào sợi tóc mai ướt dẫm. Còn gì tuyệt vời hơn khi cả ngày được sương mù cao nguyên quẩn quanh mình và dạo chơi cùng sương.

            Đà Lạt mù sương vẫn còn đó ! Tuy thời gian đã dần trôi; nếu có khác chỉ là Đà Lạt đông người hơn, tấp nập hơn, và cái suy nghĩ của con người Đà Lạt cũng khác xưa !

            Nhưng nếu nhắm mắt lại, mở ký ức và tình yêu ra, người ta có thể thấy được nét đẹp khói sương lãng đãng của vùng đất này cũng nên. Mà một khi đã thấy, chuyện vượt 600 cây số hay 10.000 cây số về thăm coi như ‘số trời đã định’, muốn trốn trốn không xong.



            :caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe:: caphe::caphe::caphe:

            VIDEO LINK: Lost in Dalat

            :rose:

            "Bonjour Vietnam" is a song composed by Marc Lavoine, co-written by Lavoine and Yvan Coriat, and recorded by Vietnamese-Belgian singer Quynh Anh. Lavoine said he was impressed by Quynh Anh's charm and talent as well as being touched by the feeling of a small girl who had never seen her homeland, so he wrote the song as a gift for her. The content of the song is about the longing of an overseas Vietnamese to the homeland.



            ............

            Un jour, j'irai là-bas, un jour dire bonjour à ton âme.

            Un jour, j'irai là-bas, te dire bonjour, Vietnam.

            https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

            Comment


            • #7

              KD bắt chước anh khang

              Trời ơi, sao mà chán chết, mưa thối Đất thối Giời.

              Vì Đà lạt nằm ở địa thế cao hơn mặt biển gần 1500m nên các tỉnh miền trung mà có bão là Đàlạt cũng cùng chia sẻ số phận hết. Mưa dầm suốt cả ngày, mưa nặng hạt đổ xối xả lên người đi trên đường, đã vậy còn có gío hét vù vù xô người nghiêng ngả, xô những giọt mưa đập vào đến rát mặt, chưa hết lại còn sợ sấm gầm sét đánh nữa chứ. Trẻ con, người gìa thì ngồi tò ho trong nhà còn người ta vẫn phải mặc áo mưa làm việc trong mưa gío, lúc nào cũng ướt sũng. Những ngày ấy trên trời thì xám xịt màu chì, dưới đất thì lênh láng nước, sông, suối, nước leo lên ngập cầu không qua được, giếng nước trong nhà nước cũng ngập đến tận miệng giếng, khổ nhất là những nhà ở dưới dốc, nhà nào cũng lo vét mương.

              Nói đến chuyện phơi quần áo thì nhà nào trong gian bếp cũng giăng vài cọng dây thép để phơi quần áo, rờ vào đám quần áo cái nào cũng mềm mềm lành lạnh chẳng biết khô hay ẩm miễn là đừng ướt cũng lấy mặc vô người rồi ngồi quanh bếp một lúc là cũng ấm, mặc quần áo khô mà có việc phải ra khỏi nhà khi trở về llại cũng ướt. Mùa mưa tụi em mặc quần áo mùi khói là chuyện thường, nhưng cũng may rừng Lâm Đồng có nhiều loại cây thơm lắm, có mùi xạ xị, mùi trà, mùi đa cao, mùi hạt dẻ....

              Mùa học trò được nghỉ hè thì núi rừng Đà Lạt co ro như con mèo ướt. Còn nương rãy Bảo-Lộc thì ướt rườn rượt, ướt đến nỗi mèo cũng không sống nổi nên chị em Dung mới có dịp đi buôn mèo đó anh Khang ơi. Cũng nhờ mưa như vậy mà lũ học trò không có chỗ đi chơi ngoan ngoãn nằm nhà đọc sách, mấy anh mấy chị lớn thấy cha mẹ đội mưa làm việc thương qúa nên cũng ra giúp cha mẹ cho công việc mau xong để vô nhà sưởi ấm.

              Cái tỉnh Lâm Đồng trên cao nguyên ng̀ay KD còn ở đó lạnh vì mưa, hết mùa mưa lại lạnh vì sương, lạnh quanh năm. Quanh năm ngày nào cũng có những giây phút lu lu ảo ảo trên bầu trời, không mây mù kéo đến làm lạnh tóc em thì lại có sương mù làm ướt tóc em. Cao nguyên núi rừng mù sương buồn lắm nhưng cũng kỳ diệu lắm. Ai lên xứ hoa Đào cũng mong mang về một cành hoa...để làm gì không biết nữa?

              KD cám ơn anh Khang đã cho KD biết ĐàLạt bây giờ đông đúc hơn xưa, ấm áp hơn xưa. Bây giờ mà ngồi trên đồi Cù chắc sẽ không còn tìm thấy cảnh sương trượt dốc đồi Thông xanh mờ mờ ảo ảo chóp hồng Petit Lycée. Đồi mả thánh bây giờ còn tiếp tục là nơi an nghỉ của người Đàlạt không? Lâu lắm rồi KD chưa về nơi ấy. À, Đường vô Đàlạt lúc hoàng hôn, trên núi trời bắt đầu có sương 3 con voi voi cha, voi mẹ voi con mới hiện rõ hình , người ta gọi là núi Voi. Bây giờ anh Khang có còn thấy núi voi ? KD lại lẩm cẩm qúarồi phải không?

              :thank3:với "Bonjour Việt Nam" KD cũng thích cô Qùynh Anh.

              Thân ái

              KimDung

              Comment


              • #8
                Ai lên xứ hoa đào đừng quên...chôm về một cành hoa...!

                Comment


                • #9

                  HN còn nhớ không? Khi nhóm bạn mình được anh Quốc Anh là người được sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt dẫn lên thăm xứ Hoa Đào thì, KD nhớ không lầm, các nàng lại đem về một giỏ cói đầy ắp rau xà lách xoong không biết hái từ đâu?

                  Nhà KD có trồng nhiều loại cây lá vàng, lá xanh, lá đỏ dễ sống nên ai đến chơi cũng thích và hái đem về. HN còn nhớ căn nhà này không?

                  KD

                  Comment


                  • #10
                    Chỉ nhớ trước nhà có hàng hoa ngâu thôi! Còn nhà này chắc sau này quá...?!

                    Tớ chỉ nhớ cũng có lần có 1 anh bạn dẫn cả bọn đi chơi. Lần đó bọn mình mang theo bánh mì kẹp trái bơ và nước mắm (sáng kiến của dân NC). Lúc đang ngồi chơi trên đồi thì anh bạn có nhổ lên 1 cây cao khoảng 5 cm, mọc lẫn trong cỏ và nói là cây nầy để làm dầu nóng. Phần rễ của nó thuộc loại rễ đơn, chỉ có 1 cọng duy nhất. Thấy cả bọn ngơ ngác thì anh cho ngữi thử cái rễ của nó thì đúng là mùi dầu nóng...?!

                    Comment


                    • #11


                      Hoàng Hôn trên thác Dambri

                      Nương chè

                      Em ở phố núi mù sương

                      "B-Lao" ôi tên phố thương chi lạ

                      Có đường đất đỏ quanh co

                      Có hoa cỏ dại ngây ngô ven đường

                      Núi rừng dốc đứng chênh vênh

                      Mượt mà xa thẳm màu xanh nương chè

                      nương chè nắng xế vàng vong

                      thoang thoảng đâu đây về trong gío núi

                      Hương chè nở múi chiều lan

                      Len lén chen vào không gian tĩnh lặng

                      Của thời khắc cuối ngày xanh

                      Món qùa muôn thuở, Trời dành cho "B-Lao".

                      HN ơi, Hàng ngâu là lối dẫn từ cổng vô nhà. HN thấy nhà lạ là vì những dây trầu bà thơ mộng như cái rèm trước hiên nhà đã bị gỡ đi vì sợ nó làm hư tường, Cây mít bên hông nhà cũng bị đốn đi và thay vào chỗ đó là gốc Đào Nhật tân.

                      Nhà xưa từ năm 1964 vẫn còn đó nhưng các loại cây hoa cảnh quanh nhà luôn thay đổi cho nó có không gian vui lạ.

                      Mấy cánh cửa còn sót lại sau ngày di tản và mấy viên gạch trang trí quê mùa xưa không ai còn dùng nữa, vậy mà có người vẫn cố bảo trì để nó đừng mất đi. Nhà KD ai cũng có máu hoài cổ.

                      HN kể chuyện dạo phố hoa anh đào nha, HN còn nhớ nhiều chuyện vui lắm đó.

                      Thân ái

                      KimDung

                      Comment


                      • #12
                        Tớ chẳng nhớ gì về chuyện dạo phố hoa anh đào cả. Ko biết mình có đi đợt đó hay ko! Chỉ có cái rễ cây dầu nóng làm mình ấn tượng thôi! KD có biết gì về cây dầu nóng đó ko vậy?!

                        Comment


                        • #13
                          Giới thiệu về Núi Voi ở Đà Lạt


                          Vùng trời bình yên trên núi Voi

                          [justify]Quanh Đà Lạt, ngoài rặng núi Lang Biang còn có rặng núi Voi cao 1.756m nằm về phía Tây và Nam. Núi Voi được nhắc nhở nhiều qua các truyện cổ, truyền thuyết của các dân tộc Nam Tây Nguyên, có quan hệ mật thiết với người dân bản địa trong việc chống xâm lược bảo vệ quê hương Đà Lạt.

                          Núi voi thuộc địa phận huyện Đức Trọng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 15km, cách thác Prenn chừng 5 cây số, chạy theo đường quốc lộ 20 theo hướng Tây Nam bạn sẽ thấy ngay khu du lịch dã ngoại Núi Voi với diện tích lên đến hơn 100 hecta, núi Voi đứng xừng sửng có độ cao 1.756m so với mặt nước biển.

                          Câu chuyện của Núi Voi

                          Theo truyền thuyết cổ của người Lat, chuyện xảy ra tứ xa xưa, thuở đó cầm thú, hoa cỏ còn cảm thông với con người, nghe và nói được tiếng người và khi đó các dân tộc còn sống riêng rẽ, tại vùng La Ngư Thượng có chàng trai tên là Lang là tù trưởng của bộ tộc Lát. Chàng có một sức khỏe phi thường, chàng rất thông minh và rất thương người, có tài chinh phục thú rừng ngay cả loài voi, thú dữ như hổ, rắn,… Năm mười bốn tuổi, chàng đã chinh phục được 2 con voi dữ ở làng La Ngư Hạ đến phá phách buôn làng. Chàng đã khuyên bảo hai con voi trở về làm việc thiện cho buôn làng cũ. Năm Lang hai mươi tuổi, một hôm tình cờ Lang cứu được nàng Bian xinh đẹp là con gái của tù trưởng K’jrềnh thuộc tộc Sre khỏi sự tấn công của rắn hổ tinh và cáo, sói trong khu rừng mà Bian đi hái quả. Từ đó, sau buổi gặp của trai tài gái sắc, hai người đã thương yêu nhau tha thiết cho dù khác bộ tộc và ở xa nhau. Chuyện Bian thương yêu Lang lan truyền đi khắp núi rừng La Ngư Thượng. Cỏ cây, muôn thú đều vui mừng hoan hỷ và đón chờ ngày vui, náo nức nhất là hai chú voi ở La Ngư Hạ, từ ngày từ biệt Lang đã nghe lời chàng đi làm biết bao việc thiện, chở gỗ về cho dân làng làm nhà, làm cầu bắc qua suối,…hai chú voi rất mong đến ngày cưới của Lang và Bian để có dịp được gặp chàng báo công và chúc mừng lễ cưới. Nhưng đám cưới của Lang và Bian đã không bao giờ xảy ra. Khi Bian xin cha là tù trưởng K’jrềnh về việc nàng bắt Lang về làm chồng, ông K’jrềnh đã không đồng ý chỉ vì tục lệ không cho phép con cháu Lát được nhận vào con cháu Sre. Mặc dù Bian đã nài nỉ: “Băp (cha)”. Nghe cha nói vậy, Bian đã đau đớn và nức nở: “ nếu không bắt được Lang làm chồng thì từ nay con không bắt ai làm chồng nữa, con sẽ trọn đời với Lang”.

                          Thế rồi Bian đã báo cho Lang biết đám cưới của họ không thành. Khi nghe Bian kể lại, đứng trên dải La Ngư Thượng, ánh mắt Lang xa xăm nhìn về một dải La Ngư Hạ buồn rầu nói với Bian: “Anh biết hiện nay các tộc người chúng ta còn có nhiều luật tục vô lý. Chúng ta phải chống lại những luật tục vô lý đó và cả những kẻ làm cho buôn làng chúng ta đau khổ”. Bian cũng gật đầu đồng ý. Sau đó, Lang và Bian ngồi yên lặng bên nhau trên một đỉnh núi mặc cho đêm xuống, sương rơi. Đôi người yêu nhau quyết định ở bên nhau cho đến chết. Muôn loài toàn vùng La Ngư Thượng cử tang. Đáng thương nhất là hai chú voi, những tưởng đi dự đám cưới của Lang và Bian đến ngang Liên Khương thì hay tin Lang và Bian đã chết. Hai chú voi đau đớn cố gắng vượt một đoạn đường đến gần núi Ba Thao ( Prenn) thì kiệt sức, quỵ xuống, chết hóa thành hai ngọn núi Voi. Trong đám tang, tù trưởng K’jrềnh bộ tộc Sre cũng có mặt. Ông hối hận về sự tối tăm, hủ lậu của mình. Theo ước nguyện của hai người khi chết, ông đã họp các tù trưởng con cháu, thống nhất lại, xóa bỏ những hiềm khích về trước.

                          Mỗi khi nhắc về núi rừng Đà Lạt, người ta chỉ nhớ về đỉnh Lang Biang mà quên đi sự hiện diện của núi Voi. Nếu như Lang Biang mang vẻ đẹp hùng vĩ, ngoạn mục thì núi Voi tựa như nàng thơ mộng mơ giữa đại ngàn hoang sơ của Tây Nguyên. Bao lâu nay, núi Voi là món quà quý báu của tạo hóa, vẽ nên bức tranh thiên nhiên diệu kỳ, đẹp đến ngỡ ngàng mà không phải ai cũng biết đến.

                          [/justify]

                          Sáng sớm bên ly café với núi Voi sừng sững trước mặt

                          Trên đỉnh núi Voi, khách phương xa sẽ được phóng tầm ra xa trong những ngày trời quang đãng để chiêm ngưỡng toàn cảnh bức tranh phong cảnh thiên nhiên trữ tình, ngắm nhìn những ngôi nhà bé nhỏ nhấp nhô giữa phố thị yên ả, thanh bình và khám phá những loài thực vật có hình thù độc đáo, màu sắc tươi tắn. Bên cạnh đó, tìm về núi Voi khách phương xa còn được lắng nghe âm thanh trong trẻo của thiên nhiên với tiếng chim hót ríu rít, tiếng gió thổi vi vu và những hàng cây xào xạc.

                          ....Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt,

                          Nước còn cau mặt với tang thương.

                          Ngàn năm gương cũ soi kim cổ.

                          Cảnh đấy người đâu luống đoạn trường !


                          (Nguồn: DALAT Du lịch Lâm Đồng, 1986, Số 1)
                          https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

                          Comment


                          • #14
                            HN ơi không chừng cây dầu nóng ngày xưa lại là cây khuynh diệp đó, cây này ở VN ngày đó thì lạ, ở Úc nhiều lắm. KD thấy loại cây nào bé xíu xiu cũng chỉ có một rễ và hai lá bé tẻo teo thôi ??? HN phải hỏi anh Khang mới có được câu trả lời.

                            Thăng Long hoài cổ

                            Tản Lĩnh Lô giang tuế tuế đồng,

                            Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long.

                            Thiên niên cự thất thành quan đạo,

                            Nhất phiến tân thành một cố cung.

                            Tương thức mỹ nhân khan bão tử,

                            Đồng du hiệp thiếm tẫn thành ông.

                            Quan tâm nhất dạ khổ vô thụy,

                            Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.

                            (Nguyễn Du)

                            Núi Tản sông Lô vẫn cảnh chung

                            Bạc đầu còn dịp thấy Thăng Long

                            Ngàn năm nhà cũ thành quan lộ

                            Một dãy thành nay thế điện cung

                            Người đẹp thuở xuân lên chức mẹ

                            Bạn vui thời trẻ đóng vai ông

                            Suốt đêm thao thức không an giấc

                            Tiếng sáo trăng thanh vẳng chạnh lòng.


                            Sao bây giờ KD thấy hồ nghi và lo lắng quá, không biết tản Lĩnh Lô giang có tuế tuế đồng ??? Đá còn trơ gan cùng tuế nguyệt ??? Chỉ còn có ánh trăng với lòng người thôi.

                            Quan tâm nhất dạ khổ vô thuy

                            Đoản địch thanh thanh minh nguyệt trung.

                            Còi mục gác trăng miền khoáng dã

                            ...................

                            ...................

                            Mấy kẻ tình chung có thấu ... là ?

                            (Chiều hôm nhớ nhà - Bà Huyện Thanh Quan)


                            Thân ái

                            KimDung

                            Comment


                            • #15
                              Cây này có mùi dầu nóng rõ ràng. Cây khuynh diệp thì trồng đầy dẫy ở phía sau dãy phòng của tụi mình, ai mà ko biết!

                              Comment

                              Working...
                              X