Announcement

Collapse
No announcement yet.

Áo Dài Nữ Sinh

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Áo Dài Nữ Sinh

    Áo Dài Nữ Sinh:rose:

    Khang Pham, 72KNN

    :caphe:

    :caphe::caphe::caphe:

    Áo dài ơi trắng làm chi

    Để tôi lóng ngóng biết đi lối nào ...

    Lối xưa dày dặc trăng sao

    Vấp chân quá khứ trượt vào mười lăm

    Lối nay trăng đã quá rằm

    Sao mai vụt tắt lịm trầm tim tôi !

    Áo em trắng loá niềm vui

    Áo tôi trắng để bùi ngùi nhớ xuân

    Vì xuân hoa cỏ bâng khuâng

    Vì hoa cánh bướm ngập ngừng quên bay ...

    Áo em nào phải men cay

    Mà tôi má đỏ giữa ngày đang vơi

    Trắng làm chi áo dài ơi

    Thắm làm chi hỡi mắt cười đầy xuân …:rose:

    (Phạm Dạ Thủy)

    [justify]Nói đến từ “áo dài” là chúng ta nghĩ đến các từ nữ sinh, cô gái, phụ nữ, biểu tượng, quê hương, truyền thống, dịu dàng, tha thướt, hồn nhiên, .... Riêng trong tôi, đó là những từ ngữ nói về các nữ sinh Trưng Vương, Gia Long, Lê văn Duyệt, Nguyễn Bá Tòng, .... với những chiếc xe đạp mini của đầu thập niên 1970, và với những ngày tháng của mùa hè 1972 cùng em trên đường phố Tự Do, Nguyễn Huệ của Sài gòn một thời rợp bóng mát cây cao ...

    [/justify]

    oOo

    Áo dài là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam - duyên dáng và đằm thắm không thể trộn lẫn. Khi áo dài Việt Nam xuất hiện ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này thì sự chú ý trở nên náo nhiệt và tưng bừng... Chưa có ai khẳng định được áo dài Việt Nam xuất hiện từ bao giờ và như thế nào, nhưng trải qua năm tháng, áo dài đã dần trở thành một thứ trang phục đặc biệt của riêng người Việt.

    Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam, mặc cùng với quần dài, che thân từ cổ đến hoặc quá đầu gối và dành cho cả nam lẫn nữ nhưng hiện nay thường được biết đến nhiều hơn với tư cách là trang phục nữ[1]. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội, trình diễn; hoặc tại những môi trường đòi hỏi sự trang trọng, lịch sự; hoặc là đồng phục nữ sinh tại trường trung học phổ thông hay đại học; hay đại diện cho trang phục quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Các người đẹp Việt Nam hầu hết đều chọn áo dài cho phần thi trang phục dân tộc tại các cuộc thi sắc đẹp quốc tế.


    Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát ...


    Trước đây, áo dài thường được mặc kết hợp cùng với nón quai thao, nón lá, hay là khăn đóng. Nhưng kiểu sơ khai nhất của chiếc áo dài là chiếc áo giao lãnh. Chúa Nguyễn Phúc Khoát là người được xem là có công sáng chế chiếc áo dài và định hình chiếc áo dài Việt Nam như ngày nay.

    Có thể điểm qua một số thời kỳ được coi là “dấu ấn” trong quá trình hình thành và phát triển của chiếc áo dài. Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng và hiện vật Đông Sơn cách ngày nay hằng nghìn năm Trang phục Việt cổ thể hiện trên kiếm đồng Đông Sơn. . Thế kỷ XVII – XVIII Có giả thuyết cho rằng áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc do năm 1744, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, khi xưng Vương đã yêu cầu thay đổi trang phục Việt Nam trên cơ sở kiểu áo Trung Hoa. Bộ quần áo có nút thay thế cho váy và áo xẻ ngực thắt dây. Nhưng áo dài là loại trang phục riêng của người Việt vì những khi lễ lạt, người xưa phải khoác ra ngoài áo dài một cái áo lễ, thí dụ như áo tấc áo dấu, áo tràng ngoài dân gian; hoặc áo bào, áo mệnh phụ trong triều. Trong khi đó, từ đầu đến cuối quyển sách Trung Quốc Phục Trang Sử nổi tiếng, viết và minh họa về y phục Trung Hoa đời Xuân Thu cho đến những năm đầu Dân Quốc (1920), không thấy đả động gì đến bì bào (áo mặc sát vào da). Loại bì bào độc nhất ở Trung Quốc, thường gọi là áo sườn xám, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện từ Trùng Khánh và Thượng Hải trong thập niên 1930.

    Với bối cảnh lịch sử đầu thế kỷ 17, trang phục áo dài tứ thân chịu ảnh hưởng bởi nhiều quan niệm phong kiến đương thời. Điều này thể hiện qua kiểu dáng áo rộng, màu sắc đơn giản, các họa tiết trang trí trên áo hầu như không có, hơn nữa, áo dài tứ thân còn phần nào thể hiện vai trò thứ yếu của người phụ nữ trong xã hội phong kiến thời bấy giờ. Áo dài tứ thân được sử dụng khá nhiều ở nông thôn miền Bắc cho đến những năm đầu thập niên 1930. Tượng Ngọc Nữ thế kỷ 17 Khoảng giữa thế kỷ 17-19, áo dài ngũ thân được những người phụ nữ quyền quý ở thành thị miền Bắc và miền Nam mặc. Áo dài ngũ thân thể hiện sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ, và cũng là biểu tượng của ngũ hành: Kim, Mộc, thủy, Hỏa, Thổ. So với áo dài tứ thân, áo dài ngũ thân đã có nhiều khác biệt về chất liệu vải, màu sắc cũng như các họa tiết trên áo. Tuy nhiên, về kiểu dáng, áo dài ngũ thân vẫn giữ nguyên kiểu áo rộng, che phủ hình thể của người mặc.


    Áo dài trắng đơn sơ trong đám đông bên trời Tây ...


    Làn sóng văn hoá Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã ảnh hưởng tới thị hiếu của người dân, đặc biệt là quan niệm về thẩm mỹ đối với áo dài. Điều này đã tạo ra một phong trào cách tân về kiểu dáng, biến chiếc áo dài trở thành một trang phục tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Với áo dài cách tân, địa vị xã hội của người phụ nữ dường như đã được xác lập và tạo nên phong trào bình quyền nam nữ thời bấy giờ. Thời kỳ này một nhân vật có tên là Cát Tường, tung ra kiểu áo dài mới gọi là áo dài Le Mur, chữ Lemur trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái tường”, là một cách đặt tên theo họa sĩ Cát Tường. Chiếc áo dài này được cắt may theo kiểu Tây phương nối vai ráp tay phồng, cổ bồng... hoặc được khoét hở cổ. Vài năm sau khi áo dài Le Mur xuất hiện và có nhiều trào lưu khen chê khác nhau, họa sĩ Lê Phổ đã cải tiến chiếc áo này, loại bỏ những đường nét Tây phương táo bạo để dung hòa với kiểu áo ngũ thân cũ tạo ra kiểu áo cổ kín vạt dài ôm sát thân người để hai tà áo tự do bay lượn. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm. Trong các thập niên 1930 và 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, gấu áo dài thường được may trên mắt cá khoảng 20cm, thường được mặc với quần trắng hoặc đen. Những cách tân đầu tiên Một vài nhà tạo mẫu áo dài bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, nhưng gần như họ chỉ bỏ được phần nối giữa sống áo, vì vải phương Tây dệt được khổ rộng hơn. Tay áo vẫn may nối. Nổi nhất lúc ấy là nhà may Cát Tường ở phố Hàng Da, Hà Nội. Năm 1939 nhà tạo mẫu này tung ra một kiểu áo dài được Âu hóa. Áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may không nối sống bên dưới. Nhưng cổ áo khoét hình trái tim. Có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ. Vai áo may bồng, tay nối ở vai. Khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Nhưng kiểu áo này chỉ tồn tại đến khoảng năm 1943.

    Thiếu nữ xưa với áo dài Le Mur Đến khoảng năm 1950, sườn áo dài bắt đầu được may có eo. Các thợ may lúc đó đã khôn khéo cắt áo lượn theo thân người. Thân áo sau rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông, để áo ôm theo thân dáng mà không cần chít eo. Vạt áo cắt hẹp hơn. Thân áo trong được cắt ngắn dần từ giai đoạn này. Cổ áo bắt đầu cao lên, trong khi gấu được hạ thấp xuống. Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60. Vì nịt ngực ngày càng phổ biến hơn, nên áo dài bắt đầu được may chít eo, nhiều khi rất chật, để tôn ngực. Eo áo cắt cao lên hở cạp quần, gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân.

    Vào những năm 1960, vì muốn thấy cổ phụ nữ dài thêm, bà Trần Lệ Xuân đặt ra loại áo dài cổ thuyền. Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn. Mẫu áo dài hở cổ lần đầu tiên xuất hiện tại Sài Gòn. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo dài hở cổ còn được “phá cách” với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Thiết kế mới này trở thành đề tài được dư luận xã hội đánh giá theo nhiều ý kiến khác nhau. Không chỉ là thời trang, áo dài hở cổ còn là trang phục thể hiện phong cách sống tươi trẻ, tự tin của các thiếu nữ Sài Gòn.


    Hồ Con Rùa Sài gòn và các nữ sinh ...


    Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài màu trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối. Áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp. Mặc dù không tồn tại lâu nhưng áo dài Hippy lại là một điểm đáng chú ý trong lịch sử áo dài. Hình ảnh thiếu nữ trong trang phục áo dài với các sác màu rực rỡ đã thể hiện nét đặc trưng của người phụ nữ hiện đại cuối những năm 1950. Tuy nhiên, trào lưu áo dài Hippy chủ yếu diễn ra tại miền Nam Việt Nam nơi mà làn sóng Hippy của nền văn hoá phương Tây tác động một cách mạnh mẽ (1968).

    Từ thập kỷ 70 đến 90, áo dài không thay đổi nhiều hơn. Thỉnh thoảng cách mặc có đổi mới, thí dụ như quần với áo đồng màu, nhưng không tạo ra được phong trào sâu đậm. Năm 1989, cuộc thi Hoa hậu áo dài lần đầu tiên được tổ chức tại Sài Gòn, đánh dấu sự hồi sinh phát triển mạnh mẽ của áo dài với hàng loạt các thiết kế mới. Trong đó, nổi bật là hai trường phái: áo dài vẽ do họa sĩ Sĩ Hoàng khởi xướng (1989) và áo dài thổ cẩm do nhà thiết kế Minh Hạnh thực hiện trên chất liệu thổ cẩm.

    Ngày nay, áo dài xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Những phụ nữ Việt Kiều biểu lộ tình cảm với quê hương qua chiếc áo dài. Nhiều du khách nước ngoài đã có những ấn tượng rất tốt về tà áo dài Việt Nam. Họ cảm thấy được tiếp đón rất nồng hậu khi những tà áo dài bay bay trước gió ở phi trường. Thật tiếc cho những ai đến Việt Nam mà không mang về một chiếc áo dài làm kỷ niệm và để khoe với những ai chưa từng đến Việt Nam. Áo dài trong các cuộc thi sắc đẹp lớn, trong cuộc hội nghị quan trọng của thế giới, áo dài trắng thướt tha của nữ sinh... Tất cả đều mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn, vẻ đẹp rất Việt Nam.


    Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay...


    Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất là trong thơnhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là "Áo lụa Hà Đông" của Nguyên Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh cùng tên, với những câu:


    Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát

    Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông...


    [justify]Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo dài khi sửa thành:

    [/justify]

    Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay...

    Áo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ nghịch ngợm của Nguyễn Tất Nhiên:

    Đài các chân ngà ai bước khẽ

    Nguyện theo tà lụa cả phương Đông (Tháng giêng, chim)

    đưa em về dưới mưa/ áo dài sầu hai vạt/ khi chấm bùn lưa thưa... (Em hiền như Ma-soeur)

    Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức được nâng lên thành huyền thoại:

    Biển dâu sực tỉnh giang hà

    Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh

    Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo dài trắng nữ sinh:

    Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong

    Hôm xưa em đến mắt như lòng

    Nở bừng ánh sáng em đi đến

    Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng).

    Hay vô cùng gợi cảm trong bài thơ Chiếc áo dài Việt Nam của nhà thơ Đinh Vũ Ngọc ở Quảng Nam:

    Chiếc áo quê hương dáng thướt tha

    Non sông gấm vóc mở đôi tà

    Tà bên Đông Hải lung linh sóng

    Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa

    Vạt rộng Nam phần chao cánh gió

    Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà

    Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực

    Hương lúa ba miền thơm thịt da.

    Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam. Trong nhạc Trịnh Công Sơn có thể nhìn thấy khá nhiều. Theo hồi ký, chính những bước chân hoàng cung của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài "Diễm xưa" nổi tiếng. Hay trong bài "Hạ trắng", hình ảnh áo dài cũng chập chờn:

    Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay... (Hạ trắng)

    "Bé ca" của Phạm Duy viết cho con gái mới lớn, có bài "Tuổi ngọc" tả về niềm hân hoan của cô bé khi bước chân vào trung học, lần đầu khoác lên mình "một chiếc áo như mây hồng":

    Xin cho em một chiếc áo dài, cho em đi mua xuân tới rồi

    Mặc vào đời rồi ra, mừng lạy chào mẹ cha

    Hàng lụa là thơm dáng tuổi thơ ...

    Phạm Duy cũng không quên nhắc về chiếc áo này trong một giấc mơ hòa bình từ thập niên 1940:

    Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi, mơ thấy bên lề cuộc đời, áo dài đùa trong nắng cười... (Quê nghèo)

    Bài "Một thoáng quê hương" của Từ Huy nổi tiếng một thời với câu:

    Tà áo em... bay, bay, bay, bay... trong gió nhẹ nhàng...

    Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố, sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó... em ơi...

    Nhạc sĩ Sỹ Luân cũng có bài "Áo dài ơi" vui tươi:

    Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố

    Những lúc buồn vui vu vơ nào đó

    Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà…...

    ...Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi

    Áo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người

    Áo dài vui vui áo dài hát hát bao nắng xuân đang về khắp nơi

    Áo dài nói nói áo dài cười cười mang hạnh phúc đến cho mọi người


    Nữ sinh mặc áo dài đạp xe trên phố

    Nhạc sĩ Huỳnh Nhật Tân với bài "Cô gái Việt Nam":

    Em, cô gái kiêu sa trong tà áo dài Việt Nam

    Em, duyên dáng thơ ngây trong vườn nắng đẹp bình minh

    Em chân bước mượt mà, em tay trắng ngọc ngà, đẹp lộng lẫy thướt tha.

    Em như đóa hoa xinh trong tà áo dài Việt Nam.

    Em yêu quý quê hương, yêu tà áo dài Việt Nam...


    Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60

    Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng với ca khúc "Một đời áo mẹ áo em" kể lại lịch sử và sự gắn kết nhiều thế hệ của chiếc áo dài.

    Nhạc sĩ Jo Marcel và ca khúc "Áo dài Việt Nam":

    .
    ..Người Việt Nam trong chiếc áo dài

    Người Việt Nam tha thướt bước về

    Vẻ đẹp Việt Nam ngàn đời không phai

    Cùng tha thướt bước trên đường của xứ khách

    Cùng nắm tay nhau chia xẻ buồn vui

    Cùng tiếp tay nhau duy trì nét đẹp

    Vẻ đẹp của người Việt Nam !


    Gần đây, nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường với ca khúc "Em trong mắt tôi":

    Em đẹp không cần son phấn… xinh thật xinh… thật xinh... rất hiền...

    Không quần jeans… giầy cao gót… em chọn riêng mình em áo dài… duyên dáng...

    Giống như hoa kia bên thềm… ngát hương không khoe sắc màu… ngàn đóa hoa đang rực rỡ không sánh bằng...

    Nhẹ nhàng tung bay tà áo dài... Em phụ nữ Việt…

    Ánh lên bao rạng ngời người Phương Đông…

    [justify]Các nhạc sĩ tiền chiến cũng hay ca ngợi áo dài như bài "Tà áo xanh" của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Và cảm xúc về chiếc áo dài cũng làm nên những câu hát nổi tiếng của Hoàng Trọng:[/justify]

    Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím

    Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím

    Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau

    Tháng năm càng lướt mau

    Biết bao giờ trông thấy nhau

    (Ngàn thu áo tím)

    [justify]Bài hát "Áo trắng đến trường" của nhạc sĩ Xuân Phương được phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhạc sĩ Trần Hoàng Vy:

    [/justify]

    Áo trắng em mặc đến trường

    Đừng bao giờ để... ai thương lại gần

    Áo trắng thì phải biết lo

    Biết không cô nhỏ học trò sáng nay ?

    Chiếc áo dài còn được gắn liền với hội họa Việt nam.


    Tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của Tô Ngọc Vân

    Bức tranh "Thiếu nữ bên hoa huệ" của họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943, là một trong những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng bậc nhất, miêu tả một cô gái mặc áo dài trắng ngồi bên một bình hoa huệ tây (Lilium longiflorum).

    Chiếc áo dài không chỉ là một trang phục, mà còn là một nét son trong văn hóa Việt, chuyên chở nhân sinh quan VN, một biểu hiện của bản sắc và tinh thần Việt Nam : " Dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng chỉ tiếp nhận tinh hoa, gạn lọc cặn bã, vun đắp thêm cái đẹp mà vẫn giữ cá tính độc lập". Chiếc áo dài đã trở thành một niềm kiêu hãnh của người Việt Nam.

    Nhiều quốc gia khác cũng có những trang phục truyền thống như kimono của Nhật, hanbok của Đại hàn, sari của Ấn độ, xường-xám của Trung Hoa. Mỗi trang phục đều có một vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên, về mặt tiện lợi thì chiếc áo dài Việt Nam tiện lợi cho người mặc nhất vì nó đơn giản, gọn gàng nên không cần nhiều thời gian để sửa soạn nhưng không kém phần duyên dáng và thanh lịch. Chính vì vậy, mà áo dài đã đi vào đời sống hàng ngày của phụ nữ Việt Nam một cách tự nhiên và dễ dàng. Ở nhà, khách khứa đến thăm, chủ nhà khoác chiếc áo dài lên như chiếc áo lễ để tiếp khách. Ở trường, là chiếc áo học trò thơ ngây, tựa những cánh bướm trắng hồn nhiên tung tăng trong vườn địa đàng. Ở công sở, nhìn các cô dịu dàng duyên dáng trong chiếc áo dài , những tà áo dài chở gió, sẽ làm không khí làm việc tươi mát hơn. Trong các buổi dạ tiệc, chiếc áo dài Việt-nam cũng sẽ lộng-lẫy, độc đáo, không thua bất kỳ bộ trang phục của các quốc gia nào khác trên thế giới.

    Áo dài Việt là ... văn hóa Việt vậy !

    Áo dài ơi trắng làm chi,

    Để tôi lóng ngóng biết đi lối nào ...



    Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong



    :caphe::caphe::caphe:

    :caphe:

    ================================================== ================

    Tham Khảo:

    1. Áo dài – Wikipedia tiếng Việt

    https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%81o_d%C3%A0i

    2. Đặc San CVA-TV Toronto, Canada 2003

    3. Áo Dài Trong Văn-Thơ-Nhạc-Họa
    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

  • #2

    Tà áo dài các nữ sinh viên một thời DHSPKT-TD

    [justify]Dạo trong trang web trường, tình cờ thấy có tấm hình trên với tà áo dài trắng năm xưa (?). Xin mạn phép post lên đây. Cảm ơn chủ nhân tấm hình này. Nhìn hình, nhưng không nhận ra ai ... Nhờ các bạn giúp đỡ ....[/justify]

    Nhân nhà thơ Băng Nguyệt có bài thơ khá hay , xin được post lên để chia sẻ...

    Ai Đó Ơi...!

    Ai đó ơi....tháng ngày qua thầm lặng

    Có biết rằng...áo trắng đã...khác xưa

    Dấu yêu đó...khắc lòng là muôn thuở

    Chỉ có thân mình..là vội vã..những bước đi

    Ai đó ơi..ta còn lại những gì

    Theo ngày tháng...tình đồng môn ... rồi cũng nhạt

    Dấu yêu ơi...có khi nào...bất giác

    Nhớ về ta ... khao khát..phút sum vầy !

    Ai đó ơi...còn khoảnh khắc này đây

    Biết đâu rằng..mai....mây trời..vắng gió

    Dấu yêu xưa....nếu mình còn gặp gỡ

    Ngõ thiên đường....bỡ ngỡ...một dấu chân...!!!


    oOo
    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

    Comment


    • #3
      Cám ơn anh Khang đã post hình của chúng em : Đặng Vũ Thu Hà, NL, Hoàng Loan , Bạch Cúc (74KNN). Năm thứ nhất mới vào trường , còn mang tíinh cách nữ sinh trung học nên vẫn còn mặc áo dài trắng. Sau 1975, chiếc áo dài bị cất vào 1 xó thay vào quần đen áo bà ba để đi lao động cho gọn , và các trường trung học cũng vậy , học sinh có gì mặc cái đó đi học mà không còn thấy tà áo dài trắng phất phơ trong sân trưòng , buồn ơi là buồn. Bẵng đi 1 thời gian vài năm, không biết rõ năm nào , nhờ các thầy cô ở SG đề nghị , đồng phục áo dài trắng đã được các em HS trung học mặc trở lại , lần đầu tiên được nhìn trở lại các tà áo dài trắng của các em nữ sinh tung tăng khắp nẽo đường mà em không cầm được nước mắt. Cả một trời kỷ niệm thời học sinh tràn về trong trí. Ôi tà aó trắng tinh khôi đẹp biết bao. " Ngaỳ nào em đến áo em còn trinh , áo xinh là xinh....." Cho đến bây giờ rất nhiều màu áo , nhiều mẫu nhưng vẫn không màu nào đẹp bằng màu áo dài trắng cả.

      Tuy nhiên ngaỳ nay các loại vải áo có phần mỏng manh quá, mà các trường học hình như cũng không có giám thị nghiêm khắc như ngày xưa , nên chiếc áo dài trắng lại bị dùng 1 cách quá ư lộ liễu , làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của nữ sinh VN , nghe tin hành lang không biết có thật hay không ? là trường trung học sẽ không cho mặc áo dài trắng vì "sexy" qúa ??? Tà áo dài VN bao giờ cũng đẹp ,tại người sử dụng không biết làm tôn lên vẻ đẹp của nó mà thôi. Thật buồn nếu không còn thấy tà aó dài trắng tung bay trong sân trường anh nhỉ? Mặc áo dài trắng quần trắng đi xe đạp đi học , thấy thì đẹp thật đấy , nhưng cũng là 1 nỗi khổ của nữ sinh đó , các anh không biết đâu ,cái quần trắng thì rộng , hay bị vướng vào xên xe đạp , có 1 lần đạp xe đến trường mà ống quần bị vướng vào xên xe , lai quần phất phơ như bươm bướm , mắc cỡ ơi là mắc cỡ. Nên bọn em cứ phải có 1 cái kẹp hoặc giây thun để cột ống quần lại chon gọn để không bị vưóng vào xên xe. Ngày nay các buổi Họp mặt của ĐHSPKT luôn có màn trình diễn áo dài , rất được các anh chị hoan nghênh . Áo dài Việt Nam muôn năm.

      Áo dài VN cũng có nhiều cái lợi , thứ nhất muốn mặc áo dài đẹp , các bà các cô phải Diet , nhịn ăn để có cái "eo ếch" coi được 1 chút , chứ không thì 3 vòng bằng nhau mặc áo dài không đẹp. Thứ 2 mặc áo dài phải mang guốc cao gót , thì dáng đi mới uyển chuyển làm cho các bà các cô nhu mì qúy phái hơn. Nên phụ nữ nhiều người cũng thích mặc áo dài và các "A giành" cũng muốn được ngắm vợ mình diện trong chiếc aó dài truyền thống trông nó dễ thương làm sao phải không ạ?

      Comment


      • #4
        Khi người ta biết thưởng thức đến sự mềm mại tha thướt của dáng điệu . Người ta nhìn ra được những nét đẹp quyến rũ sẵn có, nét đẹp trời cho riêng người phụ nữ, những đường cong mềm mại tự nhiên trên thân thể, cong dịu mắt và đáng yêu phải được khoe ra một cách kín đáo.


        Muốn khoe cái vóc dáng Trời cho ấy, Hai nhà họa sĩ Cát Tường và Lê Phổ vẽ mẫu kiểu áo dài "cách tân" đã phần nào đem lại nét đẹp thanh thoát cho người phụ nữ nhưng vẫn giữ được nét truyền thống riêng của người VN. Thân thể toàn những đường cong mền mại dịu mắt đáng yêu , đường áo cũng phải sao cho toàn những đường cong tha thướt phất phơ như nhành liễu tung bay trong gío nhẹ. Cát Tường và Lê Phổ vẽ "mốt" áo thon thon theo dáng người, kích dài xuống không hở lườn để khi áo mặc vào nhìn kín đáo nhã nhặn hơn, vạt dài và tà cong yêu kiều hơn. Mặc Áo dài cốt yếu làm cho dáng điệu thân thể tự nhiên được phô bày ra, hay khi mặc áo dài cũng sửa được phần nào dáng dấp cho được uyển chuyển hơn. Áo dài đẹp là áo dài không bị dúm nách và khủy tay. Áo dài thường đi với quần trắng, hai ống nối chéo vào đũng hẹp cao sát, giữa ống thon , gấu hơi phình rộng ra mới là đúng "mốt". mặc bộ áo áo dài "cách tân" chân phải đi trên đôi giầy cao gót mới có dáng dong dỏng thướt tha (báo Ngày Nay).


        Qua bao lần cải cách, chiếc áo dài vẫn phải chật , ôm sát để nổi hình dáng, những đường cong mềm mại, dịu dàng và tha thướt. ngoài những đường cong tha thướt. Chọn lựa màu và hoa văn cũng là một yếu điểm trong y phục phụ nữ.

        Trong các trường trung học, để mang tính hoà đồng, học sinh nữ thường được nhà trường chọn cho màu trắng làm đồng phục. Không lựa được màu thì các cô gái lại lựa cho mình bộ áo dài bằng các loại vải, các loại hoa dệt trên áo, sao cho hoà hợp, cho dịu dàng, cho êm mắt, cho hợp với vóc dáng, làn da, làn tóc, cốt ý làm tôn vẻ đẹp của mình. Đó cũng là nghệ thuật rất khó, chính cái khó đó đã làm cho người thiếu nữ có dịp phô cái tài nghệ thuật của mình ra với mọi người. Chính vì vậy những tà áo trắng học trò vẫn cứ baybay cuống cuồng quấn quýt trong thi ca.

        KD nói nhỏ mà nghe nè "Các cô học trò trên cao nguyên Lâm Viên không có diễm phúc được khoe những đường cong mềm mại của thân thể như các bạn cùng trang lứa trong các vùng miền khác của đất nước đâu, mà vẫn phải dấu nó co ro trong chiếc áo lạnh, chỉ thò có hai cái đuôi áo dài bay lượn như giải mây trắng cõng theo bông hoa tím cà, len lỏi trong trời gío lộng. Chờ tới mùa nóng mới khoe thêm được hai cánh tay áo trắng ra thôi. Bộ quần áo daì trắng, cái phần cong mềm mại bên trên được che bằng chiếc áo len sát nách, chỉ ngắn đến eo thôi, hai tà áo dài lại được dài thêm cứ lả lướt bay. Nhìn cũng dễ thương và lạ mắt".


        Các bạn mến, KD thấy chiếc áo dài VN nó cũng luyện cho người phụ nữ nhiều đức tính tỉ mỉ lắm

        _ Khi mặc áo dài sẽ để lộ rõ cái dáng người. Chị em muốn mặc áo dài đẹp phải chăm chú đến hình vóc mình cho đều đặn, phải tập luyện không để cho người béo qúa hoặc gầy qúa. Phải có một thân thể đều đặn , khoẻ mạnh thì mới hấp dẫn, đẹp lôi cuốn.

        _ khi mặc áo dài phải luyện tập các cử chỉ như đi đứng, ăn nói, mọi thứ phải ý tứ, sao cho nhẹ nhàng , lả lướt theo tà áo dài.

        _ Chải tóc cho hợp với màu áo, kiểu áo mình chọn.

        Và còn nhiều thứ nữa......

        Khó qúa với KD vì từ bé tới lớn KD được ông Trời tặng cho cái dáng thật dễ thương cứ tròn tròn xinh như hạt mít. Nghĩ tới ngày đại hội 2019 mà lo, Không biết phải làm cách nào cho mình bớt tròn, để còn được lả lướt theo tà áo dài đây???

        Thân ái

        KimDung

        Comment


        • #5
          Don't worry KD! Mua cái khăn shawl choàng thêm thì OK; ra vẻ bà Hội đồng!:coffee:

          Comment

          Working...
          X