Announcement

Collapse
No announcement yet.

Lê Hà Lộc in Austin - Nhà Bình and Diệp (11/11/2017)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Lê Hà Lộc in Austin - Nhà Bình and Diệp (11/11/2017)

    Anh Lộc (71 CKO) dù đã nghỉ hưu tại Đà Nẵng nhưng nhờ có khả năng vận dụng nhân điện để điều trị một số bệnh nên đã được mời sang California. Ngày thứ bảy (11/11/2017) vừa qua anh đã tranh thủ đến Austin, Texas để thăm bạn bè cùng trường và cũng để đáp ứng một số yêu cầu chữa bệnh tại đây. Buổi họp mặt còn có sự hiện diện của một số bạn mới là anh Quang (hàng xóm của Hòa & Phăng), anh Thanh & chị Ngọc (bạn của anh Bình). Trước khi chia tay thầy cô và các bạn ta còn được thưởng thức những nhạc phẩm hay do các ca sĩ tài tử trình diễn. Cám ơn Bình & Diệp đã tổ chức một buổi họp mặt rất thân tình và vui nhộn.


    Bình & Diệp đang đổ bánh xèo đãi khách



    Anh Quang (bìa phải)


    Anh Lộc (đứng giữa)





    Anh Thanh và chị Ngọc






  • #2
    Tiệc tàn ở nhà anh Bình, khách mời đã định ngồi lại với gia chủ để cùng nhau cạn chén men cay cho đến lúc đêm tàn ... bến Ngự, nhưng tiếc là chủ nhân của khách sạn Phăng & Hòa đã không chấp nhận cancellation nên đành phải cuốn gói ra đi.

    Sáng sớm anh chị Phăng & Hòa đã thức giấc để chuẩn bị cà phê và điểm tâm, sau đó anh Lộc đã thao tác tiếp trợ nhân điện cho từng người (khoảng 10 phút / người). Có người đã cảm thấy khỏe khoắn hơn có người không, nhưng có điều lạ là lòng bàn tay của anh Lộc đã tỏa ra hơi ấm khi để gần đỉnh đầu, cổ, lưng và bàn tay của người tiếp nhận nhân điện.

    Sau buổi cơm trưa, anh Lộc tiếp tục đến chùa để giúp cho một số người khác đang chờ tại đây. Phe ta, một số cũng theo đi, những người còn lại trở về nhà vì bận việc riêng. Tối đó anh Lộc ở lại nhà anh Bình để trưa hôm sau (13/11/2017) trở về California. Cám ơn Hòa & Phăng đã chuẩn bị khách sạn sạch, đẹp và thức ăn mời khách cũng rất hấp dẫn.








    Bài học khí công căn bản








    Comment


    • #3
      Hãy nhìn kìa! Hãy nhìn đi! Hi hi hi hình như sau khi được thọ giáo dzài chiêu “ Nhứt dương chỉ “ .. ý đâu phải nhứt mà là “ Thập dương chỉ” thì những người trong hình, mặt mày tươi tắn hơn và nụ cười ai cũng tươi đẹp hơn.. Anh Lộc à! Chuyện này coi bộ được lắm đó. Muội đây phải dành ngày tháng early retire mà bái huynh làm sư phụ để sau đó đi phục dzụ cho ng ốm đau..

      Ace Tét Xịt liên tiếp có nhiều ngày giờ dzui bên nhau.. ganh tị ganh tị

      Comment


      • #4


        Hôm thứ Bảy vưà rồi, anh Bình mời tới nhà anh ăn bánh Xèo và để bạn bè tụ họp gặp anh Lê Hà Lộc 6 giờ chiều, vợ chồng T bận đi làm nên gần 8 giờ mới tới. Gặp anh Lộc lần đầu mà anh cười chào vui vẻ như đã thân quen tự kiếp nào. Anh hỏi : ‘ Phải Thanh Trúc không? T cười lắc đầu: ‘Dạ không, Ngọc Trúc.’ rồi hỏi lại: ‘Uả trường mình cũng có người tên Trúc hở? Vì T nhớ là khoảng thời gian T học thì không nghe có ai cùng tên với mình.’ Anh cười nói: ‘Có ThanhTrúc, nhưng bị đuổi học vì quậy quá.’ ‘Chắc em chỉ biết anh qua bài Đường Trường Tôi thôi, phải không? T cười thú nhận: ‘ Quả thật như vậy. Nào giờ T chưa hề biết mặt méo mặt tròn cuả anh LHL ra sao, chỉ biết là tác giả cuả bài hát mà hầu hết sinh viên trong trường thời bấy giờ ai cũng có vài lần nghêu ngao.’

        Tối đó, ngoài vài người bạn láng giềng cuả vợ chồng anh Bình, khách mời trong gia đình SPKT có thầy cô An, vợ chồng anh Phăng chị Hoà, anh Dzu Minh và anh NMHùng từ Houston và HT. Anh Bình có một chương trình văn nghệ bỏ túi. Những lần họp bạn trước lúc nào cũng đông người và anh Bình luôn thủ sân khấu với những nhạc cụ khác nhau. Kỳ này chỉ có vài người bạn, T ngồi ghế hạng nhứt ngay trước sân khấu nên thấy được mấy ngón tay anh búng trên dây đàn coi lả lướt hết sức. Hồi nào giờ T thường thích những bài hát đệm bằng guitar, nhất là nhạc VN, chỉ cần một nhóm bạn nhỏ và một cây đàn là có thể hát cho nhau nghe những bản nhạc làm mình mơ màng về những ngày xưa cũ. Khi anh Bình hát Nưả hồn thương đau, T nói với chị Ngọc bạn anh Bình: ‘Mỗi lần nghe Nưả hồn thương đau, T nhớ tới cô bạn lớp đệ Ngũ, có giọng hát hay, mà khi lớp yêu cầu là nàng hát NHTĐ, mặc dù lúc đó đưá nào cũng còn con nít trân.’

        Sau khi anh Bình thử micro mấy bài thì tới nhân vật chính, anh Lộc nói về giai thoại cuả một bài hát anh viết vào thời T học trong trường, nhưng T mới nghe lần đầu. Anh nhắc đến chị TL khoá 75 và hình ảnh anh thoáng thấy lúc ấy là nguồn cảm hứng cho anh viết bài nhạc này. Anh dạo đàn, hát một đoạn, giọng thong thả và rất tự nhiên. T nói: ‘Đoạn nhạc vưà rồi, T nghe trong nhạc có nét cuả Nguyễn Đức Quang, cuả Trần Quang Lộc.

        Sau đó anh Lộc hát thêm Tôi Muốn và Ngày Xưa Hoàng Thị. Anh H nói: ‘Hôm nay không có thầy Đễ nên anh hát NXHT được, không bị đụng hàng, vì đây là bài ruột cuả thầy. T nghe anh hát Tôi Muốn hơi khác những version T nghe chút xíu, anh ngắt Tôi Muốn… lâu hơn bài hát bình thường một chút như để người nghe chú ý coi ca sĩ Muốn gì. Anh không hát giọng Bắc như người ta hay hát mà bằng giọng khi nói chuyện nên nghe có vẻ như một du ca ôm đàn đến giưã đời, chứ không phải hát trình diễn.

        T phỏng vấn anh chút đỉnh. ‘Anh thích nhạc cuả ai?’ Phạm Duy, Từ Công Phụng… Bài nào chẳng hạn?... Còn T, thời mười lăm mười sáu mà mê: Cho lần cuối, Muà thu mây ngàn, Lời Cuối, Về đây nghe em, Bên kia sông….

        Chị Hoà xúi anh H hát Mộng Dưới Hoa. T nghĩ chắc nào giờ chị chỉ nghe anh hát bài này có mỗi một lần thôi nên chắc nhớ bài hát gắn liền với anh. Thật ra anh H hát MDH có lý lắm bởi vậy nên anh mới sa lầy tới giờ này. Nhưng anh biết thân lắc đầu ngoầy ngoậy vì nghe T nhắc Mộng Dưới Hoa có khi thành hoạ dưới mông.

        Hôm đó, chị Hoà nói phải lấy hết can đảm mới lên cầm micro hát ‘Chiếc lá cuối cùng’, rồi chị lôi kéo T hát với chị ‘Bến Xuân’ hai bài hát này điệu nhạc chậm như rùa, rất hợp với giọng từ từ, từ từ nhưng rất có nét cuả chị. Các anh chị biết từ nào giờ T có hát hò gì đâu, vậy mà bưả nay cũng bày đặc ‘hát nhép’. Xong màn với chị Hoà thì bạn anh Bình cũng dẹp đàn đi về thì anh Lộc quơ tay kêu T đứng lại đó để hát với anh một bài. T nghe nhạc thì giỏi chứ hát thì ngán lắm vì giọng T thuộc loại ‘tông…đơ’. Thế là anh Bình ôm guitar đệm cho ba anh em hát 'Bên kia sông'.

        Bởi vậy mấy tấm hình anh Hùng post có ba nhân vật xưa nay chưa hề cầm micro là chị Hoà, Trúc và anh Hoàng. T hát xong giao cái micro cho anh Hoàng cất lại thì anh Bình kêu chụp tấm hình, thấy anh Hoàng còn cầm cái micro vướng viú nên anh nói để đâu đó cũng được, thì anh H. nói: ‘Phải để tui cầm micro chụp hình cho thiên hạ tưởng tui cũng hát nưã.’ Sau đó, cả đám ngồi nghe chị HN hát Ngày vui họp mặt cuả anh Lộc từ trong máy. T nhớ hồi mình lên Boise ở nhà chị XL, có một tối, chị hát cho T nghe hết bài này tới bài kia, những bản nhạc chị hát khi chị ở trong ban họp ca cuả trường. Chị thuộc lòng mấy bài hát đó, hát mà không cần có bản nhạc trước mặt, không đàn, không micro mà hát tiá lia, hay thiệt.

        Hôm sau, ở nhà anh Phăng chị Hoà, có mấy chuyện vui. Anh Lộc kể chuyện ‘phong thuỷ’ , cứ ‘giám đốc’ với ‘phó giám đốc’ còn khoảng giưã là không có việc, rồi Sài Gòn – Đà Nẵng ra vô hoài mà không việc gì bền, cứ cà trật cà duột, chỉ vì ‘phong thuỷ’. Chị Hoà thì kể chuyện ma, và chuyện ngày lành tháng tốt, lắm lúc làm chị điên lên được. Anh H kể chuyện vui ‘Em xui quá’. Còn anh Hùng thì kể chuyện ‘Ra trường hạng Nhì’: 'Hồi đó trường mình tuy bề thế nhất xứ mà sinh viên những năm đầu tiên rất ít oi, phần lớn chuyển từ Phú Thọ lên. Lớp anh lúc đầu có hai chục sinh viên, một mớ đi Cao Đẵng sau hai năm, nên còn lại mười người. Chiến trường sôi động hốt thêm một mớ nên năm cuối, lớp anh chỉ còn hai mạng. Sau ngày tốt nghiệp về nhà má anh hỏi ‘Thi ra trường thế nào? Có đậu không? Anh khoe liền: 'Dạ con đậu mà đậu hạng Nhì trong lớp nưã đó má.’ Bà già mừng rỡ có được đưá con thông minh, học giỏi hết sức.'

        Cám ơn anh Bình và Diệp, anh Phăng chị Hoà đã khoản đãi bạn bè. Cám ơn anh Hùng bao giờ cũng làm nhiệm vụ phó nhòm cho web nhà. Cám ơn anh Lộc đã ghé đến Austin cho tụi T được diện kiến tác giả ‘Đường trường tôi’ và có buổi họp bạn vui vẻ, nhắc đến những người bạn còn ở VN… và bài học về Nhân điện để giúp mình sống khoẻ sống vui. Mến chúc anh chị chuyến đi như ý và vạn sự bình an.

        ~ 0 ~


        Comment


        • #5
          Đọc post của Trúc mà chị có thể hình dung ra em lúc ấy như thế nào... được đó phát huy nữa khả năng hát nhóp nhép của Trúc nhen he he he...

          Comment


          • #6
            Khi vừa được nhìn hình anh Lê Hà Lộc là KD được cười nắc nẻ một mình rồi. KD nhìn nụ cười của anh Lộc lúc ôm cây đàn, nụ cười vẫn tươi vui sảng khoái như độ nào anh được nghe bản nhạc "CÚC CU CÚC CU" của ban hợp ca RP.:cuoilan::cuoilan::cuoilan:

            Thầy cô cùng các bạn mến, KD củng chỉ được nghe hai chữ nhân điện nhưng chưa được ai truyền nhân điện cho. KD nghe anh Hùng kể về thao tác tiếp trợ nhân điện của anh lộc đến với mọi người. KD lại liên tưởng đến phim chưởng, trong đó có môn luyện khí công và truyền khí công. Người được tiếp nhận khí công sẽ trở nên mạnh mẽ phi thường. Sao KD thấy hai môn này nó hao hao giống nhau, như vậy là chuyện khí công trong phim ngày xưa là có thật? chứ không phải như KD vẫn nghĩ người ta tưởng tượng ra để cho phim chưởng nó ly kỳ thú vị, lôi kéo nhiều người thích xem phim.



            KD thì hay nghĩ vớ vẩn, thắc mắc lung tung, anh Lộc và các ace có thể giúp D biết thêm về hai môn này nhé? :thank3:

            Chúc anh Lộc vui, khỏe để có sức đem hạnh phúc cho nhiều người đang cần đến anh.

            Căn phòng nhà anh Bình rộn rã tiếng đàn tiếng hát. Chúc mừng gia đình a Bình có những ngày đón khách thật ấm áp.

            Nhìn thấy sự ấm cúng trong căn phòng đầy nhạc cụ đang được mọi người xử dụng KD lại thấy thương cho cây đàn Piano, cây cello cây guitar, mấy cây violin nhà KD nó đang bị trùm mền từ khi bốn cậu cháu phải đi làm xa nhà. Bây giờ chỉ còn một người đôi lúc mở cây này ra ò e, cây kia ra tửng tửng, cây nọ ra tình tang nghe lẻ loi không còn nhộn nhịp như khi xưa.

            Thân ái

            KimDung

            Comment


            • #7

              Vị trí của các luân xa

              Anh Lộc đã hướng dẫn mọi người thực tập bài học khí công căn bản, trong khi đó anh đi vòng quanh để tiếp trợ thêm năng lượng cho từng người. Điểm nhấn quan trọng là sự lắng đọng tâm tư và sức tưởng tượng mạnh mẽ để cảm nhận được nguồn năng lực tự nhiên có sẵn trong cơ thể mình, điều này không phải ai cũng có đủ niềm tin và cơ duyên thành đạt. Bước kế tiếp là tập trung nguồn năng lượng này vào một điểm và hướng dẫn nó đi từ đỉnh đầu, qua cột sống lưng rồi đến tận xương cùng. Trên con đường này có một số vị trí có tác dụng ngăn trở sự di chuyển của năng lượng gọi là "luân xa", theo những trường phái khác nhau, thứ tự và số lượng luân xa cũng khác nhau. Người tập khí công phải cố khai mở càng nhiều luân xa càng tốt để nguồn năng lượng (nhân điện) di chuyển được mạnh mẽ. Khi đã đả thông được hầu hết luân xa, người ta có thể tập trung tư tưởng để đưa năng lượng của mình đến bất kỳ một vị trí nào đó của cơ thể cho mục đích điều trị hay có thể truyền năng lượng cho những người khác. Khi mở được tất cả luân xa là đạt được "18 thành công lực", lúc đó sẽ có thể hạ sơn để "xuất ngoại hành đạo" như anh Lộc. Đây là những gì mình đã hiểu, không biết đủ hay thiếu, đúng hay sai, mong có thêm góp ý của các bạn.

              Comment


              • #8
                Cám ơn anh Hùng và Trúc đã tường trình đầy đủ cùng hình ảnh buổi HM với anh Lê Hà Lộc ở Texas.

                Tuy ở xa không đến dự được nhưng được nghe kể và xem hình ảnh thày cô cùng các anh chị em HM với anh LHL mình cũng vui lây, ĐHSPKT có được một người chữa bệnh giúp đời thật là hân hạnh.

                Comment


                • #9
                  Originally posted by 'KimDung'



                  Nhìn thấy sự ấm cúng trong căn phòng đầy nhạc cụ đang được mọi người xử dụng KD lại thấy thương cho cây đàn Piano, cây cello cây guitar, mấy cây violin nhà KD nó đang bị trùm mền từ khi bốn cậu cháu phải đi làm xa nhà. Bây giờ chỉ còn một người đôi lúc mở cây này ra ò e, cây kia ra tửng tửng, cây nọ ra tình tang nghe lẻ loi không còn nhộn nhịp như khi xưa.

                  Thân ái

                  KimDung
                  He he Kim Dung mộc mạc ngây thơ ơi!

                  Thì hãy mở mền cho các nhạc cụ lâu nay bị trùm chăn đi.. tặng cho những nơi mà các nhạc cụ ấy có thể mang lại niềm vui.. niềm hy vọng ..

                  Comment


                  • #10
                    XL ơi!

                    Một người đôi lúc mở cây này ra ò e, cây kia ra tưng tửng, cây nọ ra tình tang là “người ấy” đấy.

                    Có phải đó là những lúc người ấy đang thư giãn tinh thần, đang nói chuyện phải không KD?

                    Còn cây sáo nữa, người ấy thổi sáo hay lắm, không thấy KD nói người ấy lôi sáo ra, chắc là vì….hihi



                    Thân ái

                    Hiền74KNC


                    Comment


                    • #11
                      XL ơi, mấy thứ đó không phải của KD . KD chỉ là người coi giùm thôi. Mỗi lần các cậu chủ về thăm nhà mà thấy chúng không sạch sẽ, không bóng bẩy là KD bị bắt đền đấy.

                      “ người ấy “ của D quan niệm như H đấy, chơi với chúng để thư giãn . KD không nhắc đến cây sáo là vì ... bị..hết.hơi... rồi.

                      Thân ái

                      KimDung

                      Comment


                      • #12
                        Các bạn biết không khi H viết " Còn cây sáo nữa, người ấy thổi sáo hay lắm, không thấy KD nói người ấy lôi sáo ra, chắc là vì….hihi vì H nghĩ cây sáo đã bị vót mỏng thành thanh tre khều bánh cuốn mất tiêu rồi :cuoilan::cuoilan::cuoilan:

                        Cây sáo ơi, mi vẫn còn đây, nghe vậy thấy vui hay buồn hả mi?

                        Thân ái

                        Hiền74KNC

                        Comment

                        Working...
                        X