Announcement

Collapse
No announcement yet.

NÔNG NGHIỆP SẠCH

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • NÔNG NGHIỆP SẠCH

    NÔNG NGHIỆP SCH


    Khang Pham (72KNN)


    [justify]Gần đây tôi có cơ hội được tham dự một buổi hội thảo 3 ngày do O.A.C.C. tổ chức tại Agriculture Campus, Dalhousie University, Halifax, Canada với chủ đề "Công Nghệ Sạch Trong Nông Nghiệp". Với nhiều điều được biết đến và học hỏi được những thành tựu của ngành nông nghiệp hiện đại thế kỷ thứ 21, xin được góp nhặt và viết lên bài liên quan, giới thiệu về nông nghiệp sạch trong quá trình hội nhập của Việt nam cùng thế giới.



    [justify]Nếu đối chiếu lại lịch sử canh tác của nông dân Việt Nam thì mấy ngàn năm qua, nông dân đã sử dụng các vật liệu, giống tự nhiên, không có hóa học, nên cũng được gọi là nông nghiệp hữu cơ. Tuy vậy cũng có khi chưa phải lúc nào cũng được gọi là nông nghiệp sạch.

    Nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch về bản chất đều giống nhau là sản phẩm sạch, an toàn và truy nguyên được nguồn gốc nhưng khác nhau cơ bản về phương thức và điều kiện canh tác…

    [/justify]



    Nông Trại Rau Sạch, Đà Lạt


    Nông nghiêp hữu cơ hay còn gọi canh tác hữu cơ là một hệ thống nông nghiệp luân canh có nguồn gốc từ thế kỷ 20 ra đời trong sự thay đổi nhanh chóng các hệ thống canh tác trên thế giới. Nông nghiệp hữu cơ liên tục được phát triển bởi tổ chức Nông nghiệp hữu cơ khác nhau cho đến ngày hôm nay. Canh tác này chủ yếu dựa vào phân bón có nguồn gốc hữu cơ như phân từ gia súc gia cầm, phân xanh, phân trộn, bột xương, … tăng độ phì cho đất bằng nhóm cây trồng có tac dụng cải tạo đất. Nhấn mạnh vào các kỹ thuật luân canh giống cây trồng, kiểm soát dịch hại sinh học, sử dụng xen canh cây trồng khắc chế dịch hại hoặc khuyến khích sự tồn tại động vật là thiên địch của sâu bệnh dịch hại.

    Nhìn chung, mặc dù có những ngoại lệ, tiêu chuẩn hữu cơ được biên soạn để cho phép người canh tác sử dụng các hợp chất tự nhiên chất và nghiêm cấm hoặc hạn chế các chất tổng hợp trong canh tác. Ví dụ, thuốc trừ sâu tự nhiên như pyrethrin rotenon được phép, trong khi phân bón tổng hợp và thuốc trừ sâu là nói chung là bị cấm. Một số chất tổng hợp được phép sử dụng như: đồng sunfat (copper sulfate), bột lưu huỳnhivermectin. Cây trồng vật nuôi biến đổi gen, vật liệu na-nô, chất thải của người, chất điều hòa sinh trưởng thực vật, hóc-môn, chất kháng sinh trong chăn nuôi đều bị cấm.

    Phương pháp nông nghiệp hữu cơ quốc tế quy định và thực thi trong khuôn khổ pháp luật của nhiều quốc gia, dựa phần lớn vào các tiêu chuẩn của Liên đoàn Quốc tế về trào nông nghiệp hữu cơ (IFOAM), một quốc tế tổ chức bảo trợ cho các tổ chức nông nghiệp hữu cơ được thành lập vào năm 1972.

    Nông nghiệp hữu cơ có thể được định nghĩa:

    - "Là một hệ thống kỹ thuật nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học. Nông nghiệp hữu cơ cấm sử dụng thuốc trừ sâu bệnh tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen, hóc-môn tăng trưởng. mà phấn đấu cho sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học trong khi, với những ngoại lệ hiếm hoi, cấm thuốc trừ sâu tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gen, và hormone tăng trưởng."

    - "Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống sản xuất để duy trì sức khỏe của đất, hệ sinh thái và con người. Nó dựa trên quá trình sinh thái, đa dạng sinh học và chu trình thích nghi với điều kiện địa phương, chứ không phải là việc sử dụng các yếu tố đầu vào có tác dụng phụ. Nông nghiệp hữu cơ kết hợp truyền thống, đổi mới và khoa học có lợi cho môi trường chung và thúc đẩy các mối quan hệ công bằng, một cuộc sống chất lượng cho tất cả tham gia... " (Liên đoàn Nông nghiệp hữu cơ quốc tế, IFOAM)



    Kể từ năm 1990, thị trường thực phẩm hữu cơ và các sản phẩm khác đã phát triển nhanh chóng, đạt 63 tỷ $ trên toàn thế giới vào năm 2012. Nhu cầu này đã thúc đẩy sự gia tăng tương ứng trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp hưu cơ với 8,9% diện tích được gia tăng mỗi năm trong giai đoạn 2001-2011. Năm 2011 đã có khoảng 37 triệu hecta đất sản xuất trên thế giới áp dụng nông nghiệp hữu cơ, tương đương 0,9% tổng diện tích đất nông nghiệp trên toàn thế giới.

    :caphe:Nông nghiệp hữu cơ: là phương pháp SX theo kiểu tự nhiên, truyền thống lâu đời của con người mà tạo ra sản phẩm. Theo quy định của IFOAM (tổ chức bảo vệ quốc tế về nông nghiệp hữu cơ), khi sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ thì giống trồng do con người chọn lọc, bảo quản mà có, không phải là giống chuyển gen; đất trồng không sử dụng bất cứ loại phân hóa học, không dùng thuốc diệt cỏ, diệt sâu bệnh thuộc dạng hóa học và sử dụng nước sạch.

    Nếu đất trước đó sử dụng các loại phân hóa học, thuốc BVTV thì phải cách ly khoảng 3 năm mới được sử dụng. Sản phẩm khi thu hoạch, vận chuyển, chế biến bảo quản phải được sử dụng công cụ và bao bì, đồ chứa đựng cũng sạch, khôn sử dụng các chất bảo quản cấm.

    Nếu đối chiếu lại lịch sử canh tác của nông dân Việt Nam thì mấy ngàn năm qua, nông dân đã sử dụng các vật liệu, giống tự nhiên, không có hóa học, nên cũng được gọi là nông nghiệp hữu cơ. Tuy vậy cũng có khi chưa phải lúc nào cũng được gọi là nông nghiệp sạch.


    :caphe:Nông nghiệp sạch: Vẫn cho phép sử dụng tất cả các loại giống, kể cả giống chuyển gen, cho phép sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, trừ cỏ bằng hóa học. Tuy nhiên khi kiểm tra sản phẩm thì sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn sạch. Người ta quy định sản phẩm sạch theo một hệ thống kết hợp kinh nghiệm và số liệu chứng minh mức độ tồn dư của chất nào đó trong từng sản phẩm mà con người sử dụng liên tục cũng không đủ sức gây độc hại đến cơ thể con người hay gia súc. Trong hoạt động SX cũng không gây ra ô nhiễm môi trường. Vượt ngưỡng quy định đó là thuộc loại sản phẩm không sạch. Dựa vào tiêu chuẩn quy định của từng nước, từng khu vực hay quy định chung của thế giới để đánh giá.

    Như vậy người SX muốn sản phẩm của mình được tiêu thụ trong nước và thế giới thì phải bảo đảm được yêu cầu của họ. Người SX phải biết điều chỉnh số lượng phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng, chọn nguồn nước đảm bảo dùng tưới cho đồng ruộng để đạt được tiêu chuẩn của từng loại khách hàng. Để thực hiện được tiêu chuẩn nông nghiệp sạch theo quy định này trên thế giới hiện nay đều dựa vào tiêu chuẩn của GAP, có thể VietGAP, Asean GAP hay GlobalGAP.

    Tuy nhiên khi SX, người trồng phải theo dõi thông tin của khách hàng để điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ, người Nhật mua hạt tiêu của Việt Nam trước đây chỉ yêu cầu dư lượng Metalaxy trong hạt tiêu dưới ngưỡng 0,1ppm là được, nay người ta có yêu cầu cao hơn là phải đạt mức 0,05 ppm mới được. Biết được yêu cầu của khách hàng thì người SX hoặc không sử dụng loại thuốc này hoặc hạn chế tối đa sử dụng cũng như thời gian cách ly. Phân bón hóa học cũng vậy.

    Muốn đạt chuẩn các chất dinh dưỡng không vượt mức cho phép thì phải giảm thiểu tối đa số lượng sử dụng, nhất là loại phân đạm. Thực tế SX sạch theo tiêu chuẩn GAP cũng không phải đơn giản. Ví dụ GlobalGAP gồm có 12 nội dung chính trong đó có 68 chỉ tiêu người SX phải tuân thủ. Các vật liệu và điều kiện SX phải có lý lịch rõ ràng. Sản phẩm cũng phải được kiểm tra, chứng minh bằng số liệu phân tích và cũng phải được một đơn vị có năng lực, có chức năng chứng nhận, khi cần có thể truy nguyên được nguồn gốc xuất xứ.

    Nông nghiệp sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP hay GlobalGAP ở Việt Nam đã có nhiều mô hình nhỏ có, mô hình cánh đồng lớn có, bà con đã làm quen, chỉ cần có tổ chức và giải quyết đầu ra ổn định thì khả năng mở rộng nhanh chóng và mạnh mẽ.

    Vả lại SX sạch theo GAP vẫn cho phép sử dụng phân bón hóa học là nhân tố quan trọng làm tăng năng suất dễ hơn để có sản lượng nhiều hơn, đáp ứng được nhu cầu dân số ngày một tăng cao mà diện tích canh tác ngày một thu hẹp.

    Vì vậy, SX theo hướng tăng cường phân bón hữu cơ, giảm thiểu lượng đạm và quản lý sâu bệnh theo hướng hữu cơ sinh học sẽ là bước đi chủ yếu...

    Việt Nam là một trong các nước sản xuất nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu thế giới, tuy nhiên, điều đáng buồn là những sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn cao, hữu cơ thì còn hiếm. Phương thức canh tác lạm dụng nhiều phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) biến môi trường và đất canh tác ngày càng xấu đi...


    Nông nghiệp hữu cơ trên thế giới hiện đang có xu hướng phát triển nhanh với 51 triệu ha và tiềm năng thị trường tới gần 82 tỉ USD. VN hiện có 33/63 tỉnh, thành phố đã phát triển nhiều mô hình nông nghiệp hữu cơ, nhưng quy mô còn nhỏ với diện tích chỉ khoảng 76.000ha. Tín hiệu đáng mừng là ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ, trong đó có các thương hiệu lớn như Tập đoàn TH, Vingroups... và bước đầu đã thành công.

    Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hữu cơ, một số diễn giả cho rằng, cần thay đổi cách tiếp cận về đất đai, hài hòa lợi ích giữa người nông dân và nhà đầu tư để có thể tích tụ đất đai với quy mô lớn. Bên cạnh đó, bài toán cải thiện chất lượng đất là rất quan trọng. Đó là việc chuyển được diện tích đất manh mún, với chất đất khác nhau thành đất đảm bảo tiêu chuẩn để sản xuất nông nghiệp hữu cơ và quy mô lớn... Một số đại biểu cũng cho rằng, cần thay đổi thói quen sản xuất của nông dân theo hướng sản xuất hữu cơ thông qua biện pháp tuyên truyền. Nông dân cũng phải được trang bị các kỹ năng, kiến thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, biết cách tiếp cận thị trường và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.

    GS.TS. Nguyễn Thị G. (Đại học Cần Thơ) cho rằng, các nghiên cứu tại Đại học Cần Thơ cho thấy canh tác ứng dụng hướng hữu cơ đem lại nhiều lợi ích, cánh đồng trồng lúa 3 vụ, bón thêm phân hữu cơ tăng độ phì nhiêu, cải thiện đất và ổn định năng suất tốt hơn. Trên vườn cây ăn trái, nếu giảm đạm hóa học và phân lân, tăng phân hữu cơ giúp cây trồng bền vững hơn. Trên dưa hấu, bổ sung hữu cơ giảm được bệnh héo dây, tăng năng suất. Ngoài ra, khi sử dụng phân hữu cơ kết hợp nấm Trichoderma kiểm soát bệnh hại tốt hơn. Vì vậy, canh tác theo hướng hữu cơ là hướng đúng, trong đó rất cần nhiều sản phẩm hữu cơ - sinh học đáp ứng nhu cầu sản xuất. Về mặt canh tác, áp dụng hữu cơ sinh học cho nhiều lợi ích, cái khó hiện nay là sản phẩm làm ra chưa gắn được với thị trường.

    TS. Đỗ Trung B. (Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) cảnh báo, nhiều nơi đất canh tác bị ô nhiễm vượt mức an toàn, vì vậy định hướng canh tác hữu cơ (áp dụng phân hữu cơ, giảm hóa học và thuốc BVTV) là hướng đúng. Canh tác nông nghiệp hiện nay bón quá nhiều phân, thuốc hóa học sẽ gây áp lực rất lớn cho đất, đất gánh chịu tổn hại lớn và áp lực sâu bệnh ngày càng tăng. Điển hình ở Tây Nguyên, những vườn tiêu bón càng nhiều phân thuốc hóa học thì bệnh càng nhiều. Canh tác áp dụng hữu cơ trước mắt giúp cải thiện môi trường, đất, nâng cao chất lượng nông sản. Còn để sản xuất ra sản phẩm hữu cơ có thương hiệu, được chứng nhận để kinh doanh thì ở Việt Nam còn nhiều khó khăn. Chưa có hệ thống quản lý chất lượng nên người mua không thể nhận biết đó là sản phẩm hữu cơ, chưa có hệ thống chứng nhận. Việc cấp chứng nhận hữu cơ hiện giá cao (từ 70 - 100 triệu đồng)…

    GS.TS. Nguyễn Thị G. cho biết, các báo cáo trên thế giới cho rằng khi chuyển sang canh tác hữu cơ hoàn toàn thì năng suất giảm 20%, tuy nhiên, năng suất sẽ tăng dần những năm về sau. Theo chuyên gia Nhật về canh tác hữu cơ, nếu đầu vào cho đảm bảo chất lượng tốt thì năng suất không giảm. Từ kinh nghiệm sản xuất thực tế, anh Nguyễn Thanh Liêm, giám đốc điều hành trang trại hữu cơ Zota (Lâm Đồng) cho rằng, canh tác rau màu hữu cơ năng suất không thua kém canh tác hóa học. Quan trọng là biện pháp canh tác và nguyên liệu phục vụ canh tác chất lượng tốt. TS. Nguyễn Đăng N., giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp nhiệt đới, cho biết canh tác hữu cơ tất yếu sẽ giảm chi phí thuốc BVTV. Còn về năng suất, nếu canh tác đúng thì năng suất từ bằng hoặc cao chứ không thấp hơn. Vấn đề hiện nay là hỗ trợ nông dân thay đổi cách canh tác theo hướng hữu cơ, nghĩa là canh tác bền vững, an toàn, không lạm dụng phân, thuốc hóa học.

    Lúa Gạo Việt Nam với Công nghệ Sạch

    Nông dân Tiền Giang trồng lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP

    Những tiêu chuẩn về giống, quy định sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được nông dân tuân thủ khắt khe.


    Huyện Cai Lậy - phía tây tỉnh Tiền Giang là vựa lúa được quy hoạch canh tác lúa chất lượng cao. Một năm 3 vụ lúa, thu nhập chính của nông dân đến từ cây trồng này. Tuy nhiên, giá cả lên xuống, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến năng suất khiến vụ mùa của người dân cũng trở nên bấp bênh. Từ khi áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cánh đồng mẫu lớn được triển khai, nhiều doanh nghiệp và nông dân kết nối với nhau, giá trị của hạt gạo Tiền Giang cũng thay đổi tích cực.


    Một mô hình liên kết giữa khác là của nông dân ấp Giồng Tân, xã Tăng Hòa, huyện Gò Công Đông với Công ty lương thực Tiền Giang. Theo liên kết, doanh nghiệp hỗ trợ người trồng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, nông dân còn thường xuyên được tập huấn, hướng dẫn về kỹ thuật canh tác sao cho không tồn dư hóa chất khi thu hoạch. Sau khi thu mua, lúa đạt tiêu chuẩn được đưa về kho chứa để cân, sàng tạp chất loại bỏ rơm, đá, sạn. Sau đó, người làm tiến hành bóc vỏ trấu tạo thành gạo lức. Hệ thống quạt gió thổi hết vỏ trấu, gạo lức còn lại đi vào hệ thống sàng để loại bỏ thóc còn lẫn rồi mới chuyển sang công đoạn say xát, đánh bóng. Sau cùng, hạt gạo trắng, bóng, được tách màu rồi đem đi đóng gói theo tiêu chuẩn.

    Hiện, hợp tác xã đã xuống giống xong vụ đông xuân 2017-2018 trên diện tích 92ha. Dự kiến, thời gian thu hoạch là tháng 3 dương lịch năm sau. Giống lúa chủ lực là OM 4900 và lúa cẩm. Năng suất cao nhất đạt đến 8-9 tấn một ha. Hiện, Công ty TNHH ADC đã thu mua lại toàn bộ lúa của 7 xã viên.

    Theo mô hình liên kết này, doanh nghiệp hỗ trợ người dân toàn bộ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Chi phí hỗ trợ được trừ vào tiền thu mua lúa cuối vụ.

    Ngày nay, hạt gạo Tiền Giang không chỉ được tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Trung Quốc.

    Chăn Nuôi và Công Nghệ Sạch

    Những năm gần đây, người dân ở xã Trác Văn, Duy Tiên, Hà Nam đã áp dụng tiêu chí "5 không" trong chăn nuôi bò sữa. Cụ thể là không cám công nghiệp, không thức ăn biến đổi gen, không chất kích thích tăng sữa, không chất bảo quản và không tồn dư kháng sinh.


    Khẩu phần ăn của bò gồm 80% là thức ăn tươi xanh lấy từ các loại cỏ tự nhiên và thân, bắp ngô được ủ yếm khí; 20% còn lại là thức ăn tinh như bột ngô, bột đậu tương, cám gạo. Chế độ này giúp hệ tiêu hóa của bò hoạt động tốt hơn, đồng thời tăng sản lượng và chất lượng sữa.

    Hàng tuần, trang trại đều được phun enzym khử trùng một lần, nhằm hạn chế nguồn bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe của bò. Ngoài ra, đàn bò thường xuyên được tắm chải, nghe nhạc, chạy nhảy để giữ tinh thần thoải mái và cho ra lượng sữa tốt nhất. Mỗi năm, trang trại bò sữa tại Trác Văn cung cấp 2 triệu lít sữa cho thị trường Hà Nam và Hà Nội.

    Cây Ăn Trái và Công Nghiệp Sạch

    Các thị trường Mỹ, Canada, Nhật, Úc, Tân Tây Lan, và thị trường Châu Âu được xem là những thị trường khắt khe trong việc nhập khẩu trái cây Việt nam.

    Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán để xuất khẩu thêm thanh long ruột đỏ sang Nhật. Sau đó là các mặt hàng như vải, nhãn, chôm chôm, vú sữa…

    Các loại trái cây chiến lược của Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu không chỉ sang Nhật Bản mà sang nhiều thị trường lớn khác. Đây là một trong những lợi thế trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

    Người nông dân có thể hạn chế bớt trồng lúa để tập trung trồng cây ăn quả. Đặc biệt, khi trồng cây ăn quả không cần tăng diện tích mà chỉ cần tập trung nâng cao chất lượng lên nhằm ngày càng đáp ứng yêu cầu và tiếp cận được nhiều thị trường lớn. Khi đó, giá trị các mặt hàng trái cây có thể được nâng lên nhiều lần.

    Sau đây là những trái cây được trồng với công nghệ sinh học sạch xuất khẩu sang nước ngoài:

    1. Thanh Long:

    Đây là một cột mốc mới trong quá trình trái thanh long chinh phục thị trường thế giới, là lô hàng đầu tiên kể từ khi thanh long Việt Nam được Úc chính thức chấp nhận nhập khẩu thanh long tươi từ tất cả các vùng sản xuất thanh long thương mại của Việt Nam vào tháng 1-2017.



    Là loại trái cây xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt hơn 895 triệu USD, chiếm tỷ trọng 50,3% trong xuất khẩu trái cây tươi và 36,1% trong tổng xuất khẩu rau quả của Việt Nam, thanh long đã có thể đáp ứng các tiêu chí và yêu cầu của nhiều thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ ...

    Người Việt bên Úc sẽ có dịp thưởng thức trái Thanh Long sản xuất ở Long An, Tiền Giang, một đặc sản hương vị quê hương.

    2. Xoài Miền Tây:

    Từ ngày 17-9 đến nay, việc xuất khẩu xoài vào thị trường Nhật Bản diễn ra khá thuận lợi. Hiện nay, xoài đang được xuất khẩu sang Nhật với giá khoảng 8-10 USD/kg. Giá này khá cạnh tranh khi thấp hơn giá xoài của Thái Lan khoảng 2-3 USD/kg.



    Xoài Tiền Giang đã từng được đánh giá là thơm ngon, thịt xoài có màu vàng đẹp, nhất là xoài cát Hòa Lộc, nhưng hình thức và chất lượng chưa đạt chuẩn xuất khẩu, vỏ còn mỏng nên quá trình vận chuyển dễ bị hư hại làm giảm chất lượng xoài,thời gian dự trữ và bảo quản ngắn khi xoài chín nên hao hụt trong khâu tiêu thụ cao. Đây là những lý do xoài chưa xuất khẩu nhiều được sang các nước phát triển như Nhật, Mỹ và châu Âu. Xoài Việt Nam nói chung và tỉnh TG nói riêng có sức cạnh tranh thấp trên thị trường so với xoài của các quốc gia láng giềng như Thái Lan và Phi-lip-pin nên giá bán thấp, xuất khẩu tiểu ngạch là chính.

    Ngày nay, việc đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực và nhân lực cho việc phát triển các vườn xoài theo hướng GAP, kể cả đầu tư cải tạo giống có vỏ dày hơn và ít xơ để tăng khả năng cạnh tranh; cải tiến chất lượng xoài từ khâu sản xuất đến khâu chế biến (tăng sản phẩm giá trị gia tăng như xoài sấy dẻo, nước xoài,…) và giảm tối đa rủi ro và hao hụt trong khâu tiêu thụ.

    - Nhật Bản và xoài Việt: Xoài Việt có lợi thế lớn ở thị trường Nhật Bản nhờ sự thơm ngon, có thể sản xuất và cung cấp quanh năm. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa Việt Nam và Nhật không lớn. Một trong những yếu tố khiến bắt đầu từ sang năm xuất khẩu xoài sang Nhật có sự đột phá là bởi lúc đó người tiêu dùng Nhật Bản đã bắt đầu quen với xoài Việt Nam. Các nông dân trồng xoài cũng như doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đã có thêm kinh nghiệm, quen thuộc thị trường.

    - Mỹ và xoài Việt: Bộ Nông nghiệp Mỹ đã chính thức cho phép nhập khẩu trái xoài tươi từ Việt Nam vào thị trường Mỹ. Theo công bố của Cơ quan Kiểm dịch sức khỏe động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, giấy phép cho trái xoài tươi của Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Mỹ sẽ có hiệu lực từ ngày 29/12/2017. Trái xoài tươi Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ phải được kiểm soát một cách có hệ thống, phải tuân thủ các điều kiện về nhà vườn và cơ sở đóng gói, xử lý chiếu xạ, và kiểm dịch tại cửa khẩu nhập.

    Quy trình nhập khẩu phải thông qua hình thức các lô hàng thương mại, kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do một cơ quan kiểm dịch quốc gia của Việt Nam cấp và khẳng định lô hàng không có chủng nấm Macrophoma, bọ cánh cứng và xoài không bị đốm đen, bọ bạc lá.

    - Úc và xoài Việt: Thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), ngày 18/9/2017, lô xoài đầu tiên của Việt Nam đã lên đường xuất khẩu đi Australia. Đại diện Công ty TNHH Agricare Việt Nam cho biết, lô hàng có trọng lượng 1 tấn, là loại xoài da xanh Cao Lãnh (Đồng Tháp). Đây là vùng xoài canh tác theo quy trình VietGAP. Trái xoài Việt Nam đã được nhiều thị trường khó tính đón nhận bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand và Australia.

    Việc trái vải, xoài và sắp tới có thể là thanh long được cấp phép nhập khẩu vào Australia sẽ góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu cho trái cây Việt Nam, góp phần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

    3. Nhãn Lồng Hưng Yên:

    Hưng Yên giờ đây đã là thủ phủ của các loài nhãn, nhiều giống nhãn mới lạ khác được trồng như: nhãn nước, nhãn gỗ, nhãn Hương Chi, nhãn Miền Thiết…nhưng tất cả chỉ có loại nhãn lồng Hưng Yên này là ngon nhất. Những quả nhãn vẫn giữ được cùi dày, mọng nước, vị ngọt thơm ăn bao lần vẫn thấy ngon lạ miệng như lần đầu. Cả tỉnh Hưng Yên có gần 3.000 ha nhãn, sản lượng mỗi năm lên tới 40.000 tấn quả, đem lại giá trị khoảng 300 tỷ đồng, góp 15% vào giá trị sản xuất nông nghiệp cho cả nước, nước ta coi đây là một loại nông sản trọng điểm.

    HTX Mỹ Tịnh An cũng đã đến xã Phú Phong (huyện Châu Thành) xác định vùng trồng và và thực hiện các thủ tục bắt buộc để cấp mã số 11ha, với 43 hộ.

    Nhằm khôi phục và phát triển bền vững cây vú sữa Lò Rèn – một đặc sản trái ngon nổi tiếng hàng trăm năm nay tại Tiền Giang, với diện tích chuyên canh có lúc lên gần 4.000ha, ngành Nông nghiệp Tiền Giang đang tích cực đầu tư cải tạo, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, kết hợp tập huấn khuyến nông, chuyển giao quy trình canh tác tiên tiến cho nông dân chuyên canh.

    Với những vườn trồng mới, nông dân dân được khuyến cáo phải bảo đảm các khâu thiết kế vườn, quy trình kỹ thuật lên liếp, chọn giống tốt, mật độ trồng, tỉa cành tạo tán và tỉa thưa trái trong suốt thời gian từ trồng, chăm sóc đến thu hoạch.


    VN sẽ xuất khẩu khoảng 5 tấn nhãn lồng Hưng Yên sang Mỹ, sau đó sẽ xuất khẩu với số lượng lớn hơn. Nhãn lồng Hưng Yên có chất lượng tốt, cơm dày, ngọt nên sẽ được thị trường nhập khẩu ưa chuộng. Vì DN phải tốn chi phí nhân lực ra hướng dẫn, thu hoạch, vận chuyển vào nhà máy chiếu xạ tại TP.HCM nên giá xuất khẩu nhãn lồng Hưng Yên sẽ cao hơn giá nhãn Edor đang xuất bán khoảng 15%.

    4. Trái Vú Sữa Tiền Giang

    Sau khi Hoa Kỳ cho phép trái vú sữa Việt Nam được nhập khẩu, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Tiền Giang đã khẩn trương xác định vùng trồng, tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn bao trái và lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.



    VIDEO:
    VƯỜN TRÁI CÂY VÚ SỮA SẠCH


    Đến nay, tổng diện tích trồng vú sữa được chọn để xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ là 56,34ha, với 177 hộ gồm xã Hữu Đạo, Bàn Long, Phú Phong, Long Hưng (huyện Châu Thành) và xã Mỹ Long (huyện Cai Lậy).

    Để thực hiện chuyến hàng đầu tiên mang nhiều ý nghĩa này, Công ty TNHH Sản xuất chế biến nông sản Cát Tường cũng đã ký kết hợp đồng tiêu thụ trái vú sữa với đại diện tổ hợp tác, HTX các xã Mỹ Long (13,58 ha), xã Hữu Đạo (10,1 ha) và xã Long Hưng (10,96 ha); Công ty TNHH Đại Lâm Mộc đã ký hợp đồng tiêu thụ trái vú sữa với tổ hợp tác xã Bàn Long (10,7ha).

    Ngoài ra, báo cáo cũng đề xuất về việc trái vú sữa tươi xuất khẩu phải được bọc riêng từng quả trong túi nilon để tránh nguy cơ lan truyền dịch bệnh từ quả này sang quả khác sau khi đã xử lý chiếu xạ. Mặc dù đề xuất này của Cục Bảo vệ thực vật Việt Nam khác với quy định thông thường của Mỹ cho rằng, trái cây tươi nói chung chỉ cần đóng gói trong thùng carton chống côn trùng là được, nhưng xét thấy đề xuất của Việt Nam không những tương đương mà còn hữu hiệu hơn cả biện pháp đóng gói trong thùng carton chống côn trùng nên APHIS đã chấp nhận đề nghị trên.

    Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho hay ngoài việc đáp ứng các quy định chung về nhập khẩu rau quả vào thị trường Mỹ theo điều 319.56-3 của Luật về các quy định của Liên bang (CFR), trái vú sữa tươi nhập khẩu vào Mỹ còn phải đáp ứng 4 tiêu chuẩn sau: Chỉ được nhập khẩu như hàng hóa thương mại; mỗi lô hàng xuất khẩu vú sữa tươi đều phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam cấp; từng lô hàng phải được xử lý đúng quy định theo mục 7 phần 305 của CFR; mỗi chuyến hàng xuất khẩu trái vú sữa tươi đều là đối tượng kiểm tra ngay khi cập cảng vào Mỹ.

    Với những vườn trồng mới, nông dân được khuyến cáo phải bảo đảm các giai đoạn thiết kế vườn, quy trình kỹ thuật lên liếp, chọn giống tốt, mật độ trồng, tỉa cành tạo tán và tỉa thưa trái trong suốt thời gian từ trồng, chăm sóc đến thu hoạch.

    Như vậy đến nay, Mỹ đã đồng ý nhập 5 loại trái cây của Việt Nam là thanh long, chôm chôm, vải, nhãn và vú sữa.

    5. Hoa Hồng Đà Lạt: :rose:

    [justify]Bằng việc trồng hoa theo công nghệ hiện đại bậc nhất, hoa hồng Dalat Hasfarm đang được khách hàng tin dùng và giới thiệu cho nhau sử dụng. Nhắc đến Dalat Hasfarm, người dùng sẽ nghĩ ngay đến hoa hồng – một trong những sản phẩm hoa chủ lực của công ty. Để có được những cành hồng tươi và rực rỡ, không có bí mật nào ngoài việc mỗi cá nhân vừa phải là một chuyên gia trong công đoạn của mình; vừa phải là chính khách hàng để trồng hoa với tất cả tấm lòng.

    [/justify]


    VIDEO: HASFARM - HOA SẠCH DALAT


    [justify]Ngay từ giai đoạn chọn giống, các chuyên gia phải gõ cửa nhà cung cấp uy tín khắp nơi trên thế giới để chọn ra những ngọn giống tốt nhất. Những ngọn giống này phải trải qua 2 đợt đánh giá và trồng thử nghiệm kéo dài gần 3 năm để tạo ra các giống cây Hồng thuần chủng (pure breeding). Sau đó mới được sản xuất đại trà (mass production). Kế tiếp, hoa được trồng, chăm sóc theo mô hình phát triển bền vững, thân thiện với môi trường và giảm thiểu việc sử dụng hóa chất. Bằng cách sử dụng hệ thống xử lý, tái sử dụng nước thừa tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, góp phần giúp môi trường thêm xanh, những cành hồng ở Dalat Hasfarm được hít thở không khí trong lành, tưới tắm trong nguồn nước sạch. Đặc biệt, hoa được chăm sóc từ các chế phẩm sinh học (Bio-Pro) nên mỗi cành hoa khi đến tay người dùng đều đạt tiêu chuẩn an toàn với chất lượng tốt nhất.

    Phát triển nông nghiệp sạch gắn với công nghệ cao, theo đó mở rộng ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học vào sản xuất nông sản sạch là mục tiêu hiện nhiều tỉnh thành VN đang hướng tới.

    Tại Nhật Bản và Israel, các dự án khởi nghiệp từ nông nghiệp công nghệ cao (CNC) đã từ lâu mang lại cho người dân nguồn sản phẩm sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu, chất kích thích… Hiện nay, ở Việt Nam, nông nghiệp sạch cũng không còn là khái niệm mới mẻ mà đã thực sự trở thành nguồn cảm hứng được nhiều bạn trẻ theo đuổi khi khởi nghiệp.

    Để tạo cho đầu ra của sản phẩm nông nghiệp sạch, người nông dân cần thay đổi tập quán canh tác, chủ động tiếp cận, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; ngành chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra quy trình sản xuất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, dán nhãn mác cho từng loại sản phẩm hữu cơ, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, sắp xếp lại mạng lưới phân phối.

    Theo Liên Đoàn Các Phong Trào Canh Tác Nông Nghiệp Hữu Cơ quốc tế, IFOAM, vai trò của nông nghiệp hữu cơ trong canh tác, chế biến, phân phối hay tiêu dùng đều nhằm mục đích duy trì sức khỏe hệ sinh thái và các sinh vật kể cả các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người.

    Canh tác hữu cơ sẽ cải thiện và duy trì cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp, tránh khai thác quá mức gây ô nhiễm môi trường trong tự nhiên, giảm thiểu sử dụng năng lượng và các nguồn không tái sinh để sản xuất ra lương thực mà không gây độc hại, có chất lượng cao, đồng thời đảm bảo, duy trì và làm tăng độ màu mỡ cho đất trong thời gian dài, củng cố các chu kỳ sinh học trong nông trại, đặc biệt là chu trình dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng dựa trên việc phòng ngừa thay cho cứu chữa, làm đa dạng mùa vụ và các loại vật nuôi sao cho phù hợp với điều kiện của địa phương. Chấp hành vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.

    Tóm lại, phát triển nông nghiệp sạch ứng dụng công nghệ cao là chiến lược của VN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với xu thế chung của thế giới, việc sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, nâng cao thu nhập và bảo vệ sức khỏe không những cho người sản xuất, mà lại bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng.

    Việt Nam là một đất nước có nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên để nền nông nghiệp hiện đại theo kịp các nước phát triển trên thế giới thì bản thân người nông dân (ND) cần phải thay đổi tư duy sản xuấ. Người nông dân Nhật Bản ngày nay tự mình nhìn nhận thấy tinh thần trách nhiệm cùng niềm tự hào khi sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp sạch với chất lượng tốt. Để được như vậy ở địa phuong (xã, ấp, huyện) chính phủ đã thành lập ra những hợp-tác xã kỹ thuật nông nghiệp đề giáo dục và hướng dẫn người nông dân xứ này (1). Từ đó thương hiệu sản phẩm sẽ được lan tỏa khắp thế giới và giá thành sẽ ổn định, xứng đáng với sản phẩm được tạo ra. Đó là phương cách chính đáng duy nhất để hội nhập kinh tế thế giới....

    (1)

    The Japanese Agricultural Cooperative Movement had successfully introduced a number of innovations which are of great relevance to the Movements in the Region. Some of the interesting features of the agricultural cooperatives have been:

    - Sustained and progressive amalgamation of cooperatives to make them more economically-viable and service-oriented;

    - Farm guidance and better-living services to achieve a high degree of communication with the members and to enrich their economic and social life;

    - Protection of interests of farmer-members through mutual insurance, health-care; - Carefully planned and well-executed marketing and supply functions through specially-created and cooperative-owned holding companies;

    - Production of quality consumer goods and services; Implementation of the “joint-use” concept e.g., joint marketing, joint purchasing, joint-use of capital, joint use of facilities etc.;

    - Successfully interacting with the government through a process of policy dialogue and lobbying inside and outside legislature;

    - Education and training of farmer-members through a network of cooperative training institutions;

    - Ensuring higher economic returns to the farmermembers through a process of ‘value-addition’;

    - Encouraging women and youth to form associations to compliment and supplement the work of agricultural cooperatives especially in taking care of and sustaining the interest of the young and the aged in the honoured profession of farming; -

    - Encouraging the farmermembers in controlling pollution to produce and market the healthy, safe, and nourishing agricultural products to safeguard the interests of consumers;

    - and Extending technical collaboration and cooperation to the developing Movements.

    In the light of the experiences of Japan, potential factors that would influence the operation of cooperatives elsewhere are: Customs of mutual help and assistance in rural areas; Introduction of new crops and technology to increase productivity; Active participation of women members through women’s associations and Han groups; Employment of capable and professional managers; Acquisition of operational facilities and linking credit with marketing; Guidance and education for improving production technology; and, above all, the cooperative being a member-centred institution rather than the cooperative being a ‘cooperative-centred’ institution. Based on the above factors, some general requisites for an effective operation of an agricultural cooperative could be derived. These include: Promoting members’ participation - economic and organisational; Increasing membership by encouraging non-members, women and young people to join agricultural cooperatives; and, Promoting the utilisation of cooperative services by members.
    [/justify]

    [/justify]

    Reference

    1. Nông nghiệp hữu cơ.



    2. Viện Khoa Học Kỹ Thuật Miền Nam. CAY LUA

    Cây Lúa | Vien Khoa Hoc Ky Thuat Nong Nghiep Mien Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam, địa chỉ:121 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM, Điện thoại:08. 8291746 – 8297889 – 8228371 Fax: 08.8297650; Email: iasvn@iasvn.org


    3. SOFRI - VIỆN NGHIÊN CỨU CÂY ĂN QUẢ MIỀN NAM



    4. ORGANIC AGRICULTURE CENTRE OF CANADA, (O.A.C.C.)



    5. Development of Agricultural Cooperatives - Relevance of Japanese Experiences to Developing Countries. THE INSTITUTE FOR THE DEVELOPMENT OF AGRICULTURAL COOPERATION IN ASIA [IDACA] 4771 Aihara-Cho, Machida-Shi, Tokyo 194-02. Japan, By Dr Daman Prakash,
    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

  • #2
    Cám ơn bài viết có giá trị thời sự, rất hay và rất công phu của anh Khang.

    Comment


    • #3
      LÚA GẠO & TIÊU CHUẨN VietGAP



      [justify]VietGAP cho lúa dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE và VietGAP cho rau, quả, chè đã được ban hành, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lúa, gạo Việt Nam tham gia mạnh mẽ hơn nữa thị trường khu vực ASEAN và một số thị trường gạo phẩm chất cao trên thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.

      oOo[/justify]

      Tiêu chuẩn và điều kiện VietGAP cho lãnh vực lúa gạo ở Vietnam bao gồm :

      :caphe:Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất (Rice Field Selection)

      1. Vùng sản xuất lúa áp dụng theo VietGAP lúa phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước đối với các mối nguy hại gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý. Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn.

      2. Vùng sản xuất lúa có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP lúa.

      3 Vùng sản xuất lúa theo VietGAP lúa phải được quy hoạch và có kế hoạch phát triển, chứng nhận và là vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao hoặc lúa đặc sản cho việc tiêu thụ trong nước và xuất khẩu gạo theo VietGAP lúa.

      :caphe:Giống lúa (Rice Variety)

      1. Giống lúa phải có nguồn gốc rõ ràng, thuộc danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

      2. Sử dụng giống lúa cấp xác nhận (I hoặc II) được các tổ chức, cá nhân được phép sản xuất kinh doanh cung cấp (dưới hình thức bán, đầu tư thu hồi hoặc hỗ trợ giống).

      3. Các giống lúa chuyển gien chưa được công nhận trong quy trình sản xuất lúa theo VietGAP.

      :caphe:Quản lý đất (Soil Management)

      1. Hàng năm phải tiến hành phân tích, đánh giá đất trồng lúa, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước.

      2. Cần có biện pháp làm đất (cày, xới, phơi, trục…). Các biện pháp này phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.

      3. Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất, tổ chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép và lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.

      :caphe:Phân bón (Fertilizer)

      1. Hàng năm phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên lúa. Sử dụng giải pháp 3 giảm 3 tăng, giảm lượng phân bón hóa học, tăng cường sử dụng các loại phân bón có nguồn gốc hữu cơ trong quy trình bón phân cho lúa sản xuất theo VietGAP lúa.

      2. Lựa chọn phân bón nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lên lúa. Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

      3. Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục), không sử dụng phân hữu cơ có nguồn gốc từ rác thải. Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải áp dụng quy trình xử lý an toàn, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý.

      4 Trong tất cả các trường hợp sử dụng phân bón vô cơ, hữu cơ, vi sinh phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của doanh nghiệp, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại.

      5. Các dụng cụ dùng phối trộn để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo dưỡng thường xuyên.

      6. Nơi chứa phân bón hay khu vực để dụng cụ phối trộn phân bón phải độc lập và cách ly với môi trường sống, nguồn nước.

      7. Lưu giữ hồ sơ phân bón khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua).

      8. Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón (ghi rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân).

      :caphe:Nước tưới (Irrigation & Drainage)

      1. Nguồn nước sử dụng trong quy trình canh tác lúa phải được đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất đến tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật, làm sạch và vệ sinh công cụ lao động, máy móc thiết bị và phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.

      2. Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ.

      3. Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất.

      :caphe:Hóa chất & Thuốc bảo vệ thực vật (Insecticide & Herbicide)

      1. Phải áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

      2. Người trồng lúa phải trãi qua huấn luyện và áp dụng về IPM, được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn. Áp dụng các giải pháp nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV trong canh tác lúa theo VietGAP lúa.

      3. Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hòa sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ thực vật.

      4. Chỉ được phép mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

      5. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng cho lúa tại Việt Nam. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn theo hướng VietGAP lúa trong danh mục khuyến cáo của Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

      6. Phải sử dụng hóa chất đúng theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa hoặc hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản phẩm.

      7. Thời gian cách ly phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ghi trên nhãn hàng hóa.

      8. Các hỗn hợp hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng không hết cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.

      9. Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cần được xử lý tránh làm ô nhiễm môi trường.

      10. Nơi chứa hóa chất phải đảm bảo thoáng mát, an toàn, được khóa cẩn thận.

      11. Không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng trên giá phía trên các thuốc dạng bột.

      12. Hóa chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi hóa chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc.

      13. Các hóa chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ trong sổ sách theo dõi và lưu giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước

      14. Ghi chép các hóa chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hóa chất, lý do, vùng sản xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng).

      15. Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất, người bán, thời gian mua, số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử dụng).

      16. Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hóa chất. Những vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo qui định của nhà nước.

      17. Nếu phát hiện dư lượng hóa chất trong lúa vượt quá mức tối đa cho phép phải dừng ngay việc mua bán sản phẩm, xác định nguyên nhân ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm. Phải ghi chép cụ thể trong hồ sơ lưu trữ.

      18. Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hóa chất khác cần được lưu trữ riêng nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm lên lúa .

      19. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong lúa theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

      :caphe:Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch (Harvesting)



      1. Thiết bị, vật tư và đồ chứa (Equipments & Storage)

      - Lúa sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với các nguồn gây ô nhiễm từ: đất và các loại hóa chất.

      - Thiết bị, bao bì hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với lúa phải được đảm bảo không gây ô nhiễm lên sản phẩm.

      - Thiết bị, bao bì hay vật tư phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.

      - Thùng đựng phế thải, hóa chất bảo vệ thực vật và các chất nguy hiểm khác phải được đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm.

      - Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm.

      - Bao bì chứa lúa thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia và có các biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm.

      2. Kho chứa, bảo quản lúa

      - Cần hạn chế đến mức tối đa nguy cơ ô nhiễm ngay từ khi thiết kế, xây dựng nhà kho và công trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử lý, đóng gói, bảo quản.

      - Khu vực kho chứa, đóng bao và bảo quản sản phẩm lúa phải tách biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và và máy móc nông nghiệp để phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm lên hạt giống, lúa thành phẩm.

      - Phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nước nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn nước.

      - Khi tiến hành việc khử trùng, phòng trừ các đối tượng dịch hại trong kho chứa lúa cần phải tiến hành theo quy trình an toàn, cách ly và đảm bảo thời gian cách ly theo quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.

      3. Vệ sinh cá nhân

      - Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cần thiết về thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ.

      - Cần có nhà vệ sinh và thiết bị cần thiết ở nhà vệ sinh và duy trì đảm bảo điều kiện vệ sinh cho người lao động.

      4. Bảo quản và vận chuyển

      - Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi sử dụng vận chuyển cho lúa.

      - Không bảo quản và vận chuyển lúa chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.

      :caphe:Người lao động (Workers)



      1. An toàn lao động

      - Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến thức và kỹ năng về hóa chất và kỹ năng ghi chép.

      - Tổ chức và cá nhân sản xuất phải cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi người lao động bị nhiễm hóa chất.

      - Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và có bảng hướng dẫn tại kho chứa hóa chất.

      - Người được giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hóa chất hoặc tiếp cận các vùng mới phun thuốc phải được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun thuốc.

      - Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và không được để chung với thuốc bảo vệ thực vật.

      - Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất lúa vừa mới được phun thuốc.

      2. Điều kiện làm việc

      - Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động. Người lao động cần phải trang bị quần áo bảo hộ.

      1. Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ (các thiết bị điện và cơ khí) phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng.

      2. Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng.8.4. Đào tạo Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực dưới đây:- Phương pháp sử dụng các thiết bị, nông ngư cụ, gặt đập, sấy lúa, bảo quản lúa.

      - Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động, ngộ độc thuốc BVTV.

      - Sử dụng an toàn các hóa chất, vệ sinh cá nhân.

      :caphe:Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm (Filing & Quality Control)

      1. Tổ chức và cá nhân sản xuất lúa theo VietGAP lúa phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm, v.v.

      2. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP lúa phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ.

      3. Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP lúa và được lưu giữ tại hộ nông dân, tổ sản xuất.

      4. Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý.

      5. Sản phẩm sản xuất theo VietGAP lúa phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất. Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ.

      6. Bao bì chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng.

      7. Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm.

      8. Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô sản phẩm đó và ngừng phân phối. Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người tiêu dùng.

      9. Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý.

      :caphe:Kiểm tra nội bộ (Internal Inspection)

      1. Tổ chức và cá nhân sản xuất lúa phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi vụ sản xuất lúa một lần.

      2. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá; sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất và định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.

      3. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.

      :caphe:11. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (Complaining & Solution)

      1. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP lúa phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu.

      2. Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP lúa phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.

      Tham Khảo:

      1. QUYẾT ĐỊNH - QUY ĐỊNH QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT CHO LÚA TẠI VIỆT NAM (VietGAP lúa), năm 2010; BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Số: /2010/TT-BNN), KT. BỘ TRƯỞNG - THỨ TRƯỞNG Bùi Bá Bổng

      2. Quy trinh VIET GAP lua.doc - Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM
      https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

      Comment

      Working...
      X