Announcement

Collapse
No announcement yet.

MEKONG - Mùa Nước Nổi

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • MEKONG - Mùa Nước Nổi

    MEKONG - Mùa Nước Nổi




    Mekong (Mother of Water)

    when it is still, it reflects

    the baby blue sky above

    the waves, each sparkle

    with the light brown

    Coconut toffee made by locals

    muddy and Overgrown, it is

    the beautiful home of

    Wild pythons, chicken, and rooster

    Rice Popping, snake wine

    fermenting, hot black sand

    wood boats of Green and

    Brown with Red eyes that

    lead the way across the

    water to the Floating Markets ...

    (Sam Shoyer, W.D., USA - Jan 2015)



    [justify]Vị trí vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong bản đồ Việt Nam:

    •Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSCL: Diện tích 40.000 km2, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.

    •ĐBSCL được bồi đắp trong vòng 6,000 năm qua. Cách đây 8,000 năm, mực nước biển hạ thấp dần, trầm tích phù sa từ từ lắng động trong suốt hơn 2,000 năm và đồng bằng được thành lập, tiến dần ra Biển Đông và Biển Tây (Vịnh Thái Lan) (Theo GS. Trần Đăng Hồng).

    •Lượng phù sa của sông đã làm cho vùng châu thổ tiếp tục mở rộng với mức độ 50-150m/năm.

    •Lượng nước trung bình hàng năm của sông Cửu Long cung cấp vào khoảng 4.000 tỷ m³ nước và vào khoảng 100 triệu tấn phù sa (Morgan F. R., 1961)

    •Lòng sông Cửu Long rất sâu, có nơi đến 40-50 m

    •Ngoại trừ Thất Sơn là vùng đồi núi cao, đồng bằng Cửu Long có độ cao 0-4 m trên mực nước biển.

    •Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động rất nhiều từ thủy triều kèm theo xâm nhập mặn từ Biển Đông và Vịnh Thái Lan (biển Tây).

    •Dưới những ảnh hưởng của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng ngập mặn dày đặc đã bao phủ toàn vùng này, chủ yếu là những cây đước (Rhizophora sp.) và mắm (Avicennia sp.) đã tạo thuận lợi cho việc giữ lại phù sa lắng tụ, làm giảm sự xói mòn do nước hoặc gió và cung cấp sinh khối cho trầm tích châu thổ (Morisawa M., 1985) và rồi những đầm lầy biển được hình thành.

    •Ước tính bình quân 1 ha đất trồng lúa phải tốn hơn 20.000m3 nước/vụ; trung bình mỗi năm ĐBSCL xuống giống 3,8 triệu ha tức cần hơn 76 tỉ m3 nước. Riêng thủy sản, mỗi năm người dân hạ lưu sông Mê Kông khai thác khoảng 2,6 triệu tấn cá.

    Sông Cửu Long, mà quốc tế gọi là sông Mekong, là con sông lớn vào hàng thứ 7 của châu Á, hàng thứ 12 của thế giới, phát nguyên từ cao nguyên Tây Tạng, dài 4,909 km, chảy qua lãnh thổ 6 nước: Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cambodia, và đổ nước ra Biển Đông qua 9 cửa thuộc lãnh thổ Việt Nam, là: Đại, Tiểu, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Ba Lai, Định An, Ba Thắc và Trần Đề. Thực ra, nói 9 cửa là nói chuyện đời xưa, chuyện của thế kỷ 20 trở về trước. Ngày nay, Cửu Long chỉ còn chảy ra 8 cửa. Cửa Ba Thắc (Bassac) đã bị phù sa bồi lấp trong thập niên 1970. Trong tương lai không xa, cửa Ba Lai cũng sẽ không còn. Điều này thấy rõ trên bản đồ vệ tinh của Google.

    [/justify]

    :caphe::caphe::caphe:

    :caphe:


    [justify]Mùa nước nổi, còn gọi là mùa lũ sông Cửu Long, là một hiện tượng lũ lụt tự nhiên, đặc trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam, vùng hạ lưu sông Mekong, Biển Hồ và Tonle Sap ở Campuchia. Nhưng tên gọi Mùa nước nổi là để gọi riêng cho mùa lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam. Hiện tượng này mặc dù là hiện tượng lũ lụt, nhưng lại không phải là thiên tai đối với toàn bộ dân cư nằm trong ảnh hưởng của hiện tượng thiên nhiên này ở Nam Bộ Việt Nam, và Campuchia. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, mùa nước nổi thường bắt đầu từ tháng 7 âm lịch đến tháng 10 âm lịch (khoảng tháng 8 dến tháng 11 dương lịch) hàng năm. Ngược lại, cư dân đồng bằng sông Cửu Long lại coi mùa nước nổi là một mùa thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp, thay vì canh tác nông nghiệp họ chuyển sang khai thác nguồn lợi thủy sản dồi dào đem lại nhờ hiện tượng ngập lụt mê mông trên toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long đem lại. Mùa nước nổi tạo điều kiện cho đất đai cach tác nông nghiệp vùng hạ lưu sông Mekong ở cả Việt Nam và Campuchia được nghỉ ngơi, rửa trôi và làm ngập chìm các nguồn sâu bệnh cho cây trồng nông nghiệp, cung cấp một lượng phù sa màu mỡ cho thổ nhưỡng trong toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Ngày xưa, cũng chỉ cách đây hơn 300 năm thôi, các thế hệ tiền nhân thời kỳ Nam Tiến, khi mới đến khai phá vùng ĐBSCL thường chọn sống lập nghiệp trên các khu đất cao hay còn gọi là “đất giồng” nên đến mùa nước nổi, cho dù những cánh đồng thẳng cánh cò bay biến thành biển nước mênh mông, các khu đất giồng này vẫn là vùng cư trú an toàn cho người dân và cả vô số các loài rắn. Sau này do dân số gia tăng, không còn đủ các khu "đất giồng" nên những di dân mới tới phải chọn định cư ngay trên những vùng đất mà họ có thể canh tác. Và để thích nghi, nhà cửa dọc hai bên sông rạch được cất theo kiểu nhà sàn, với chiều cao của các cây cột sàn được tính toán sao cho đến Mùa Nước Nổi, con nước đổ về không ngập lụt đến sàn nhà.

    Mùa Nước Nổi hay còn gọi là Mùa Nước Lên thường rất hiền hoà khác hẳn với các mùa lũ lụt tàn phá dữ dội như ở miền Bắc hoặc miền Trung. Dấu hiệu "mùa nước nổi" tại vùng ĐBSCL chủ yếu là vào khoảng tháng tám Âm lịch [tháng 9 tháng 10 Dương lịch], thường được báo trước bằng những "giề" hay bè lục bình từ các cánh đồng trên đất Campuchia bị nước ngập, cuốn bật rễ nối đuôi nhau trôi theo dòng xuống đến phần đất Nam Việt Nam.

    Mực nước hai con sông Tiền sông Hậu trong "mùa nước nổi" có đặc tính dâng cao lên từ từ rồi tràn qua các bờ sông rạch, làm ngập các cánh đồng. Nước lũ có công dụng không chỉ rửa đất rửa phèn mà còn thêm lượng phù sa như một thứ phân bón thiên nhiên "trời cho" khiến đất đai thêm phần màu mỡ, biến ĐBSCL thành vựa lúa của cả nước và Việt Nam đã từng đứng thứ hai trên thế giới về xuất cảng lúa gạo, chỉ đứng sau Thái Lan. Trước đây vùng ĐBSCL còn có một loại lúa thiên nhiên có tên là lúa mù/ lúa sạ hay người Pháp gọi là lúa nổi/ riz flottant, có đặc tính "phóng ống" mọc rất nhanh theo mực nước dâng cao có khi đến 7, 8 mét, và khi đến mùa nước giựt thì thân cây lúa nằm rạp mình trên đất chờ gặt. Từ ngày có giống lúa Thần Nông/ HYV với năng xuất cao, lúa nổi không còn được nông dân quan tâm tới nữa.

    Thông thường, đến "mùa nước nổi", người dân Miền Tây vẫn phải canh chừng đo mực nước lên từng giờ để phản ứng kịp thời trong trường hợp con nước vượt cao quá mức bình thường hơn các năm trước. Khi áp lực nước từ thượng nguồn bớt đi, thì mực nước liền đứng lại và rồi hạ xuống rất nhanh và giới bình dân gọi là “nước giựt”. Người ta nói nước giựt, vì mực nước hạ xuống trông thấy rõ từng giờ.

    Cũng vẫn theo anh Dohamide thì hiện tượng nước nổi và nước giựt không diễn ra đồng đều cùng một lúc trên toàn vùng sông nước Cửu Long. Trên dòng nước cuồn cuộn chảy ra các cửa biển, hễ ở vùng Tân Châu, Châu Đốc nước giựt xuống thì vùng Cần Thơ, Vĩnh Long ở hạ lưu nước lại bắt đầu dâng lên, ngập tràn bờ, tràn đồng, rồi cũng lại hạ xuống, giống như hiện tượng xảy ra trong bình thông nhau.

    Cùng với con nước đỏ ngầu mang đẫm phù sa, là các loại cá lội theo vào ruộng đồng đẻ trứng, cho đến thời kỳ nước giựt thì loại nước cỏ vàng xậm từ trong các đồng ruộng chảy ra, cùng với vô số cá lúc nhúc từng đàn, nhất là loại cá linh, ùa theo nhau tràn vào các kinh rạch để ra sông lớn. Cho nên đến mùa nước giựt, chưa bận mùa cấy trồng, người nông dân đóng đáy bắt cá suốt dọc theo các kinh rạch này, có thời điểm trong mấy thập niên trước đây cá nhiều tới mức lưới không chịu nổi phải giở lên thả cho đi bớt; bằng không thì sẽ bị rách lưới.

    Nhưng rồi hiện tượng cân bằng sinh thái tự nhiên đó hầu như không còn nữa. Và "mùa nước nổi" nếu chưa hoàn toàn biến mất thì cũng đã giảm rất nhiều cả về tần suất lẫn cường độ. Hiện tượng đó không những do thiên tai mà là "nhân tai" một thứ thảm hoạ môi sinh (ecological disaster) do chính con người gây ra: từ nạn phá rừng đến những hồ chứa Đập Thuỷ Điện ... ở thượng nguồn sông Mekong.

    Vùng ĐBSCL có hình tam giác rộng lớn với diện tích 62.520 km2. ĐBSCL có thể được chia thành hai phần: phần bên trong đồng bằng bị chi phối bởi hệ thống sông ngòi và phần bên ngoài chịu ảnh hưởng lớn từ biển. Phần bên trong đồng bằng là vùng đất trũng thấp và có cao độ tự nhiên xấp xỉ mực nước biển, trong khi phần bên ngoài đồng bằng được hình thành từ bùn cát ven biển, được bao quanh bởi đầm lầy ngập mặn, các bãi biển, cồn cát, các khu vực nhô ra biển và các vùng đất chịu tác động của thủy triều. Trong khi khu vực vịnh Thái Lan chủ yếu là chế độ nhật triều, thì khu vực Biển Đông lại có chế độ bán nhật triều. Ảnh hưởng của thủy triều rộng khắp khu vực đồng bằng ở Việt Nam. Vào cuối mùa mưa, nước lũ từ các con sông kết hợp lượng mưa cục bộ và thủy triều dâng gây ra lũ lụt cho 3.400.000 héc-ta diện tích đồng bằng tại Việt Nam. Ảnh hưởng của xâm nhậm mặn đến các nhánh sông Mê Công là khác nhau, dao động từ 20-65 km và làm ảnh hưởng đến khoảng 500.000 héc-ta diện tích đất trong mùa khô. Tuy nhiên, do sông Mê Công có dòng chảy nước ngọt lớn, độ mặn dọc theo bờ biển phía đông của khu vực đồng bằng là rất thấp, đặc biệt là trong mùa lũ.

    [/justify]

    Với người dân miền Tây Nam bộ, mùa nước nổi bao giờ cũng là nỗi mong chờ của người dân. Nước về mênh mang, rửa chua, thau phèn, và đặc biệt đem về một nguồn lợi thủy sản dồi dào, phong phú, không dám nói là vô tận. Sinh thái ngập nước nhiều trăm năm nay đã là một đặc trưng phong thổ của cả vùng đất này. Ngưới dân Việt Miên sinh sống ở đây cũng đã dần thích nghi đến quen thuộc và trở thành tập quán, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống vật chất, tâm sinh lý và cộng đồng, xã hội. Cũng từ đây, các hình thức ca hát, diễn xướng dân gian, nghệ thuật mang đặc trưng thổ ngơi hình thành và phát triển. Những điệu lý, vọng cổ, cải lương ra đời và mãi lưu truyền, trở thành tài sản phi vật thể quý giá của vùng đất...


    Từ cuối tháng 7, lũ đã về sớm ở Đồng bằng sông Cửu Long, mang theo phù sa cùng nhiều sản vật của mùa nước nổi. Hẹ nước, cá linh, bông điên điển, bông súng,… là những sản vật thiên nhiên ban tặng cho người dân trong mùa nước nổi.

    Lũ về cũng là lúc công việc của các ngư dân trở lên tấp nập hơn, ai cũng cấp tập sử dụng các ngư cụ để đánh bắt nguồn lợi thủy sản từ mùa nước nổi mà lâu rồi mới trở lại.


    Các loài cá ở miền Tây có thể xếp vào trong 13 bộ gồm:

    1. Bộ Clupeiformes: Bộ Clupeiformes ở đồng bằng sông Cửu Long Việt nam có nhiều giống loài nhưng phân bố chủ yếu ở các thủy vực nước lợ, mặn như: Biển ven bờ, vùng cửa sông, các đầm nước lợ; Chỉ có một số ít loài sống ở các thủy vực nước ngọt. Bộ này có những đặc điểm nhận dạng như sau: Cơ thể thon dài, dẹp bên. Lườn bụng bén, có một hàng gai nhọn. Thân phủ vẩy tròn, dễ rụng. Ở Đồng bằng sông cửu long Việt Nam, bộ Clupeiformes có hai họ phân bố.

    2. Bộ Osteoglossiformes: Bộ Osteoglossiformes chỉ có một họ phân bố ở miền Tây với những đặc điểm nhận dạng như sau: Cơ thể thon dài, dẹp bên. Lườn bụng bén, gốc vi hậu môn dài và gắn liền với vi đuôi. Thân và đầu phủ vẩy tròn, nhỏ.

    3. Bộ Cypriniformes: Ở đây có bốn họ cá thuộc bộ Cypiniformes phân bố. Chúng có những đặc điểm nhận dạng như sau: Thân được bao phủ bởi những vẫy tròn. Lườn bụng tròn, Hàm trên và hàm dưới không có răng nhưng răng hầu thường phát triển và xếp theo một thứ tự nhất định.

    4. Bộ Siluriformes: Bộ Siluriformes ở miền Tây có nhiều giống loài phân bố ở các thủy vực nước nước ngọt, lợ và mặn như: Các sông lớn, kênh, vùng cửa sông, các đầm nước lợ và biển ven bờ. Các loài cá thuộc bộ này có những đặc điểm nhận dạng như Cơ thể thon dài. Thân trần hoặc phủ tấm xương. Râu thường phát triển. Không có răng hầu dạng điển hình.

    5. Bộ Cyprinodontiformes: Ở miền Tây, bộ cá này có một họ với 2 họ phân bố:

    6. Bộ Beloniformes: Các loài cá thuộc bộ Beloniformes phân bố ở vùng này có những đặc điểm nhận dạng như sau: Thân dạng ống dài, Xương hàm kéo dài ra phía trước, Vi đuôi tròn

    7. Bộ Gasterosteiformes: Ở miền Tây, bộ cá này có một họ với 2 giống phân bố ở các thủy vực nước ngọt, lợ và mặn. Chúng có những đặc điểm phân loại như sau: Thân phủ tấm xương, Vi lưng có nhiều gai đứng độc lập.

    8. Bộ Mugiliformes: Bộ Muligiformes có hai họ, phân bố ở các thủy vực nước ngọt và lợ như: Sông, kênh, vùng cửa sông, đầm nước lợ. Các loài cá thuộc bộ cá này có những dặc điểm như sau: Mắt nằm dưới màng gelatin, Không có cơ quan đường bên, Một số tia vi ngực tách rời và kéo dài thành sợi.

    9. Bộ Synbranchiformes: Bộ này gồm những loài có những đặc điểm nhận dạng như sau: Thân hình trụ dài giống như rắn. Các vi kém phát triển. Lỗ mang hẹp và nằm ở mặt bụng.

    10. Bộ Perciformes: Ở miền Tây bộ Perciformes có 5 bộ phụ với nhiều giống loài cá hiện diện ở hầu hết các thủy vực nức ngọt, lợ và mặn như: Sông, kênh, đồng ruộng, vùng cửa sông, đầm nước lợ và biển ven bờ. Những loài cá này có chung những đặc điểm nhận dạng như sau:Thân phủ vẩy lược. Vi lưng hoặc vi hậu môn có gai cứng.

    11. Bộ Pleuronectiformes: Bộ Pleuronectiformes có 2 họ phân bố ở miền Tây. Các loài cá thuộc bộ này có những đặc điểm phan loại như sau: Gốc vi lưng và vi hậu dài. Mắt kém phát triển. Vi ngực thoái hoá.

    12. Bộ Tetraodontiformes: Bộ Tetraodontiformes có một họ với 3 giống phân bố ở miền Tây. Các loài cá thuộc bộ này có những đặc điểm nhận dạng như sau:Răng dạng tấm. Vi đuôi tròn. Có túi khí ở phần bụng.

    13. Bộ Batrachoidiformes: Ở miền Tây bộ Batrachoidiformes chỉ có một họ với hai loài phân bố ở các thủy vực nước lợ, Chúng có những đặc điểm nhận dạng như sau: Vi lưng, vi bụng, vi hậu môn và xương nắp mang có gai cứng. Vi đuôi tròn. Cơ gốc vi ngực phát triển.

    Thế mới biết, lũ về đã tạo ra biết bao nhiêu công ăn việc làm cho người dân, nhiều gia đình khá giả cũng nhờ có lũ.

    Thông thường, mùa nước nổi (mùa lũ) ở Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu từ tháng 7 kéo dài đến hết tháng 11, do nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về. Mùa nước nổi năm nay được nhận định là cao nhất trong ba năm trở lại đây, thế nhưng nguồn lợi thủy sản từ mùa nước nổi thì ngày càng sụt giảm.


    ĐBSCL là một trong những vùng đồng bằng màu mỡ và có sản lượng nông sản lớn nhất khu vực Đông Nam Á và đứng đầu Việt Nam, đóng góp 54% sản lượng lúa, 70% lượng thủy sản nuôi trồng, 36,5% lượng trái cây, cung cấp 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu và 65% sản lượng thủy sản xuất khẩu của cả nước. Nhiều mặt hàng nông sản của ĐBSCL đã có mặt và được ưa chuộng tại nhiều nơi trên thế giới...


    Lũ về cũng là lúc công việc của các ngư dân trở lên tấp nập hơn, ai cũng cấp tập sử dụng các ngư cụ để đánh bắt nguồn lợi thủy sản từ mùa nước nổi mà lâu rồi mới trở lại. Thế mới biết, lũ về đã tạo ra biết bao nhiêu công ăn việc làm cho người dân, nhiều gia đình khá giả cũng nhờ có lũ.


    Từ khi khai hoang lập ấp, cư dân vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long đã sống hòa thuận với thiên nhiên, dễ dàng mưu sinh trong mùa nước nổi. Mùa nước nổi là mùa tôm cá và phù sa theo con nước sông Mê Kông tràn về đem lại sự phì nhiêu cho vùng châu thổ sông Cửu Long. Nhưng nay, nguồn lợi của thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, người dân vùng nước nổi kiếm sống khó khăn hơn trước. Trong khi đó, đất trong vùng đê bao thì đang chai bạc theo lúa vụ 3.


    oOo

    Phóng Sự Sông Mekong Mùa Nước Lũ ... (Thiên Thư)

    Ðã bước sang Tháng Mười Âm lịch, tôi đi một vòng từ Tiền Giang đến Vĩnh Long qua Cần Thơ rồi xuôi qua Ðồng Tháp nhưng chẳng thấy mùa nước nổi của tôi đâu! Ngược dòng sông Hậu qua các huyện Châu Thành, Châu Phú rồi đến Châu Ðốc, An Giang, chỉ thấy lúa và lúa. Hỏi thăm thì bà con nông dân ở đây nuối tiếc: “Giờ mà đi tìm mùa nước nổi thì đỏ con mắt! Hồi trước chỉ có huyện Chợ Mới làm đê bao ngăn lũ để sản xuất lúa vụ 3, bây giờ đâu đâu người ta cũng rộ lên phong trào làm đê bao. Nước làm sao mà vô đồng nổi!”


    Năm 1995, huyện Chợ Mới cho xây dựng đê bao ngăn lũ, từ đây phong trào làm đê bao ngăn lũ triệt lan rộng khắp các tỉnh Ðồng Bằng Sông Cửu Long (ÐBSCL). Và trong suốt thời gian đó đến nay, những điều được và mất từ cái đê bao ấy luôn được các nhà khoa học đem ra bàn thảo, cảnh báo. Nhưng với cái lợi trước mắt, nhờ đê bao ngăn lũ nên người dân có điều kiện triệt để đất canh tác, lúa trồng 3 vụ mỗi năm, rau màu trồng 6-7 vụ/năm khiến cho đất đai bị khai thác cạn kiệt, độ màu mỡ không còn do nhiều năm liền không xả lũ, phù sa không thể bồi đắp đồng ruộng, đó là chưa tính đến mức độ nhiễm độc của đất từ việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học liên tục.



    Tôi tiếp tục hành trình đi tìm mùa nước nổi như đi tìm ký ức của tuổi thơ, dù chỉ vài năm trôi qua thôi, dù tôi vẫn quanh quẩn nơi đây, nhưng sao mọi thứ bị mất đi nhanh quá! Lướt qua những cánh đồng mà 4 năm trước cũng vào thời điểm này tôi đang tung tăng chèo xuồng cùng mấy đứa em đi hái bông điên điển. Còn bây giờ, cũng ngay cánh đồng này người ta đang xịt thuốc cho đám lúa chưa đầy 20 ngày tuổi.

    Nuôi chút hy vọng, tôi men theo con kênh Vĩnh Tế nước trắng ngập đồng. Một biển nước mênh mông hiện ra trước mắt tôi. Trên đồng, dày đặc những đăng, dớn cá, những cọc tre đặt lợp cua. Anh Trần Trọng Nghĩa, một người săn cá linh chuyên nghiệp vui vẻ chỉ cho chúng tôi cái dớn dài hơn 500 mét đặt xuyên qua cánh đồng ngập nước và cho biết: “Nếu đồng êm, trời lặng, cá chạy khá nhiều. Chỉ một lần thăm, kiếm được 15 kg cá, trong đó cũng 12-13kg cá linh”. Với mỗi ký cá linh có giá từ mười tám đến hai mươi ngàn đồng như hiện nay thì mỗi ngày anh Nghĩa kiếm được hơn hai trăm ngàn. Anh Nghĩa cho biết “So với mấy năm trước, cá linh năm nay giảm rất nhiều. Người đi bắt thì nhiều mà cá ngày càng giảm!”

    Không phải ai cũng có vốn mua lưới, thuê ruộng để đặt dớn, giăng lưới như gia đình anh Nghĩa. Nhiều gia đình nghèo chỉ có mỗi chiếc xuồng là tài sản có giá trị đã men theo các bờ ruộng để hái bông điên điển và bông súng, thu nhập mỗi ngày cũng vài chục ngàn đồng. Bông điên điển và bông súng được xem là món quà thiên nhiên ban tặng người dân vùng mùa nước nổi. Chỉ mùa nước nổi dâng lên, những mầm bông mới nhô lên, nước càng lên, thân bông súng càng dài, càng mềm múp mụp. Xưa nó là món của dân nghèo, nay thì trở thành đặc sản. Nghe tôi nói bông điên điển ngoài chợ lớn có giá cao thì bà con ở đây lắc đầu: “Mình hái cực nhưng bán giá thấp lắm! Phần lời thuộc về cánh bạn hàng buôn đi bán lại!”

    Xa xa trên cánh đồng, nắng đỏ hực thế mà trời rồi bỗng mưa rào, những chiếc xuồng thả côn vẫn lừ đừ lướt nhẹ trên cánh đồng. Một bác làm nghề thả côn gần chục năm cho biết: “Người thả côn không chỉ tinh mắt, nhanh tay mà con phải thính để nhận biết có con cá lóc không, hay cá gì khác. Cá lóc bơi đụng côn sẽ dội lên âm thanh, nước sủi tăm thì phải nhanh chân lao xuống nước nơm gọn con cá lóc!” Ðội nắng, tắm mưa nhưng bà con làm nghề thả côn chẳng ngại vì theo họ mỗi năm chỉ có một mùa nước nổi.


    Chiều xuống, trẻ con vùng nước nổi này kết những cây chuối thành từng bè rồi ôm lội đạp tủm tủm trên ruộng sau một ngày dang nắng trên ruộng giăng lưới, câu cá. Tắm xong, gia đình lại quây quần bên mâm cơm chiều với món canh chua cá linh nấu với bông súng và bông điên điển, càng ăn càng thấy da diết.

    “Canh chua điên điển cá linh

    Ăn chỉ một mình thì chẳng biết ngon.”


    Giờ tôi mới hiểu, vì sao mỗi khi mùa nước lên ngoại đều tranh thủ dịp cuối tuần để dắt tôi về thăm họ hàng ở vùng nước nổi, cho tôi bơi xuồng ra đồng cùng anh chị em giăng câu thả lưới, cho tôi thấy được giá trị của sức lao động, dạy tôi rằng sống phải biết yêu con người và yêu thiên nhiên... Mùa nước nổi không chỉ tắm mát tâm hồn tôi, tắm mát ruộng đồng quê tôi mà nó còn bồi đắp phù sa và biết bao giá trị văn hóa khác.

    Xin hãy gìn giữ mùa nước nổi quê tôi...



    OoO

    [justify]ĐBSCL là một trong bốn đồng bằng bị tác động mạnh nhất do biến đổi khí hậu, nước biển dâng. ĐBSCL đã, đang và sẽ đối mặt với nhiều tác động nghiêm trọng do biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khí hậu cực đoan; khai thác và sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mê Kông và các hoạt động nhân sinh khác cũng như từ bản thân mô hình phát triển thiếu tính tổng thể, gắn kết nội tại trong vùng, quản lý Nhà nước còn bất cập, thừa chồng chéo, thiếu phối hợp.

    Những tác động này tạo ra các thách thức vô cùng to lớn, đe dọa quá trình phát triển của vùng ĐBSCL, sinh kế và đời sống người dân trong vùng nói riêng và cả nước nói chung, qua đó tác động tới khu vực và quốc tế, đặc biệt là an ninh lương thực. Những ưu thế tự nhiên cho phát triển trước đây và hiện nay của ĐBSCL sẽ thay đổi theo xu thế suy giảm tài nguyên nước, phù sa; sự gia tăng của nước mặn, nước lợ; sụt lún đất và nước biển dâng sẽ tác động lớn tới tài nguyên đất, cơ cấu sử dụng đất, các hệ sinh thái và môi trường, làm thay đổi căn bản mô hình sản xuất, tập quán sinh hoạt, sinh kế và đời sống của người dân trong vùng.

    Một số loài cá DBSCL bị ảnh hưởng trên do thiên nhiên và tác động của con người đã bị thoái hóa và đi đến diệt chủng ! Đấy cũng là trách nhiệm của con người để tìm cách duy trì và lập lại trật tự môi sinh thiên nhiên vùng đất màu mỡ này.

    Theo Sách Đỏ Việt Nam, cá Hô tên latin là Catlocarpio siamensis, thuộc bộ cá Chép, có vùng phân bố tự nhiên ở khu vực thượng và trung lưu sông Cửu Long. Mùa lũ đi vào các vùng ngập của đồng bằng sông Cửu Long, sông Vàm Cỏ Tây.

    Trên thế giới, cá Hô phân bố chủ yếu tại các con sông lớn và các vùng ngập lũ ở các lưu vực sông Maeklong, Mekong và Chao Phraya ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam.

    Tại Campuchia, cá Hô (tên tiếng Anh Giant Mekong Barb) được phong là Cá quốc gia (National Fish) vì loài cá này là loại cá nước ngọt lớn nhất của Campuchia.

    Nửa thế kỷ trước, chuyện các ngư dân miền Tây quăng lưới bắt được cá hô nặng hàng trăm kg không phải ít. Nhưng khoảng 30 năm trở lại đây, loài cá khổng lồ này dần biến mất, nằm trong sách Đỏ Việt Nam vì nguy cơ tuyệt chủng.

    [/justify]

    Một ngư dân bắt được con cá Hô khổng lồ (Ảnh: National Geographic)

    Cái tên "cá vua" xuất phát từ đây, khi có con được ghi nhận nặng đến 600 kg, dài 3 m. Thịt cá rất ngon và có giá lên đến 2 triệu đồng mỗi kg.

    Tuy khan hiếm ngoài tự nhiên, song tại Trung Tâm Giống Thủy Sản Nước Ngọt Nam Bộ (huyện Cái Bè, Tiền Giang) hiện có quần thể cá hô lớn nhất nước. Hơn trăm con bố mẹ nặng hàng chục kg có thể sinh sản, cung cấp cho thị trường khoảng 300.000 cá giống mỗi năm.

    Để nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo, bảo tồn thành công giống cá quý, Thạc sĩ T.T. Vinh cùng với các đồng sự mất gần 5 năm nghiên cứu. Họ cũng trải qua nhiều thất bại liên tiếp, đi lại như thoi giữa các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tìm kiếm nguồn cá bố mẹ.

    "Hễ nghe ở đâu có nuôi hay bắt được cá hô lớn, tôi lại tìm đến mua. Do giá cá cao nên khi đến nơi ngư dân đã bán cho thương lái. Còn với những hộ nuôi trong ao 1-2 cá thể xem như biểu tượng may mắn thì lại tưởng chúng tôi là thương lái nên nhất quyết không bán", ông Vinh kể.

    Sau nhiều lần thuyết phục, trình bày nguyện vọng muốn bảo tồn loài cá này, người nuôi mới để lại. Đặc biệt, có lão ngư khi biết mục đích của nhóm đã tặng luôn cá, không chịu lấy tiền.

    Sau 2 năm tìm kiếm, nhóm ông Vinh thu thập được 70 con, bắt đầu nghiên cứu. "Lúc đó chỉ có tài liệu về những loài cá cùng họ hoặc có tập tính sinh sản, đặc điểm sinh học gần nhau. Nhóm căn cứ vào đó để triển khai nghiên cứu trên cá hô", thạc sĩ Vinh chia sẻ.

    Năm 2005, các kỹ sư nhân giống được cá hô con với tỷ lệ 1% trong ao và 13% trong bể nuôi. Kết quả khá khiêm tốn so với mong đợi, anh Vinh và các cộng sự không hài lòng nên không công bố kết quả. Nghiên cứu lại, nhóm tìm được nguyên nhân.

    "Chúng là loài hoang dã sống tại môi trường sông nước, trong khi ao nuôi của trung tâm tĩnh nước, không phải là điều kiện lý tưởng sinh sản. Nguồn thức ăn tự nhiên trong ao lại ít, chất lượng tinh và trứng vì thế thấp", ông Vinh cho biết.

    Sau lần đó, nhóm kỹ sư nghiên cứu các đặc điểm sinh học của cá. Họ cũng quan sát, để ý độ tuổi, trọng lượng đạt yêu cầu của cá khi sinh sản… Đến năm 2007, nhóm thành công khi tỷ lệ cá sinh sản trong bể lên đến 50%.

    "Tuổi sinh sản lần đầu của chúng phải từ 9 năm trở lên, trọng lượng lúc đó phải đạt 15 kg. Thiếu một trong hai tiêu chí này thì không sinh sản được", ông Vinh kết luận.

    Từ năm 2008, trung tâm bắt đầu bán cá hô con cho người dân. Loài cá quý hiếm trong sách Đỏ trở thành loài nuôi thương phẩm. Hiện, trung tâm lưu giữ 3 bầy, trong đó bầy cá bố mẹ sinh sản 90 con, đàn hậu bị trên 140 con, đàn sinh sản nhân tạo hàng trăm con. Cho sinh sản nhân tạo cá hô là thành công lớn của Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ. Nếu trước đây, trong môi trường tự nhiên cá hô chỉ sinh sản từ tháng 7 - 8 hàng năm thì trong môi trường nhân tạo, Trung tâm chủ động kéo dài được mùa sinh sản của cá từ tháng 3 đến tháng 10 trong năm.

    Đặc biệt, với qui trình kỹ thuật đúc kết được, các nhà khoa học có thể chủ động cho cá đẻ nhiều lần trong năm. Thời gian giữa 2 lần đẻ ngắn nhất là 36 ngày.

    Trong điều kiện hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long, việc xây dựng cơ chế bảo vệ và khai thác hợp lý các loài cá quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng chưa phải là muộn. Trên thực tế cả ba chương trình quốc tế là bảo tồn cá, đa dạng sinh học vùng ngập lụt và cải thiện giao thông vùng sông Mekong đều chưa có tác dụng rộng rãi. Vì vậy để bảo vệ các loài quý hiếm ở đây:

    - Cần một cơ chế thông tin rộng rãi để ngư dân, kể các em học sinh, hiểu biết và nhận diện các loài cá quý hiếm cần được bảo vệ.

    - Cần một cơ chế tưởng thưởng xứng đáng để cho tất cả ngư dân trả cá trở về môi trường của chúng, mặt khác không cho phép buôn bán đánh bắt theo lối hủy diệt.

    - Cần một cơ chế nghiên cứu hợp lý về sinh lý và sinh môi nhằm sớm chuyển từ giai đoạn bảo vệ thuần túy sang bảo vệ và khai thác kinh tế các loài cá quý hiếm vốn rất đắt giá của dòng sông Cửu Long.

    THÁCH THỨC & BIỆN PHÁP

    Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang đối đầu với ba thách thức lớn mang tính sống còn: Thứ nhất, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Thứ hai, quá trình phát triển nội tại. Thứ ba, tác động do khai thác và sử dụng nước của các quốc gia ở thượng nguồn.

    Việc phát triển các công trình thủy điện của các nước thượng lưu đã, đang và sẽ xảy ra là điều không tránh khỏi.

    - Đối với Trung Quốc, không ai có thể bắt họ dừng việc xây dựng khai thác trên dòng chính, ngay cả việc chia sẻ thông tin cũng rất khó khăn.

    - Đối với các nước hạ lưu nằm trong Ủy hội sông Mekong cũng khó có thể bắt họ không xây dựng các công trình thủy điện như trong quy hoạch đã đề ra vì lợi ích của từng quốc gia.

    - Biến đổi khí hậu, nước biển dâng là hiện hữu, tác động của nó đối với Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã được các tổ chức quốc tế và Việt Nam cảnh báo và đưa ra các kịch bản để các cơ quan chuyên ngành đề

    xuất các giải pháp ứng phó.

    - Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu sông Mekong, chịu tác động kép từ 2 phía: phát triển thượng lưu và tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng từ biển là khá trầm trọng.

    Là nước đang phát triển, kinh tế còn nghèo, mặc dù VN đã đưa ra các giải pháp nhưng không thể cùng lúc thực hiện được. Vì vậy việc tìm hướng giải quyết và bước đi đúng đắn để ứng phó với những tác động trên là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

    :welcome:VIDEO: KÝ SỰ MÙA NƯỚC NỔI SÔNG MEKONG


    #############################

    TÀI LIỆU THAM KHẢO:

    1. Kế hoạch Ðồng bằng sông Cửu Long - Netherlands Worldwide

    https://www.netherlandsworldwide.nl/...+-201312082200...

    2. http://mekong-cuulong.blogspot.ca/20...long-bscl.html

    3. ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI LŨ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ThS. Phạm NGOC

    tapchivatuyentap.tlu.edu.vn/.../5-Pham%20Ngoc_CSII_%20-%20F...

    4. Mùa nước nổi MEKONG. WIKIPEDIA

    https://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B...Bc_n%E1%BB%95i


    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing
Working...
X