W.T.O. - Tổ Chức Thương Mại Thế Giới
Việt Nam: Hội Nhập & Chuyển Biến
Việt Nam: Hội Nhập & Chuyển Biến
WTO Headquarter in Swissland
[justify]Sau chiến tranh Thế giới II, nhằm khôi phục sự phát triển kinh tế và thương mại, hơn 50 nước trên thế giới đã cùng nhau nỗ lực kiến tạo một tổ chức mới điều chỉnh hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế, đồng thời với sự ra đời của các định chế tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) và gắn bó chặt chẽ với các định chế này. Ban đầu, các nước dự kiến thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là một Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổ chức chuyên môn thuộc Liên hiệp quốc. Tháng 2/1946, Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc triệu tập một "Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Việc làm" với mục tiêu dự thảo Hiến chương cho Tổ chức Thương mại Quốc tế. Dự thảo Hiến chương thành lập ITO không những chỉ điều chỉnh các quy tắc thương mại thế giới mà còn mở rộng ra cả các quy định về công ăn việc làm, các hành vi hạn chế thương mại, đầu tư quốc tế và dịch vụ.
Hiện nay, WTO có 137 nước thành viên, đồng thời có 30 nước đang trong quá trình đàm phán gia nhập (Gần đây nhất, cuối tháng 12/1999, Đại Hội đồng WTO đã chấp thuận Jordanie là thành viên thứ 137 của WTO).
Cơ quan quyền lực cao nhất của WTO là Hội nghị Bộ trưởng (MC). Hội nghị Bộ trưởng họp ít nhất hai năm một lần. Hội nghị Bộ trưởng WTO lần I được tổ chức tại Singapore tháng 12/1996, lần II tại Geneva tháng 5/1998 và Hội nghị Bộ trưởng lần III diễn ra tại Seattle, Mỹ từ ngày 30/11 đến ngày 3/12/1999. Hội nghị Bộ trưởng là cơ quan đưa ra quyết định đối với mọi vấn đề của bất kỳ hiệp định cụ thể nào. Thông thường, Hội nghị Bộ trưởng đưa ra các đường lối, chính sách chung để các cơ quan cấp dưới tiến hành triển khai.
Dưới Hội nghị Bộ trưởng là Đại Hội đồng (GC). Cơ quan này tiến hành các công việc hàng ngày của WTO trong thời gian giữa các Hội nghị Bộ trưởng, thông qua ba cơ quan chức năng là:
1. Đại Hội đồng (GC)
2. Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB)
3. Cơ quan Rà soát Chính sách Thương mại (TPRB)
Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan cũng như phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới có hơn 200 Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực.[1] Các Hiệp định thương mại tự do có thể được thực hiện giữa hai nước riêng lẻ hoặc có thể đạt được giữa một khối thương mại và một quốc gia như Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Chi Lê, hoặc Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc.
Số lượng các Hiệp định thương mại tự do đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua. Từ năm 1948 đến 1994, Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), tiền thân của WTO, đã nhận được 124 thư thông báo. Kể từ năm 1995 trên 300 hiệp định thương mại đã được ban hành.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), số hiệp định thương mại tự do (FTA) ký kết giữa các quốc gia châu Á đã tăng từ 3 hiệp định năm 2000 lên 56 hiệp định vào cuối tháng 8 năm 2009. Mười chín trong tổng số 56 hiệp định thương mại tự do đó được ký giữa 16 nền kinh tế châu Á, một xu hướng có thể giúp cho khu vực này trở thành khối mậu dịch hùng mạnh.
[/justify]
WTO & Việt nam
Tóm tắt quá trình Việt Nam ra nhập WTO như sau:
1-1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ban Công tác xem xét việc gia nhập của Việt Nam được thành lập với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Na Uy tại WTO (riêng từ 1998–2004, Chủ tịch là ông Seung Ho, Hàn Quốc)
8-1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”
1996: Bắt đầu đàm phán Hiệp Dịnh Thương Mại Song Phương với Hoa kỳ (BTA)
1998 - 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
7-2000: ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ
12-2001: BTA có hiệu lực
4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác. Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương.
2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng:
10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn nhất
5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006.
7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Thương Mai TDT và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam kết thúc 11 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn kể từ khi đệ đơn gia nhập vào năm 1995.
11-1-2007 WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội nước Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO.
Tính đến nay, Việt Nam ký kết FTA song phương là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản (Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement VJEPA) và Hiệp định Thương Mại Tự Do (FTA) Việt Nam-Chile. Đến cuối năm 2013, Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết và triển khai thực hiện 6 hiệp định FTAs là Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), AJFTA, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA),khu vực Thương Mại Tự Do giữa các nước ASEAN, Australia và New Zealand (AANZFTA). Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán TPP, RCEP, FTA với EU, với Liên minh Thuế quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), các nước EFTA và Hàn Quốc.
Liên hiệp châu Âu (EU) và Việt Nam đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) sau cuộc gặp giữa Cao ủy Thương mại EU Karel De Gucht và Thủ VN tại Hà Nội vào năm 2010.
2015, tại Brussel, Bỉ, với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Bộ trưởng Công Thương và Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu - EU đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Dự kiến EVFTA sẽ bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm 2018.
Hiệp thương với WTO bao gồm nhiều lãnh vực. Xin được giới thiệu tổng quan về lãnh vực Nông Nghiệp. Đây cũng là thế mạnh của VN trong thời kỳ chuyển biến.
Lĩnh Vực Nông Nghiệp trong WTO
Nhằm tạo ra một khuôn khổ cho thương mại hàng nông sản thế giới và tăng cường trao đổi mặt hàng này, cuối vòng đàm phán Uruguay, các nước đã cùng nhau ký Hiệp định Nông nghiệp. Hiệp định Nông nghiệp đã đạt được những thoả thuận về mở cửa thị trường nông sản, thuế hoá các biện pháp phi thuế và giảm trợ cấp cũng như mức hỗ trợ trong nước của các nước thành viên.
1. Giảm trợ cấp xuất khẩu nông sản:
Các nước công nghiệp sẽ cắt giảm 36% nguồn ngân sách để trợ cấp dành cho xuất khẩu nông phẩm trong vòng 6 năm tính từ 1995; khối lượng hàng hoá được hưởng trợ cấp giảm 21% cũng trong thời gian trên. Trong giai đoạn thực thi 6 năm đó, các nước phát triển được phép sử dụng trợ cấp để giảm giá tiếp thị và vận chuyển hàng hoá xuất khẩu trong những trường hợp nhất định.
Các nước đang phát triển sẽ cắt giảm 24% nguồn ngân sách để trợ cấp dành cho xuất khẩu nông phẩm, khối lượng hàng hoá được hưởng trợ cấp sẽ được giảm 14% trong vòng 10 năm tính từ năm 1995.
Tỷ lệ trên được tính trên mức trung bình hàng năm của thời kỳ cơ sở 1986-90 và bắt đầu từ năm 1995. Các nước không được phép áp dụng thêm bất kỳ biện pháp trợ cấp xuất khẩu nào trước đây chưa tồn tại. Các nước chậm phát triển không phải đưa ra các cam kết cắt giảm. Các cam kết cắt giảm đó được coi là sẽ làm cho giá nông sản trên thế giới tăng lên.
2. Mở cửa thị trường nông sản:
• Thuế hoá các hàng rào phi thuế với nông sản. Mức thuế hoá dựa trên việc tính toán tác động bảo hộ của biện pháp phi thuế đó nhằm đưa ra mức thuế quan có tác động bảo hộ tương đương.
• Các nước phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 36%, mức giảm tối thiểu với mỗi dòng thuế không ít hơn 15% và thực hiện trong 6 năm (1995-2000).
• Các nước đang phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 24%, mức giảm tối thiểu với mỗi dòng thuế không ít hơn 10% và thực hiện trong 10 năm (1995-2004).
• Một vài nước có vấn đề an ninh lương thực đặc biệt nhạy cảm như Nhật, Hàn Quốc, Philippines và Israel được áp dụng ngoại lệ đặc biệt khi thuế hoá các biện pháp phi thuế và ngược lại họ có nghĩa vụ đẩy nhanh mức độ mở cửa thị trường cho hàng nhập khẩu. Ví dụ, mức mở cửa thị trường với Nhật được bắt đầu là 4% và có thể lên 8% vào năm 2000.
• Các nước cũng cam kết giữ mức mở cửa thị trường tối thiểu không thấp hơn mức trung bình của thời kỳ 1986-90 và không đưa ra thêm hàng rào phi thuế.
3. Trợ cấp trong nước với nông dân:
Mức hỗ trợ tổng gộp trong nước (AMS) sẽ được cắt giảm ít nhất 20% (và với các nước đang phát triển là 13,3%) trong thời kỳ thực thi nói trên (6 và 10 năm), tính theo mức trung bình thời kỳ 1986-88.
4. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ: Các nước được phép tự mình đặt ra tiêu chuẩn vệ sinh nhưng chúng phải dựa trên cơ sở khoa học (khuyến khích sử dụng những tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi trên thế giới).
Tuy vậy, đến nay, các nước đang phát triển cho rằng trên thực tế, quyền lợi của họ không được đảm bảo vì Hiệp định Nông nghiệp còn nhiều bất bình đẳng và nhiều nước đã không tuân thủ đầy đủ Hiệp định Nông nghiệp. Cụ thể là thị phần nông sản của các nước này không hề tăng so với trước Vòng đàm phán Uruguay (40% tổng sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu thế giới, 43% tổng sản lượng sản phẩm nhập khẩu nông sản của các nước phát triển). Hỗ trợ nông nghiệp của các nước OECD vẫn còn rất cao, năm 1997 là 280 tỷ USD, năm 1998 là 307 tỷ USD, trong đó, EU chiếm tới 142 tỷ, Hoa Kỳ 100 tỷ và Nhật Bản 60 tỷ, năm 1998 là 362 tỷ USD (tăng khoảng 8% so với năm 1997).
Trưởng thành nhưng chậm đổi mới
Ngày 11/1, tại Geneva, Tổ chức Thương mại thế giới WTO sẽ tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên chính thức cho Việt Nam. Chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO có thể coi là một sự kiện tốt đẹp khởi đầu cho năm 2007, cho dù sự kiện đó đã được biết và trông đợi từ trước
Sau tròn 10 năm chính thức trở thành thành viên của WTO (2007 - 2017), Việt Nam được nhiều và mất cũng không ít. Nhiều bài học đã được đúc kết để chúng ta không bị hụt hơi ở sân chơi lớn này
Sau 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kim ngạch xuất khẩu năm 2016 tăng gấp 3,5 lần so với mức 50 tỉ USD đạt được năm 2006; thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng tăng gấp đôi thời điểm trước khi vào WTO.
Trong 10 năm, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6,29%.
Doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã tận dụng được cơ hội sau gần 10 năm gia nhập WTO khi vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, nhờ đó đã phần nào học hỏi, chuyển giao được công nghệ, kỹ năng quản lý từ các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Ngoài ra, áp lực cạnh tranh cũng khiến DN trưởng thành hơn, chủ động tìm kiếm cơ hội liên doanh, liên kết…
Tuy nhiên, sự chuyển đổi từ hệ thống kinh tế độc quyền nhà nước quốc doanh sang hệ thống kinh tế cạnh tranh tư bản làm chậm lại tiến độ phát triển và gây ra nhiều lỗ hổng tạo nên lợi ích nhóm, cá nhân... Hạn chế của nền kinh tế vẫn còn ở việc tái cơ cấu, đổi mới DN nhà nước chậm, nhiều nơi vẫn dở dang. Lực lượng lao động tuy đông nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế về trình độ ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, năng suất lao động…
Cầu Rồng, Đà Nẵng
Ngân hàng Thụy Sĩ UBS dự báo GDP của Việt Nam năm 2018 sẽ lần đầu tiên vượt mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Tổng vốn hóa thị trường có thể tăng gấp đôi trong 5 năm.
Với tiềm năng vị trí địa lý, sông biển, núi rừng nhiệt đới, và dân số gần 100 triệu người, Việt Nam sẽ trở thành một con rồng mới của Châu Á Thái Bình Dương. ...
WTO & Việt nam
Tóm tắt quá trình Việt Nam ra nhập WTO như sau:
1-1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ban Công tác xem xét việc gia nhập của Việt Nam được thành lập với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Na Uy tại WTO (riêng từ 1998–2004, Chủ tịch là ông Seung Ho, Hàn Quốc)
8-1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”
1996: Bắt đầu đàm phán Hiệp Dịnh Thương Mại Song Phương với Hoa kỳ (BTA)
1998 - 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
7-2000: ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ
12-2001: BTA có hiệu lực
4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác. Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương.
2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng:
10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn nhất
5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương.
26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006.
7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Thương Mai TDT và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam kết thúc 11 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn kể từ khi đệ đơn gia nhập vào năm 1995.
11-1-2007 WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội nước Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO.
Tính đến nay, Việt Nam ký kết FTA song phương là Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-Nhật Bản (Vietnam-Japan Economic Partnership Agreement VJEPA) và Hiệp định Thương Mại Tự Do (FTA) Việt Nam-Chile. Đến cuối năm 2013, Việt Nam đã cùng ASEAN ký kết và triển khai thực hiện 6 hiệp định FTAs là Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) và Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), AJFTA, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA),khu vực Thương Mại Tự Do giữa các nước ASEAN, Australia và New Zealand (AANZFTA). Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán TPP, RCEP, FTA với EU, với Liên minh Thuế quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), các nước EFTA và Hàn Quốc.
Liên hiệp châu Âu (EU) và Việt Nam đã đồng ý khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) sau cuộc gặp giữa Cao ủy Thương mại EU Karel De Gucht và Thủ VN tại Hà Nội vào năm 2010.
2015, tại Brussel, Bỉ, với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam và Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Bộ trưởng Công Thương và Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu - EU đã ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Dự kiến EVFTA sẽ bắt đầu có hiệu lực vào cuối năm 2018.
Hiệp thương với WTO bao gồm nhiều lãnh vực. Xin được giới thiệu tổng quan về lãnh vực Nông Nghiệp. Đây cũng là thế mạnh của VN trong thời kỳ chuyển biến.
Lĩnh Vực Nông Nghiệp trong WTO
Nhằm tạo ra một khuôn khổ cho thương mại hàng nông sản thế giới và tăng cường trao đổi mặt hàng này, cuối vòng đàm phán Uruguay, các nước đã cùng nhau ký Hiệp định Nông nghiệp. Hiệp định Nông nghiệp đã đạt được những thoả thuận về mở cửa thị trường nông sản, thuế hoá các biện pháp phi thuế và giảm trợ cấp cũng như mức hỗ trợ trong nước của các nước thành viên.
1. Giảm trợ cấp xuất khẩu nông sản:
Các nước công nghiệp sẽ cắt giảm 36% nguồn ngân sách để trợ cấp dành cho xuất khẩu nông phẩm trong vòng 6 năm tính từ 1995; khối lượng hàng hoá được hưởng trợ cấp giảm 21% cũng trong thời gian trên. Trong giai đoạn thực thi 6 năm đó, các nước phát triển được phép sử dụng trợ cấp để giảm giá tiếp thị và vận chuyển hàng hoá xuất khẩu trong những trường hợp nhất định.
Các nước đang phát triển sẽ cắt giảm 24% nguồn ngân sách để trợ cấp dành cho xuất khẩu nông phẩm, khối lượng hàng hoá được hưởng trợ cấp sẽ được giảm 14% trong vòng 10 năm tính từ năm 1995.
Tỷ lệ trên được tính trên mức trung bình hàng năm của thời kỳ cơ sở 1986-90 và bắt đầu từ năm 1995. Các nước không được phép áp dụng thêm bất kỳ biện pháp trợ cấp xuất khẩu nào trước đây chưa tồn tại. Các nước chậm phát triển không phải đưa ra các cam kết cắt giảm. Các cam kết cắt giảm đó được coi là sẽ làm cho giá nông sản trên thế giới tăng lên.
2. Mở cửa thị trường nông sản:
• Thuế hoá các hàng rào phi thuế với nông sản. Mức thuế hoá dựa trên việc tính toán tác động bảo hộ của biện pháp phi thuế đó nhằm đưa ra mức thuế quan có tác động bảo hộ tương đương.
• Các nước phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 36%, mức giảm tối thiểu với mỗi dòng thuế không ít hơn 15% và thực hiện trong 6 năm (1995-2000).
• Các nước đang phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 24%, mức giảm tối thiểu với mỗi dòng thuế không ít hơn 10% và thực hiện trong 10 năm (1995-2004).
• Một vài nước có vấn đề an ninh lương thực đặc biệt nhạy cảm như Nhật, Hàn Quốc, Philippines và Israel được áp dụng ngoại lệ đặc biệt khi thuế hoá các biện pháp phi thuế và ngược lại họ có nghĩa vụ đẩy nhanh mức độ mở cửa thị trường cho hàng nhập khẩu. Ví dụ, mức mở cửa thị trường với Nhật được bắt đầu là 4% và có thể lên 8% vào năm 2000.
• Các nước cũng cam kết giữ mức mở cửa thị trường tối thiểu không thấp hơn mức trung bình của thời kỳ 1986-90 và không đưa ra thêm hàng rào phi thuế.
3. Trợ cấp trong nước với nông dân:
Mức hỗ trợ tổng gộp trong nước (AMS) sẽ được cắt giảm ít nhất 20% (và với các nước đang phát triển là 13,3%) trong thời kỳ thực thi nói trên (6 và 10 năm), tính theo mức trung bình thời kỳ 1986-88.
4. Các biện pháp vệ sinh dịch tễ: Các nước được phép tự mình đặt ra tiêu chuẩn vệ sinh nhưng chúng phải dựa trên cơ sở khoa học (khuyến khích sử dụng những tiêu chuẩn được công nhận rộng rãi trên thế giới).
Tuy vậy, đến nay, các nước đang phát triển cho rằng trên thực tế, quyền lợi của họ không được đảm bảo vì Hiệp định Nông nghiệp còn nhiều bất bình đẳng và nhiều nước đã không tuân thủ đầy đủ Hiệp định Nông nghiệp. Cụ thể là thị phần nông sản của các nước này không hề tăng so với trước Vòng đàm phán Uruguay (40% tổng sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu thế giới, 43% tổng sản lượng sản phẩm nhập khẩu nông sản của các nước phát triển). Hỗ trợ nông nghiệp của các nước OECD vẫn còn rất cao, năm 1997 là 280 tỷ USD, năm 1998 là 307 tỷ USD, trong đó, EU chiếm tới 142 tỷ, Hoa Kỳ 100 tỷ và Nhật Bản 60 tỷ, năm 1998 là 362 tỷ USD (tăng khoảng 8% so với năm 1997).
Trưởng thành nhưng chậm đổi mới
Ngày 11/1, tại Geneva, Tổ chức Thương mại thế giới WTO sẽ tiến hành nghi lễ trao thẻ thành viên chính thức cho Việt Nam. Chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO có thể coi là một sự kiện tốt đẹp khởi đầu cho năm 2007, cho dù sự kiện đó đã được biết và trông đợi từ trước
Sau tròn 10 năm chính thức trở thành thành viên của WTO (2007 - 2017), Việt Nam được nhiều và mất cũng không ít. Nhiều bài học đã được đúc kết để chúng ta không bị hụt hơi ở sân chơi lớn này
Sau 10 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kim ngạch xuất khẩu năm 2016 tăng gấp 3,5 lần so với mức 50 tỉ USD đạt được năm 2006; thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cũng tăng gấp đôi thời điểm trước khi vào WTO.
Trong 10 năm, nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 6,29%.
Doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã tận dụng được cơ hội sau gần 10 năm gia nhập WTO khi vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, nhờ đó đã phần nào học hỏi, chuyển giao được công nghệ, kỹ năng quản lý từ các tập đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ. Ngoài ra, áp lực cạnh tranh cũng khiến DN trưởng thành hơn, chủ động tìm kiếm cơ hội liên doanh, liên kết…
Tuy nhiên, sự chuyển đổi từ hệ thống kinh tế độc quyền nhà nước quốc doanh sang hệ thống kinh tế cạnh tranh tư bản làm chậm lại tiến độ phát triển và gây ra nhiều lỗ hổng tạo nên lợi ích nhóm, cá nhân... Hạn chế của nền kinh tế vẫn còn ở việc tái cơ cấu, đổi mới DN nhà nước chậm, nhiều nơi vẫn dở dang. Lực lượng lao động tuy đông nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế về trình độ ngoại ngữ, tác phong công nghiệp, năng suất lao động…
Cầu Rồng, Đà Nẵng
Ngân hàng Thụy Sĩ UBS dự báo GDP của Việt Nam năm 2018 sẽ lần đầu tiên vượt mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Tổng vốn hóa thị trường có thể tăng gấp đôi trong 5 năm.
Với tiềm năng vị trí địa lý, sông biển, núi rừng nhiệt đới, và dân số gần 100 triệu người, Việt Nam sẽ trở thành một con rồng mới của Châu Á Thái Bình Dương. ...
:caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe::caphe:: caphe::caphe::caphe:
Bài đọc thêm ...
Việt Nam khiếu nại với WTO về thuế của Mỹ đánh vào cá nhập khẩu
THAM KHẢO
1. Vietnam’s Accession to the World Trade Organization (WTO). US-Vietnam Bilateral Agreement.
siteresources.worldbank.org/INTRANETTRADE/.../WBI.../vietnamaccession_nam.pd...
2. Vietnam in post WTO - UNIDO.
https://www.unido.org/.../VN_2014__V...t_FINAL_PAPER_...
3. Understanding the WTO - World Trade Organization.
https://www.wto.org/english/thewto_e...standing_e.pdf
4. Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) - Bộ Tài chính
https://www.mof.gov.vn/webcenter/con...filename...PDF
5. Thuế xuất khẩu - IMF
https://www.imf.org/external/np/semi...am/pdf/mtv.pdf