Announcement

Collapse
No announcement yet.

RỪNG CÂY ĐƯỚC CÀ MAU - Dũng Sĩ (34)Đơn Độc(34) Giữ Đất Phương Nam!

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • RỪNG CÂY ĐƯỚC CÀ MAU - Dũng Sĩ (34)Đơn Độc(34) Giữ Đất Phương Nam!

    RỪNG CÂY ĐƯỚC CÀ MAU

    Dũng Sĩ "Đơn Độc" Giữ Đất Phương Nam!




    [justify]" ... Ðó là một làng mênh mông xanh biếc trên sông Cửa Lớn, Năm Căn, cách thị trấn Cà Mau độ năm mươi cây số theo đường chim bay, nằm giữa vùng quanh năm nước ngập, vẹt, đước ken dày trùng điệp. Dọc dài khúc sông Năm Căn từ Tam Giang qua Trại Lưới đổ ra cửa sông Trang, đước mọc từ mặt nước theo lứa trái rụng, nối ngọn từ bậc thấp lên cao ngất như những nấc thang khổng lồ. Thuyền đi giữa dòng rộng hơn ngàn thước, nước băn băn chảy xiết, trông lên bờ như đi giữa hai bức trường thành vô tận đắp từng nấc màu xanh đọt chuối, xanh lá mạ, tím thẫm, mờ mờ trong hơi nước biển ..." ĐOÀN GIỎI (1925 - 1989)

    [/justify]




    [justify]Trên thế giới, trong số hơn 250.000 loài thực vật có mạch nhựa thì chỉ có khoảng 110 loài thực vật là đặc trưng cho thảm cây ngập mặn, điều này cho rằng đây là một môi trường khắc nghiệt cho các loài thực vật. Thấy tại một khu vực ngập nước mặn, sẽ khó có thể thu thập được ba chục loài, và ở một số địa điểm, đặc biệt là địa điểm ven vùng cận nhiệt đới và các mảnh đất mới hình thành, có thể có chỉ có một hoặc hai loài. Tất cả các loài cây ngập mặn của thế giới là cây lâu năm, và không loài nào có thể phát triển hoặc là ở nơi có sự đóng băng hoặc nơi nhiệt độ nước lạnh theo mùa. Do đó, các yếu tố nhiệt độ đã hạn chế khả năng hướng cực của loại rừng này.

    Ấn Độ và Malaysia được xem là hai khu vực có nhiều loài cây ngập mặn phong phú và có chất lượng. Các cây gỗ quan trọng nhất là Mắm (hay Mấm), Đước, Vẹt, Bần, Dà (Ceriops). Mắm trắng (Mắm lưỡi đòng) (Avicemnia alba) và Bần trắng (Sorineratia alba) phát triển theo hướng biển, còn Mắm quăn (Avicennia lanata) và Mắm đen (Avicennia officinalis) hướng về phía đất liền. Thực vật ngập mặn phong phú nhất ở Đông Nam Á là Malaysia, Thái Lan, Việt Nam vì nơi đây mưa lớn, nhiều phù sa, ít sóng gió.

    Chỉ riêng ở Việt Nam đã có khoảng 37 loài cây ngập mặn khác nhau trong đó Đồng bằng sông Cửu Long có số lượng và chủng loại cây ngập mặn đa dạng nhất.

    [/justify]

    Đất mũi Cà Mau trong quá trình hàng trăm năm được bồi đắp và hình thành, không thể không thiếu các loại thực vật ngập mặn để hoàn thành sứ mạng trên. Văn chương Việt có câu ca dao: Cây mắm đi trước, cây đước đi sau .... Trong bài này, chúng ta thử bản về tính chất và tác dụng của cây đước.

    Cây Đước Cà Mau

    Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cà Mau là một vùng đất trẻ, mới được khai phá khoảng trên 300 năm. Vùng đất Cà Mau ngày xưa được Mạc Cửu dẫn người Hoa đến khai phá. Sau khi Mạc Cửu dâng toàn đất này thần phục nhà Nguyễn.

    Tên gọi Cà Mau (chính tả cũ: Cà-mâu) được hình thành do người Khmer gọi tên vùng đất này là "Tưk Kha-mau" (tiếng Khmer: តឹកខ្មៅ), có nghĩa là nước đen. Do Nước đen là màu nước đặc trưng do lá tràm của thảm rừng tràm U Minh bạt ngàn rụng xuống làm đổi màu nước. Cà Mau là xứ đầm lầy ngập nước, có nhiều bụi lác mọc tự nhiên và hoang dã. Chính vì lẽ đó từ thuở xưa đã có câu ca dao:

    “ Cà Mau là xứ quê mùa

    Muỗi bằng gà mái, cọp tùa bằng trâu ”

    —  (Ca dao Việt Nam)



    Cà Mau là vùng đất thấp, thường xuyên bị ngập nước.. Cà Mau có 5 nhóm đất chính gồm đất phèn, đất than bùn, đất bãi bồi, đất mặn và đất kênh rạch. Rừng Cà Mau là loại hình sinh thái đặc thù, rừng sinh thái ven biển ngập mặn được phân bố dọc ven biển với chiều dài 254 km. Bên cạnh đó, Cà Mau còn có hệ sinh thái rừng tràm nằm sâu trong lục địa ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình quy mô 35.000 ha. Diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau chiếm 77% rừng ngập mặn của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

    Tỉnh Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao vào loại trung bình trong tất cả các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu Cà Mau được chia thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa ở Cà Mau trung bình có 165 ngày mưa/năm, với 2.360 mm. Độ ẩm trung bình năm là 85,6%, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,50C. Trong đó, nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là vào tháng 4, khoảng 27,60C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1, khoảng 250C. Biển nhiệt độ trung bình trong 1 năm là 2,70C. Năm 2014, nhiệt độ thấp nhất ở đây đã xuống tới 20 độ C (tháng 1)(trước đó vào tháng 12 năm 2013 đã xuống còn 18 độ C). Nhiệt độ cao nhất là 33 độ C khi đang trong mùa khô vào tháng 1 năm 2016.


    Trụ mầm cây Đước


    Cây đước (Mangrove) - có tên khoa học là Rhizophora apiculta Blume, họ Rhizophoraceae. Tên khác: Đước đôi, Đước xanh. Là thành phần chính của các rừng ngập mặn. Là loại cây ưa mọc trên đất phù sa cận sinh, nhất là đất phù sa bùn mịn, nơi có nước mặn hoặc lợ, thủy triều lên xuống định kỳ. Là loại cây cao nhất trong các loài thảo mộc thuộc rừng ngập mặn. Ở Việt Nam Đước phân bố tự nhiên trên diện rộng từ Quảng Trị đến đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng phát triển mạnh nhất ở bán đảo Cà Mau. Trong năm không có tháng lạnh (nhiệt độ không khí

    Là loài cây gỗ ngập mặn thường xanh, cây có thể cao tới 30 m, đường kính đến 0,7 m. Thân tròn thẳng, với từng đôi, ba cặp mấu cành nằm cách đều nhau khoảng 0,5 - 0,7 m, tán lá xanh đậm, rễ chân nơm cao tới 3 m, vỏ cây mầu xám nâu đến nâu đen với nhiều vết nứt dài. Tại rừng Sát - Cà Mau, mùa ra hoa từ tháng 11 đến tháng 1, quả chín vào tháng 7 đến tháng 9 ở ven biển Đông và thay đổi ngược lại ở ven biển phía Tây (vịnh Thái Lan). Gỗ cây mầu trắng hồng, cứng, nặng có công dụng làm củi, đốt than, làm vật liệu xây dựng, vỏ cây chứa nhiều tanin.


    Đất thích hợp cho trồng rừng Đước là đất phù sa ngập mặn, hoặc đất phù sa ngập mặn phèn tiềm tàng, dạng trầm tích giàu bùn, cát phấn và sét. Đất có độ thành thục từ dạng bùn chặt đến sét mềm và sét, thích hợp nhất là dạng đất sét mềm (chân đi lún sâu từ 5 - 30 cm, thích hợp nhất là 15 - 20 cm). Đất ngập triều khi triều cao trung bình và số giờ ngập nước triều 3 - 4 giờ/ngày.

    Đặc tính của cây đước

    Độc đáo nhất của cây đước là ở bộ rễ. Bao gốm rễ cọc và rễ phụ. Rễ cọc nhỏ cắm sâu xuống đất, còn rễ phụ (gọi là chang đước) thì rất lớn, mọc tua tủa xung quanh gốc, cắm sâu vào đất, giữ cho cây đứng vững. Có nơi cây cao to, bộ rễ rất lớn tựa như các cột nhà (cột cái & cột con). Người thợ rừng có thể sử dụng nó làm chòi tránh mưa tránh nắng.

    Cây đước khi đã mọc thành rừng thì không có một loại cây gì có thể chen vào cạnh tranh được nên rừng đước thường có sự phân chia lãnh địa rõ ràng: đước ra đước, mắm ra mắm, chà là ra chà là… chúng sống chung trong môi trường là đầm lầy ngập mặn chứ không sống chung bên cạnh nhau.

    Cây đước luôn đứng vững trên đất sình lầy, gió rung chẳng chuyển, bão lay chẳng sờn. Ra hoa kết trái cũng độc đáo Trái đước nảy mầm từ lúc còn treo lơ lửng trên cây, khi rụng xuống được sóng biển trôi dạt khắp nơi, gặp nơi bùn lầy, trái đước trụ lại, rễ non bám vào phù sa.

    Cây rừng ngập mặn có thể thích nghi cao để phát triển trong những môi trường nhiễm mặn. Những loài cây ngập mặn khác nhau sử dụng một hoặc kết hợp những quá trình sau để thích nghi với những điều kiện nhiễm mặn:

    Ngăn chặn - một số loài cây ngập mặn có hệ thống rễ với đặc tính không thấm cao, đóng vai trò như những bộ lọc chỉ cho phép nước ngấm qua và muối bị giữ lại bên ngoài;

    Loại trừ - một số loài cây ngập mặn có thể loại thải muối từ thân chính thông qua những tuyến muối trên lá do vậy lá của những loài này thường có vị mặn;

    Tích lũy - một số loài cây ngập mặn tích lũy những lượng muối dư thừa vào vỏ cây hoặc lá cây của chúng.

    Nước ngọt bị giới hạn - Vì nước ngọt có thể khan hiếm ở những khu vực cây rừng ngập mặn sinh sống, chúng đã phát triển những cách thức nhằm hạn chế lượng nước bốc hơi qua lá cây. Một số loại cây ngập mặn có thể hạn chế việc mở những lỗ thở (các lỗ nhỏ trên lá cho việc trao đổi không khí), trong khi những loài khác có thể thay đổi hướng nghiêng của lá để tránh ánh nắng gay gắt giữa trưa.

    Hạt giống

    Cây rừng ngập mặn sinh ra những hạt giống được gọi là những trụ mầm vốn được thích nghi để tăng cường khả năng tái sinh trong những điều kiện đặc biệt của rừng ngập mặn.

    Trụ mầm phát triển ngay trên cây mẹ của rừng ngập mặn. Ở một số loài trụ mầm sẽ được giữ lại ở trái cho đến khi trái chín và rơi khỏi cây. Ở những loài khác, những trụ mầm mọc xuyên qua trái khi vẫn còn ở trên cây và đạt được một kích cỡ đáng kể trước khi rơi xuống nước. Một số trụ mầm có khả năng nổi vì thế khi chúng rơi xuống khỏi cây, chúng sẽ trôi theo nước ra xa trước khi chúng tìm được một chỗ thích hợp để phát triển.

    Sự phân ranh giới tự nhiên

    Mỗi loài cây ngập mặn có những đặc tính riêng và mọc tốt nhất ở những khu vực nhất định dọc theo bờ biển. Điều này có thể là nguyên nhân chính tại sao ở một số bờ biển ta có thể quan sát thấy sự phân định ranh giới tự nhiên, với một số loài nhất định sống ở gần biển (ở khu vực nước sâu và chảy mạnh hơn) và một số loài khác sống ở gần bờ hơn (ở khu vực nước nông và chảy êm dịu hơn).

    Tác dụng của cây đước

    Cánh rừng đước sẽ còn cho nhiều lợi ich: chắn sóng, giữ đất, nuôi trồng hải sản. Rừng Đước còn là nơi cư trú của nhiều loại chim, tôm, cá, cua, làm cân bằng sinh thái bờ biển.

    Nhà máy lọc nước biển: một đặ tính đáng quí của Đước chịu được mặn và giữ nước lọc. Lá đước rất cứng, có màng sáp và bóng loáng phản quang để giữ nước. Trong lá có cấu tạo đặc biệt để thải muối thừa ra khỏi cơ thể. Các nhà khoa học đang tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm này của cây Đước để áp dụng vào công nghệ lọc nước biển. Người ta gọi cây Đước là "máy lọc nước biển thành nước ngọt màu xanh".

    • Cây đước-nhiều công dụng.

    -Vỏ đước già có nhiều chất ta-nin, dùng làm thuốc nhuộm rất tốt. Màu nâu là màu nhuộm độc đáo được lấy từ vỏ của đước.

    -Cây đước có thể hầm than. “Than đước” một loại than thượng hạng, tạo nhiệt mạnh, được thị trường ưa chuộng.

    -Gỗ đước còn được làm ván sàn rất đẹp và chắc - mà bà con vùng Năm Căn ngày ấy hay dùng. Ở vùng ngập nước, cây đước làm cột, làm kèo không sao bì được.

    -Nhưng công dụng chính vẫn là ngăn chặn sóng biển, giữ gìn phù sa, giữ đất bải bồi là hết sức to lớn mà cây đước rừng ngập mặn mang lại.

    oOo

    Mũi Cà Mau là phần chót mũi, thuộc ấp Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Chót mũi có hình dáng kỳ lạ và đang tiến ra biển Tây (Vịnh Thái Lan) với tốc độ từ 50 đến 80m mỗi năm. Đây được coi là điểm cực Nam trên đất liền của Tổ quốc Việt Nam. Trên cột mốc quốc gia có ngôi sao 5 cánh ghi số hiệu GPS 0001. Trên biểu tượng Mũi Cà Mau có ghi tọa độ 8037’30” độ vĩ Bắc - 104043’ độ kinh Đông.


    Trong tâm thức của người Việt Nam, từ lâu Mũi Cà Mau là một điểm xác nhận chủ quyền đất nước. Mũi Cà Mau là nơi duy nhất trên đất liền có thể ngắm được mặt trời mọc lên từ mặt biển Đông vào buổi sáng và lặn xuống mặt biển Tây vào buổi chiều. Xung quanh Mũi Cà Mau là vùng biển cạn. Khi thủy triều lớn nhất, nước biển cũng chỉ ngập trên dưới 1 mét. Khi thủy triều rút, bãi bồi phơi ra, kéo dài ra biển hàng cây số. Đây là nơi tiếp giáp 2 dòng hải lưu Bắc – Nam và Tây – Nam, với 2 chế độ nhật triều và bán nhật triều, tạo nên vùng lắng đọng phù sa (Bãi Bồi) rộng hàng chục ngàn ha nằm dọc theo bờ biển Tây – Nam tỉnh Cà Mau.

    Mảng rừng phòng hộ ven biển kéo dài từ Đông sang Tây (từ Bạc Liêu xuống tới Mũi Cà Mau và đi dọc sang biển Tây tới cửa biển Khánh Hội huyện U Minh) dài 307km, trong đó riêng tỉnh Cà Mau là 254km giúp ngăn chặn sự xâm thực của biển, chống xoáy lở, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái…

    Ngoài ra, còn có một bãi bồi rộng lớn ở phía tây Mũi Cà Mau với tổng diện tích 6.456ha, mỗi năm lấn thêm ra biển hàng trăm mét làm cho đất nước ta thêm dài, thêm rộng; đồng thời, đây cũng là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài thủy sinh - nguồn cung cấp con giống thiên nhiên vô tận cho ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau.


    Mũi Cà Mau là một sản phẩm vô giá của tự nhiên, có giá trị đa dạng sinh học cao, đóng vai trò lớn trong việc góp phần cân bằng nước, điều hòa khí hậu và hạn chế tác hại của thiên tai.

    Chính tại nơi đây rừng cây Đước đã tỏa rộng ra thành những khu rừng xanh bát ngát, cùng với sự bồi đắp cho mảnh đất hình chữ S của các nhánh sông Mekong trong hơn 300 năm. Một dũng sĩ bảo vệ môi trường của mảnh đất mới hình thành cực Nam đất nước.

    Nghe nói Cà Mau xa lắm

    Ở cuối cùng bản đồ Việt Nam

    Ngại chi đường xa không tới

    Về để nói với nhau mấy lơi.

    Xuôi mái chèo sông ông Đốc

    Đêm trắng kịp tới chợ Cà Mau

    Xuồng ghe ngày đêm không ngớt

    Người Cà Mau dễ thương vô cùng ...

    (Áo Mới Cà Mau - Tác giả: NS Thanh Sơn)






    :welcome:

    VIDEO: Bài Ca ÁO MỚI CÀ MAU - Phi Nhung


    VIDEO: Khám Phá VN - RỪNG NGẬP MẶN CÀ MAU (15 min.)


    ĐẤT MŨI CÀ MAU: BẢO TỒN & THÁCH THỨC



    [justify]Từ ngàn đời nay, ai cũng biết rằng mũi Cà Mau mỗi năm bồi lắng thêm mấy mét đất. Đó là quy luật lở - bồi của dòng chảy. Nay đất mũi lại bị xâm thực là trái với quy luật của nó. Bên cạnh việc do nước biển dâng lên thì đó cũng là hậu quả của bàn tay con người, là hậu quả của việc phá rừng, tàn phá thiên nhiên dẫn đến thay đổi khí hậu, thay đổi dòng chảy…

    Theo khảo sát của các nhà khoa học và cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, từ năm 2007 đến nay, khoảng 80% đường bờ biển Cà Mau bị sạt lở. Biển xâm thực đang dần cuốn đi từng tấc đất của người dân ở các ấp từ Vàm Hương Mai đến Vàm Tiểu Dừa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh. Cũng tại khu vực Vàm Tiểu Dừa này, cả một vạt rừng phòng hộ ven biển đã bị sóng biển cuốn phăng, đe dọa nghiêm trọng sự an toàn nhà cửa của người dân, nhiều nhà đã phải lui vào sâu vào đất liền tới 20m - 30m.

    Bình quân mỗi năm, biển lấn sâu vào khoảng 15m, có nơi đến 50m; 300ha rừng phòng hộ bị cuốn ra biển mỗi năm. Hệ thống đê bê tông kiên cố được xây dựng bảo vệ Khu du lịch Đất Mũi nhằm khắc phục và hạn chế thực trạng xâm thực ngày càng mạnh mẽ vào đất liền. Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang thi công khẩn cấp hơn 7 km kè, thuộc Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đê biển Tây và triển khai Dự án đầu tư xây dựng đê biển Đông dài hơn 76 km, thuộc địa bàn huyện Đầm Dơi và Năm Căn.

    Với tốc độ sạt lở như hiện nay thì dự tính đến năm 2100, Cà Mau sẽ mất 56% diện tích. Hơn một nửa mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc sẽ không còn. Phía Đông của Đất Mũi đang có sự xâm lấn ngày càng mạnh mẽ của biển vào đất liền. Có nơi bị lùi sâu vào đến 200m trong 5 năm, tức là trung bình bờ biển lùi sâu vào đất liền đến 40m/năm.

    Nguy cơ mất mũi Cà Mau - “mũi thuyền của Tổ quốc” trước đà xâm thực dữ dội của đại dương đã và ngày càng hiện hữu nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời.

    Ngay nay Mũi Cà Mau trước nguy cơ biển xâm thực nghiêm trọng do biến đổi khí hậu (BDKH) và gần đây do tác động của con người ! Để khắc phục tình trạng này:

    - Cần thiết lập một nghiên cứu tỉ mỉ, khoa học về quá trình tích tụ các bãi bồi, cũng như cơ chế tác động xâm thực để có biện pháp khắc phục cho vùng bờ biển. Đặc biệt đối với các công trình bờ kè, cầu cảng... ven biển cần phải được tính toán cụ thể, khoa học sao cho bảo đảm tránh được hiện tượng sạt lở. Bên cạnh đó, cũng cần tính đến sự ảnh hưởng do biến đổi khí hậu toàn cầu.

    - Xây dựng phải gắn liền với bảo tồn. Song song với việc xây dựng, quy hoạch thì cũng nên chú trọng đến trồng rừng, bảo tồn cây cối. Không có cách bảo vệ tự nhiên nào hữu hiệu bằng cách dùng tự nhiên để bảo vệ chính nó.

    Tháng 4-2013, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (VQGMCM) được công nhận là Khu Ramsar 2088 của thế giới, khu thứ hai tại đồng bằng sông Cửu Long và thứ năm tại Việt Nam. Về lâu dài, việc xây dựng Vườn quốc gia Mũi Cà Mau trở thành điểm tham quan, du lịch sinh thái có tính đến việc gắn với dân sinh, người dân thật sự được hưởng lợi là một hướng đi cần thiết để bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn. Một khi người dân sống trên lâm phần có việc làm và đời sống ổn định, lòng dân đã thuận thì công tác quản lý, bảo vệ mầu xanh ngút ngàn của rừng VQGMCM - Khu Ramsar Mũi Cà Mau sẽ tốt hơn.

    Cây Đước, rừng Đước, được mệnh danh là dũng sĩ bảo vệ môi trường, sẽ không thể một mình bảo vệ sự sạt lở xâm thực nơi vùng đất mũi Cà Mau. Chính con người đã một phần lớn hủy hoại giòng nước chảy, đốn rừng làm than ..... phá hoại sinh thái khu rừng ngập mặn; và con người phải thay đổi tư duy về môi trường sống để giải cứu vùng đất này.

    [/justify]

    Con người sẽ phải là nhân tố chính bảo tồn vùng đất mũi qua những hoạt động phù hợp với dòng chảy của thiên nhiên. Để từ đây cây Đước không còn là một dũng sĩ "đơn độc" bảo vệ môi trường nữa, rừng Đước sẽ hòa nhịp cùng con người để tiếp tục bồi đắp và bảo tồn vùng đất cuối tổ quốc.




    =========================================


    THAM KHẢO:

    1. Saenger, Peter (2002). Mangrove Ecology, Silviculture, and Conservation. Kluwer Academic Publishers, Dordrecht. ISBN 1-4020-0686-1.

    2. Teas, H. J. (1983). Biology and Ecology of Mangroves. W. Junk Publishers, The Hague. ISBN 90-6193-948-8.

    3. Thực vật ngập mặn, WIKIPEDIA

    https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%...Dp_m%E1%BA%B7n

    4. Thanikaimoni, Ganapathi (1986). Mangrove Palynology UNDP/UNESCO and the French Institute of Pondicherry, ISSN 0073-8336 (E).

    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

  • #2
    Cám ơn anh Khang đã cho D hiểu về cây đước.

    Ngày xưa KD chỉ biết bố mẹ thường hay chọn mua than đước từ Phan Thiết để sấy trà. Mẹ nói muốn cho trà có mùi thơm ngon không được dùng than tạp sẽ làm giảm hương trà, mẹ chọn than đước vì khi cháy hết khói, than chắc, than đỏ rất lâu, đỏ hết qúa trình làm khô trà mới tàn.

    KD còn thắc mắc rừng đước có bao giờ chết không vậy? người ta cưa đước làm than hay lấy cây đước đã chết về làm than.. không biết nữa?.

    Thân ái

    kimDung

    Comment


    • #3
      [justify]... Từ sáng sớm, những người đi khai thác đước phải chuẩn bị vào rừng tìm kiếm nguyên liệu. Với đặc thù con nước lên xuống theo thủy triều, nên trong một ngày, những chuyến phà vận chuyển chỉ đi vào một khung giờ, không cố định. Ở miền đất này người ta nói con nước rất quan trọng, con nước động thì tất cả làm việc, con nước tĩnh thì không làm được gì. Những người thợ phải tìm đến những thân cây đước phù hợp độ tuổi, kích cỡ, đồng thời tận thu trang đước, gốc đước gẫy, rụng. Công việc này chiếm khá nhiều thời gian bởi rừng đước bạt ngàn, mỗi lần đi ghe, người ta lại dung sức khai thác thủ công, vận chuyển chở về hầm than cách đó chừng 20km, cả đi lẫn về thường mất cả 1 ngày, nhiều khi không kịp chở ra, họ phải ở lại đến sang hôm sau.

      Trước đây, rừng đước Cà Mau còn bạt ngàn, người làm nghề chỉ cần vào rừng, lựa cây đước có thân to, đốn hạ làm nguyên liệu, từ đó đẫn đến việc khai thác không hợp lý, làm diện tích rừng đước ngày càng thu hẹp. Năm 2006, tỉnh Cà Mau cho phép thành lập HTX hầm than nhằm bảo vệ rừng, hạn chế tình trạng chặt phá cây rừng, hầm than trái phép. Ngoài ra, với chủ trương rao đất, rao rừng, người dân đã kết hợp khai thác đi đôi với trồng mới nhiều cánh rừng ngập mặn. (Nghề hầm than đước. KPVN - Khám Phá Việt Nam / Tháng Mười 15, 2014)





      - Gỗ cây màu trắng hồng, cứng, nặng có công dụng làm củi, đốt than, làm vật liệu xây dựng, vỏ cây chứa nhiều tanin. Theo tài liệu thì nhiệt lượng của than đá là 8.000 calo, thì than đước là 6.600 calo. Than đước dai, thời gian đốt được dài hơn hẳn các sản phẩm chất đốt. Đặc tính cháy ít khói và lượng lửa ổn định. Cách sấy trà bằng than đước ở nhà KD là chính xác vì than đước cháy lim rim lâu và ngọn lửa ổn định rất tốt trong việc sấy trà ....

      - Rừng đước và rừng tràm vây quanh mũi Cà mau từ Đông sang Tây, các khu rừng này có vai trò quan trọng trong việc chống xâm thực của biển vào đất liền. Cây được sống trong môi trường ngập mặn và đầm lầy. Chỗ nào có phù sa nước biển bồi đắp thì nơi đó có sự hiện diện của rừng đước. Ở VN, Cà Mau là nơi có nhiều rừng đước nhất. Ở huyện Cần Giờ, rừng đước cũng xuất hiện trên đường quốc lộ gần đến Vũng Tàu, với bộ rễ cây mọc tua tủa xung quanh gốc, cắm sâu vào đất, giữ cho cây đứng vững.

      Cây đước cũng như mọi cây khác, sẽ chết nếu hệ thống rễ bị sâu bịnh hủy hoại ....

      Chúc KD một ngày hạ (miệt dưới) vui vẻ.

      [/justify]
      https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

      Comment

      Working...
      X