Announcement

Collapse
No announcement yet.

Panama Canal

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Panama Canal

    Half Moon Cay


    Notes: Rất tiếc T không còn giữ hình của chuyến đi Panama Canal.

    Kênh đào Panama là một trong những kỳ công cuả thế kỷ 20, nối liền hai đại dương: Thái Bình Dương (Pacific Ocean) và Đại Tây Dương (Atlantic Ocean). Nhờ Panama Canal mà tàu bè đi từ Đông sang Tây thu ngắn được hải trình 8 ngàn dặm – 3 tuần lễ, đở được biết bao thời gian và công sức, nhưng làm được kênh đào dài 50 dặm này không phải là chuyện dễ, trái lại nhiều người đã bỏ mạng chốn rừng thiêng nước độc và có lúc tưởng chừng phải bỏ cuộc. HT xem vài cuốn phim tài liệu về Panama Canal và mong có dịp được đến đó để chiêm ngưỡng kỳ quan này.


    Click image for larger version

Name:	C5F12A_mobile_2x.webp
Views:	63
Size:	28.5 KB
ID:	31151
    Hải trình cuả Zuiderdam đi Panama Canal


    Muốn đi qua Panama Canal có hai cách: bay tới Panama City rồi lấy tour đi Panama Canal hay đi chuyến ‘cruise’ có hải trình qua Panama Canal. Cách đây hai tháng, hảng tàu Holland American Line (HAL) gửi quảng cáo cho giá rẻ nên hai vợ chồng làm một chuyến cruising 10 ngày trên tàu Zuiderdam – HAL, thành ra coi như đây là chuyến đi ‘bonus’ vì không có dự định đi ‘cruise’ năm nay.
    Zuiderdam (đọc là Zaiderdam) khởi hành từ Ft. Lauderdale – Florida, chỉ qua một ‘lock’ (Gatún Lock) cuả kênh đào Panama rồi trở về bến khởi hành nên chỉ tốn có 11 ngày thay vì hơn 2 tuần nếu đi hết 3 ‘lock’ và về bến gần nhất là San Diego – California. Vì đi 11 ngày nên rẻ hơn và hợp với người còn kéo cày như HT.

    Trưa Chủ Nhật, cỡ 12 giờ là người ta cho mình lên tàu, gặp giờ ăn trưa nên sau khi đi kiếm phòng xong hai vợ chồng lên Lido ở lầu 9 xực phàn. Buổi chiều, thực tập báo động xong, tàu hụ còi Ù… Ù… rồi tách bến ra khơi. Bà con xúm nhau ra phiá sau đuôi tàu ở lầu 3, lầu 9 … để coi tàu tách bến. Cảnh thuyền bè qua lại trên hải cảng thật sống động. Chừng nưả tiếng sau, những khách sạn cao tầng chỉ còn là những chấm nhỏ li ti ở cuối chân trời.

    Tàu này cùng cỡ với tàu T đi trong chuyến Alaska cách đây mấy năm nên dễ nhớ chổ này chổ kia trên tàu. Lần này HT ở phòng nhỏ hơn và ở phiá gần đuôi tàu (aft) nên giá rẻ hơn nhiều (inside stateroom 5155). Ở thử cho biết, vậy là lần sau, cũng ở những phòng nhỏ nhắn vưà đủ cho hai vợ chồng như vầy cho đỡ tốn.

    Tối nay 16 trăng tròn, vậy mà sau khi coi hát xong, ra bong nhìn khắp nơi mà chẳng thấy trăng đâu, mãi tới gần 10 giờ lên Crown Nest ở tầng 10 ngay đầu mũi, qua khung cưả kính, trăng đã lên cao nên nhỏ xíu.


    Sáng hôm sau, hai vợ chồng ra bong tàu ngắm cảnh bình minh trên biển cả. Hôm nay tàu ghé bến Half Moon Cay (Cay có nghiã là những bãi san hô trong vùng biển phiá Nam cuả Florida thuộc quần đảo Bahamas).



    Click image for larger version

Name:	half-moon-cay.jpg
Views:	42
Size:	346.2 KB
ID:	31152
    Half Moon Cay


    Đây là đảo riêng cuả HAL, họ mua đảo này cách đây 20 năm và làm chổ dừng bến cho khách xuống chơi trên đảo. Chỉ có 5% đất đai trên đảo là có chút đỉnh nhà cưả và cư dân, phần còn lại hảng tàu lưu giữ sự hoang sơ cuả thiên nhiên sẵn có, vì thế nên không có bến cho tàu lớn cập vào. Tàu đậu ngoài khơi, rồi trong đảo có tàu nhỏ chạy ra đón khách vô bờ (tender).

    Hôm nay, tàu ở đây từ 8am – 3pm, HT đi chuyến tàu nhứt nên bãi biển còn vắng tanh, chứ nắng lên một chút, người ta vô đảo rần rần lớp tắm biển, lớp phơi nắng, đầy nhóc bãi. Lúc xuống tàu vô đảo, họ chuyển thức ăn theo để lát nưã nhân viên cuả tàu nướng BBQ cho khách ăn trưa. Nhiều người đi ‘excursion’ như lặn dưới nước coi san hô, coi cá Đuối (Stingray), cưởi ngưạ ở bãi…. HT chỉ đi ngắm cảnh chứ không đi ‘excursion’. Half Moon Cay nước trong xanh biếc soi rọi màu trời, cát trắng mịn màng và óng ánh dưới ánh nắng mai, ngắm hoài không chán.






    ~ 0 ~
    Last edited by TrucLam; 04-25-2024, 10:02 AM.

  • #2
    At Sea



    Sau khi dừng bến ở Half Moon Cay, tàu rẽ sóng đi về hướng Nam để tới Trung Mỹ (Central America) vì Panama Canal nằm trong vùng nhiệt đới ở vĩ tuyến 9, cở như Sài Gòn (vĩ tuyến 11) nên khí hậu ấm áp và mưa nhiều. Panama chỉ có hai mùa: mùa nắng (tháng 10 - 4), mùa mưa (tháng 4 - 10) giống miền Nam nước Việt. Bởi vậy, Zuiderdam chỉ có chuyến cruise đi Panama Canal từ tháng 10 đến tháng 4, những tháng còn lại tàu đi chổ khác kiếm ăn chứ chở khách xuống vùng này gặp mưa triền miên, ế độ là cái chắc. Thành ra HT cũng hơi ‘gamble’ một chút khi ‘book’ đi tháng 4, tháng cuối muà cuả chuyến ‘cruise’ này nên nó rẻ. May sao trong 11 ngày cuả chuyến hải hành, không bị mưa ngày nào, chỉ mấy ngày tàu cặp bến gần Panama hay Costa Rica vì lên bờ nên không khí có phần oi bức, còn những lúc tàu chạy thì gió biển quanh mình nên mát mẻ dễ chiụ lắm.

    Số HT là kiếp trâu nên những ngày không phải đi làm mà vì quen giấc nên ngủ tới 5 giờ sáng là hết cở, dậy lúc mặt trời chưa thức. Sáng nào cũng đi quanh deck 3 cho khoẻ người, hít thở không khí trong lành giửa biển cả mênh mông, vưà ngắm cảnh trăng tàn, vưà chờ vầng Đông ló dạng. Sáng nay thuyền trưởng thông báo tàu đang đi ngang qua Haiti, họ mở cưả ở deck 4 để khách ra mũi tàu ngắm cảnh đất liền vì sau đó sẽ không thấy bờ bến gì cho tới khi cập bến Bonaire gần Venezuela nên vưà xong lớp ở 'workshop', tụi T lại ra sàn tàu ngắm cảnh.


    Khi mặt trời lên cao toả ánh dương tươi sáng, xua tan u ám cuả màn đêm và đem lại cho người những mảng trời xanh mây trắng là mọi người trên tàu lục đục lên Lido ăn sáng. Mấy ngày trên tàu, sáng nào T cũng ghé qua gian hàng ‘Express Breakfast’ không phải vì gấp gáp mà vì nơi đây có hai món hợp khẩu cuả T: cháo và miso súp, vưà ấm bụng, no lòng mà dễ tiêu. Sau vài ngày, ông đầu bếp vưà thấy mặt T đã múc cho tô cháo, có hôm T đổi món thì ông vô sau bếp múc cho chén miso súp (chỉ là ‘broth’ mà thôi) rồi khách tự bỏ thêm đậu hũ, hành, seaweed hay bonito flakes … theo ý thích cuả mình, chắc miso súp ít người ăn nên họ chỉ để bảng cho mình biết chứ súp để sau bếp chứ không bày trước quày . Còn anh H thì dễ lắm, nay anh thử món này, mai anh thử món kia, món nào coi cũng hấp dẫn.

    Điểm tâm còn có món Swiss Muesli (rolled oats ngâm trong sưả , có vài sợi táo và hai trái blueberries điểm trên mặt cho đẹp), ăn cháo hay miso súp xong thế nào T cũng lấy một ly tráng miệng - nhỏ độ ba muỗng là hết – món ăn trên tàu họ làm cái gì cũng nhỏ nhắn vưà khẩu phần để mình không phí phạm thức ăn. Thấy cái tên Muesli lạ lạ, sau này mới biết là một dạng ‘granola hay rolled oats’ ngâm trong sưả để ăn sáng rất phổ biến cuả dân Âu Châu. Đây là món ăn lành mạnh mà ngon miệng nên khi về lại nhà T kiếm recipe trên internet để bắt chước nhưng không ngon bằng ‘muesli’ họ làm trên tàu.

    Người ta nói đi xong một chuyến ‘cruise’ thì thế nào cũng lên vài pounds. Mà cũng dễ hiểu, ngày ăn năm sáu bưả, để T ghi lại đây cho bạn đọc mường tượng lịch ăn mỗi ngày ở Lido buffet: 7am – 10:30am (điểm tâm), 11:30am – 2pm (ăn trưa), 2pm – 5pm (chỉ mở vài quầy ăn nhẹ), 5:30pm – 8pm (ăn tối), 10:30pm – 11:30pm (ăn đêm). Ngoài ra còn có Teatime lúc 3pm trên Dining room. Dive-In ở hồ bơi chuyên trị Hot dog, Hamburger, Taco.... từ 11am - 5pm. Ăn gì mà ăn triền miên, chưa đói đã ăn, ăn lúc mở mắt thức dậy, ăn trước khi đi ngủ, café thì 24/24, order đem lên phòng 24/24. Và còn nhiều phòng ăn khác với menu và giờ giấc cũng lu bù như ở Lido vậy.

    Kỳ này HT không ăn tối bữa nào ở Dining Room dù họ có khá nhiều đêm chỉ cần mặc đồ thường chứ không cần phải mặc suit. Vì lẽ ăn trên Dining Room phải ăn theo giờ như 5 - 7pm hoặc 8 - 10pm, mình ngồi chung bàn với thiên hạ và cà kê tới gần hai tiếng trong khi đó là giờ coi hát hay coi mặt trời lặn cuả HT. Hôm gần về, tối đó Lido vắng tanh, hơi lạ nha. Tới chừng đi coi hát, nói chuyện với hai ông bà ngồi kế bên mới biết Dining Room tối đó có món tôm hùm, ông bà nói: ‘Chúng tôi kêu mỗi người hai con tôm, ngon hết biết.’ Còn HT thì thấy bưả ăn nào trên tàu cũng ngon và nhiều hơn ở nhà cuả mình nên ngày nào cũng vui.

    Trong chuyến cruise này, HT gặp được hai nhóm VN, họ lớn hơn anh H vài tuổi và đã hưu trí : nhóm 10 người ở gần Los Angeles – California, nhóm 4 người ở Fortworth – Texas. Mấy anh chị này toàn đi du lịch theo 'tour: Âu, Á, Úc châu gì, họ đi cũng khá nhiều. Vì đi cùng nhóm nên ngày nào cũng ăn chung bàn với nhau, đi đâu cũng với nhau, thấy HT đi có hai mạng nên nói chắc là buồn và chán lắm, nhưng HT đã quen đi solo kiểu này rồi, đâu có thấy buồn. Có khi anh H coi hát trên 'Mainstage' còn T thì chầu rià trong ' Digital Workshop' hay lúc T phơi nắng ngoài 'deck' thì anh lang thang coi người ta bán sale, còn lại thì anh đâu em đó. Trên tàu, HT cũng quen với vài cặp người Mỹ khi đi coi hát hay ở bưả ăn tại Lido, rồi sau đó tình cờ gặp nhau họ lại mời mình đến ngồi chung vì họ thích nói chuyện, nhất là với những người không có cái gì giống họ.

    ~ 0 ~
    Last edited by TrucLam; 04-25-2024, 10:07 AM.

    Comment


    • #3
      Bon Bini Bonaire (Welcome to Bonaire)


      Kralendijk thủ đô cuả đảo nhỏ Bonaire, một bến dừng cuả Zuiderdam trên tuyến đường đến Panama Canal, dân số toàn đảo chưa tới 20 ngàn, họ có nước da đen sậm như đa số những người sống ngoài hải đảo. Các bảng hiệu trong phố có tiếng Hoà Lan, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha... Có lẽ đảo này khi xưa là thuộc điạ cuả Hoà Lan. Koralenkijk tiếng Hoà Lan có nghiã là ‘Coral Reef’. Bonaire nổi tiếng không phải ở bãi biển đẹp mà là cảnh đẹp dưới đáy biển. Thành ra T thấy có nhiều ‘excursion’ như snorkeling, diving. Hôm nay tàu đậu ở bến này từ 3 giờ trưa tới gần nưả đêm mới nhổ neo. Lúc xuống bến, thấy có con đường dọc theo bờ nước nên HT đi theo hướng đó để coi có bãi biển gì đẹp không. Từ bến tàu đi chừng một tiếng là hết đường, phải rẽ vô đất liền một hồi mới có ngả rẽ ra biển đi tiếp. Còn phố xá quanh khu bến tàu toàn hàng quán và sạp bán đồ lưu niệm. HT ăn trưa trên tàu còn no nên không thử món ăn cuả họ ra sao, nhưng thấy bà con vô quán, nhậu tưng bừng.

      Gần cầu tàu, nghệ sĩ thổi kèn những bản nhạc hay với giai điệu nổi tiếng một thời cho du khách thưởng thức và kiếm chút tiền, làm T đang đi bị anh H kéo tay dừng lại, thì ra tai anh vưà bắt được điệu nhạc du dương.



      Yellow Bird - Chỉ là giấc mơ qua


      Vì là ‘cruise port’ nên họ nói tiếng Anh và xài tiền đô với du khách, mình không phải đổi tiền. Khi xuống tàu ra phố chơi, chỉ cần mang ID, bảng sao passport và thẻ cuả tàu là đủ. Có qua cổng xét nhưng mình có thẻ tàu là họ cho ra vô dễ dàng. Hôm đó có hai chiếc ‘cruise’ cập bến, tàu T tới sau chiếc kia và ở lại tới khi đêm xuống, chín mười giờ tối còn có người xuống tàu ra phố chơi.

      HT về lại tàu để ăn tối rồi đứng trên boong tàu ngắm cảnh phố đêm, xe cộ qua lại coi dập diù hơn lúc ban chiều. Khi trời chạng vạng, những tia nắng cuối ngày để lại trên nền trời một màu tím diụ dàng mà huyền ảo đẹp ngời.

      ~ 0 ~

      Last edited by TrucLam; 04-25-2024, 10:14 AM.

      Comment


      • #4
        Willemstad – Curaçao



        Willemstad thuộc đảo Curaçao - một bến dừng cuả Zuiderdam, đảo này kế bên Bonaire, và hình như cũng là thuộc điạ cuả Hoà Lan khi xưa. Du khách được xuống đất liền ở đây từ 8am – 3pm. Tương tự như Bonaire, ngay bến tàu là khu thương mại nhắm vào khách từ các chuyến 'cruise' đổ tới. Thành phố này sạch sẽ và tân kỳ hơn Bonaire, xe cộ qua lại dập diù ở mấy bùng binh. Một số khách trên tàu lấy ‘excursion’ để đi đến các bãi biển xa hơn, snorkeling, scuba diving…, HT chỉ lang thang ngắm phố. Nhà cưả ở mấy đảo này nhỏ nhắn, không thấy những toà cao ốc sang trọng, có lẻ vì không đủ lượng du khách để các nhà đầu tư đổ tiền vào.



        Điều trước tiên đập vào mắt du khách ở Willemstad là những căn nhà sơn màu sắc tươi thắm bên bờ hải cảng, màu cuả biển trong, cát vàng, cuả mây loang chiều tím, hay sớm mai hồng, và cuả rừng cây xanh thẳm quanh vùng Caribbean... Huyền thoại về màu sơn cuả những căn nhà này là như vầy. Thời trước, nhà cưả ở bến cảng do hơi nước từ đại dương bốc lên lâu ngày để lại trên tường nhà một lớp muối trắng bóc. Có một ông thống đốc kêu ca, nắng chiếu lên những bức tường màu trắng này làm chói mắt nên ông bị nhức đầu. Ông ra lệnh cho bàn dân thiên hạ là phải sơn nhà bằng màu gì khác chứ không được để màu trắng như vậy. Thành ra những toà nhà nơi đây được sơn màu sắc mang nét sặc sở cuả vùng Caribbean bắt đầu từ đó. Nhờ vậy, ông thống đốc hết bệnh nhức đầu, tàu bè lèo lái dễ dàng khi vào hải cảng nhỏ hẹp, và ngày nay du khách tới đây ai cũng thấy mát mắt với khung cảnh tươi thắm này. Tuy vậy, sau khi ông thống đốc mất, người ta nói là nhà ông bán sơn nên mới ông mới bày trò nhức đầu nhức cổ đó chứ.

        Mấy tối trước, HT được coi nhiều màn trình diễn văn nghệ trên Mainstage: kể chuyện vui (cười quá xá), ca vũ rất hay và đẹp. Tối nay, lần đầu T được coi ban nhạc Island Magic – 4 người hoà nhạc với những cái trống giống như mấy cái thùng phi, mặt trống bằng kim loại, hơi lỏm ở giưã, tuy nhạc cụ coi có vẻ mộc mạc thô sơ, nhưng với tài nghệ nhiều năm, họ chơi những bản nhạc với nhiều thể loại khác nhau như nhạc Broadway: Memory from Cats, Phantom of Opera, Don’t Cry For Me Argentina from Evita…. Pop music: Imagine, What a Wonderful World…, Classic: Ave Maria… và nhiều nhạc phẩm trữ tình danh tiếng. Island Magic đã hớp hồn bà con tối đó, ai nấy vỗ tay hoan hô quá trời, thật là một đêm văn nghệ ngoạn mục.



        ~ 0 ~

        Last edited by TrucLam; 04-25-2024, 10:32 AM.

        Comment


        • #5
          Hình như P đã quen chờ đợi , mỗi lần Trúc với anh Hoàng đi ngao du sơn thủy về , thế nào diễn dàn cũng được thưởng ngoạn những hình ảnh rất đẹp khiến ai nhìn thấy cũng chỉ muốn ngắm mãi . đồng thời được đọc những bài viết của Trúc về chuyến đi , mình cảm thấy thú vị rất nhiều , và lần này cũng vậy , các bạn đi cruise mới có mấy ngày lênh đênh trên biển mà anh Hoàng và Trúc đã chia xẻ được nhiều hình ảnh về bầu trời và những thành phố các bạn ghé thăm đẹp quá , nhiều người đi cruise chỉ mong được chụp những cảnh như thế nhưng rất khó , nhất là đi cruise mà gặp trời mưa thì chỉ có ăn và ngắm mưa trên biển vắng ! hihi

          Rất cám ơn sự chia xẻ của Trúc , mình vẫn đang tiếp tục chờ xem hành trình những ngày còn lại của các bạn nữa đó nha

          Thân mến

          Comment


          • #6
            Một chút lịch sử về Panama Canal


            Từ hôm rời bến Ft. Lauderdale đến nay, tàu ghé vô vài ba đảo nhưng phần cốt lõi cuả chuyến đi phải thêm một ngày ‘at sea’ nưã mới tới được. Tuy vậy, từ ngày khởi hành, tàu đã chuẩn bị kiến thức cho bà con về Panama Canal (PC): trong phòng bày cuốn ‘Compass’ (tạp chí cuả HAL) có bài viết về lịch sử và nhiều điều đặc biệt về kênh đào Panama, trên TV chiếu hai phim tài liệu về PC, và hôm nay trên Mainstage vưà chiếu phim vưà có diễn giả nói về PC vì lẽ ngày mai là ngày tàu sẽ vào Panama Canal.

            Trên bản đồ, Panama là một eo đất nằm ở Trung Mỹ (Central America), có hình chữ S nhưng là chữ S nằm ngang. Diện tích khoảng 1/5 VN. Chính eo đất nhỏ bé này mà nó làm trở ngại cho tàu bè đi từ Thái Bình Dương sang Điạ Tây Dương hay ngược lại. Tàu đi từ bờ Tây sang bờ Đông cuả Mỹ Châu phải đi vòng xuống Cape Horn tận Nam Mỹ rồi vòng lên. Đoạn đường mười mấy ngàn dặm, vưà tốn công, tốn cuả, lại nhiều hiểm nguy.

            Từ thế kỷ 16, khi các nước Âu Châu như Tây Ban Nha (Spain), Bồ Đào Nha (Portugal) bắt đầu gửi tàu đi thám hiểm các nơi trên thế giới đã nhìn thấy là nếu làm được kênh đào ở Panama, nối liền hai đại dương sẽ thu ngắn được biết bao dặm đường (8 ngàn dặm), tiết kiệm nhiên liệu và thời gian.


            Nhưng mãi đến thế kỷ 19, khi ông Tây tên Lesseps thành công việc làm kênh đào Suez ở Ai Cập - thông thương Điạ Trung Hải và Hồng Hải thì ông bắt đầu ngắm nghía chương trình làm kênh đào Panama. Ông dự tính là đào xuyên qua eo đất Panama rồi nước từ hai đại dương chảy vào tạo thành Panama Canal tương tự như công trình làm Suez Canal (ông này không phải kỹ sư). Tuy nhiên, những người rành rẽ về vùng Panama cho rằng ‘sea-level canal’ không thể nào thực hiện được mà phải dùng ‘lock canal’ thì hoạ may, vì điạ hình, khí hậu cuả Panama không giống như ở Ai Cập (Egypt). Panama có khí hậu nhiệt đới: nóng, mưa nhiều, ẩm ướt, muỗi sanh sôi nẫy nở đem đến bệnh sốt rét, yellow fever…. nhân công chết như rạ, phần vì bệnh, phần do thú rừng, rắn độc giết hại, phần không quen với khí hậu nhiệt đới. Vậy mà đất đào ‘canal’ như bỏ biển vì bao nhiêu cây rừng phá vào muà khô, tới mùa mưa cây cối xanh um trở lại, còn đất đào được theo mưa trôi tuốt luốt. Tây đổ tiền và nhân lực vào Panama Canal từ 1881 tới 10 năm sau thì vỡ nợ mà công trình thì không đi được tới đâu, cứ ì-ạch sang hết tay thầu này tới tay thầu khác.

            Tới đầu thế kỷ 20, dưới thời tổng thống Theodore Roosevelt, Mỹ nhận thấy phải có một kênh đào thông thương giưả Thái Bình Dương và Đại Tây Dương vì lý do quân sự và kinh tế, nhưng Mỹ muốn làm ở Nicaragua chứ không phải ở Panama. Tây đang sa lầy ở Panama Canal nên vận động Mỹ nhảy vào làm tiếp Panama Canal để gở lại phần nào vốn liếng đã đổ vào. Mỹ chịu. Nhưng lúc đó Panama đang thuộc về Colombia và Colombia không chịu vì Mỹ muốn toàn quyền tự trị ‘canal zone’ (50 dặm chiều dài cuả ‘canal’ và mấy dặm bề ngang dọc theo hai bên bờ ‘canal’.) Biết Panama đang muốn tách rời khỏi khối Colombia, Mỹ bèn thủ thỉ với Panama: ‘Anh cứ tuyên bố dành độc lập đi, tui sẽ đem tàu chiến rầm rộ tới kế bên Colombia coi nó dám làm gì không nào.’ Thế là chỉ trong 1 ngày, Panama tách rời khỏi khối Colombia mà không tốn một viên đạn và vài ngày sau, Mỹ được Panama cho vào làm kênh đào Panama.



            Who built the Panama Canal?



            Thấy sự thất bại ngày trước cuả Pháp khi làm Panama Canal, Mỹ chú trọng vào ba điểm chính: kỹ thuật, vệ sinh và quản trị. Có vài điểm khác nhau giưã Tây và Mỹ khi làm Panama Canal.

            1- Mỹ dùng ‘lock canal’ chứ không dùng ‘ sea-level canal’ vì giưả bờ Đông và bờ Tây, Panama có rặng núi chạy ngang qua (continental divide) và Panama có mùa mưa dài tới sáu tháng. Họ tuyển những kỹ sư có kinh nghiệm về nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

            2- Với sự cố vấn cuả bác sĩ am tường về các bệnh thời khí vùng nhiệt đới, Mỹ đặt nặng vấn đề cung cấp thực phẩm, vệ sinh và thoát nước để ngăn chận bệnh tật giết hại nhân công.

            3- Tài nghệ quản lý và sự minh bạch cuả trưởng công trình, đại tá George W. Goethals of the U.S. Army Corps of Engineers xuất thân từ West Point nên công việc trôi chảy theo dự định.

            Mỹ làm Panama Canal từ 1903 đến 1914 là hoàn tất. Tới thập niên 70, dưới thời tổng thống Jimmy Carter, Mỹ ký hiệp ước với chính quyền Panama là : 'Tới cuối thế kỷ 20 (chính Ngọ ngày 31-12-1999), Mỹ sẽ trao trả chủ quyền kênh đào cho ACP (ban quản trị kênh đào Panama - Panama Canal Authority), với điều kiện: Panama Canal giữ vị trí trung lập, không lệ thuộc vào xu hướng chính trị nào cả.' Từ đó đến nay, một thế kỷ sau, hơn 1 triệu chuyến tàu qua Panama Canal, 24/24, 365 ngày / năm. Panama Canal đã đem đến bao nhiêu lợi ích cho nhân loại trong thế kỷ qua và nhiều năm về sau nưã. Những người góp phần xây dựng Panama Canal đã hãnh diện về công trình này và coi đó là một trong những kỳ quan cuả thế giới.


            How the Panama Canal was built?


            Bạn có biết:

            1- Tuy chỉ là eo đất nhỏ xíu, giáp với hai đại dương mà Panama không bao giờ bị nạn bão tố (hurricane or tropical storm) vì nằm phiá Nam cuả ‘hurricane valley.’

            2- Panama dùng đồng đô la cuả Mỹ là tiền lưu hành chính thức cuả quốc gia.

            3- Panama không có quân đội. Xứ nào lạng quạng gây hấn với Panama là coi như đụng tới Panama Canal, một đống nước khác trên thế giới sẽ dạy cho bài học nhớ đời.

            4- Panama Canal chạy theo hướng Bắc – Nam chứ không phải Đông – Tây như người ta thường nghĩ.

            Phim tài liệu về việc xây dựng Panama Canal, nếu có giờ bạn đọc xem thêm sẽ hiểu nhiều hơn về Panama Canal vì có nhiều chi tiết mà T không ghi lại đây hết được.


            ~ 0 ~

            Last edited by TrucLam; 04-25-2024, 10:34 AM.

            Comment


            • #7
              Panama Canal


              Để Zuiderdam vào kênh đào Panama theo lịch trình dự định (7am - 07/04/2018 chẳng hạn), HAL đã đóng ‘reservation fee’ trước cả năm ($35,000 – non refundable). Sáng nay tàu tới vịnh Limón và sẽ vô 'canal' ở Gatún Locks 7am. HT thức dậy lúc 5am và ra mũi tàu ở deck 4. Trời còn tối thui mà thiên hạ đã đứng đầy sàn, chắc giữ chổ để chụp hình quay phim chứ ngày thường đi bộ trễ hơn giờ này mà sân tàu chỉ le hoe vài mống. Hôm nay, họ mở cưả ra tất cả các deck phiá mũi tàu để có chổ cho bà con coi tàu vào ‘canal’. Với chiều cao khiêm tốn, HT không kiếm được chổ trống nào ở deck 4 vì chỉ thấy toàn đầu cổ cuả thiên hạ, nên T lên deck 6 có vài chổ trống đóng chốt, còn anh H lên deck 9, còn lúc tàu vô ‘canal’ thì ảnh đi tùm lum để có khi thấy gần, có khi thấy từ trên cao, chụp được mấy tấm anh thấy có lý thì đem tới khoe với T.
              Lịch trình Zuiderdam sáng nay đi như sau:

              5:30 am - Passing breakwaters

              7am – Vô Gatún Locks Southbound (từ Đại Tây Dương qua Thái Bình Dương, tàu đi về hướng Nam)

              9:15am – Exit Gatún Locks Southbound

              9:45am - Bỏ neo ở Gatún Lake và thả đám đi ‘excursion’ xuống.

              12:45pm – Vô Gatún Locks Northbound (đi ngược ra về hướng Bắc, từ Gatún Lake quẹo ra Đại Tây Dương)

              3pm – Exit Gatún Locks Northbound

              5:30pm - Tới Colón

              7:30pm - nhổ neo



              Click image for larger version

Name:	image.png
Views:	31
Size:	131.3 KB
ID:	31153



              Panama Canal dài 48 dặm nối liền hai đại dương, tàu đi mất 8 – 10 tiếng, qua 3 locks tất cả: Gatún Locks (phiá Atlantic Ocean), Pedro Miguel Locks và Miraflores Locks ( phiá Pacific Ocean.) Mực nước giưả Atlantic Ocean và Pacific Ocean chỉ khác nhau có 8 inches, nhưng vì có dãy núi (continental divide) chặn ở giưả, nên người ta phải làm ‘lock canal’ là vậy (“locks" are long narrow chambers with gates at each end that lock the water in.) Panama Canal có 6 chambers tất cả: phiá Atlantic Ocean - Gatún Locks có 3 chambers. Phiá Pacific Ocean: Pedro Miguel (1 chamber) và Miraflores Locks (2 chambers).

              Mỗi locks có 2 lanes song song nhau. Ban ngày, trước 12pm, tàu từ hai phiá đại dương vào Gatún Lake - dùng cả hai lanes và chỉ đi một chiều (one way), sau 12pm, tàu từ Gatún Lake đi ra đại dương. Lý do: Tránh tai nạn xảy ra trên ‘canal’. Ban ngày thường dành cho tàu lớn đi qua ‘canal’. Ngoài các chambers nhỏ hẹp (dài 1,000 ft, rộng 100ft, sâu 85 ft), Culebra Cut hay Gaillard Cut là chổ người ta xẻ núi ‘continental divide’ để làm ‘canal’, nên dòng nước nơi đây cũng rất hẹp (dài 9 miles, rộng 500ft, sâu 50ft) nên tàu lớn chỉ đi qua có 1 lane, chứ không phải chạy dập dìu như ở chốn sông rộng biển sâu được.


              Từ Atlantic Ocean, tàu vào Gatún Locks qua 3 chambers, mỗi chamber sẽ nâng tàu lên gần 10m, tổng cộng 26m, là bằng với mực nước ở Gatún Lake. Rời Gatún Lake, tàu qua Culebra Cut (nơi xẻ khe núi – Continental Divide), tới Pedro Miguel Locks có 1 chamber để hạ tàu xuống một bậc, tới Miraflores Locks có hai chambers để hạ tàu xuống thêm hai bậc nưã, tổng cộng 26m là tàu xuống bằng với mực nước cuả Pacific Ocean rồi ra biển. Sở dĩ ở phiá Pacific Ocean người ta phải làm hai ‘lock’ rời nhau thay vì chỉ có một ‘lock’ như ở Atlantic Ocean vì vùng này có hai dòng thuỷ triều khác nhau (Atlantic has smaller tides (2–3 feet between high and low) vs Pacific (20+ feet)).

              Chamber dài 1000ft, rộng 110ft. Zuiderdam dài 955 ft, rộng 106ft. Thành ra tàu vô chamber rất sít sao, mỗi bên sườn tàu chỉ cách 'chamber wall' có 2ft. Lúc tàu sắp sưả vào ‘locks’, hoa tiêu (pilot) cuả ACP (Autoridad del Canal de Panamá = Panama Canal Authority) lên tàu cuả mình để lái vào ‘locks’, thuyền trưởng ngồi chơi xơi nước tới khi tàu ra khỏi ‘canal’ mới được quyền cầm tay lái trở lại. Tàu đi với tốc độ rất chậm 3 dặm / giờ. Sau đó có mấy chiếc xuồng nhỏ người ta chèo ra để lấy dây cột tàu với ‘mules’ (một loại xe chạy bằng điện trên đường rầy dọc theo bờ cuả locks), mấy cái ‘mule’ này giữ cho tàu cân bằng không xiên qua xiả lại đụng vào thành cuả ‘lock’ khi di chuyển từ ‘chamber’ này qua ‘chamber’ kia . Có 8 mule hết thảy, 2 chiếc ở đầu mũi, 4 chiếc kèm hai bên sườn tàu, 2 chiếc ở đuôi tàu. Những chuyến tàu hàng lớn và nặng còn có thêm ‘tugboat’ đi trước / sau tàu cũng với mục đích như mấy chiếc ‘mule’.



              Click image for larger version

Name:	image.png
Views:	34
Size:	48.3 KB
ID:	31154


              Lúc HT đi 'excursion' trên tàu nhỏ hơn thì họ trám thêm tàu khác vô cho đầy chamber để đở tốn thời gian và nước xả (chiếc tàu nhỏ của T đi chứa được tới 500 người - max, thêm một chiếc nữa cùng cở và một chiếc 'yatch', đậu song song nhau, phía sau là một chuyến tàu hàng bành ky). Hai bên sườn tàu nhỏ bao giờ cũng có bánh xe cao su để giảm bớt ma sát nếu có cọ vô thành của chamber (chamber wall) không bị hư hại, nên không cần mule để giữ ghe như những chuyến tàu lớn.
              Mỗi đầu chamber có cưả bành ky, vưà lớn vưà chắc, để giữ nước. Mỗi cưả có hai cánh, mở / đóng theo hình chữ V, mỗi cánh bề ngang 65 ft, cao 47-82ft (tuỳ theo cưả đặt ở nơi nào vì mực nước khác nhau ở các chamber), dầy 7 ft. . Cưả đóng với chữ V hướng về nơi nguồn nước cao với dụng ý dùng sức ép cuả nước để giữ cưả được chặt hơn. Các upper-chamber giáp với hồ cao như Gatún Lake hay Miraflores Lake, có tới hai lớp cưả (the operating gate and the guard gate), cách nhau gần 100ft. vì lý do an toàn, để lỡ tàu đứt thắng, đụng bể cưả này còn có cưả kia chặn lại, nếu không, nước từ hồ lớn sẽ tuôn xuống như lũ, làm lụt vùng đất thấp hơn.

              Mỗi lần tàu ra hay vào 1 chamber, lượng nước rút ra hay bơm vào là 26 triệu gallons (52 triệu gallons / lần tàu ra+vô / chamber) mỗi lần nước rút ra và bơm vào mất 15 phút. Đây là nước ngọt (fresh water) do mưa chảy vào Gatún Lake và sẽ thoát ra biển. Canal hoạt động ngày đêm - 24/24, không nghỉ ngày nào, để có đủ lượng nước xài quanh năm cho 3 locks, người ta đã làm 3 đập và 3 hồ cho ‘canal’. Gatún Lake lớn lắm, có một thời được coi là hồ nhân tạo lớn nhất trên thế giới.

              Bơm nước ra hay vào chamber, người ta dùng nguyên lý trọng lực (gravity), theo tự nhiên, nước chảy vào nơi thấp hơn, không cần máy bơm. Nhờ Panama có lượng mưa cao nên đủ nước để cung cấp cho 'canal' quanh năm.


              Các chuyến ‘cruise’ được ưu tiên nhất để vào Panama Canal theo lịch trình cuả ‘cruise’ muốn vì hảng tàu chi rất đẹp, Zuiderdam trả khoảng 400 ngàn cho mỗi lần qua Panama Canal: 35 ngàn cho ’reservation fee’, $130 / bed, $108 / empty bed. Tàu càng dài càng lớn càng nặng tiền vì họ còn tính lệ phí dưạ trên chiều dài và trọng tải cuả tàu. Tiền trả cho mấy chiếc ‘mule’, tiền ‘pilot’ lái tàu…. Tàu nào không trả tiền ‘reservation’ thì chờ có chổ trống mới vô hay vô lúc ban đêm, thường cở 24-48 tiếng thì có chổ.

              Vì Zuiderdam chỉ qua có một lock (Gatún Locks) nên HT lấy ‘excursion’ để đi trọn ‘canal’. Sau khi Zuiderdam qua Gatún Locks và neo ở Gatún Lake, HT được chuyển xuống tàu nhỏ để đi tiếp qua Culebra Cut, Centennial Bridge, Pedro Miguel Locks, Miraflores Locks, Bridge of the Americas và ra tới Pacific Ocean lúc trời đã về chiều. Tàu đi 1 tiếng nữa thì tới Panama City - thủ đô cuả Panama. Tàu cặp bến và tụi T chuyển qua xe bus để trở về Colón nơi Zuiderdam đậu ở đó chờ đám ‘excursion’ mệt hết xí quách về lúc 9pm. Thật là một chuyến đi đầy thú vị!




              Click image for larger version

Name:	R.jpg
Views:	29
Size:	304.2 KB
ID:	31155
              Centennial Bridge



              Click image for larger version

Name:	R (1).jpg
Views:	31
Size:	358.2 KB
ID:	31156
              Bridge of the Americas


              Centennial Bridge nối hai bờ cuả kênh đào Panama ở Gaillard Cut gần Pedro Miguel Locks, khánh thành năm 2003 kỷ niệm 100 năm khi Mỹ bắt đầu công trình kênh đào Panama. Qua khỏi Miraflores Locks, gần Panama City, có Bridge of the Americas, nơi đây biển Thái Bình bao la, lộng gió.



              ~ 0 ~


              Last edited by TrucLam; 04-25-2024, 10:54 AM.

              Comment


              • #8
                Bắt đầu từ giấc mơ kết nối thế giới bằng cách xây dựng một tuyến biển qua hai lục địa, Kênh đào Panama đã được xây dựng trong 3 thập kỉ bằng mồ hôi công sức của rất nhiều người. Năm 1994, Kênh đào được Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ công nhận là 1 trong 7 thành tựu kỹ thuật xây dựng lớn nhất của thế giới hiện đại.

                Cắt ngang eo đất Panama tại Trung Mỹ, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, kênh đào được xây dựng với mục đích để tàu bè giữa 2 đại dương có thể qua lại. Công trình đóng góp rất lớn về mặt kinh tế, góp phần giảm thiểu chi phí trong vận tải thủy giữa hai đại dương. Trong quá khứ, để vận chuyển hàng hóa từ New York đến San Francisco, thay vì phải vượt qua hơn 22.500 km qua eo biển Drake và mũi Sừng (Cape Horn) ở điểm cực Nam của Nam Mỹ, hiện nay, nhờ vào kênh đào Panama, việc đi lại chỉ tốn còn 9.500 km.

                Ý tưởng về việc xây dựng kênh đào vượt qua eo đất của Trung Mỹ có từ năm 1534, khi hoàng đế Charles V của đế quốc La Mã và vua Tây Ban Nha, cho rằng xây dựng một kênh đào tại Panama có thể làm cho các tàu thuyền lưu thông dễ dàng và thuận tiện hơn.

                Song mãi đến năm 1880, được khích lệ nhờ sự thành công trong việc xây dựng kênh đào Suez nối liền 2 đại dương đầu tiên trên thế giới Suez, Ferdinand de Lesseps đã bắt đầu xây dựng một kênh đào ngang mực nước biển (nghĩa là không cần các âu thuyền) thông qua tỉnh Panama (khi đó nó là một tỉnh) vào ngày 1/1/1880.

                Trong quá khứ, chưa có ai từng tưởng tượng đến việc xây dựng một kênh đào Panama xuyên biển, nổi liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương cho đến khi nó được hoàn thành và trở thành một trong những kỳ quan “thép” hiện đại thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan như ngày hôm nay.

                (KÊNH ĐÀO PANAMA – KỲ QUAN “THÉP” CỦA THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI)

                =======================

                Một chuyến đi du lịch với cảnh biến thiên nhiên và được tận mắt nhìn thấy con kinh vĩ đại đại diện cho nên kỹ thuật hàng hải thế giới.

                Một sự chọn lựa hợp tình hợp lý của vợ chồng hai bạn TL ........:caphe:
                Last edited by TrucLam; 05-06-2020, 10:45 AM.
                https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

                Comment


                • #9
                  Các bạn mến , mấy ngày qua được đọc bài viết trên của Trúc , càng đọc P càng cảm thấy thú vị nhiều hơn , có lẽ vì ngoài những hình ảnh đẹp , vô tình mình tìm được nhiều câu giải đáp thắc mắc từ khi được nghe lần đầu tiên tin tức nói đến kỳ quan nhân tạo nổi tiếng trên thế giới này , mặc dù trước kia P đã xem nhiều video để tìm hiểu nhưng vẫn chưa thỏa mản lắm , có lẽ vì chưa có cơ hội được thấy trong thực tế và chưa thấy ai giải thích tỉ mỉ như Trúc , cho nên khi được xem những hình ảnh mà Trúc và anh Hoàng đã chụp được trong khoảng khắc ở Gatún Locks , P cảm thấy rất hay và được mở mang kiến thức nhiều hơn , có lẽ mục đích chính của Trúc và anh Hoàng khi đi cruise qua kênh đào để được mục sở thị cảnh cruise qua kênh đào như thế nào , thì mục đích của P khi chờ Trúc chia sẽ cũng như vậy

                  Ngoài ra , qua các câu chuyện Trúc kể , mình cảm thấy rất khâm phục những Vị đã nghiên cứu và thực hiện công trình vĩ đại trên , đúng là unbelievable

                  Cám ơn Trúc rất nhiều đã bỏ nhiều công phu để report lại chuyến đi thú vị vừa qua , ngoài những hình ảnh đẹp P cũng rất thích những hình ảnh rất ấn tượng mà P chưa thấy trên internet bao giờ , chẳng hạn như hình ảnh con tàu lơ lửng trên cao hoặc khi Trúc dơ tay sờ lên bức tường ' chamber wall ' , phải chi lúc đó có cây bút ký một cái lên đó chắc vui lắm , phải không các bạn ?

                  Thân mến


                  Comment


                  • #10
                    Khi viết về Panama Canal, T ghi lại theo những gì mình hiểu được qua sách vở, phim ảnh, từ người tour guide hay những điều thấy được từ chuyến ‘cruise’ và ‘excursion’ nên nếu bạn đọc, nhất là các anh chị bên ngành kỹ thuật cơ khí, rành về máy móc coi như cho T muá rìu qua mắt thợ đi. Nhiều danh từ T học được từ anh H., hay có những chữ thời xưa dịch khác với thời nay nhưng do đã quen xài từ nào tới giờ. T cũng tiếc là có những chữ không biết nói sao cho chính xác nên đành dùng tiếng Anh, mong bạn đọc thông cảm.





                    Trước khi đi thì HT có khái niệm rất mơ hồ về kênh đào này. Sau khi đi, về xem lại phim, đọc lại sách thì càng thích thú hơn vì hiểu được và thấy bái phục công trình này nhiều hơn nưã, ví dụ như : Cánh cưả (chamber gate) bành ky, nặng chình ịch, giữ được một lượng nước khổng lồ, vậy mà chỉ cần hai động cơ, 19 kW = 25 hp (horsepower) cho mỗi động cơ là mở được hai cánh cưả này. Mà nếu lỡ một động cơ làm eo thì anh còn lại vẫn gồng gánh mình ên chỉ có điều mở cưả chậm hơn chút xíu. Sao hay vậy? Vì họ làm cưả rỗng trong ruột và hai cánh cưả thật cân bằng với nhau nên nó như nổi trong nước, bởi vậy đâu có nặng mà cần máy móc thứ dữ mới mở cưả được. Về an toàn, cưả chỉ mở được khi mực nước ở hai phiá ‘chamber’ bằng nhau. Họ làm qui trình sao mà dù con người có khi lầm lẫn, tai nạn vẫn không xảy ra. Vì nếu hồ bị hụt nước thì phải mưa ba năm mới đủ nước để cho kênh đào hoạt động trở lại. Thiên hạ sẽ kêu rên: ‘Ôi thiện tai, thiện tai.’

                    Người ta nói có hai lúc thuyền trưởng không lái tàu cuả mình, đó là lúc tàu đậu ở bến và lúc đi trên Panama Canal và quả đúng như vậy. Tàu bè lớn bé gì cũng phải do hoa tiêu cuả ACP lái từ lúc vào tới khi ra khỏi ‘canal’, ở Cubrela Cut còn gọi là Gaillard Cut lòng sông vưà hẹp vưà khúc khuỷu và ở ‘chamber’ cuả các ‘locks’ tàu đi sát rạt như trong bức hình T để tay lên ‘chamber wall’ khi đi ‘excursion’ trên tàu nhỏ mà chị Phương tiếc dùm là phải chi có cây viết cho T ký tên mình lên đó. Và còn nhiều điều về kênh đào mà sau khi bàn tới cãi lui với anh H. thì phải kêu lên: Sao mấy người xây kênh đào này hay quá xá!’


                    Sau Panama Canal, tàu tấp qua xứ láng giềng cuả Panama là Costa Rica (Costa=coast, Rica=rich) ở Puerto Limón. Costa Rica là tiếng Tây Ban Nha (Spanish) do Christopher Columbus khi tới bờ biển này, thấy thổ dân đeo vòng vàng đầy người, nên ông đặt cho cái tên dễ nhớ. Hôm nay, có lẽ vì là sáng Chúa Nhật và T vô phố sớm quá, nên người ta chưa mở cưả hiệu, đường xá còn vắng vẻ. Mấy ông tài xế taxi bu quanh mình để mời đi ‘tour’, họ nói tiếng Anh rành rẽ, nhưng HT không đi xa, chỉ loanh quanh ở khu bến tàu. Bến này xập xệ hơn mấy bến trước nhiều.

                    Hôm đó hai tàu vô Puerto Limón một lúc, nhờ vậy mới thấy được tàu de vô bến, cruise lớn bành ky, cùng cở với Zuiderdam mà họ de vô ngọt sớt, hay thật. Khách đi cruise bên này chụp hình khách đi cruise bên kia. Sau đó, T thấy thợ sơn cuả hai tàu xách đồ nghề ra làm việc, bên sơn trắng, bên sơn đen. Đám rưả cưả kính, mấy cưả kính cao chót vót, họ có thang chạy qua chạy lại để rưả, và chắc chỉ rưả những khi tàu đậu vào bến thế này thì mới rưả được chứ đang chạy ngoài biễn thì gió thổi bay xuống biễn sao. Hai đám thợ làm xong, tàn tàn qua nói chuyện với nhau, hai tàu này cuả Hoà Lan vì treo cờ giống nhau và thầy thợ phần lớn là Indonesian.

                    Puerto Limón là bến chót cuả chuyến đi, sau đó tàu chạy thêm hai ngày đường biễn nưã mới về tới Ft. Lauderdale – Florida. Những ngày tàu ‘at sea’, HT thường tới Digital Workshop. Họ có ba bốn lớp mỗi ngày, mỗi lớp 45 phút do Techpert Krista đảm trách. Cô này nói chuyện vui nên lớp học rất hứng khởi. Hôm học về Win10 Security, cô kể giai thoại ngậm đắng nuốt cay cuả Microsoft (MS) về chuyện này. Số là giưã thập niên 1990, thời Win95, MS lúc đó rất lớn mạnh, làm mưa làm gió trên thị trường PC vì Apple đang tuột dốc sau khi Steve Jobs rời Apple. MS muốn nhảy vào lĩnh vực ‘built-in security’ cho PC thì bị đám công ty chuyên làm nhu liệu chống ‘computer virus’ (antivirus software) như McAfee đưa đơn kiện. McAfee nói với toà là cái gì MS cũng nhảy vô làm thì làm sao tụi tôi kiếm ăn. Ông toà chắc không ưa MS nên về phe làm ‘antivirus’ bèn xử:

                    1- MS không được làm ‘built-in security’ cho PC.

                    2- Không được phân bua một lời với ai tại sao mình không làm ‘built-in security’.

                    Thế có kẹt cho MS không, T đồng ý là chuyện số 1 thì toà xử vậy cũng được đi nhưng bắt MS không được hé môi về điều này là xử ép MS. Qua thiên niên kỷ mới, sau khi Steve Jobs về lại Apple, hảng trái táo này lên vù vù và thường rêu rao là MS không bảo vệ khách hàng nên không có ‘security’ gì hết, trong khi Apple là số 1 trong vụ này. MS không biết làm sao bèn cho mời đám ‘techpert’ như cô Krista tới những ‘seminar’ cuả họ, kể lể sự tình và nói: Chúng tôi nói chuyện này cho quí vị nghe cho vui nhưng cấm không nói được với ai khác à nha, vì nếu quí vị nói chúng tôi sẽ chối bây bẩy là không hề có chuyện như vậy.’ Lẽ dỉ nhiên là họ đã mượn tay đám ‘techpert’ để thổ lộ chuyện ấm ức cuả họ cho bàn dân thiên hạ. Tới 2005, MS yêu cầu toà xét lại ’10 năm chuyện cũ’ cho mình. Ông toà kỳ này thấy MS không còn là mối e ngại độc quyền nên cho MS được làm ‘bult-in security’ nhưng vẫn bị bó buộc điều khoản số 2. Vài năm sau, MS kêu ca lần nưã thì toà thông cảm hơn, thấy mình đày ải MS chừng đó năm cũng đủ rồi nên giủ sổ thêm điều khoản thứ 2 cho MS. Nhờ đó tụi T mới có buổi học về ‘Win10 Security’ của MS.


                    Digital Workshop có những buổi học về ‘digital camera’, cách chụp hình và software về hình ảnh, Win10.... bảo trợ bởi MS. Họ có PC cho mình thực tập và ‘handout’ rất tiện cho đám học một quên mười như tụi T.

                    Krista bị đám già tò mò này hỏi đủ thứ chuyện nên T lại biết thêm vài điều về công ăn việc làm cuả cô trên Zuiderdam. Cô là nhân viên cuả HAL, làm có lĩnh lương, có bảo hiểm sức khoẻ, được cấp phòng và ăn uống khỏi tốn tiền. Có khi làm tàu này vài tháng họ laị điều sang ‘cruise’ khác vài tháng, HAL trả tiền di chuyển. Mỗi năm cô được nghỉ 7 tuần vào tháng 2 và tháng 8 để về thăm nhà. Cô còn độc thân, không phải tiêu pha gì vì trên tàu không có nhiều nhu cầu. Hôm nào tàu cập bến, cô cũng đi ‘sightseeing’ nếu muốn và thời khoá biểu cuả các lớp học do cô thu xếp. Cô làm cho HAL được 12 năm rồi và không thấy buồn chán vì đã quen.


                    T có người bạn, đi ‘cruise’ được hai ba lần và than là chắc không đi ‘cruise’ nưã vì chán quá, không có gì hứng thú cả. HT đi chuyến này là chuyến thứ hai mà chưa chán (We enjoyed 100%). T nghĩ nếu mình tìm thấy cái vui ở phút giây hiện tại thì chắc tránh được ‘boring’. Ví dụ như chiều nào HT cũng ngắm cảnh mặt trời lặn mà không thấy chán vì có cảnh chiều nào giống chiều nào đâu. Cảnh bình minh và hoàng hôn trên biễn rộng mênh mông thật là trọn vẹn, không bị che khuất bởi bất cứ thứ gì ngoại trừ mây. Mà nhiều khi nhờ mây mà cảnh cuả những buổi chiều trong chuyến đi này đẹp hết biết. Buổi sáng tàu về bến cũ, lúc mặt trời sắp ló dạng, cảnh ban mai trên hải cảng với vài chuyến tàu đang hướng ra khơi khá đẹp.

                    Cảm ơn các anh chị đã đọc bài và ghi lại nhiều cảm nghĩ khích lệ.








                    ~ 0 ~

                    Last edited by TrucLam; 04-25-2024, 10:57 AM.

                    Comment


                    • #11


                      Thanks TH đã tường thuật chuyến đi Panama Canal "quá đã" mà chị đã có dịp đã đi qua gần 10 năm về trước, hẵn có nhiều đổi thay là các công trình xây dựng cho Panama Canal mới.

                      Trong chuyến đi này của TH có điểm hay là tàu neo lại Gatun' lock để mọi người đi tiếp hết các chamber của Canal qua các tour "Excusion" và lên bờ để viếng thành phố của Panama...

                      Chúc đôi bạn HT chân cứng đá mềm để tiếp tục các chuyến lãng du về kể tiếp cho bạn bè thưởng ngoạn những câu chuyện hay, vui với những hình đẹp của anh Hoàng.

                      Xin chia xẻ bài viết sau khi đi về 5 năm sau mới ra mắt, hehe, như NTT viết,

                      Panama Canal của Thu Hồ

                      Thân mến,

                      YThu


                      Comment


                      • #12
                        Hi Chị Thu,

                        Cám ơn chị đã post lại bài viết về Panama Canal. Trước khi đi, em nhớ man mán là chị có viết về chuyến đi này mà kiếm tới kiếm lui để đọc nhưng không thấy. Giờ nhờ chị post lại, nên có dịp đọc lại. Bài chị viết và những hình ảnh về kênh đào chi tiết hơn bài viết cuả em. So sánh tiền tàu trả khi đi qua 'canal' hồi đó với hiện nay, quả vật giá mười mấy năm đã lên vùn vụt. Bởi vậy, bây giờ một số 'cruise' chỉ đi một lock (partial) cho đở tốn tiền vì đi trọn 'canal' phải trả gần nưả triệu. 'Lock' mới lớn hơn 'lock' cũ nên những chuyến tàu lớn như 'Princess' đi qua những 'locks' mới và họ nói có chuyến trả gần 800 trăm ngàn đô. Nghe thấy mà ớn.

                        Thân mến.

                        Trúc

                        Comment

                        Working...
                        X