Announcement

Collapse
No announcement yet.

TIỆC TÂN GIA

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • TIỆC TÂN GIA

    Mình vừa được cấp nhà. Đúng theo thông lệ người Việt, hôm nay mình tổ chức tân gia, khai trương nhà mới. Mời các bạn dự tiệc.

    Ông Sáu Cục

    Đám tiệc ở vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long ngày xưa thường được bày trên bàn tròn cho tám thực khách.

    Ở một làng nọ thuộc quận Tam Bình tỉnh Vĩnh Long có đám cưới. Sau phần nghi lễ khách được mời ngồi vào bàn, thức ăn được dọn ra. Vì “đời người chỉ có một lần” và muốn “rỡ ràng cho cả hai họ” nên nhiều món ngon, lạ đã được chuẩn bị và giờ dọn ra chiêu đãi. Tâm điểm buổi đãi cưới ấy là món thịt: Tám cục thịt to, bóng nhẩy những mỡ, bốc mùi thơm phức được đặt trên chiếc dĩa sứ Giang Tây chểm chệ giữa bàn, những món khác được bày quanh.



    Bàn Tiệc Vùng Nông Thôn miền Nam (Ảnh từ nguồn Internet)

    “Nhất cận thân, nhì cận lân”; khách được mời là bà con, hàng xóm thân lâu năm nên họ có rất nhiều việc để nói: Hết khen cô dâu, chú rể họ chuyển qua mùa màng, giá cả rồi thời sự bên Tây… Và vì mãi nói chuyện nên họ ăn hơi chậm, lâu lâu mới dùng đũa gắp ăn nhưng toàn những món ngoài rìa, chưa ai đụng đến “tâm điểm”.

    Một trong số tám thực khách ngồi bàn ấy vốn ít nói và cũng có việc cần phải về sớm để đi thăm đồng nên ông ta cắm cúi ăn, còn bảy người kia vốn biết tính kiệm lời của hàng xóm mình nên họ để mặc ông ta. Sau khi ăn đủ các món bên ngoài người ấy gắp một cục thịt trên dĩa “tâm điểm”. Món thịt “tâm điểm” quá ngon, một cục to nhanh chóng trôi tuột xuống bao tử. Bảy người kia giờ đang nói về chuyện bên Tàu, phải thật lâu họ mới dùng đũa gắp một cọng rau thơm hay con tép cho vào miệng, và hình như không ai thèm để mắt đến món “tâm điểm” giờ chỉ còn bảy cục.

    Người khách cần về sớm nâng chung rượu nhỏ lên uống để tận hưởng món ngon, và cũng để khen thưởng nhà bếp nấu ngon. Uống xong rượu người ấy để chung xuống bàn chờ những người hàng xóm ngồi cùng bàn ngưng lời để nói lời cáo biệt ra về trước. Bảy người kia vẫn nói chuyện huyên thiên, giờ là chuyện bên … Liên Xô, vẫn thật lâu đũa của họ mới phải làm việc. Hình như họ đến tiệc cưới nầy là để nói, không phải để ăn! Bảy cục thịt trên cái dĩa đặt giữa bàn trông thật hấp dẫn nhưng bảy người kia không hề đụng đến. Miệng thì đắng do mới uống rượu, tay vẫn còn cầm đũa mà người ngồi chung bàn chỉ lo nói, không để ý đến việc ăn uống, nhất là dĩa “tâm điểm”, thế là người ấy gắp cục thứ nhì cho vào chén.

    Bảy người kia ngay lập tức nhìn ra vấn đề: Bảy người trong bàn chưa thưởng thức món “tâm điểm” nhưng giờ chỉ còn sáu cục; biết ai ăn, ai nhịn? Vấn đề giờ đã “vượt tầm kiểm soát”, thế là họ chuyển sang nói chuyện trên mặt trăng và thỉnh thoảng gắp … rau. Ăn xong cục thứ nhì người phải về sớm tự thưởng cho mình một chung rượu rồi ngưng đũa chờ. Bảy người kia vẫn nói chuyện và lâu lâu vẫn gắp rau ăn. Men rượu làm cho người ấy trở nên bạo dạn, và anh ta gắp cục thứ ba.

    Cuối buổi, các cháu dọn bàn rất ngạc nhiên khi thấy dĩa đựng món “tâm điểm” của buổi tiệc cưới, món mà ai dự tiệc cũng khen ngon và ở bàn nào cũng được thức khách ăn hết, nhưng ở bàn ấy lại còn hai cục! Và cũng từ đó ở làng ấy có một người được hàng xóm đổi tên thành “Ông Sáu Cục”.

    Miếng Beefsteak Thứ 12


    Đầu những năm 1980 Sài Gòn hay bị cúp điện, và rạp hát, nhà hàng không là những nơi ngoại lệ. Giai đoạn nầy nhiều người thành vợ, thành chồng nhờ những “đám Tuyên Hôn” tổ chức tại phòng họp cơ quan được bạn bè, công đoàn viên cơ quan trang trí giúp bảng Tuyên Hôn, hoa, đèn…

    Sau lời phát biểu của thủ trưởng cơ quan, của chủ tịch công đoàn cơ quan rồi mới đến gia đình hai họ, người đến dự cưới được đãi bánh, kẹo, uống trà, hút thuốc lá Hoa Mai, hay Vàm Cỏ mà chú rể hay cô dâu (nếu là công nhân viên chức) được cơ quan cấp giấy giới thiệu đến cửa hàng Mậu Dịch Quốc Doanh mua theo giá chính thức trước đó. Đám cưới trong truyện nầy có thể nói là một ngoại lệ vào thời đó vì cô dâu và chú rể thuộc những gia đình “có máu mặt” nên được tổ chức “cho xứng tầm cỡ”: Tại một nhà hàng quốc doanh thuộc hạng sang, uống bia 50 (bia Sài Gòn đựng trong chai 50 cl, chứa trong két gỗ 12 chai) bằng ly cối, chỉ một tiếng hô “100% dzô” là chủ nhà biết đã đi đứt nửa két! Thực đơn bảy món đầy đủ heo, gà, cá… có cả thực phẩm quý thời ấy là thịt bò, với món bò beefsteak, tâm điểm của buổi tiệc cưới. Lúc đó bàn tiệc cưới chủ yếu được sắp xếp theo “thồi”, bàn tròn cho mười hai thực khách, còn ngày tốt cho đám cưới thường được thầy, bà chọn là chiều Thứ bảy (cho đàng gái đãi) và ngày Chủ nhật cho đàng trai.

    Bàn ấy đặt trong góc khuất, người ngồi trong bàn không thấy trực tiếp sân khấu, nơi diễn ra nghi thức cưới cũng như phần văn nghệ phụ diễn sau đó nên ít ai muốn ngồi vào, gia chủ đã cố sắp xếp cho đủ “thồi” mười hai người nhưng không thành công, đến giờ đãi tiệc mà bàn chỉ có mười một thực khách. Thức ăn được dọn ra, dĩ nhiên là phải đủ tiêu chuẩn của thồi mười hai thực khách.

    Tiệc cưới đãi kiểu Tây với các món ăn nấu theo phong cách Âu châu, được dọn ra từng món và ăn bằng dao, nĩa. Không bị xao lãng bởi văn nghệ, “ấm cúng” vì bàn nằm trong góc khuất, vui vẻ vì mười một người được ăn mười hai phần nên người ngồi trong bàn ai cũng lịch sự, chào mời, đưa đẩy. Càng vui hơn nữa vì trước đó cháu phục vụ ngõ ý “vì bàn hơi khuất, sợ phục vụ uống thiếu chu đáo nên xin cho đặt mấy két bia, cái đồ khui và thùng đá mấy chú tự phục vụ hộ!” Sau món khai vị là món heo, rồi món gà, món cá. Tâm điểm đây rồi: mười hai miếng thịt bò beefsteak đặt trên đĩa hột xoài được dọn ra.



    Ảnh từ nguồn Internet

    Phải công nhận gia chủ đãi xịn thật. Thịt bò là thịt thăn (lấy từ sống lưng con bò) với thớ thịt thật to, miếng thịt khi đã được cắt (dầy hơn một phân) cho thấy được chiên rất khéo, bên ngoài chín nhưng trong lõi vẫn còn màu đỏ của máu và máu vẫn đang rỉ. Nhân viên phục vụ nhanh chóng tiếp thịt vào dĩa riêng cho từng thực khách. Khách vui vẻ ăn, tiếng dao nĩa khua lách cách. Trên đĩa hột xoài vẫn còn một miếng beefsteak thừa. Ánh sáng đèn vụt tắt. Nhà hàng mất điện. Im lặng bao trùm. Đột nhiên từ góc phòng có bàn ấy vang lên tiếng rú “Á” thất thanh, thật to, đầy đau đớn. Hình như tay ai đó bị nĩa đâm, mà hình như cũng không phải chỉ một người bị.

  • #2


    Nhận thiệp mời, đến hơi trễ vì đường xá xa xôi, đến nơi thấy xe của khách đậu … đầy đường .






    Gia chủ mở tiệc tân gia hoàng tráng, hết tăng một đến tăng hai. Bước vào thấy nhà cửa rộng lớn, gia chủ chịu khó trang trí treo hình ảnh hấp dẫn đầy nhà rồi … Chúc mừng Long có nhà mới ở khu vực láng giềng thân hữu !!

    Tình thân,

    4


    Best wishes,

    Comment


    • #3
      Tư mến,

      Bạn có thấy trong miền Nam người họ "Nguyễn" như tôi và bạn rất nhiều? Theo tôi nghĩ chắc chiếm phải hơn 20% dân số. Tôi là cháu của cụ Nguyễn Khuyến (không biết đời thứ mấy!) nên hậu sinh (của cụ) chắc chắn phải khả úy.

      Cụ tôi có viết bài Bạn Đến Chơi Nhà. Mình phận con cháu quyết nêu cao truyền thống gia tộc, chiêu đãi bạn đến nhà bằng các món:

      - Cà phê online

      - Mì ngóng

      - Cháo ngó

      - Hủ tiếu dòm

      - Hàng dài cực kỳ hoành tráng xe đời mới (ngắm)

      Comment

      Working...
      X