Tại Sao Đại Học VN Yếu?
Đó là câu hỏi thường gặp: tại sao đại học Việt Nam kém, không bằng các nước láng giềng.
Nghĩa là, tuy có cá nhân xuất sắc, cá nhân vượt trội, cá nhân vươn lên ngang tầm quốc tế, như trường hợp Giáo Sư Ngô Bảo Châu và nhiều người khác, nhưng nhìn chung là vẫn yếu kém?
Thêm nữa: có bao nhiêu trường VN đáng gọi là đại học, và tại sao giảng viên đaị học VN không nghiên cứu?
“Giáo dục Đại Học: Về tổng thể, ta vẫn đang đi xuống” là cuộc phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ, qua đây Giáo Sư Tiến Sĩ KH Phùng Hồ Hải, phó viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, trong đó nói rằng, “Muốn có người học giỏi thì phải có thầy giỏi, muốn có thầy giỏi thì thầy của thầy phải giỏi”... và đưa ra phân tích sau:
“Trường đại học theo đúng nghĩa mà tiếng Anh gọi là University thì theo tôi, ta có không quá 10 trường đáng được gọi như vậy. Nếu nhìn lại lịch sử từ những năm 1970-1980, chúng ta cũng đã có từng đó trường thôi. Đội ngũ giảng viên, đồng thời là các nhà khoa học của những trường này chủ yếu được đào tạo ở nước ngoài. Do điều kiện kinh tế - xã hội, trong một giai đoạn dài họ không phát triển được hoạt động nghiên cứu. Cái mà họ có thể duy trì được là giảng dạy, và đó đã là một cố gắng lớn của họ rồi.
Bây giờ mới là lúc chúng ta có thể nghĩ đến việc xây dựng lại nền giáo dục đại học mà trong đó hoạt động nghiên cứu khoa học thực chất là yếu tố quyết định chất lượng. Vấn đề phải thảo luận ở đây là xây dựng lại như thế nào?
Sở dĩ giảng viên đại học của chúng ta không nghiên cứu khoa học là vì họ không có điều kiện để nghiên cứu. Họ phải dạy quá nhiều. Một giáo sư ở châu Âu, nếu phải dạy một tuần chín tiết thì họ đã kêu trời rồi, vì họ cho như thế là dạy quá nhiều. Bình thường mỗi giáo sư chỉ dạy bình quân 4-6 tiết/tuần. Có thế chất lượng giảng dạy mới đảm bảo và họ mới có thời gian để nghiên cứu. Nhưng ở ta, bình quân mỗi giảng viên một học kỳ dạy 300 tiết, chia ra 15 tuần thì mỗi tuần 20 tiết...
* 20 tiết/tuần là bằng định biên của một giáo viên phổ thông...
- Đúng thế. Nhưng các anh ở Bộ Tài chính lại bảo một người bình thường làm việc 40 tiếng/tuần, các anh dạy 20 tiết thì mới bằng nửa thời gian đi làm của người ta! Chấm hết!”
Đúng vậy, cơ chế, chính vì cơ chế làm hại đạị học VN.
Tại cơ chế vậy... khi quan chức so sánh giờ dạy mà không hiểu rằng trước và sau giờ dạy đó là nhiều tiếng đồng hồ để soạn văn bản và để giúp đỡ sinh viên.
Hẳn là quan chức kia nghĩ rằng 30% Giáo sư đại học cũng ngồi chơi, y hệt như quan chức và 30% công chức tại các bộ, sở... toàn quốc.
(Theo Vietbao)
Comment