Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tại Sao Đại Học VN Yếu?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tại Sao Đại Học VN Yếu?

    Tại Sao Đại Học VN Yếu?


    Đó là câu hỏi thường gặp: tại sao đại học Việt Nam kém, không bằng các nước láng giềng.

    Nghĩa là, tuy có cá nhân xuất sắc, cá nhân vượt trội, cá nhân vươn lên ngang tầm quốc tế, như trường hợp Giáo Sư Ngô Bảo Châu và nhiều người khác, nhưng nhìn chung là vẫn yếu kém?

    Thêm nữa: có bao nhiêu trường VN đáng gọi là đại học, và tại sao giảng viên đaị học VN không nghiên cứu?

    “Giáo dục Đại Học: Về tổng thể, ta vẫn đang đi xuống” là cuộc phỏng vấn trên báo Tuổi Trẻ, qua đây Giáo Sư Tiến Sĩ KH Phùng Hồ Hải, phó viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, trong đó nói rằng, “Muốn có người học giỏi thì phải có thầy giỏi, muốn có thầy giỏi thì thầy của thầy phải giỏi”... và đưa ra phân tích sau:

    “Trường đại học theo đúng nghĩa mà tiếng Anh gọi là University thì theo tôi, ta có không quá 10 trường đáng được gọi như vậy. Nếu nhìn lại lịch sử từ những năm 1970-1980, chúng ta cũng đã có từng đó trường thôi. Đội ngũ giảng viên, đồng thời là các nhà khoa học của những trường này chủ yếu được đào tạo ở nước ngoài. Do điều kiện kinh tế - xã hội, trong một giai đoạn dài họ không phát triển được hoạt động nghiên cứu. Cái mà họ có thể duy trì được là giảng dạy, và đó đã là một cố gắng lớn của họ rồi.

    Bây giờ mới là lúc chúng ta có thể nghĩ đến việc xây dựng lại nền giáo dục đại học mà trong đó hoạt động nghiên cứu khoa học thực chất là yếu tố quyết định chất lượng. Vấn đề phải thảo luận ở đây là xây dựng lại như thế nào?

    Sở dĩ giảng viên đại học của chúng ta không nghiên cứu khoa học là vì họ không có điều kiện để nghiên cứu. Họ phải dạy quá nhiều. Một giáo sư ở châu Âu, nếu phải dạy một tuần chín tiết thì họ đã kêu trời rồi, vì họ cho như thế là dạy quá nhiều. Bình thường mỗi giáo sư chỉ dạy bình quân 4-6 tiết/tuần. Có thế chất lượng giảng dạy mới đảm bảo và họ mới có thời gian để nghiên cứu. Nhưng ở ta, bình quân mỗi giảng viên một học kỳ dạy 300 tiết, chia ra 15 tuần thì mỗi tuần 20 tiết...

    * 20 tiết/tuần là bằng định biên của một giáo viên phổ thông...

    - Đúng thế. Nhưng các anh ở Bộ Tài chính lại bảo một người bình thường làm việc 40 tiếng/tuần, các anh dạy 20 tiết thì mới bằng nửa thời gian đi làm của người ta! Chấm hết!”

    Đúng vậy, cơ chế, chính vì cơ chế làm hại đạị học VN.

    Tại cơ chế vậy... khi quan chức so sánh giờ dạy mà không hiểu rằng trước và sau giờ dạy đó là nhiều tiếng đồng hồ để soạn văn bản và để giúp đỡ sinh viên.

    Hẳn là quan chức kia nghĩ rằng 30% Giáo sư đại học cũng ngồi chơi, y hệt như quan chức và 30% công chức tại các bộ, sở... toàn quốc.

    (Theo Vietbao)

  • #2
    Kỳ này YT đưa ra một chủ đề quá lớn so với kích thước của trang web, tuy vậy vấn đề này vẫn tồn tại một số góc cạnh mà chúng ta là những người tốt nghiệp ngành sư phạm có thể lạm bàn.

    Nói về những điểm yếu của một nền giáo dục đại học thì dường như ai cũng đề cập đến những vấn đề như cơ sở vật chất, số lượng và chất lượng của giáo sư, số lượng và chất lượng của sinh viên, chương trình giảng dạy, kế hoạch đào tạo, sự thâu nhận và đãi ngộ của xã hội đối với những người làm việc trong hay xuất thân từ môi trường đại học. Nhưng đề cập đến những điểm mạnh thì dường như chúng ta phải đối diện với khá nhiều khó khăn, lúng túng trong việc xác minh vấn đề. Phải chăng chúng ta đang cần có những trường đại học tầm cỡ như Yale của Mỹ, Oxford của Anh, Sorbonne của Pháp hay Free University of Berlin của Đức, có lẽ không phải như vậy. Vì sinh viên tốt nghiệp ở những nơi này có lẽ sẽ không biết phải làm gì với một nền kinh tế chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu phát triển.

    Một đại học lý tưởng của quốc gia nào đó phải tương xứng với tầm cỡ và tốc độ phát triển về kinh tế, kỹ thuật của quốc gia đó, không lớn quá và cũng không nhỏ quá. Đại học này phải có đủ khả năng dẫn dắt sự phát triển đó theo một chiều hướng vững chắc và an toàn. Như vậy không thể chọn lấy một mô hình có sẵn của một đất nước nào đó để sử dụng cho chính mình.

    Trong quá khứ đã có quá nhiều những hội thảo rầm rộ của các lãnh đạo ngành, các giáo sư, chuyên viên trong nước và đôi khi có cả sự tham dự của các chuyên viên ngoại quốc về chủ đề phát triển giáo dục đại học VN. Nhưng dường như những kết luận đúng đắn rút ra từ những cuộc họp này vẫn chưa được áp dụng một cách có hiệu quả vì tồn tại một tình trạng mâu thuẫn quan điểm hay quyền lợi? Cuối cùng những cải tổ có được vẫn chỉ là những chắp vá tạm thời, vụng về và không đồng bộ.

    Dường như mọi luận bàn về vấn đề này sẽ đưa chúng ta đến một nơi vô định chừng nào những cải tổ cần thiết sẽ không gây nên thiệt hại quá nhiều cho những người đang hưởng lợi từ cơ cấu hiện hữu và chừng nào những cải tổ cần thiết sẽ đem đến cho những người có khả năng quyết định những đặc quyền rõ rệt có thể chấp nhận được. Trông đợi vào những người có thẩm quyền dám đặt quyền lợi quốc gia lên trên quyền lợi cá nhân hay phe nhóm để đem đến một sinh khí mới mẻ và lành mạnh cho nền giáo dục đại học xem chừng chỉ là một điều không tưởng.

    Comment

    Working...
    X