Phần 3: NHỮNG BẠN HỌC TỐNG PHƯỚC HIỆP
Ảnh chụp tại lăng cụ Phan Thanh Giản, thị xã Vĩnh Long.
Bên trái qua:
La Gia H. cao lớn, khỏe mạnh nhờ tiệm nhà có keo thuốc tể.
Nguyễn Quang H. "chị hai" với mái tóc quăn và tài viết dài.
Trần Minh H. "ông địa" với nụ cười nhắm tít mắt.
Vũ Anh Q. "thư sinh".
Mình chỉ học ở trường Tống Phước Hiệp 2 năm: đệ ngũ (1967-68) và đệ tứ (68-69), số hiệu lớp mình không nhớ, chỉ nhớ đó là một số khá lớn 7, 8 hay 9 do mình mất học bạ cấp 2. Các bạn thông cảm, mình đậu tú tài II năm 1972, năm “mùa hè đỏ lửa”, nên có kết quả, lấy được chứng chỉ tú tài 2 là mình lo “chạy ngược, chạy xuôi”, quên mất vụ rút hồ sơ cấp 2. Năm đệ ngũ mình thuộc nhóm ngồi bàn đầu, phía sát cửa, do lùn và nhỏ con.
Đầu bàn, bên trái mình là bạn Nguyễn Văn Ng. Bạn này không lùn và nhỏ con nhưng được đặt cách ngồi bàn đầu do vừa bị gẫy tay. Nhà Ng. ở Tân Hạnh (Cầu Đôi) và bán tạp hóa. Ba má Ng. khi đã lớn tuổi mới có mình Ng. nên rất thương con và trọng bạn của con. Ng. hay mời bạn đến nhà chơi, mà mình thì “không khách sáo” nên Ng. rất thích. Ba má Ng. tiếp đãi chúng mình nồng hậu. Má Ng. hay làm các món ngọt: chuối khô xắt cọng ngào đường, cơm cháy khô, bóp nhỏ ngào đường… để đãi chúng mình. Bà thích hỏi chuyện mình. Những lần lên nhà Ng. chơi nếu không có việc gì chơi, làm chung, học chung với Ng. bà gọi mình lại… nói chuyện. Bà nằm trên võng lắc lư, mắt ngó ra nhà trước trông tiệm, mình ngồi ở bàn ăn gần đó với dĩa đồ ngọt, tay cầm muỗng hay nĩa, và bình trà thật to trước mặt. Cứ thế hai bác cháu rỉ rả nói chuyện, chủ yếu là bà hỏi, mình trả lời. Có lần bà đãi mình món gừng xay vo viên với đường cát, uống nước trà nóng trong tô. Có lẽ do thấy mình quá “nhiệt tình” trong những lần trước, nên lần này bà đặt nguyên một thố thủy tinh, thay vì dĩa (chắc dung tích phải hơn lon sữa bò) đãi. Mình không thèm “giữ kẻ” ăn gần sạch thố mứt (còn sót mấy viên; do bị bể không xiên được!), báo hại về nhà bị tưa lưỡi, phải bỏ cơm tối, rồi viêm họng, ho, sốt phải uống thuốc hết mấy ngày.
Ba của Ng. lớn tuổi, hay mặc áo bà ba màu trắng, tóc để dài búi củ hành (hình như nhà bạn theo đạo Cao Đài. Cái “củ hành” nầy là đề tài để mình ghẹo phá Ng. nhưng bạn không bao giờ giận), nhưng lại thích xe mô tô. Mình thấy trong nhà có dựng chiếc Motobécane to, đen nhưng chưa bao giờ thấy ông mang xe ra chạy, và lần nào đến nhà cũng thấy ông lau chùi xe. Cứ thấy ông lau xe mình lại nghe má Ng. nói về việc người này, người nọ tháo động cơ xe ra để chạy máy bơm tưới cây, hay chạy máy xay bột.
Một lần chúng mình ra vườn sau nhà Ng. chơi thì thấy cây vú sữa mọc ven sông có một số trái chín. Dưới ánh nắng xế trưa gay gắt, những trái vú sữa màu tím chói ngời trông rất “ngứa mắt”. Mình nói Ng. lấy cây lồng để hái. Ng. nói nhà không có cây lồng. (Ở thôn quê, nhà có vườn mà không có cây lồng mới là chuyện lạ!) Nhưng không sao, lần này đi trong nhóm đã có anh M. (Hồ Văn M.). Nhà anh ở gần đó nên tháp tùng bọn mình sang nhà Ng. chơi. Hình như anh M. đã lớn tuổi nên mặt anh trông già (có đứa xì xào: “Anh M. có vợ rồi!”), nhưng tác người thấp bé như chúng mình, vui tính, hay cùng bọn mình đùa giởn, đặc biệt là anh leo cây rất giỏi. Anh M. trổ tài, bọn mình đứng dưới đất chỉ điểm, cổ vũ, hái trụi cây vú sữa. Nếu người ngoài nhìn đám chúng mình lúc ấy với miệng mở to, mắt sáng lên vì thích thú sẽ tưởng như thấy một tổ chim dòng dọc non (chưa xẹp bụng cứt!) đang chờ chim mẹ mớm mồi. Mình mê ăn nên quên nhìn mặt Ng. lúc ấy.
Anh M. là đề tài cho các bạn ghẹo phá khi lớp tập trung lại sau mỗi lần nghỉ dài ngày như Tết hay hè. Mấy anh lớn ngồi cuối lớp đẩy anh ra khỏi bàn, “Mầy nhỏ, lên bàn đầu mà ngồi!” Anh M. đỏ mặt, tía tai ra sức ghị lại, miệng năn nỉ, “Cho tao ngồi với. Ngồi trển kỳ lắm!” Đám nhỏ chúng mình ré lên phụ họa: “Thưa thầy/cô, anh M. nhỏ mà không chịu lên bàn đầu ngồi.”
Ngồi bên phải mình là Phan Thanh Ph. Mình và Ph. có nhiều điểm tương đồng. Cùng là “dân” về quê ngoại trọ học do chiến tranh, nhà (trọ) gần nhau, thích chơi thể thao, thích nuôi gà, nuôi cá, và cùng nhỏ con. Sang năm đệ tứ chúng mình mất “đặc quyền bàn đầu” do mình nhổ giò (chắc do mình thường xuyên bơi lội, tắm sông và chơi thể thao) cao vượt, còn Ph. vừa cao, vừa mập. Mình đặt cho hắn biệt danh “Ph. (phì) lũ”. Gần nhà Ph. là nhà bà Thông Tiên có sân trước rất rộng. Chúng mình kết bạn với đám cháu, chắt bà Thông Tiên rồi tụ tập trong sân đá banh, căng lưới đánh cầu, hay băng qua đường, vào hẻm nhà ông Tòng Bá xem cá kiểng, hoặc rình xem ông Tòng Bá “ép cá”. Cuối năm đệ tứ, ba đổi về Sài Gòn làm việc nên năm sau mình sẽ lên Sài Gòn học đệ tam. Trước khi lên Sài Gòn, mình gom dụng cụ thể thao tặng Ph. Sau này Ph. cho biết, “Mới chơi (với dụng cụ ấy) được mấy bữa thì mùa mưa tới. Tao gom hết bỏ vào thùng cất lên trần nhà. Hết mùa mưa mang xuống chơi thì thấy bị chuột cắn đứt hết lưới. Tiếc muốn rớt nước mắt!”
Đầu bàn nhì, phía sau bàn mình, là Nguyễn Văn L., biệt danh “L. rỗ” do mặt bạn có mấy nốt rỗ. Nhà bạn ở khu cầu Lầu và hình như làm nghề mộc. Dù L. không “lớn con” lắm nhưng tay bạn rất khỏe và khéo, bạn hay biểu diễn công phu cho chúng mình xem, cũng như biểu diễn kỹ thuật chuốt bút chì bằng lưỡi lam. Bút chì do bạn chuốt nhìn thích mắt và dùng tốt hơn bút chì chuốt bằng máy.
Sau lưng mình là Trần Minh H. Nhà bạn này gần quán chè người Hoa trên đường Tống Phước Hiệp. H. cũng lùn, nhỏ con như mình nhưng có nụ cười rất tươi (cười tít mắt) nên bạn trong lớp đặt cho biệt danh “ông địa”. Đầu bàn phía trong là La L., bạn này nhà ở Ba Càng, cùng nhóm đi học bằng xe đạp với mình. L. bao giờ cũng ăn diện, bảnh bao. Mình đặt cho hắn biệt danh “lùn – láng”.
Có một bạn cũng nhỏ con ngồi dãy bàn trước mặt bàn giáo sư, mình không nhớ tên, chỉ nhớ nhà bạn ở trong hẻm đầu cầu Khưu Văn Ba, đối diện hẻm Lò Rèn có nhà bà nội của mình. Vĩnh Long là quê cả nội và ngoại, nhưng mình ở nhà bà ngoại trong hẻm Huyện Cự vì có người dì sống cạnh nhà ngoại, mà theo người Việt ta “dì cũng như mẹ”. Những ngày cuối tuần mình hay xuống nhà bà nội chơi. Hẻm Lò Rèn nối đường dẫn lên cầu Lầu và cầu Khưu Văn Ba, hẻm có 2 cầu đúc bắt qua 2 mương nhỏ, mỗi cầu dài chỉ vài mét. Vì cầu ngắn, mặt cầu hẹp nên người ta không xây thành cầu mà thay vào đó 2 bên rìa đúc gờ cao khoảng 10cm, mặt gờ rộng cũng khoảng 10cm. Trẻ em trong xóm hay tập đi thăng bằng trên những gờ này, và thường tụ tập chơi gần một trong hai cây cầu, nơi có khoảng đất rộng được cây sa kê che mát. Buổi xế trưa Chủ nhật hôm đó chúng mình đang chơi thì có 2 người đàn ông đi đến. Dáng họ đi liêu xiêu, cả 2 đã say. Chúng mình dạt ra tránh. Một người không đi trên cầu mà cố đi trên gờ cầu. Say thì làm sao giữ được thăng bằng? Ông ta té xuống bãi bùn đầu cầu, người dính đầy bùn. Lội bùn leo lên cầu. Lại đi trên gờ, lại té, người dính nhiều bùn hơn. Hành động của người đàn ông gợi sự chú ý, và chúng mình đứng từ xa đếm nhịp cổ vũ cho hành động ấy. “Một, hai…, té rồi!” “Một, hai, ba…, té!” Nhiều lần như thế, càng lúc càng huyên náo. Sau nhiều lần cố gắng nhưng không thành công, ông ta có vẻ đã nản, thế là ông ta quay mặt về phía chúng mình cười và nói: “Vuiiii màààà!” Mình nhận ra người đàn ông ấy là ba của anh bạn. Hôm sau mình mang chuyện này vào lớp kể và diễn lại. Mình 2 lần xin lỗi bạn vì đã quên tên mà còn mang việc này ra kể ở đây. Mong bạn thông cảm. Trẻ em thường … “ngây thơ vô số tội”.
Bên ngoại mình là một dòng họ đã sống lâu đời ở Vĩnh Long, với rất đông con cháu, nên vào học Tống Phước Hiệp mình nhận ra ngay một người bà con: Nguyễn Quang H. Chỉ cần nói chuyện sơ qua, đại khái như:
- Quê ngoại tạo ở Tân Ngãi.
- Quê ngoại tao cũng ở Tân Ngãi.
- Bà Huyện X … là bà của tao.
- Bà Huyện X… cũng là bà của tao.
Sau đó về nhà mình hỏi dì, Hùng hỏi mẹ, là mối quan hệ họ hàng được thiết lập. (Bạn nào tò mò về mối quan hệ này mình xin đơn giản giải thích: Bà cố của Hùng và bà cố của mình có cùng bà cố! Để mở rộng thêm mối quan hệ họ hàng mình xin thông báo: Bạn nào gia đình sống ở Vĩnh Long đã năm – bảy đời có thể đến liên hệ với mình hay Quang H. để chúng ta nhận bà con. Xác suất có bà con là 99,99%.) Hùng đẹp trai, mái tóc quăn, cặp mắt đẹp, lông mi dài hay chơp chớp, (Mắt mình cũng đâu kém. Chả là cô thư ký văn phòng trường mỗi lần mình đến liên hệ vẫn âu yếm, kéo mình lại gần xoa đầu, gọi là “nai con”. Mình vẫn thắc mắc, nếu mắt đẹp sao không gọi bồ câu con, hay thỏ con mà gọi là nai con, hay do mình hôi bùn, và khét nắng? Có thể như thế lắm, vì má mình mỗi lần về thăm lại mang cho 1 chai eau de cologne cả lít với lời dặn: “Nhớ pha vào nước tắm cho … thơm.”) Tính H. rất hiền và có tài viết văn … dài nên lớp đặt danh hiệu “chị hai”. Có lần văn hứng nổi lên hắn làm bài luận dài 7 tờ giấy đôi. Để biểu dương một văn tài hứa hẹn, cô cho hắn đọc bài luận để cả lớp cùng thưởng thức. Chúng mình ngồi nghe mệt nghỉ.
Thông qua H. mình quen thêm một số bạn trước học chung lớp với H., vì H. cũng mới chuyển về lớp cùng năm với mình: Bùi Chí H., nhà ở đầu cầu Khưu Văn Ba. Anh bạn này khi bạn bè gặp nhau, hắn là đứa nói nhiều, và nói to nhất. Tôi đặt hắn biệt danh “to mồm”.
Với La Gia H. lúc đầu mình không thiện cảm. Do lúc nhỏ mình có thói quen la cà trên những con đường chính ở Vĩnh Long: ghé vào xe nước mía, xe hủ tiếu xem hình trang trí trên kiếng: Tề Thiên, Trương Phi, Vương Tiễn…, ghé tiệm Xuân Phát Lợi xem hàng, ghé tiệm thuốc Tây cân… sức khỏe. Tại một tiệm thuốc Bắc trên đường Gia Long mình thấy chưng một keo thủy tinh to chứa thuốc tể với dòng chữ rất “chảnh”: “Những người muốn khỏe mạnh phải biết đến thuốc này.” Mình rất ghét vì có bao giờ uống thuốc tể đâu mà vẫn khỏe, vẫn có thể đi chơi cả ngày, có điều không được nặng ký cho lắm thôi. Khi mình biết tiệm thuốc Bắc có keo thuốc tể ghi dòng chữ rất chảnh chính là nhà của H. thì mình có ác cảm. Chơi với H. mình mới biết H. không “chảnh” như keo thuốc tể của nhà bạn.
Học chung lớp và ở chung xóm Huyện Cự (nay là đường Lê thị Hồng Gấm) có anh Phan Văn K. và Nguyễn Văn M. Có lẽ do nhỏ con nên mình mặc cảm: lớp có nhiều anh lớn (con) quá. Trương Bá L. đã lớn con mà còn có tóc bạc, nào là Nguyễn Thanh P. (biệt danh “con bà Lý”), Dư Thiện L., rồi 2 anh “Tây”: Nguyễn Việt H. có biệt danh “Tây đen” và anh “tên Tây” Phan Văn H. Nhưng lớn nhất lớp (mình phong làm trưởng tràng) là anh K., ngồi cuối lớp, ít nói (hay không thèm nói với đám con nít?), chỉ cười cười. Tuy nói nhà chung xóm nhưng thật ra nhà mình và nhà anh K. rất xa, nhà mình gần ngã ba Ông Cảnh, còn nhà anh ở gần cầu Tân Hữu, muốn đến nhà anh mình phải đi qua cả thảy 5 cây cầu. (Cách diễn tả quảng đường ở Vĩnh Long thời ấy, cũng như Việt kiều diễn tả quảng đường bằng số phút đi xe hơi). Cây cầu thứ 5 dài nhất vì bắc qua con kênh rộng chảy phía sau sân banh tỉnh. Nhà anh K. ven ngã 3 sông. Trước mặt nhà là sông cầu Lộ chảy sang cầu Tân Hữu. Nhà anh có cầu tàu làm bằng gỗ rất đẹp có lan can hẵn hoi. Cạnh đó là cây dừa mọc nghiêng ra sông. Cảnh đẹp đến mức phải nói là thơ mộng. Mình đã đến cầu tàu đó tắm nhiều lần trước khi biết đó là của nhà anh K., sau nầy khi đã biết càng thoải mái hơn. Mình đạp xe đến, khóa xe vào cầu tàu (dạo đó ở Vĩnh Long nạn trộm xe khá nhiều. Chị mình cũng học TPH đã bị mất xe ngay trong trường!), cởi áo máng lên xe rồi cứ thế mà phóng xuống sông bơi. Bên kia sông là một ngôi đình, bờ sông trước đình là bãi bùn rộng, chơi trượt bùn rất thích. Thế là mình mượn nệm hơi của Quang H. rồi rủ thêm bạn đến cùng chơi. Mỗi lần mình “tắm” có thể dài 2 – 3 giờ. Dì mình nói: “Mầy tắm gì mà từ nước lớn đến nước ròng!”
Khi đã biết là nhà anh K. mình hỏi, “Tại sao nhà anh làm cầu tàu to vậy?” Anh cho biết, “Nhà làm lúa nên phải làm cầu tàu to để tiện vận chuyển lúa khi vào mùa.” Thế là mình “bắt mối” ngay: “Bao giờ làm lúa có việc nào vui (!) anh cho em đi theo với.” Đã tận mắt chứng kiến khả năng bơi và tính ham vui của mình, anh nhận lời không chút ngần ngại. Thế là một sáng Chủ nhật mình ngồi xuồng do anh K. chèo đến ruộng của nhà anh cách cầu Tân Hữu khoảng 5km, ven hàng rào phi trường. Gia đình anh gặt lúa, mình gom và chuyển lúa lên xuồng chở về dần. Khi mặt trời xuống thấp gần ngọn cây toàn bộ lúa đã gặt xong. Mình và anh K. về chuyến chót. Chúng mình ước lượng sai, số lúa chừa lại quá nhiều. Nếu chất hết lúa lên xuồng thì không có chỗ cho mình ngồi, và cũng không thể ngồi lên lúa vì như vậy sẽ quá cao, dễ lật xuồng. Bỏ lúa lại thì uổng, cũng không thể quay lại lấy lúa vì trời sắp tối, đi đêm bị lính bắn. Sau cùng chúng mình cũng nghĩ ra cách. Lúa được chuyển hết lên xuồng, còn mình sẽ nằm hờ trên lúa và phải vẹt lúa ra để 2 tay, 2 chân chỏi trực tiếp 2 bên be xuồng giữ thăng bằng. Anh K. ì ạch chèo xuồng, mình nằm bò trên đống lúa giống như con khỉ, sau cùng chúng mình cũng về đến nhà.
Có lẽ đoán được tình cảnh khó khăn của chúng mình nên cả nhà anh ra cầu tàu chờ. Không biết có ai thấy bộ dạng dị hợm của mình lúc đó? Còn mình trong bụng đang lo vì lúc nầy trời đã tối, hẻm không đèn, phải đi qua 5 cây cầu, trong số có 2 cây cầu khỉ, và về muộn sẽ bị dì rầy. Sau nầy nhớ lại mình nghĩ: Thầy dạy Vật lý nếu biết mình “đi” xuồng kiểu đó hẵn phải cho 20 điểm bài Trọng Tâm – Đa Giác Đế.
Nguyễn Văn M. làm cho mình sợ và khổ nhất dạo học TPH. Hắn trọ học trong khu rạch Ông Địa, cách nhà mình 2 cây cầu. Chúng mình cùng đạp xe đi học, đi chơi (khi có giờ trống) bến tàu, đài liệt sĩ (trước quán cơm xã hội)… Sau đó hắn “lên” Honda 67. Mình hỏi, hắn nói, “Nhà ở Phú Phụng trúng mùa xoài. Ông già cho tiền mua xe để tiện đi lại.” Từ đó hắn bỏ học nhiều hơn và hay đến nhà mình mượn vở chép bài. Vụ đánh bom phòng Thông tin Mỹ xảy ra M. bị bắt ngay sau đó. Mình bị mất 3 quyển vở vì cho M. mượn. Cảnh sát vào khu nhà trọ học sinh ven rạch Ông Địa lục soát làm mình càng lo. Ngày thi lục cá nguyệt đã gần kề. Bạn bè không dám cho mượn vở vì gần đến ngày thi. Năn nỉ lắm mới có bạn cho mượn, nhưng chỉ 1 ngày. Mượn được vở về là mình “điên cuồng” chép bài. Lúc ấy trong nhà mình có 3 “bà” chị, 2 chị ruột cũng học Tống Phước Hiệp và 1 chị “nuôi” quê Nha Mân xuống trọ nhà bà ngoại mình để học trường Nguyễn Thông. Trong nhà mình rất có uy tín vì tính tự giác học tập. Giờ thấy mình mua vở mới rồi ngồi miệt mài chép, mấy chị nghĩ mình bị chép phạt nên tế nhị chỉ đứng xa xa nhìn, mặt lộ vẻ sót sa cho đứa em rất đổi siêng năng học hành giờ miệt mài… chép phạt. Mình tức lắm nhưng không dám mở miệng than, chỉ biết cắm cuối chép cho xong để còn học thi. Hôm Cảnh sát đưa M. vào trường nói chuyện mình sợ xanh mặt. Chân leo cầu thang lên hội trường không nỗi, phải bám vào tay vịn lần từng bậc. Lớp mình lại được ưu tiên ngồi hàng đầu, mình ngồi mà run, chỉ sợ M. chỉ mặt mình rồi mét Cảnh Sát, “Thằng đó cho em mượn vở chép bài để em đi …đánh bom.” là đời mình tiêu!
Mình xin bảo đảm tất cả những chuyện kể trên là có thật, nhưng dựa theo ký ức của một người học suốt 2 năm mà không nhớ nỗi số hiệu lớp!
Tái Bút:
Sau khi mình gửi đăng bài nầy lên trang tongphuochiep-vinhlong.com vài hôm, bạn Phan Thanh Ph. điện thoại cho mình:
- Lớp mình là lớp đệ ngũ 7, rồi đệ tứ 7, nhớ chưa? Đệ ngũ 7, đệ tứ 7!
- Rồi, đệ tứ 7. Mà nè, sao tao chỉ nhớ toàn “đực rựa”, không nhớ được 1 bóng hồng, 1 nữ lưu nào hết?
- Cái thằng! Lớp mình làm gì có nữ. Nữ học mấy lớp số nhỏ như 1, 2, 3 …
Rõ ràng bộ nhớ của mình có vấn đề.
Nguyễn Hoàng Long.
Ảnh chụp tại lăng cụ Phan Thanh Giản, thị xã Vĩnh Long.
Bên trái qua:
La Gia H. cao lớn, khỏe mạnh nhờ tiệm nhà có keo thuốc tể.
Nguyễn Quang H. "chị hai" với mái tóc quăn và tài viết dài.
Trần Minh H. "ông địa" với nụ cười nhắm tít mắt.
Vũ Anh Q. "thư sinh".
Mình chỉ học ở trường Tống Phước Hiệp 2 năm: đệ ngũ (1967-68) và đệ tứ (68-69), số hiệu lớp mình không nhớ, chỉ nhớ đó là một số khá lớn 7, 8 hay 9 do mình mất học bạ cấp 2. Các bạn thông cảm, mình đậu tú tài II năm 1972, năm “mùa hè đỏ lửa”, nên có kết quả, lấy được chứng chỉ tú tài 2 là mình lo “chạy ngược, chạy xuôi”, quên mất vụ rút hồ sơ cấp 2. Năm đệ ngũ mình thuộc nhóm ngồi bàn đầu, phía sát cửa, do lùn và nhỏ con.
Đầu bàn, bên trái mình là bạn Nguyễn Văn Ng. Bạn này không lùn và nhỏ con nhưng được đặt cách ngồi bàn đầu do vừa bị gẫy tay. Nhà Ng. ở Tân Hạnh (Cầu Đôi) và bán tạp hóa. Ba má Ng. khi đã lớn tuổi mới có mình Ng. nên rất thương con và trọng bạn của con. Ng. hay mời bạn đến nhà chơi, mà mình thì “không khách sáo” nên Ng. rất thích. Ba má Ng. tiếp đãi chúng mình nồng hậu. Má Ng. hay làm các món ngọt: chuối khô xắt cọng ngào đường, cơm cháy khô, bóp nhỏ ngào đường… để đãi chúng mình. Bà thích hỏi chuyện mình. Những lần lên nhà Ng. chơi nếu không có việc gì chơi, làm chung, học chung với Ng. bà gọi mình lại… nói chuyện. Bà nằm trên võng lắc lư, mắt ngó ra nhà trước trông tiệm, mình ngồi ở bàn ăn gần đó với dĩa đồ ngọt, tay cầm muỗng hay nĩa, và bình trà thật to trước mặt. Cứ thế hai bác cháu rỉ rả nói chuyện, chủ yếu là bà hỏi, mình trả lời. Có lần bà đãi mình món gừng xay vo viên với đường cát, uống nước trà nóng trong tô. Có lẽ do thấy mình quá “nhiệt tình” trong những lần trước, nên lần này bà đặt nguyên một thố thủy tinh, thay vì dĩa (chắc dung tích phải hơn lon sữa bò) đãi. Mình không thèm “giữ kẻ” ăn gần sạch thố mứt (còn sót mấy viên; do bị bể không xiên được!), báo hại về nhà bị tưa lưỡi, phải bỏ cơm tối, rồi viêm họng, ho, sốt phải uống thuốc hết mấy ngày.
Ba của Ng. lớn tuổi, hay mặc áo bà ba màu trắng, tóc để dài búi củ hành (hình như nhà bạn theo đạo Cao Đài. Cái “củ hành” nầy là đề tài để mình ghẹo phá Ng. nhưng bạn không bao giờ giận), nhưng lại thích xe mô tô. Mình thấy trong nhà có dựng chiếc Motobécane to, đen nhưng chưa bao giờ thấy ông mang xe ra chạy, và lần nào đến nhà cũng thấy ông lau chùi xe. Cứ thấy ông lau xe mình lại nghe má Ng. nói về việc người này, người nọ tháo động cơ xe ra để chạy máy bơm tưới cây, hay chạy máy xay bột.
Một lần chúng mình ra vườn sau nhà Ng. chơi thì thấy cây vú sữa mọc ven sông có một số trái chín. Dưới ánh nắng xế trưa gay gắt, những trái vú sữa màu tím chói ngời trông rất “ngứa mắt”. Mình nói Ng. lấy cây lồng để hái. Ng. nói nhà không có cây lồng. (Ở thôn quê, nhà có vườn mà không có cây lồng mới là chuyện lạ!) Nhưng không sao, lần này đi trong nhóm đã có anh M. (Hồ Văn M.). Nhà anh ở gần đó nên tháp tùng bọn mình sang nhà Ng. chơi. Hình như anh M. đã lớn tuổi nên mặt anh trông già (có đứa xì xào: “Anh M. có vợ rồi!”), nhưng tác người thấp bé như chúng mình, vui tính, hay cùng bọn mình đùa giởn, đặc biệt là anh leo cây rất giỏi. Anh M. trổ tài, bọn mình đứng dưới đất chỉ điểm, cổ vũ, hái trụi cây vú sữa. Nếu người ngoài nhìn đám chúng mình lúc ấy với miệng mở to, mắt sáng lên vì thích thú sẽ tưởng như thấy một tổ chim dòng dọc non (chưa xẹp bụng cứt!) đang chờ chim mẹ mớm mồi. Mình mê ăn nên quên nhìn mặt Ng. lúc ấy.
Anh M. là đề tài cho các bạn ghẹo phá khi lớp tập trung lại sau mỗi lần nghỉ dài ngày như Tết hay hè. Mấy anh lớn ngồi cuối lớp đẩy anh ra khỏi bàn, “Mầy nhỏ, lên bàn đầu mà ngồi!” Anh M. đỏ mặt, tía tai ra sức ghị lại, miệng năn nỉ, “Cho tao ngồi với. Ngồi trển kỳ lắm!” Đám nhỏ chúng mình ré lên phụ họa: “Thưa thầy/cô, anh M. nhỏ mà không chịu lên bàn đầu ngồi.”
Ngồi bên phải mình là Phan Thanh Ph. Mình và Ph. có nhiều điểm tương đồng. Cùng là “dân” về quê ngoại trọ học do chiến tranh, nhà (trọ) gần nhau, thích chơi thể thao, thích nuôi gà, nuôi cá, và cùng nhỏ con. Sang năm đệ tứ chúng mình mất “đặc quyền bàn đầu” do mình nhổ giò (chắc do mình thường xuyên bơi lội, tắm sông và chơi thể thao) cao vượt, còn Ph. vừa cao, vừa mập. Mình đặt cho hắn biệt danh “Ph. (phì) lũ”. Gần nhà Ph. là nhà bà Thông Tiên có sân trước rất rộng. Chúng mình kết bạn với đám cháu, chắt bà Thông Tiên rồi tụ tập trong sân đá banh, căng lưới đánh cầu, hay băng qua đường, vào hẻm nhà ông Tòng Bá xem cá kiểng, hoặc rình xem ông Tòng Bá “ép cá”. Cuối năm đệ tứ, ba đổi về Sài Gòn làm việc nên năm sau mình sẽ lên Sài Gòn học đệ tam. Trước khi lên Sài Gòn, mình gom dụng cụ thể thao tặng Ph. Sau này Ph. cho biết, “Mới chơi (với dụng cụ ấy) được mấy bữa thì mùa mưa tới. Tao gom hết bỏ vào thùng cất lên trần nhà. Hết mùa mưa mang xuống chơi thì thấy bị chuột cắn đứt hết lưới. Tiếc muốn rớt nước mắt!”
Đầu bàn nhì, phía sau bàn mình, là Nguyễn Văn L., biệt danh “L. rỗ” do mặt bạn có mấy nốt rỗ. Nhà bạn ở khu cầu Lầu và hình như làm nghề mộc. Dù L. không “lớn con” lắm nhưng tay bạn rất khỏe và khéo, bạn hay biểu diễn công phu cho chúng mình xem, cũng như biểu diễn kỹ thuật chuốt bút chì bằng lưỡi lam. Bút chì do bạn chuốt nhìn thích mắt và dùng tốt hơn bút chì chuốt bằng máy.
Sau lưng mình là Trần Minh H. Nhà bạn này gần quán chè người Hoa trên đường Tống Phước Hiệp. H. cũng lùn, nhỏ con như mình nhưng có nụ cười rất tươi (cười tít mắt) nên bạn trong lớp đặt cho biệt danh “ông địa”. Đầu bàn phía trong là La L., bạn này nhà ở Ba Càng, cùng nhóm đi học bằng xe đạp với mình. L. bao giờ cũng ăn diện, bảnh bao. Mình đặt cho hắn biệt danh “lùn – láng”.
Có một bạn cũng nhỏ con ngồi dãy bàn trước mặt bàn giáo sư, mình không nhớ tên, chỉ nhớ nhà bạn ở trong hẻm đầu cầu Khưu Văn Ba, đối diện hẻm Lò Rèn có nhà bà nội của mình. Vĩnh Long là quê cả nội và ngoại, nhưng mình ở nhà bà ngoại trong hẻm Huyện Cự vì có người dì sống cạnh nhà ngoại, mà theo người Việt ta “dì cũng như mẹ”. Những ngày cuối tuần mình hay xuống nhà bà nội chơi. Hẻm Lò Rèn nối đường dẫn lên cầu Lầu và cầu Khưu Văn Ba, hẻm có 2 cầu đúc bắt qua 2 mương nhỏ, mỗi cầu dài chỉ vài mét. Vì cầu ngắn, mặt cầu hẹp nên người ta không xây thành cầu mà thay vào đó 2 bên rìa đúc gờ cao khoảng 10cm, mặt gờ rộng cũng khoảng 10cm. Trẻ em trong xóm hay tập đi thăng bằng trên những gờ này, và thường tụ tập chơi gần một trong hai cây cầu, nơi có khoảng đất rộng được cây sa kê che mát. Buổi xế trưa Chủ nhật hôm đó chúng mình đang chơi thì có 2 người đàn ông đi đến. Dáng họ đi liêu xiêu, cả 2 đã say. Chúng mình dạt ra tránh. Một người không đi trên cầu mà cố đi trên gờ cầu. Say thì làm sao giữ được thăng bằng? Ông ta té xuống bãi bùn đầu cầu, người dính đầy bùn. Lội bùn leo lên cầu. Lại đi trên gờ, lại té, người dính nhiều bùn hơn. Hành động của người đàn ông gợi sự chú ý, và chúng mình đứng từ xa đếm nhịp cổ vũ cho hành động ấy. “Một, hai…, té rồi!” “Một, hai, ba…, té!” Nhiều lần như thế, càng lúc càng huyên náo. Sau nhiều lần cố gắng nhưng không thành công, ông ta có vẻ đã nản, thế là ông ta quay mặt về phía chúng mình cười và nói: “Vuiiii màààà!” Mình nhận ra người đàn ông ấy là ba của anh bạn. Hôm sau mình mang chuyện này vào lớp kể và diễn lại. Mình 2 lần xin lỗi bạn vì đã quên tên mà còn mang việc này ra kể ở đây. Mong bạn thông cảm. Trẻ em thường … “ngây thơ vô số tội”.
Bên ngoại mình là một dòng họ đã sống lâu đời ở Vĩnh Long, với rất đông con cháu, nên vào học Tống Phước Hiệp mình nhận ra ngay một người bà con: Nguyễn Quang H. Chỉ cần nói chuyện sơ qua, đại khái như:
- Quê ngoại tạo ở Tân Ngãi.
- Quê ngoại tao cũng ở Tân Ngãi.
- Bà Huyện X … là bà của tao.
- Bà Huyện X… cũng là bà của tao.
Sau đó về nhà mình hỏi dì, Hùng hỏi mẹ, là mối quan hệ họ hàng được thiết lập. (Bạn nào tò mò về mối quan hệ này mình xin đơn giản giải thích: Bà cố của Hùng và bà cố của mình có cùng bà cố! Để mở rộng thêm mối quan hệ họ hàng mình xin thông báo: Bạn nào gia đình sống ở Vĩnh Long đã năm – bảy đời có thể đến liên hệ với mình hay Quang H. để chúng ta nhận bà con. Xác suất có bà con là 99,99%.) Hùng đẹp trai, mái tóc quăn, cặp mắt đẹp, lông mi dài hay chơp chớp, (Mắt mình cũng đâu kém. Chả là cô thư ký văn phòng trường mỗi lần mình đến liên hệ vẫn âu yếm, kéo mình lại gần xoa đầu, gọi là “nai con”. Mình vẫn thắc mắc, nếu mắt đẹp sao không gọi bồ câu con, hay thỏ con mà gọi là nai con, hay do mình hôi bùn, và khét nắng? Có thể như thế lắm, vì má mình mỗi lần về thăm lại mang cho 1 chai eau de cologne cả lít với lời dặn: “Nhớ pha vào nước tắm cho … thơm.”) Tính H. rất hiền và có tài viết văn … dài nên lớp đặt danh hiệu “chị hai”. Có lần văn hứng nổi lên hắn làm bài luận dài 7 tờ giấy đôi. Để biểu dương một văn tài hứa hẹn, cô cho hắn đọc bài luận để cả lớp cùng thưởng thức. Chúng mình ngồi nghe mệt nghỉ.
Thông qua H. mình quen thêm một số bạn trước học chung lớp với H., vì H. cũng mới chuyển về lớp cùng năm với mình: Bùi Chí H., nhà ở đầu cầu Khưu Văn Ba. Anh bạn này khi bạn bè gặp nhau, hắn là đứa nói nhiều, và nói to nhất. Tôi đặt hắn biệt danh “to mồm”.
Với La Gia H. lúc đầu mình không thiện cảm. Do lúc nhỏ mình có thói quen la cà trên những con đường chính ở Vĩnh Long: ghé vào xe nước mía, xe hủ tiếu xem hình trang trí trên kiếng: Tề Thiên, Trương Phi, Vương Tiễn…, ghé tiệm Xuân Phát Lợi xem hàng, ghé tiệm thuốc Tây cân… sức khỏe. Tại một tiệm thuốc Bắc trên đường Gia Long mình thấy chưng một keo thủy tinh to chứa thuốc tể với dòng chữ rất “chảnh”: “Những người muốn khỏe mạnh phải biết đến thuốc này.” Mình rất ghét vì có bao giờ uống thuốc tể đâu mà vẫn khỏe, vẫn có thể đi chơi cả ngày, có điều không được nặng ký cho lắm thôi. Khi mình biết tiệm thuốc Bắc có keo thuốc tể ghi dòng chữ rất chảnh chính là nhà của H. thì mình có ác cảm. Chơi với H. mình mới biết H. không “chảnh” như keo thuốc tể của nhà bạn.
Học chung lớp và ở chung xóm Huyện Cự (nay là đường Lê thị Hồng Gấm) có anh Phan Văn K. và Nguyễn Văn M. Có lẽ do nhỏ con nên mình mặc cảm: lớp có nhiều anh lớn (con) quá. Trương Bá L. đã lớn con mà còn có tóc bạc, nào là Nguyễn Thanh P. (biệt danh “con bà Lý”), Dư Thiện L., rồi 2 anh “Tây”: Nguyễn Việt H. có biệt danh “Tây đen” và anh “tên Tây” Phan Văn H. Nhưng lớn nhất lớp (mình phong làm trưởng tràng) là anh K., ngồi cuối lớp, ít nói (hay không thèm nói với đám con nít?), chỉ cười cười. Tuy nói nhà chung xóm nhưng thật ra nhà mình và nhà anh K. rất xa, nhà mình gần ngã ba Ông Cảnh, còn nhà anh ở gần cầu Tân Hữu, muốn đến nhà anh mình phải đi qua cả thảy 5 cây cầu. (Cách diễn tả quảng đường ở Vĩnh Long thời ấy, cũng như Việt kiều diễn tả quảng đường bằng số phút đi xe hơi). Cây cầu thứ 5 dài nhất vì bắc qua con kênh rộng chảy phía sau sân banh tỉnh. Nhà anh K. ven ngã 3 sông. Trước mặt nhà là sông cầu Lộ chảy sang cầu Tân Hữu. Nhà anh có cầu tàu làm bằng gỗ rất đẹp có lan can hẵn hoi. Cạnh đó là cây dừa mọc nghiêng ra sông. Cảnh đẹp đến mức phải nói là thơ mộng. Mình đã đến cầu tàu đó tắm nhiều lần trước khi biết đó là của nhà anh K., sau nầy khi đã biết càng thoải mái hơn. Mình đạp xe đến, khóa xe vào cầu tàu (dạo đó ở Vĩnh Long nạn trộm xe khá nhiều. Chị mình cũng học TPH đã bị mất xe ngay trong trường!), cởi áo máng lên xe rồi cứ thế mà phóng xuống sông bơi. Bên kia sông là một ngôi đình, bờ sông trước đình là bãi bùn rộng, chơi trượt bùn rất thích. Thế là mình mượn nệm hơi của Quang H. rồi rủ thêm bạn đến cùng chơi. Mỗi lần mình “tắm” có thể dài 2 – 3 giờ. Dì mình nói: “Mầy tắm gì mà từ nước lớn đến nước ròng!”
Khi đã biết là nhà anh K. mình hỏi, “Tại sao nhà anh làm cầu tàu to vậy?” Anh cho biết, “Nhà làm lúa nên phải làm cầu tàu to để tiện vận chuyển lúa khi vào mùa.” Thế là mình “bắt mối” ngay: “Bao giờ làm lúa có việc nào vui (!) anh cho em đi theo với.” Đã tận mắt chứng kiến khả năng bơi và tính ham vui của mình, anh nhận lời không chút ngần ngại. Thế là một sáng Chủ nhật mình ngồi xuồng do anh K. chèo đến ruộng của nhà anh cách cầu Tân Hữu khoảng 5km, ven hàng rào phi trường. Gia đình anh gặt lúa, mình gom và chuyển lúa lên xuồng chở về dần. Khi mặt trời xuống thấp gần ngọn cây toàn bộ lúa đã gặt xong. Mình và anh K. về chuyến chót. Chúng mình ước lượng sai, số lúa chừa lại quá nhiều. Nếu chất hết lúa lên xuồng thì không có chỗ cho mình ngồi, và cũng không thể ngồi lên lúa vì như vậy sẽ quá cao, dễ lật xuồng. Bỏ lúa lại thì uổng, cũng không thể quay lại lấy lúa vì trời sắp tối, đi đêm bị lính bắn. Sau cùng chúng mình cũng nghĩ ra cách. Lúa được chuyển hết lên xuồng, còn mình sẽ nằm hờ trên lúa và phải vẹt lúa ra để 2 tay, 2 chân chỏi trực tiếp 2 bên be xuồng giữ thăng bằng. Anh K. ì ạch chèo xuồng, mình nằm bò trên đống lúa giống như con khỉ, sau cùng chúng mình cũng về đến nhà.
Có lẽ đoán được tình cảnh khó khăn của chúng mình nên cả nhà anh ra cầu tàu chờ. Không biết có ai thấy bộ dạng dị hợm của mình lúc đó? Còn mình trong bụng đang lo vì lúc nầy trời đã tối, hẻm không đèn, phải đi qua 5 cây cầu, trong số có 2 cây cầu khỉ, và về muộn sẽ bị dì rầy. Sau nầy nhớ lại mình nghĩ: Thầy dạy Vật lý nếu biết mình “đi” xuồng kiểu đó hẵn phải cho 20 điểm bài Trọng Tâm – Đa Giác Đế.
Nguyễn Văn M. làm cho mình sợ và khổ nhất dạo học TPH. Hắn trọ học trong khu rạch Ông Địa, cách nhà mình 2 cây cầu. Chúng mình cùng đạp xe đi học, đi chơi (khi có giờ trống) bến tàu, đài liệt sĩ (trước quán cơm xã hội)… Sau đó hắn “lên” Honda 67. Mình hỏi, hắn nói, “Nhà ở Phú Phụng trúng mùa xoài. Ông già cho tiền mua xe để tiện đi lại.” Từ đó hắn bỏ học nhiều hơn và hay đến nhà mình mượn vở chép bài. Vụ đánh bom phòng Thông tin Mỹ xảy ra M. bị bắt ngay sau đó. Mình bị mất 3 quyển vở vì cho M. mượn. Cảnh sát vào khu nhà trọ học sinh ven rạch Ông Địa lục soát làm mình càng lo. Ngày thi lục cá nguyệt đã gần kề. Bạn bè không dám cho mượn vở vì gần đến ngày thi. Năn nỉ lắm mới có bạn cho mượn, nhưng chỉ 1 ngày. Mượn được vở về là mình “điên cuồng” chép bài. Lúc ấy trong nhà mình có 3 “bà” chị, 2 chị ruột cũng học Tống Phước Hiệp và 1 chị “nuôi” quê Nha Mân xuống trọ nhà bà ngoại mình để học trường Nguyễn Thông. Trong nhà mình rất có uy tín vì tính tự giác học tập. Giờ thấy mình mua vở mới rồi ngồi miệt mài chép, mấy chị nghĩ mình bị chép phạt nên tế nhị chỉ đứng xa xa nhìn, mặt lộ vẻ sót sa cho đứa em rất đổi siêng năng học hành giờ miệt mài… chép phạt. Mình tức lắm nhưng không dám mở miệng than, chỉ biết cắm cuối chép cho xong để còn học thi. Hôm Cảnh sát đưa M. vào trường nói chuyện mình sợ xanh mặt. Chân leo cầu thang lên hội trường không nỗi, phải bám vào tay vịn lần từng bậc. Lớp mình lại được ưu tiên ngồi hàng đầu, mình ngồi mà run, chỉ sợ M. chỉ mặt mình rồi mét Cảnh Sát, “Thằng đó cho em mượn vở chép bài để em đi …đánh bom.” là đời mình tiêu!
Mình xin bảo đảm tất cả những chuyện kể trên là có thật, nhưng dựa theo ký ức của một người học suốt 2 năm mà không nhớ nỗi số hiệu lớp!
Tái Bút:
Sau khi mình gửi đăng bài nầy lên trang tongphuochiep-vinhlong.com vài hôm, bạn Phan Thanh Ph. điện thoại cho mình:
- Lớp mình là lớp đệ ngũ 7, rồi đệ tứ 7, nhớ chưa? Đệ ngũ 7, đệ tứ 7!
- Rồi, đệ tứ 7. Mà nè, sao tao chỉ nhớ toàn “đực rựa”, không nhớ được 1 bóng hồng, 1 nữ lưu nào hết?
- Cái thằng! Lớp mình làm gì có nữ. Nữ học mấy lớp số nhỏ như 1, 2, 3 …
Rõ ràng bộ nhớ của mình có vấn đề.
Nguyễn Hoàng Long.
Comment