VỊNH CAM RANH
ĐỆ NHẤT QUÂN CẢNG & DU LỊCH BIỂN
ĐỆ NHẤT QUÂN CẢNG & DU LỊCH BIỂN
Composed by Khang Pham
Bài Tham Khảo
Bài Tham Khảo
[justify]Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, vịnh Cam Ranh luôn giữ vai trò là một quân cảng quan trọng bậc nhất. Hội tụ đầy đủ những ưu thế mang tầm chiến lược về địa lý, hàng hải cũng như vị thế lịch sử quan trọng, Cam Ranh ngày nay luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của giới quân sự mà cả các nhà đầu tư quốc tế.
[/justify]
Vịnh Cam Ranh nằm trên tọa độ 11 độ kinh Đông, 12,10 độ vĩ Bắc, thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Yokohama. Được hình thành từ hai nhánh núi bao bọc, vịnh Cam Ranh có chiều rộng trung bình 12-13km, độ sâu từ 18-32m, có diện tích hơn 60km2 và cách đường hàng hải quốc tế khoảng 1 giờ tàu biển. Điều kiện thủy văn, địa chất rất thuận lợi, thủy triều trong vịnh khá đều đặn, tương đối đúng giờ. Đáy vịnh bằng phẳng, chủ yếu là cát phù sa khá chắc. Ngoài cửa vịnh có các đảo và cù lao chắn gió nên vịnh lặng sóng, thuận tiện cho thuyền neo đậu, tàu có trọng tải 100.000 tấn ra vào dễ dàng.
Vịnh Cam Ranh có vị trí chiến lược đáng kể nên từ thời Pháp thuộc người Pháp đã dùng nơi đây làm căn cứ hải quân ở Đông Dương.
Vào đầu thế kỷ 20 Cam Ranh là chặng nghỉ cho hạm đội Đế quốc Nga trên đường sang Viễn Đông giao chiến với Nhật Bản năm 1905. Hạm đội này sau bị đại bại trong Trận Tsushima. Khi Đế quốc Nhật Bản mở cuộc bành trướng thời Chiến tranh thế giới thứ hai thì Vịnh cam Ranh lại được trưng dụng làm địa điểm chuẩn bị cho cuộc tấn công Malaysia năm 1942.
Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam Cam Ranh trở thành căn cứ quan trọng của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Sau khi hai miền Bắc Nam thống nhất thì cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hải quân quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa khối Liên Xô và Hoa Kỳ. Chính phủ Xô viết chính thức ký năm 1978 một thỏa thuận với Việt Nam để thuê hải cảng này trong thời gian 25 năm. Cuối thập niên 1980, Liên Xô tan vỡ; chính phủ Nga nhận kế thừa hợp đồng đó cho tới năm 1993. Một hiệp định mới cho phép Nga tiếp tục có mặt tại Cam Ranh nhưng chủ đích căn cứ này chuyển sang làm nơi thám thính, theo dõi hoạt động của Trung Quốc còn các chiến cụ và quân nhân được rút về Nga. Còn lại là nhân viên kỹ thuật tình báo.
Trong cuộc điều đình kéo dài thời hạn thuê quân cảng Cam Ranh thì Việt Nam đòi Nga phải trả tiền thuê hằng năm là 200 triệu Mỹ kim. Chính phủ Nga không chịu điều khoản này(?) nên ngày 2 tháng 5 năm 2002, lá cờ Nga được hạ xuống lần cuối cùng tại căn cứ Cam Ranh. Hiện tại, chính quyền Việt Nam có dự định phát triển căn cứ này với mục đính dân sự, tương tự như chính phủ Philippines đã làm với Căn cứ không quân Clark của Mỹ.
Vịnh Cam Ranh là một cảng biển nước sâu ở Việt Nam, thuộc thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Vịnh này thường được xem là bến nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, thích hợp làm nơi tàu bè trú ẩn khi biển động. Vì địa thế chiến lược mà Cam Ranh được sự chú ý quân sự qua nhiều thời kỳ. Hải quân Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô đã từng dùng Vịnh Cam Ranh làm căn cứ chiến sự.
Kể từ 2004 đến nay, kế hoạch của Việt Nam là thu hồi việc sử dụng vịnh Cam Ranh; thay vì làm căn cứ cho nước ngoài, Vịnh Cam Ranh sẽ chuyển dần sang mục đích dân sự.
Tháng 9 2014, Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển (giai đoạn 1) thuộc dự án đầu tư Khu dịch vụ hàng hải, sữa chữa, đóng mới tàu biển và công trình dầu khí biển tại căn cứ quân sự Cam Ranh. Giai đoạn 2 của dự án xây dựng cảng quốc tế Cam Ranh là một cơ sở hậu cần hiện đại, có uy tín, sánh ngang với các hải cảng lớn trên thế giới và đến hàng thế kỷ sau vẫn không bị lạc hậu.
Ngày 8 tháng 3 năm 2016, tại căn cứ quân sự Cam Ranh, Quân chủng Hải quân Việt Nam tổ chức lễ khai trương cảng quốc tế Cam Ranh, một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam tiếp nhận được tàu sân bay tải trọng 110.000 DWT (dead weight tonnage), tàu khách có dung tích 100.000 GRT (gross tonage) và sửa chữa, đóng mới các công trình biển như giàn khoan đến 200m nước. có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và 185 tàu mỗi năm, là cảng đầu tiên tại Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão đến cấp 8.
Còn thứ mà Việt Nam có thể dùng để nắm thế chủ động trên phương diện đẩy mạnh quan hệ với Mỹ và Nga là vịnh Cam Ranh – căn cứ quan trọng trên biển hiếm có ở châu Á. Mỹ và Nga đã triển khai tranh giành quyết liệt ở đây. Bằng cớ là vào tháng 3-2015, Reuters đã đưa tin là Chính phủ Mỹ từng yêu cầu mạnh mẽ Việt Nam “không được cho Nga sử dụng căn cứ tại vịnh Cam Ranh”.
Các nhà quan sát quân sự khu vực Đông Nam Á đều chung nhìn nhận là mấy mươi năm qua, xung quanh Biển Đông, có hai quân cảng lớn nổi tiếng mà chưa có ai “soán ngôi”: một là căn cứ hải quân vịnh Subic của Philippines trước đây do quân đội Mỹ sử dụng, hiện tại quân đội Mỹ vẫn sử dụng; hai là căn cứ hải quân vịnh Cam Ranh của Việt Nam từng lần lượt được quân đội: Pháp, Nhật Bản, Mỹ và Liên Xô sử dụng.
Hiện tại quân đội Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh với nhiệm vụ bảo dưỡng số tàu ngầm của Nga đóng cho Việt Nam. Ở đây hiện tại tàu chiến chủ lực của hải quân Việt Nam ngoài một vài chiếc tàu dưới 3000 tấn, còn lại hầu hết đều là tàu cỡ nhỏ vài trăm tấn, vì vậy về cơ bản không lấp đầy được cảng biển rộng lớn này.
Do vậy dễ nhận ra lý do của Việt Nam là để một phần của vịnh Cam Ranh cung cấp cho hải quân nước ngoài sử dụng, vừa có thể đổi lấy viện trợ quân sự, vừa có thể khiến cho Trung Quốc e ngại không dám tấn công, còn có thể dùng “đa phương” khi tiến hành đối đầu với Trung Quốc.
Điều có sức hút hơn là xuất phát từ 12 độ vĩ bắc của cảng Cam Ranh, hành trình chưa đến 1 giờ đồng hồ là tuyến hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, phạm vi bao phủ đương nhiên bao gồm tất cả các đảo, bãi đá ở Biển Đông của Việt Nam. Một số chuyên gia quân sự cho rằng có được vịnh Cam Ranh thì có thể kiểm soát được Biển Đông và cả eo biển Malacca, thậm chí còn có thể tiến hành giám sát điện tử đối với khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persian thậm chí cả biển Hoa Đông.
Đương nhiên không chỉ có Mỹ nhìn thấy điểm này, Nga cũng không cam lòng vì đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô, vì vậy, sau khi có tin đồn Việt Nam muốn cho thuê, Mỹ và Nga đều muốn thử xem sao, hai bên đều lo sợ cảng này có thể bị đối phương giành được quyền thuê.
Nếu Mỹ có được cảng Cam Ranh thì chẳng khác nào nắm chắc được Biển Đông, bởi vì khả năng kiểm soát của cảng Cam Ranh đối với bất kỳ đảo, đá nào ở Biển Đông đều cao hơn nhiều so với các căn cứ hải quân hiện có của các nước xung quanh, từ đó Mỹ cũng có thể thực hiện kế hoạch "phỏng tỏa khép kín hoàn toàn" đối với Trung Quốc, từ Hàn Quốc đến Nhật Bản rồi đến Philippines, cuối cùng đến vịnh Cam Ranh.
Do phía Đông Tây của Biển Đông rộng không quá 900 km, cho dù sử dụng loại máy bay chiến đấu hoặc tàu chiến nào thì quân đội Mỹ cũng đều có thể dễ dàng đến vùng biển xung đột trong thời gian ngắn, từ đó Biển Đông cũng thực sự trở thành sân sau của quân đội Mỹ.
Tuy nhiên vẫn đang có hơn 90% vũ khí tiên tiến mà quân đội Việt Nam mua hiện nay đều do Nga cung cấp. Quân đội Nga chưa chắc đã dùng ngoại tệ mạnh khiến Việt Nam hài lòng để thanh toán cho Việt Nam, nhưng theo cách làm trước đây của Việt Nam và Nga, quân đội Nga có thể cung cấp vũ khí để trả phí thuê cảng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi tới thăm Hà Nội đã tuyên bố “Mỹ và Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ phòng thủ”, còn cam kết sẽ xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, đồng thời viện trợ một số tàu tuần tra cho Việt Nam.
Rõ ràng Mỹ lôi kéo Việt Nam, đồng thời cũng đang tích cực tranh giành để có thể có mặt tại vịnh Cam Ranh. Nếu thực hiện được mong muốn này, không những Mỹ kéo được một đồng minh mới từ trong tay Nga, mà còn có thể đuổi được thế lực Nga ra khỏi Biển Đông, nhưng điều then chốt là có thể phá vỡ hoàn toàn giấc mơ của Trung Quốc muốn thoát ra khỏi sự phong tỏa của chuỗi đảo, để cho chiến lược “Con đường tơ lụa mới trên biển” của Trung Quốc thất bại lúc còn trong giai đoạn manh nha.
Ngoài ra, một nước khác cũng rất muốn có được Biển Đông, đó là Nhật Bản cũng đang tính toán có lợi cho mình. Theo yêu cầu của Mỹ, Nhật Bản cũng có kế hoạch chuẩn bị can dự vào Biển Đông, đồng thời vào tháng 5 đã bắt đầu cử hai chiến máy bay tuần tra P-3C tuần tra trên Biển Đông, cuối cùng hai chiếc máy bay tuần tra này hạ cánh xuống Đà Nẵng, phía Bắc của vịnh Cam Ranh.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng mong muốn các tàu chiến chuẩn bị đến tuần tra ở Biển Đông phải có một căn cứ lâu dài để sử dụng, vì vậy trên thực tế Nhật Bản cũng đang giành quyền thuê vịnh Cam Ranh. Đương nhiên dù là quân đội Mỹ thuê hay Nhật Bản thuê thì về bản chất gần như giống nhau, đều có kế hoạch tiến hành phong tỏa kiềm chế đối với Trung Quốc, hai nước này dù ai giành được thì cũng đều không phải là một tin tốt lành cho Trung Quốc.
Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa từ lâu đã được xem là một trong 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới, cùng với vịnh San Francisco của Mỹ và vịnh Rio de Janéro của Brazil. Đây cũng là một trong những vịnh nguyên sơ, được ví như một “dải lụa xanh” tuyệt đẹp của Việt Nam và thế giới.
Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc trưng duyên hải Trung Bộ, là nơi lý tưởng để tổ chức các loại hình du lịch biển quốc tế như: bơi thuyền, câu cá, lặn biển xem san hô, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, leo núi..., không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Đây là nơi lý tưởng cho việc xây dựng một khu du lịch biển tầm cỡ thế giới.
Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía Đông, phía Tây. Phía Nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước luôn êm đềm. Du thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn... Thời tiết ở khu vực vịnh quanh năm nắng ấm, bầu trời trong xanh tạo cho mặt vịnh một màu xanh rất dễ chịu.
Thiên nhiên ở vịnh Cam Ranh đẹp gần như còn nguyên sơ: những bãi cát trắng vàng, trải dài mịn màng như chưa bao giờ có dấu chân người (cát ở Cam Ranh có hàm lượng silic và titan rất lớn, từng xuất khẩu sang Nhật Bản để chế tạo thủy tinh). Dưới lòng vịnh có những rặng san hô và những đàn cá nhiều màu sắc rất đẹp mắt. Nhưng đẹp nhất vẫn là những quần thể ghềnh đá granit do sự xâm thực của gió, của nước biển đã tạo nên những hình thù chồng chất. Vịnh còn có nhiều bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, bên cạnh những rặng dừa xanh cao vút, tạo nên nét đặc trưng của miền duyên hải Trung bộ.
Cam Ranh còn có một ưu thế lớn là trữ lượng nước ngọt đáng kể trong lòng đất (mặc dù ba phía là biển) khiến cho đất đai nơi đây trù phú, phủ kín bởi màu xanh tươi của cây trái. Nơi đây khi mùa xuân về, hoa mai rừng nở rộ cả một khoảng trời.
Cam Ranh còn là nơi cư trú của nhiều loại thú rừng và không thể không kể đến những loại hải sản nổi tiếng như: tôm hùm Bình Ba, sò huyết Thủy Triều...
Cam Ranh nổi tiếng với hàng trăm bãi biển tự nhiên, trong đó ta không thể không kể đến 4 bãi biển đẹp nhất vịnh Cam Ranh là: các bãi tắm tại đảo Bình Ba, bãi Dài, Bình Hưng, Bình Lập.
1. Đảo Bình Ba
Để có thể tìm được một nơi tránh nóng thích hợp cho những ngày hè oi ả thì không đâu bằng đảo Bình Ba, không những cuộc sống ngoài đảo cực yên ả mà ở đây còn có những bãi biển đẹp nhất vịnh Cam Ranh nữa. Đến với Bình Ba là đến với những ngày tháng bình dị, đến với biển xanh hòa cùng sắc xanh của màu trời, đến với những rạn san hô lung linh sắc màu và đến với món ngon không thể chối từ như: tôm hùm, bánh căn…
Vì Bình Ba là hòn đảo quân sự nên khi đến đảo bạn nhớ mang đầy đủ giấy tờ tùy thân trong trường hợp bị kiểm soát chặt chẽ. Đến Bình Ba bạn có thể thoải mái đi dạo quanh đảo để tham quan các đền thờ, tượng Phật Quan Âm và một số bãi tắm vẫn còn giữ được nét đẹp ban sơ của mình như: bãi Nồm, bãi Chướng, bãi Nhà Cũ.
Nồm là bãi biển dễ tiếp cận nhận vì nó gần với khu dân cư, bãi biển thích hợp với các hoạt động vui chơi giải trí còn nếu bạn muốn lặn ngắm san hô hay các sinh vật dưới biển khác thì hãy dừng chân tại bãi Chướng nhé. Để có thể thưởng thức được món Cầu gai ngon tuyệt trên đảo, có lẽ chỉ bãi Nhà Cũ mới làm hài lòng bạn một cách tuyệt đối nhất.
Nếu đã ngắm chán phong cảnh của đảo Bình Ba mình nghĩ bạn nên cùng nhóm bạn ghé thăm chợ dân để mua một số hải sản tươi sống với giá cả hợp lý về làm quà. Hơn nữa, không chỗ nào có nhiều đặc sản địa phương bằng chợ của nơi đó cả, ra đến chợ bạn hãy ăn thử những món ăn để đời nơi đây như: bánh căn mực, bánh tráng với thịt ướp muối, ốc sên nướng, mực nướng… Bên cạnh đó, ở đây còn có một số khu nghỉ dưỡng bên bãi biển có cảnh quan cực lãng mạn như: Ngọc Sương, Sao Biển…
2. Bãi Dài
Bãi Dài nằm ở xã Cam Đông Hải, huyện Cam Lâm, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đi theo con đường quốc lộ 1A rồi sẽ theo hướng đi sân bay Cam Ranh khoảng 10km là bạn sẽ đến được bãi biển tự nhiên này. Không giống như cái tên của mình vì bãi Dài không có dài chút nào, nó dài tầm khoảng 1km mà thôi nhưng bạn đừng vội vì vậy mà bỏ qua một trong số bãi biển đẹp nhất vịnh Cam Ranh này nhé. Nơi đây đặc biệt hấp dẫn du khách bởi những cồn cát trắng, bởi nước biển trong vắt và bãi cát trắng ánh lên lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Vinpearl hiện đang xúc tiến việc xây dựng các khu resort và vui chơi tại khu vực bãi Dài với tên gọi là Vinpearl Bãi Dài Cam Ranh – việc làm này không những để thúc đẩy được hết tiềm năng du lịch của bãi Dài mà còn là thúc đẩy kinh tế của Cam Ranh. Hơn hết, chỉ riêng việc đứng trong top 10 bãi tắm thiên nhiên hoang sơ đẹp nhất hành tinh cũng đủ để bạn tò mò đến xem rốt cuộc bãi tắm này có gì mà lại đứng trong top 10 như vậy.
3. Bình Lập
Bình Lập được ưu ái gọi là thiên đường nhỏ của Việt Nam, bạn có thể ghé chơi nơi đây vào bất cứ thời gian nào trong năm nhưng tầm tháng 9 đến tháng 12 bạn nhớ xem dự báo thời tiết để lên kế hoạch thật tốt cho chuyến đi của mình vì đây là thời điểm mùa mưa bắt đầu. Bình Lập dù thuộc vùng biển Tứ Bình nhưng nó được rất ít người biết đến vì vậy bãi biển vẫn còn nét hoang sơ ban đầu. Cuối con đường đến Bình Lập là làng chài Tàu Bể – nơi những ngư dân địa phương sinh sống đông đúc.
Bình Lập có rất nhiều bãi tắm trong veo, bạn có thể vừa tắm biển vừa thưởng thức cảnh quan xung quanh cũng như lấp đầy bụng với hải sản có giá siêu rẻ. Ở Bình Lập, để tìm chỗ dừng chân quậy tưng bừng hay check in sống ảo thì bạn hãy tìm đến bãi Lao, bãi Ngang hoặc ai thích leo trèo thì chinh phục núi Chúa là một hoạt động không thể bỏ qua.
Nằm giữa hai bãi Lao và bãi Ngang là khu du lịch sinh thái Sao Biển – nơi đây sẽ làm bạn hết sạch mệt mỏi sau chuyến tham quan dài cả ngày bằng những phục vụ tốt nhất từ đồ ăn cho đến thức uống hay khu nhà nghỉ dành cho khách du lịch. Tối đến, đi dạo quanh biển yên lặng ngắm nhìn đèn trong từng căn nhà sáng lên, lắng nghe cuộc trò chuyện chân tình của ngư dân đang chuẩn đồ nghề để cho chuyến ra khơi ngày hôm sau.
4. Bình Hưng
Bình Hưng nằm trong vùng nước sâu của Cam Ranh, xã Cam Bình, thời điểm thích hợp để đi du lịch là 6 tháng đầu năm còn khoảng thời gian sau đó thì thường hay có bão. Đã đến với Bình Hưng thì bạn nhất định đừng quên những điểm đáng đến nhất ở đây như: bãi Kinh, bãi Nước Ngọt, ngọn hải đăng Hòn Chút…
Những bãi đá có hình thù kỳ lạ trên vịnh Cam Ranh
Bán đảo Cam Ranh chạy từ Bắc xuống Nam, được bao bọc bởi nhiều đảo to nhỏ khác nhau, có lợi thế của một cảng nước sâu kín gió. Quân cảng Cam Ranh có diện tích 60km2, nước sâu trung bình 16-25m (có nơi 32m), có thể chứa được cùng lúc 40 chiến hạm cỡ lớn (kể cả tàu sân bay). Cửa vịnh Cam Ranh rộng 4.000m, sâu hơn 30m, toàn bộ vịnh Cam Ranh nằm lọt trong những ngọn núi cao hơn 400m nên kín gió và dễ phòng thủ. Nói cách khác, Cam Ranh là một pháo đài “khó công, dễ thủ”, như quân át chủ bài trong ván cờ Biển Đông. Nếu đặt hệ thống tên lửa và radar tại những điểm cao trên núi thì có thể khống chế cả vùng biển và vùng trời Biển Đông (bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa) tới tận eo Mallaca và Philippines.
Cam Ranh nằm gần tuyến đường vận tải biển quốc tế, thuận tiện cho dịch vụ hậu cần trong khu vực, có thể kiểm soát được tuyến đường vận tải biển nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Sân bay quốc tế Cam Ranh có đường băng dài 3.000m, đủ khả năng tiếp nhận các máy bay cỡ lớn (như C-5 “Galaxy”, C-141 “Star Lifter”, IL-76, B-52, Tu-95). Đối với các nước, quy chế sử dụng Cam Ranh vẫn là một vấn đề nhạy cảm, nên việc sử dụng nó như một cảng quốc tế, hay cho thuê như một căn cứ quân sự, là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Theo chuyên gia Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản, với địa thế độc đáo trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” ...
Vịnh Cam Ranh không những có tiềm năng du lịch góp phần vào nền kinh tế quốc gia mà còn là một "khắc tinh" của đường lưỡi bò tham vọng nước ngoài ...
Vịnh Cam Ranh nằm trên tọa độ 11 độ kinh Đông, 12,10 độ vĩ Bắc, thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Yokohama. Được hình thành từ hai nhánh núi bao bọc, vịnh Cam Ranh có chiều rộng trung bình 12-13km, độ sâu từ 18-32m, có diện tích hơn 60km2 và cách đường hàng hải quốc tế khoảng 1 giờ tàu biển. Điều kiện thủy văn, địa chất rất thuận lợi, thủy triều trong vịnh khá đều đặn, tương đối đúng giờ. Đáy vịnh bằng phẳng, chủ yếu là cát phù sa khá chắc. Ngoài cửa vịnh có các đảo và cù lao chắn gió nên vịnh lặng sóng, thuận tiện cho thuyền neo đậu, tàu có trọng tải 100.000 tấn ra vào dễ dàng.
Vịnh Cam Ranh có vị trí chiến lược đáng kể nên từ thời Pháp thuộc người Pháp đã dùng nơi đây làm căn cứ hải quân ở Đông Dương.
Vào đầu thế kỷ 20 Cam Ranh là chặng nghỉ cho hạm đội Đế quốc Nga trên đường sang Viễn Đông giao chiến với Nhật Bản năm 1905. Hạm đội này sau bị đại bại trong Trận Tsushima. Khi Đế quốc Nhật Bản mở cuộc bành trướng thời Chiến tranh thế giới thứ hai thì Vịnh cam Ranh lại được trưng dụng làm địa điểm chuẩn bị cho cuộc tấn công Malaysia năm 1942.
Trong cuộc Chiến tranh Việt Nam Cam Ranh trở thành căn cứ quan trọng của Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Sau khi hai miền Bắc Nam thống nhất thì cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hải quân quan trọng của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa khối Liên Xô và Hoa Kỳ. Chính phủ Xô viết chính thức ký năm 1978 một thỏa thuận với Việt Nam để thuê hải cảng này trong thời gian 25 năm. Cuối thập niên 1980, Liên Xô tan vỡ; chính phủ Nga nhận kế thừa hợp đồng đó cho tới năm 1993. Một hiệp định mới cho phép Nga tiếp tục có mặt tại Cam Ranh nhưng chủ đích căn cứ này chuyển sang làm nơi thám thính, theo dõi hoạt động của Trung Quốc còn các chiến cụ và quân nhân được rút về Nga. Còn lại là nhân viên kỹ thuật tình báo.
Trong cuộc điều đình kéo dài thời hạn thuê quân cảng Cam Ranh thì Việt Nam đòi Nga phải trả tiền thuê hằng năm là 200 triệu Mỹ kim. Chính phủ Nga không chịu điều khoản này(?) nên ngày 2 tháng 5 năm 2002, lá cờ Nga được hạ xuống lần cuối cùng tại căn cứ Cam Ranh. Hiện tại, chính quyền Việt Nam có dự định phát triển căn cứ này với mục đính dân sự, tương tự như chính phủ Philippines đã làm với Căn cứ không quân Clark của Mỹ.
Vịnh Cam Ranh là một cảng biển nước sâu ở Việt Nam, thuộc thành phố Cam Ranh và huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Vịnh này thường được xem là bến nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, thích hợp làm nơi tàu bè trú ẩn khi biển động. Vì địa thế chiến lược mà Cam Ranh được sự chú ý quân sự qua nhiều thời kỳ. Hải quân Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô đã từng dùng Vịnh Cam Ranh làm căn cứ chiến sự.
Kể từ 2004 đến nay, kế hoạch của Việt Nam là thu hồi việc sử dụng vịnh Cam Ranh; thay vì làm căn cứ cho nước ngoài, Vịnh Cam Ranh sẽ chuyển dần sang mục đích dân sự.
Tháng 9 2014, Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu dịch vụ hàng hải và cung ứng tàu biển (giai đoạn 1) thuộc dự án đầu tư Khu dịch vụ hàng hải, sữa chữa, đóng mới tàu biển và công trình dầu khí biển tại căn cứ quân sự Cam Ranh. Giai đoạn 2 của dự án xây dựng cảng quốc tế Cam Ranh là một cơ sở hậu cần hiện đại, có uy tín, sánh ngang với các hải cảng lớn trên thế giới và đến hàng thế kỷ sau vẫn không bị lạc hậu.
Ngày 8 tháng 3 năm 2016, tại căn cứ quân sự Cam Ranh, Quân chủng Hải quân Việt Nam tổ chức lễ khai trương cảng quốc tế Cam Ranh, một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam tiếp nhận được tàu sân bay tải trọng 110.000 DWT (dead weight tonnage), tàu khách có dung tích 100.000 GRT (gross tonage) và sửa chữa, đóng mới các công trình biển như giàn khoan đến 200m nước. có thể tiếp nhận 18 tàu cùng lúc và 185 tàu mỗi năm, là cảng đầu tiên tại Việt Nam thiết kế cho phép neo đậu tàu trong điều kiện gió bão đến cấp 8.
Còn thứ mà Việt Nam có thể dùng để nắm thế chủ động trên phương diện đẩy mạnh quan hệ với Mỹ và Nga là vịnh Cam Ranh – căn cứ quan trọng trên biển hiếm có ở châu Á. Mỹ và Nga đã triển khai tranh giành quyết liệt ở đây. Bằng cớ là vào tháng 3-2015, Reuters đã đưa tin là Chính phủ Mỹ từng yêu cầu mạnh mẽ Việt Nam “không được cho Nga sử dụng căn cứ tại vịnh Cam Ranh”.
Các nhà quan sát quân sự khu vực Đông Nam Á đều chung nhìn nhận là mấy mươi năm qua, xung quanh Biển Đông, có hai quân cảng lớn nổi tiếng mà chưa có ai “soán ngôi”: một là căn cứ hải quân vịnh Subic của Philippines trước đây do quân đội Mỹ sử dụng, hiện tại quân đội Mỹ vẫn sử dụng; hai là căn cứ hải quân vịnh Cam Ranh của Việt Nam từng lần lượt được quân đội: Pháp, Nhật Bản, Mỹ và Liên Xô sử dụng.
Hiện tại quân đội Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh với nhiệm vụ bảo dưỡng số tàu ngầm của Nga đóng cho Việt Nam. Ở đây hiện tại tàu chiến chủ lực của hải quân Việt Nam ngoài một vài chiếc tàu dưới 3000 tấn, còn lại hầu hết đều là tàu cỡ nhỏ vài trăm tấn, vì vậy về cơ bản không lấp đầy được cảng biển rộng lớn này.
Do vậy dễ nhận ra lý do của Việt Nam là để một phần của vịnh Cam Ranh cung cấp cho hải quân nước ngoài sử dụng, vừa có thể đổi lấy viện trợ quân sự, vừa có thể khiến cho Trung Quốc e ngại không dám tấn công, còn có thể dùng “đa phương” khi tiến hành đối đầu với Trung Quốc.
Điều có sức hút hơn là xuất phát từ 12 độ vĩ bắc của cảng Cam Ranh, hành trình chưa đến 1 giờ đồng hồ là tuyến hàng hải quốc tế nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, phạm vi bao phủ đương nhiên bao gồm tất cả các đảo, bãi đá ở Biển Đông của Việt Nam. Một số chuyên gia quân sự cho rằng có được vịnh Cam Ranh thì có thể kiểm soát được Biển Đông và cả eo biển Malacca, thậm chí còn có thể tiến hành giám sát điện tử đối với khu vực Bắc Ấn Độ Dương, vịnh Persian thậm chí cả biển Hoa Đông.
Đương nhiên không chỉ có Mỹ nhìn thấy điểm này, Nga cũng không cam lòng vì đây từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô, vì vậy, sau khi có tin đồn Việt Nam muốn cho thuê, Mỹ và Nga đều muốn thử xem sao, hai bên đều lo sợ cảng này có thể bị đối phương giành được quyền thuê.
Nếu Mỹ có được cảng Cam Ranh thì chẳng khác nào nắm chắc được Biển Đông, bởi vì khả năng kiểm soát của cảng Cam Ranh đối với bất kỳ đảo, đá nào ở Biển Đông đều cao hơn nhiều so với các căn cứ hải quân hiện có của các nước xung quanh, từ đó Mỹ cũng có thể thực hiện kế hoạch "phỏng tỏa khép kín hoàn toàn" đối với Trung Quốc, từ Hàn Quốc đến Nhật Bản rồi đến Philippines, cuối cùng đến vịnh Cam Ranh.
Do phía Đông Tây của Biển Đông rộng không quá 900 km, cho dù sử dụng loại máy bay chiến đấu hoặc tàu chiến nào thì quân đội Mỹ cũng đều có thể dễ dàng đến vùng biển xung đột trong thời gian ngắn, từ đó Biển Đông cũng thực sự trở thành sân sau của quân đội Mỹ.
Tuy nhiên vẫn đang có hơn 90% vũ khí tiên tiến mà quân đội Việt Nam mua hiện nay đều do Nga cung cấp. Quân đội Nga chưa chắc đã dùng ngoại tệ mạnh khiến Việt Nam hài lòng để thanh toán cho Việt Nam, nhưng theo cách làm trước đây của Việt Nam và Nga, quân đội Nga có thể cung cấp vũ khí để trả phí thuê cảng.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter khi tới thăm Hà Nội đã tuyên bố “Mỹ và Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ phòng thủ”, còn cam kết sẽ xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, đồng thời viện trợ một số tàu tuần tra cho Việt Nam.
Rõ ràng Mỹ lôi kéo Việt Nam, đồng thời cũng đang tích cực tranh giành để có thể có mặt tại vịnh Cam Ranh. Nếu thực hiện được mong muốn này, không những Mỹ kéo được một đồng minh mới từ trong tay Nga, mà còn có thể đuổi được thế lực Nga ra khỏi Biển Đông, nhưng điều then chốt là có thể phá vỡ hoàn toàn giấc mơ của Trung Quốc muốn thoát ra khỏi sự phong tỏa của chuỗi đảo, để cho chiến lược “Con đường tơ lụa mới trên biển” của Trung Quốc thất bại lúc còn trong giai đoạn manh nha.
Ngoài ra, một nước khác cũng rất muốn có được Biển Đông, đó là Nhật Bản cũng đang tính toán có lợi cho mình. Theo yêu cầu của Mỹ, Nhật Bản cũng có kế hoạch chuẩn bị can dự vào Biển Đông, đồng thời vào tháng 5 đã bắt đầu cử hai chiến máy bay tuần tra P-3C tuần tra trên Biển Đông, cuối cùng hai chiếc máy bay tuần tra này hạ cánh xuống Đà Nẵng, phía Bắc của vịnh Cam Ranh.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng mong muốn các tàu chiến chuẩn bị đến tuần tra ở Biển Đông phải có một căn cứ lâu dài để sử dụng, vì vậy trên thực tế Nhật Bản cũng đang giành quyền thuê vịnh Cam Ranh. Đương nhiên dù là quân đội Mỹ thuê hay Nhật Bản thuê thì về bản chất gần như giống nhau, đều có kế hoạch tiến hành phong tỏa kiềm chế đối với Trung Quốc, hai nước này dù ai giành được thì cũng đều không phải là một tin tốt lành cho Trung Quốc.
Vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa từ lâu đã được xem là một trong 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới, cùng với vịnh San Francisco của Mỹ và vịnh Rio de Janéro của Brazil. Đây cũng là một trong những vịnh nguyên sơ, được ví như một “dải lụa xanh” tuyệt đẹp của Việt Nam và thế giới.
Trời ban cho vịnh Cam Ranh.
Cảng sâu , núi bọc bao quanh xếp hàng .
Từ trong quan sát rỏ ràng .
Đứng ngoài mờ mịt muôn vàng khó khăn .
Em có nghe không lời biển nói
Ta cùng nhau nhé chung lòng mơ
Quay mũi thuyền trôi về bến bờ
Thăm Cam Ranh, Nha Trang, Xóm Bóng...
Cảng sâu , núi bọc bao quanh xếp hàng .
Từ trong quan sát rỏ ràng .
Đứng ngoài mờ mịt muôn vàng khó khăn .
Em có nghe không lời biển nói
Ta cùng nhau nhé chung lòng mơ
Quay mũi thuyền trôi về bến bờ
Thăm Cam Ranh, Nha Trang, Xóm Bóng...
Vịnh Cam Ranh với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc trưng duyên hải Trung Bộ, là nơi lý tưởng để tổ chức các loại hình du lịch biển quốc tế như: bơi thuyền, câu cá, lặn biển xem san hô, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, leo núi..., không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Đây là nơi lý tưởng cho việc xây dựng một khu du lịch biển tầm cỡ thế giới.
Vịnh gần như khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía Đông, phía Tây. Phía Nam vịnh là đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một vành đai nên mặt nước luôn êm đềm. Du thuyền trên vịnh như "đi trên thảm" bởi không có sóng lớn... Thời tiết ở khu vực vịnh quanh năm nắng ấm, bầu trời trong xanh tạo cho mặt vịnh một màu xanh rất dễ chịu.
Thiên nhiên ở vịnh Cam Ranh đẹp gần như còn nguyên sơ: những bãi cát trắng vàng, trải dài mịn màng như chưa bao giờ có dấu chân người (cát ở Cam Ranh có hàm lượng silic và titan rất lớn, từng xuất khẩu sang Nhật Bản để chế tạo thủy tinh). Dưới lòng vịnh có những rặng san hô và những đàn cá nhiều màu sắc rất đẹp mắt. Nhưng đẹp nhất vẫn là những quần thể ghềnh đá granit do sự xâm thực của gió, của nước biển đã tạo nên những hình thù chồng chất. Vịnh còn có nhiều bãi tắm hoang sơ tuyệt đẹp, bên cạnh những rặng dừa xanh cao vút, tạo nên nét đặc trưng của miền duyên hải Trung bộ.
Cam Ranh còn có một ưu thế lớn là trữ lượng nước ngọt đáng kể trong lòng đất (mặc dù ba phía là biển) khiến cho đất đai nơi đây trù phú, phủ kín bởi màu xanh tươi của cây trái. Nơi đây khi mùa xuân về, hoa mai rừng nở rộ cả một khoảng trời.
Cam Ranh còn là nơi cư trú của nhiều loại thú rừng và không thể không kể đến những loại hải sản nổi tiếng như: tôm hùm Bình Ba, sò huyết Thủy Triều...
Cam Ranh nổi tiếng với hàng trăm bãi biển tự nhiên, trong đó ta không thể không kể đến 4 bãi biển đẹp nhất vịnh Cam Ranh là: các bãi tắm tại đảo Bình Ba, bãi Dài, Bình Hưng, Bình Lập.
1. Đảo Bình Ba
Để có thể tìm được một nơi tránh nóng thích hợp cho những ngày hè oi ả thì không đâu bằng đảo Bình Ba, không những cuộc sống ngoài đảo cực yên ả mà ở đây còn có những bãi biển đẹp nhất vịnh Cam Ranh nữa. Đến với Bình Ba là đến với những ngày tháng bình dị, đến với biển xanh hòa cùng sắc xanh của màu trời, đến với những rạn san hô lung linh sắc màu và đến với món ngon không thể chối từ như: tôm hùm, bánh căn…
Vì Bình Ba là hòn đảo quân sự nên khi đến đảo bạn nhớ mang đầy đủ giấy tờ tùy thân trong trường hợp bị kiểm soát chặt chẽ. Đến Bình Ba bạn có thể thoải mái đi dạo quanh đảo để tham quan các đền thờ, tượng Phật Quan Âm và một số bãi tắm vẫn còn giữ được nét đẹp ban sơ của mình như: bãi Nồm, bãi Chướng, bãi Nhà Cũ.
Nồm là bãi biển dễ tiếp cận nhận vì nó gần với khu dân cư, bãi biển thích hợp với các hoạt động vui chơi giải trí còn nếu bạn muốn lặn ngắm san hô hay các sinh vật dưới biển khác thì hãy dừng chân tại bãi Chướng nhé. Để có thể thưởng thức được món Cầu gai ngon tuyệt trên đảo, có lẽ chỉ bãi Nhà Cũ mới làm hài lòng bạn một cách tuyệt đối nhất.
Nếu đã ngắm chán phong cảnh của đảo Bình Ba mình nghĩ bạn nên cùng nhóm bạn ghé thăm chợ dân để mua một số hải sản tươi sống với giá cả hợp lý về làm quà. Hơn nữa, không chỗ nào có nhiều đặc sản địa phương bằng chợ của nơi đó cả, ra đến chợ bạn hãy ăn thử những món ăn để đời nơi đây như: bánh căn mực, bánh tráng với thịt ướp muối, ốc sên nướng, mực nướng… Bên cạnh đó, ở đây còn có một số khu nghỉ dưỡng bên bãi biển có cảnh quan cực lãng mạn như: Ngọc Sương, Sao Biển…
2. Bãi Dài
Bãi Dài nằm ở xã Cam Đông Hải, huyện Cam Lâm, Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đi theo con đường quốc lộ 1A rồi sẽ theo hướng đi sân bay Cam Ranh khoảng 10km là bạn sẽ đến được bãi biển tự nhiên này. Không giống như cái tên của mình vì bãi Dài không có dài chút nào, nó dài tầm khoảng 1km mà thôi nhưng bạn đừng vội vì vậy mà bỏ qua một trong số bãi biển đẹp nhất vịnh Cam Ranh này nhé. Nơi đây đặc biệt hấp dẫn du khách bởi những cồn cát trắng, bởi nước biển trong vắt và bãi cát trắng ánh lên lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Vinpearl hiện đang xúc tiến việc xây dựng các khu resort và vui chơi tại khu vực bãi Dài với tên gọi là Vinpearl Bãi Dài Cam Ranh – việc làm này không những để thúc đẩy được hết tiềm năng du lịch của bãi Dài mà còn là thúc đẩy kinh tế của Cam Ranh. Hơn hết, chỉ riêng việc đứng trong top 10 bãi tắm thiên nhiên hoang sơ đẹp nhất hành tinh cũng đủ để bạn tò mò đến xem rốt cuộc bãi tắm này có gì mà lại đứng trong top 10 như vậy.
3. Bình Lập
Bình Lập được ưu ái gọi là thiên đường nhỏ của Việt Nam, bạn có thể ghé chơi nơi đây vào bất cứ thời gian nào trong năm nhưng tầm tháng 9 đến tháng 12 bạn nhớ xem dự báo thời tiết để lên kế hoạch thật tốt cho chuyến đi của mình vì đây là thời điểm mùa mưa bắt đầu. Bình Lập dù thuộc vùng biển Tứ Bình nhưng nó được rất ít người biết đến vì vậy bãi biển vẫn còn nét hoang sơ ban đầu. Cuối con đường đến Bình Lập là làng chài Tàu Bể – nơi những ngư dân địa phương sinh sống đông đúc.
Bình Lập có rất nhiều bãi tắm trong veo, bạn có thể vừa tắm biển vừa thưởng thức cảnh quan xung quanh cũng như lấp đầy bụng với hải sản có giá siêu rẻ. Ở Bình Lập, để tìm chỗ dừng chân quậy tưng bừng hay check in sống ảo thì bạn hãy tìm đến bãi Lao, bãi Ngang hoặc ai thích leo trèo thì chinh phục núi Chúa là một hoạt động không thể bỏ qua.
Nằm giữa hai bãi Lao và bãi Ngang là khu du lịch sinh thái Sao Biển – nơi đây sẽ làm bạn hết sạch mệt mỏi sau chuyến tham quan dài cả ngày bằng những phục vụ tốt nhất từ đồ ăn cho đến thức uống hay khu nhà nghỉ dành cho khách du lịch. Tối đến, đi dạo quanh biển yên lặng ngắm nhìn đèn trong từng căn nhà sáng lên, lắng nghe cuộc trò chuyện chân tình của ngư dân đang chuẩn đồ nghề để cho chuyến ra khơi ngày hôm sau.
4. Bình Hưng
Bình Hưng nằm trong vùng nước sâu của Cam Ranh, xã Cam Bình, thời điểm thích hợp để đi du lịch là 6 tháng đầu năm còn khoảng thời gian sau đó thì thường hay có bão. Đã đến với Bình Hưng thì bạn nhất định đừng quên những điểm đáng đến nhất ở đây như: bãi Kinh, bãi Nước Ngọt, ngọn hải đăng Hòn Chút…
Những bãi đá có hình thù kỳ lạ trên vịnh Cam Ranh
Bán đảo Cam Ranh chạy từ Bắc xuống Nam, được bao bọc bởi nhiều đảo to nhỏ khác nhau, có lợi thế của một cảng nước sâu kín gió. Quân cảng Cam Ranh có diện tích 60km2, nước sâu trung bình 16-25m (có nơi 32m), có thể chứa được cùng lúc 40 chiến hạm cỡ lớn (kể cả tàu sân bay). Cửa vịnh Cam Ranh rộng 4.000m, sâu hơn 30m, toàn bộ vịnh Cam Ranh nằm lọt trong những ngọn núi cao hơn 400m nên kín gió và dễ phòng thủ. Nói cách khác, Cam Ranh là một pháo đài “khó công, dễ thủ”, như quân át chủ bài trong ván cờ Biển Đông. Nếu đặt hệ thống tên lửa và radar tại những điểm cao trên núi thì có thể khống chế cả vùng biển và vùng trời Biển Đông (bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa) tới tận eo Mallaca và Philippines.
Cam Ranh nằm gần tuyến đường vận tải biển quốc tế, thuận tiện cho dịch vụ hậu cần trong khu vực, có thể kiểm soát được tuyến đường vận tải biển nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương. Sân bay quốc tế Cam Ranh có đường băng dài 3.000m, đủ khả năng tiếp nhận các máy bay cỡ lớn (như C-5 “Galaxy”, C-141 “Star Lifter”, IL-76, B-52, Tu-95). Đối với các nước, quy chế sử dụng Cam Ranh vẫn là một vấn đề nhạy cảm, nên việc sử dụng nó như một cảng quốc tế, hay cho thuê như một căn cứ quân sự, là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Theo chuyên gia Hiroyuki Noguchi của Nhật Bản, với địa thế độc đáo trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” ...
Vịnh Cam Ranh không những có tiềm năng du lịch góp phần vào nền kinh tế quốc gia mà còn là một "khắc tinh" của đường lưỡi bò tham vọng nước ngoài ...
:caphe::caphe::caphe::caphe::caphe:
THAM KHẢO
1. http://asiabooking.com.vn/nhung-bai-...anh-4589g.html
2. Vịnh Cam Ranh. Wikipedia tiếng Việt
3. https://news.zing.vn/vai-tro-chien-l...ost634041.html
4. Vietnam Looks to Benefit From a Strategic Port
5. Cam Ranh Bay - THE DIPLOMAT