Phần 1: Thực Hư Tin Đồn Xe Bán Chè Gần Trường Gia Long Cho Ma Túy Vào Chè.
Sài Gòn những năm 60 có 4 trường trung học công lập lớn là: Gia Long, Trưng Vương cho học sinh nữ, Pétrus Ký và Chu văn An cho nam sinh. Học sinh gốc miền Nam ưu tiên chọn học trường Pétrus Ký và Gia Long.
Anh bạn của tôi thuộc loại "con nít quỷ", mới lên đệ ngũ mà đã học đòi yêu. Anh to con, lớn xác nhưng nhát. Mỗi lần sang trường Gia Long gặp người đẹp anh không dám đi một mình mà luôn dẫn theo một trợ thủ là anh bạn trưởng lớp của chúng tôi cho vững tinh thần, khỏi sợ mấy cô Gia Long ỷ đông ăn hiếp! Để “dễ làm ăn và cũng để khóa miệng” trợ thủ, mỗi lần đi bạn trợ thủ được anh ém miệng bằng 1 ly chè hay vài cuốn bò bía. Để tăng thêm dũng khí, anh bạn của tôi còn cạy cục mượn chiếc Vélo Solex của ông anh để chạy vi vút, thêm phần bảnh tỏn. Bạn trưởng lớp của tôi đúng là có số hưởng, dù chưa biết yêu nhưng cứ mỗi tuần lại được chở sang đoạn đường trước chùa Xá Lợi, gần trường Gia Long, bằng xe Solex, được ăn chè, ăn bò bía. Một lần ông anh của tên “con nít quỷ học đòi yêu” chơi trác cậu em. Xe chạy gần hết xăng nhưng ông anh không thèm nói. Cậu em đúng ngày hẹn mượn được xe mừng hí hửng phóng vội đến nhà trợ thủ chở đi gấp. Đến nơi hẹn vui vẻ. Đường về xe hết xăng, mà cũng hết tiền đổ xăng. Báo hại cậu em phải đạp chiếc Solex nặng như đá về nhà, bạn trưởng lớp bị vạ lây: phải lội bộ từ trước chùa Xá Lợi về nhà ở tận cuối đường Trần Bình Trọng, gần bến Hàm Tử. Không biết bạn trưởng lớp phải ăn bao nhiêu ly chè mới bù đủ năng lượng cho lần đi bộ nầy?
Việc trên dù hai bạn dấu kín, nhưng kim trong bọc lâu ngày cũng lòi. Thật ra việc “ăn chè trước chùa Xá Lợi” không chỉ có các bạn lớp tôi. Anh của một thằng bạn khác tình cờ thấy cậu em lò mò vào khu chùa Xá Lợi nên hỏi:
- Đi học xong mầy không về nhà mà mò sang tận khu chùa Xá Lợi làm gì?
- Em theo bạn đến đó… ăn chè!
- Ăn chè? Hèn gì lâu nay tao thấy mầy nhiều lần đi học về nhà muộn. Mầy là con trai mà cũng mê ba cái vụ chè cháo, vụ nầy lạ à nghe? Mà chè ở đó có gì ngon mà mầy phải đến tận đó ăn?
- Anh không biết chứ em mới đến đó ăn mấy lần mà đã mê rồi. Bữa nào anh đến đó ăn rồi biết.
Quay lại nhìn thấy mẹ từ nhà sau đi lên ông anh nửa đùa, nửa thật nói:
- Má ơi thằng H. nhà mình đi ăn chè ở khu chùa Xá Lợi bị bỏ thuốc mê rồi.
- Không có đâu má ơi, anh hai nói chơi đó má.
- Nếu không bị thuốc mê tại sao mầy phải lặn lội từ nhà mình ở cư xá Phú Lâm với biết bao tiệm chè mà phải lên tận đó ăn? Đúng là chè ở đó có bỏ ma túy để lôi kéo mầy.
- Má đừng nghe anh hai, không có chuyện đó đâu. (Quay sang ông anh) Anh nói bậy bạ quá. Em lớn rồi, ai lôi kéo được em?
Bà mẹ dàn hòa hai cậu con:
- Được rồi. Má nghe hai đứa rồi. Anh hai lo cho con là đúng đó. Vướng vào ba cái vụ á phiện, bạch phiến là khổ lắm nghen con. Phải biết chọn bạn mà chơi, tránh xa bạn xấu nghiện ngập, hút sách. “Kết cùng bạn dại nên bầy dại”, con nhớ đó.
Mấy hôm sau bà mẹ đi chợ gặp bà bạn có con trạc tuổi:
- Tui nhớ con ba nhà chị học trường Gia Long phải không?
- Đúng rồi, có gì không chị?
- Sắp nhỏ nhà tui nói xe bán chè trước chùa Xá Lợi, gần trường Gia Long, có bỏ ma túy để rù quến đám nhỏ tới ăn đó chị.
- Thật hả chị? Có cả việc nầy nữa hả? ...
Khó có thể trả lời chính xác mấy xe bán chè ở đó có bỏ ma túy vào chè hay không. Nhưng với tôi và các bạn học của tôi khu đó tự nó đã có sức thu hút rồi, cần gì ma túy?
Phần 2: Dưới Lớp Tro Nguội Lạnh Là Lò Lửa Hừng Hực
Vào học Pétrus Ký tôi được xếp ngồi “xóm nhà lá”, có thể vì tôi khá cao, nhưng cũng vì thế tôi nắm được nhiều thông tin phi truyền thống vô cùng quý báu. Năm học lớp 12 mới bắt đầu vài tháng thì có tin: “Nguyễn Hữu K. lớp 12B4 kèm con nhỏ lớp 11 xinh đáo để.” Việc nầy không bất ngờ lắm vì K. trắng trẻo, mặt sáng sủa, đẹp trai, có nụ cười “cầu tài” ăn khách. Tháng sau lại có tin về K. Tin lần nầy chấn động cả lầu 1 dãy bên trái trường (gồm 6 phòng học của các lớp 12B1 đến 12B6): Gia đình hai bên đã đồng ý, bao giờ K. thi xong tú tài 2 là tổ chức đám cưới! Học sinh khối lớp 12 trường tôi trước đến giờ chuyên tâm học tập, toàn khối cứ im lặng (thật ra thì cũng có vài bạn manh động nhưng chỉ là đánh du kích) như mặt nước hồ thu, giờ xao động như bị quả bom 500 cân anh thả xuống! (Đây là một chuyện tình đẹp, kết thúc có hậu. Hè năm đó Ng. Hữu K. đậu vào ban lý-hóa đại học Sư Phạm Sài Gòn, ra trường được giữ lại dạy thành phố. K. cho ra đời một loạt nguyên tố hóa chất, con gái đầu lòng, cháu Thủy Ng. ra đời năm 1974. Với truyền thống biết yêu sớm, ở tuổi 64 hay 65 hiện nay, Ng. Hữu K. nhiều khả năng đã có cháu kêu bằng ông cố.)
Một buổi tối tôi đạp xe đến khu Hòa Hưng thăm anh bạn thân Nguyễn Hiền Q. Em của bạn báo cáo: “Anh Q. đang kèm chị Kh. học bên nhà chị. Anh muốn qua thì em dẫn anh qua.” Tôi tuy ốm nhom nhưng tướng tinh dữ dằn, không nơi nào với tôi là long đàm, hổ huyệt bất khả xâm phạm, một phần vì tôi tò mò, muốn biết bạn bè ‘làm ăn’ ra sao! Đến nơi tôi thấy Q. đang ‘kèm cặp’ vật lý cho Kh. (Kh. học lớp 12 trường Nguyễn Bá Tòng) bài “Sự Rơi Tự Do Của Một Vật”. Tôi ngồi nói chuyện mấy câu với hai bạn rồi ra về, không quấy rầy nữa, để hai đương sự tự do làm việc. Một thằng bạn thân của tôi đã “thả hồn cho rơi tự do”!
Tết năm đó lớp chúng tôi cũng như một số lớp khác tổ chức hội vui tết tại lớp, có xin phép trường và được chấp thuận. Vì lớp có 2 bạn chơi guitar rất hay là Hoàng Long H. và Trần Thanh L. nên lớp chung tiền mướn ampli, đàn guitar điện chơi nhạc. Trong lớp còn có bạn Nguyễn Đức Kh. tối tối vẫn cùng ban nhạc đi chơi cho các club Mỹ. Khang hứa mời bạn ca sĩ vào chơi với lớp chúng tôi hôm ấy, rồi Võ minh Ph., bạn thân ngồi kế tôi nói sẽ mời vài bạn nữ đến chơi, góp vui văn nghệ.
Hôm tổ chức lễ nhà trường không cho khách nữ vào, các thầy giám thị chặn cửa kiểm soát. Các bạn phải lấy thang tre bắc lên đoạn tường giáp trường đại học Khoa Học cho các bạn nữ leo vào. Phải công nhận các bạn nầy ham vui: mặc áo dài hay áo đầm mà leo thang tre cứ ào ào. Nguyễn ngọc S. dẫn vào hội xuân 2 cô, Ph. dẫn vào 3 cô. (Xong! Người bạn thân thứ nhì của tôi cũng đã “thả hồn cho rơi tự do”!)
Hôm ấy trong trường còn có vài lớp khác cũng tổ chức hội xuân. Dãy lầu một bên trái trường nhạc trổi rầm rầm, kèn trumpete vang te te (theo tôi nghĩ người thổi kèn là do bạn Nguyễn Đức Kh. mời vào), áo dài, áo đầm dù bị cấm cửa nhưng vẫn cứ thấp thoáng... mấy thầy giám thị không làm gì khác được bèn quyết định: CÚP ĐỊÊN. Tốt thôi. Có điện chơi đàn điện, cúp điện chơi đàn thùng. Không đèn? Âm nhạc vốn cần một chút bóng tối. Không quạt? Không khí càng thêm ấm cúng. Chúng tôi chơi đến tận trưa. Có lẽ lần ấy chúng tôi vui hơi lố, thầy cô trong trường có vẻ không thích. Bằng chứng là mấy hôm sau trong giờ triết, thầy Lê Thanh Liêm khi giảng về Cái Tôi & Bản Ngã đã minh họa bài học bằng vụ mấy cô bạn của chúng tôi “… leo leo rào...” mà vào trường! Ph. ngồi kế tôi lúc ấy chỉ muốn độn thổ.
Mất hai thằng bạn thân chí cốt (bàn 4 dãy gần cửa ra vào có 3 người ngồi: tôi, Võ minh Ph. ngồi giữa, đầu kia là Nguyễn Hiền Q.) vì chúng “vui bạn mới, lơ là bạn cũ”, tôi quyết định tuyển một bạn mới khác trong đám mười mấy bạn được trường bổ sung cho lớp vào đầu năm 12 (nhóm nầy gồm Trịnh Việt Th., Trần Hữu O., Nguyễn Huyền Tr., Châu Thanh S., Ngoan, Hồng…). Bạn mới của tôi là Châu Thanh S., nhỏ con, 4 mắt. Bạn nầy lúc đầu tôi tưởng hiền ai dè “máu” không thua Q. và Ph. Khi chơi đủ thân bạn cho biết đang kết một “elle” học trường Kiến Thiết và rủ tôi cùng đi sang trường đó chơi. Lúc ấy tôi chưa biết… yêu, chỉ phải cái tội ham vui và tò mò nên nhận lời đi liền. Thế là S. chạy chiếc mobylette xám, tôi chạy chiếc mobylette xanh mới mua (lại) tè tè theo sau xe các em Kiến Thiết, cứ y như trong một bản nhạc của ban hài AVT: “… ba chiếc solex tè tè chạy quanh…” Vui đáo để.
Ôi những chú bò tót thấy miếng vải đỏ tình yêu của trường Pétrus Ký năm 1971-72!
Nguyễn Hoàng Long 12B6-72
[attachment=128]
Attached files
Sài Gòn những năm 60 có 4 trường trung học công lập lớn là: Gia Long, Trưng Vương cho học sinh nữ, Pétrus Ký và Chu văn An cho nam sinh. Học sinh gốc miền Nam ưu tiên chọn học trường Pétrus Ký và Gia Long.
Ảnh lớp 12B6 chụp trước tượng cụ Trương Vĩnh Ký.
Mập, lùn, đeo kính đen là thầy Tổng Giám thị Tăng Văn Chương, đứng cạnh là thầy chủ nhiệm Vũ Đình Lưu (dạy toán).
Ảnh nầy còn thiếu hơn mười bạn.
Mập, lùn, đeo kính đen là thầy Tổng Giám thị Tăng Văn Chương, đứng cạnh là thầy chủ nhiệm Vũ Đình Lưu (dạy toán).
Ảnh nầy còn thiếu hơn mười bạn.
Anh bạn của tôi thuộc loại "con nít quỷ", mới lên đệ ngũ mà đã học đòi yêu. Anh to con, lớn xác nhưng nhát. Mỗi lần sang trường Gia Long gặp người đẹp anh không dám đi một mình mà luôn dẫn theo một trợ thủ là anh bạn trưởng lớp của chúng tôi cho vững tinh thần, khỏi sợ mấy cô Gia Long ỷ đông ăn hiếp! Để “dễ làm ăn và cũng để khóa miệng” trợ thủ, mỗi lần đi bạn trợ thủ được anh ém miệng bằng 1 ly chè hay vài cuốn bò bía. Để tăng thêm dũng khí, anh bạn của tôi còn cạy cục mượn chiếc Vélo Solex của ông anh để chạy vi vút, thêm phần bảnh tỏn. Bạn trưởng lớp của tôi đúng là có số hưởng, dù chưa biết yêu nhưng cứ mỗi tuần lại được chở sang đoạn đường trước chùa Xá Lợi, gần trường Gia Long, bằng xe Solex, được ăn chè, ăn bò bía. Một lần ông anh của tên “con nít quỷ học đòi yêu” chơi trác cậu em. Xe chạy gần hết xăng nhưng ông anh không thèm nói. Cậu em đúng ngày hẹn mượn được xe mừng hí hửng phóng vội đến nhà trợ thủ chở đi gấp. Đến nơi hẹn vui vẻ. Đường về xe hết xăng, mà cũng hết tiền đổ xăng. Báo hại cậu em phải đạp chiếc Solex nặng như đá về nhà, bạn trưởng lớp bị vạ lây: phải lội bộ từ trước chùa Xá Lợi về nhà ở tận cuối đường Trần Bình Trọng, gần bến Hàm Tử. Không biết bạn trưởng lớp phải ăn bao nhiêu ly chè mới bù đủ năng lượng cho lần đi bộ nầy?
Việc trên dù hai bạn dấu kín, nhưng kim trong bọc lâu ngày cũng lòi. Thật ra việc “ăn chè trước chùa Xá Lợi” không chỉ có các bạn lớp tôi. Anh của một thằng bạn khác tình cờ thấy cậu em lò mò vào khu chùa Xá Lợi nên hỏi:
- Đi học xong mầy không về nhà mà mò sang tận khu chùa Xá Lợi làm gì?
- Em theo bạn đến đó… ăn chè!
- Ăn chè? Hèn gì lâu nay tao thấy mầy nhiều lần đi học về nhà muộn. Mầy là con trai mà cũng mê ba cái vụ chè cháo, vụ nầy lạ à nghe? Mà chè ở đó có gì ngon mà mầy phải đến tận đó ăn?
- Anh không biết chứ em mới đến đó ăn mấy lần mà đã mê rồi. Bữa nào anh đến đó ăn rồi biết.
Quay lại nhìn thấy mẹ từ nhà sau đi lên ông anh nửa đùa, nửa thật nói:
- Má ơi thằng H. nhà mình đi ăn chè ở khu chùa Xá Lợi bị bỏ thuốc mê rồi.
- Không có đâu má ơi, anh hai nói chơi đó má.
- Nếu không bị thuốc mê tại sao mầy phải lặn lội từ nhà mình ở cư xá Phú Lâm với biết bao tiệm chè mà phải lên tận đó ăn? Đúng là chè ở đó có bỏ ma túy để lôi kéo mầy.
- Má đừng nghe anh hai, không có chuyện đó đâu. (Quay sang ông anh) Anh nói bậy bạ quá. Em lớn rồi, ai lôi kéo được em?
Bà mẹ dàn hòa hai cậu con:
- Được rồi. Má nghe hai đứa rồi. Anh hai lo cho con là đúng đó. Vướng vào ba cái vụ á phiện, bạch phiến là khổ lắm nghen con. Phải biết chọn bạn mà chơi, tránh xa bạn xấu nghiện ngập, hút sách. “Kết cùng bạn dại nên bầy dại”, con nhớ đó.
Mấy hôm sau bà mẹ đi chợ gặp bà bạn có con trạc tuổi:
- Tui nhớ con ba nhà chị học trường Gia Long phải không?
- Đúng rồi, có gì không chị?
- Sắp nhỏ nhà tui nói xe bán chè trước chùa Xá Lợi, gần trường Gia Long, có bỏ ma túy để rù quến đám nhỏ tới ăn đó chị.
- Thật hả chị? Có cả việc nầy nữa hả? ...
Khó có thể trả lời chính xác mấy xe bán chè ở đó có bỏ ma túy vào chè hay không. Nhưng với tôi và các bạn học của tôi khu đó tự nó đã có sức thu hút rồi, cần gì ma túy?
Phần 2: Dưới Lớp Tro Nguội Lạnh Là Lò Lửa Hừng Hực
Vào học Pétrus Ký tôi được xếp ngồi “xóm nhà lá”, có thể vì tôi khá cao, nhưng cũng vì thế tôi nắm được nhiều thông tin phi truyền thống vô cùng quý báu. Năm học lớp 12 mới bắt đầu vài tháng thì có tin: “Nguyễn Hữu K. lớp 12B4 kèm con nhỏ lớp 11 xinh đáo để.” Việc nầy không bất ngờ lắm vì K. trắng trẻo, mặt sáng sủa, đẹp trai, có nụ cười “cầu tài” ăn khách. Tháng sau lại có tin về K. Tin lần nầy chấn động cả lầu 1 dãy bên trái trường (gồm 6 phòng học của các lớp 12B1 đến 12B6): Gia đình hai bên đã đồng ý, bao giờ K. thi xong tú tài 2 là tổ chức đám cưới! Học sinh khối lớp 12 trường tôi trước đến giờ chuyên tâm học tập, toàn khối cứ im lặng (thật ra thì cũng có vài bạn manh động nhưng chỉ là đánh du kích) như mặt nước hồ thu, giờ xao động như bị quả bom 500 cân anh thả xuống! (Đây là một chuyện tình đẹp, kết thúc có hậu. Hè năm đó Ng. Hữu K. đậu vào ban lý-hóa đại học Sư Phạm Sài Gòn, ra trường được giữ lại dạy thành phố. K. cho ra đời một loạt nguyên tố hóa chất, con gái đầu lòng, cháu Thủy Ng. ra đời năm 1974. Với truyền thống biết yêu sớm, ở tuổi 64 hay 65 hiện nay, Ng. Hữu K. nhiều khả năng đã có cháu kêu bằng ông cố.)
Một buổi tối tôi đạp xe đến khu Hòa Hưng thăm anh bạn thân Nguyễn Hiền Q. Em của bạn báo cáo: “Anh Q. đang kèm chị Kh. học bên nhà chị. Anh muốn qua thì em dẫn anh qua.” Tôi tuy ốm nhom nhưng tướng tinh dữ dằn, không nơi nào với tôi là long đàm, hổ huyệt bất khả xâm phạm, một phần vì tôi tò mò, muốn biết bạn bè ‘làm ăn’ ra sao! Đến nơi tôi thấy Q. đang ‘kèm cặp’ vật lý cho Kh. (Kh. học lớp 12 trường Nguyễn Bá Tòng) bài “Sự Rơi Tự Do Của Một Vật”. Tôi ngồi nói chuyện mấy câu với hai bạn rồi ra về, không quấy rầy nữa, để hai đương sự tự do làm việc. Một thằng bạn thân của tôi đã “thả hồn cho rơi tự do”!
Tết năm đó lớp chúng tôi cũng như một số lớp khác tổ chức hội vui tết tại lớp, có xin phép trường và được chấp thuận. Vì lớp có 2 bạn chơi guitar rất hay là Hoàng Long H. và Trần Thanh L. nên lớp chung tiền mướn ampli, đàn guitar điện chơi nhạc. Trong lớp còn có bạn Nguyễn Đức Kh. tối tối vẫn cùng ban nhạc đi chơi cho các club Mỹ. Khang hứa mời bạn ca sĩ vào chơi với lớp chúng tôi hôm ấy, rồi Võ minh Ph., bạn thân ngồi kế tôi nói sẽ mời vài bạn nữ đến chơi, góp vui văn nghệ.
Hôm tổ chức lễ nhà trường không cho khách nữ vào, các thầy giám thị chặn cửa kiểm soát. Các bạn phải lấy thang tre bắc lên đoạn tường giáp trường đại học Khoa Học cho các bạn nữ leo vào. Phải công nhận các bạn nầy ham vui: mặc áo dài hay áo đầm mà leo thang tre cứ ào ào. Nguyễn ngọc S. dẫn vào hội xuân 2 cô, Ph. dẫn vào 3 cô. (Xong! Người bạn thân thứ nhì của tôi cũng đã “thả hồn cho rơi tự do”!)
Hôm ấy trong trường còn có vài lớp khác cũng tổ chức hội xuân. Dãy lầu một bên trái trường nhạc trổi rầm rầm, kèn trumpete vang te te (theo tôi nghĩ người thổi kèn là do bạn Nguyễn Đức Kh. mời vào), áo dài, áo đầm dù bị cấm cửa nhưng vẫn cứ thấp thoáng... mấy thầy giám thị không làm gì khác được bèn quyết định: CÚP ĐỊÊN. Tốt thôi. Có điện chơi đàn điện, cúp điện chơi đàn thùng. Không đèn? Âm nhạc vốn cần một chút bóng tối. Không quạt? Không khí càng thêm ấm cúng. Chúng tôi chơi đến tận trưa. Có lẽ lần ấy chúng tôi vui hơi lố, thầy cô trong trường có vẻ không thích. Bằng chứng là mấy hôm sau trong giờ triết, thầy Lê Thanh Liêm khi giảng về Cái Tôi & Bản Ngã đã minh họa bài học bằng vụ mấy cô bạn của chúng tôi “… leo leo rào...” mà vào trường! Ph. ngồi kế tôi lúc ấy chỉ muốn độn thổ.
Mất hai thằng bạn thân chí cốt (bàn 4 dãy gần cửa ra vào có 3 người ngồi: tôi, Võ minh Ph. ngồi giữa, đầu kia là Nguyễn Hiền Q.) vì chúng “vui bạn mới, lơ là bạn cũ”, tôi quyết định tuyển một bạn mới khác trong đám mười mấy bạn được trường bổ sung cho lớp vào đầu năm 12 (nhóm nầy gồm Trịnh Việt Th., Trần Hữu O., Nguyễn Huyền Tr., Châu Thanh S., Ngoan, Hồng…). Bạn mới của tôi là Châu Thanh S., nhỏ con, 4 mắt. Bạn nầy lúc đầu tôi tưởng hiền ai dè “máu” không thua Q. và Ph. Khi chơi đủ thân bạn cho biết đang kết một “elle” học trường Kiến Thiết và rủ tôi cùng đi sang trường đó chơi. Lúc ấy tôi chưa biết… yêu, chỉ phải cái tội ham vui và tò mò nên nhận lời đi liền. Thế là S. chạy chiếc mobylette xám, tôi chạy chiếc mobylette xanh mới mua (lại) tè tè theo sau xe các em Kiến Thiết, cứ y như trong một bản nhạc của ban hài AVT: “… ba chiếc solex tè tè chạy quanh…” Vui đáo để.
Ôi những chú bò tót thấy miếng vải đỏ tình yêu của trường Pétrus Ký năm 1971-72!
Nguyễn Hoàng Long 12B6-72
[attachment=128]
Attached files
Comment