Announcement

Collapse
No announcement yet.

MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • MỘT THỜI ĐỂ NHỚ

    Một thời để nhớ.

    Dĩ vãng là những kỷ niệm đã nhạt nhoà trong tâm tưởng..... Rồi một.... nào đó những kỷ niệm lại được gợi nhớ rồi lại chìm vào ký ức xa mờ của lứa tuổi ngoài 60.



    Nhớ đến hồi đi học KD tuy đã học tại nhiều mái trường khác nhau nhưng dưới mái trường nào Thày và bạn cũng đã để lại dấu ấn không bao giờ phai mờ trong ký ức KD.

    Đi qua hơn nửa đời người, qua bao khúc khủy thăng trầm của chính mình, bạn vẫn để lại cho Kd những niềm vui và kinh nghiệm, những gì của thầy còn lại trong D thật đơn giản nhưng sâu sắc .

    Ngày ấy KD đã được học rất nhiều người thầy. Các thầy đã trực tiếp chỉ cho D những kiến thức khoa học kỹ thuật, tâm lý, triết học, xã hội....... Các thầy là tác gỉa những cuốn sách sống biết ân cần, biết giận dữ, biết khuyên răn từ những lời gíao huấn đơn sơ cho đến những lý thuyết cao siêu làm KD say mê, chỉ cho D thấy những chân trời mới lạ ngập tràn tin yêu trong cuộc sống. Ấy vậy mà có những kiến thức D không giữ lại được cho mình mà lại đem "biếu thầy" hết.

    Có lẽ niềm đam mê học tập của lũ học trò cũng được khơi dậy từ những lời dạy yêu thương, từ những lời khuyên đầy chân tình và nhất là từ những câu chuyện vui được kể bất ngờ làm cho những tiết học khô khan khó nuốt được trở nên đẹp khác thường... vì thế những phong cách giảng dạy của các thày trên lớp làm học trò nhớ mãi và hình như nó cũng ảnh hưởng đến học trò phần nào.

    Hạnh phúc qúa! cả một quãng trời yêu thương bỗng vụt trở về với đầy đủ hình dáng của người thầy xưa, những khuôn mặt bạn bè một thời vang tiếng...... Tự nhiên lòng như trẻ lại và nhớ tha thiết nhớ da diết những tiết học vui bên thầy bên bạn. Bất chợt đưa tay vuốt lại mái tóc cho gọn gàng, có 1,2 sợi tóc bạc ngắn dài rơi xuống... Ối !!! mình đã gìa rồi à??? Không gìa sao được, cũng đã trên dưới 40 năm xa thầy cô rồi, từ ngày ấy có thầy đã không gặp, có thầy may mắn được gặp, có thầy khi gặp bạn cùng lớp hỏi thăm mới biết thầy đã về quê Trời. Nhưng thầy vẫn ở trong tâm trí cô học trò KD.

    Thầy Tôi

    Những năm vỡ lòng, tiểu học.

    Mỗi người chúng ta ai mà không có những kỷ niệm về những người thày qúi yêu của mình. Tuổi nhỏ ở những lớp vỡ lòng (chồi, lá) thày có những nét mênh mông dễ yêu , thày lúc nào cũng được so sánh với cha với mẹ. Đã có nhiều bài viết kể cho nhau nghe trong đám bạn lúc nhỏ khi đến trường có đứa vừa đi vừa khóc, phải nhờ qua lòng yêu nghề, yêu thương học trò của thày trí tuệ mới được khai sáng.

    Ngày đó đi học mà khóc nhè thì thường bị người lớn chọc:

    Ê lêu lêu :

    _ Tam tự kinh là rình vú mẹ.

    _ Nhân chi sơ là vờ nhớ mẹ

    Tính bản thiện là cái miệng vòi ăn .

    Bị bố mẹ gời ở nội trú, hết hè không muốn đi cứ khóc nhè, bị cậu chọc:

    Ahaha : đi học nhớ nhà, mẹ giận mẹ đánh về nhà vụng cơm .




    Những ngày nghỉ trong căn nhà ở Gold Coast. Mỗi ngày KD được nghe tiếng Xào xào ào ào ríu rít trong buổi đầu ngày, giờ nghỉ trưa và giờ tan học. Đó là tiếng nô đùa của trẻ em trong trường tiểu học gần đó, cách một rừng cây khuynh diệp thưa thớt lá. Tiếng trẻ lẫn với tiếng chim rừng náo nhiệt cả một góc trời. Sao mà nhớ mấy ma soeur qúa qúa đi, thương các soeur qúa. Làm thầy dạy bậc tiểu học là chọn nghề "bán cháo phổi", một thầy gíao phải lo cho một lớp có 30 em học sinh, có nơi một lớp gần 50 em, ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức cho học sinh thày còn phải kiêm nhiệm vụ giữ trật tự trong lớp, học trò con nít có bao giờ ở yên đâu, đứa này không nói thì có đứa khác xì xèo, đứa này không ngúy ngoáy thì có đứa khác cựa quậy. Hình ảnh Soeur đứng trên bục cao trước tấm bảng đen mờ trong bụi phấn, soeur nói liên tục mấy tiết học liền khi thì giảng bài, lúc thì la rầy, lúc thì dỗ dành khuyên bảo....

    KD nhớ có lần trong giờ học toán KD bị Soeur khẻ cho một thước kẻ vào bàn tay vì cái tội kẻ bằng tay không dùng thước kẻ để kẻ, lúc đó mình thấy kẻ bằng tay cũng vẫn thẳng hàng đâu có méo, nghĩ mình bị oan nên tủi thân thút thít khóc rồi còn đe soeur "khi nào gặp mẹ con méc mẹ soeur đánh coni", cô bé cứ úp mặt xuống bàn khóc ăn vạ không thèm học, soeur càng dỗ lại càng tủi thân khóc to hơn, gồng mình úp cứng mặt xuống bàn soeur cạy không ra nổi, cuối giờ học mới chịu ngỏng đầu lên, soeur phải cho mấy cục kẹo mới hết hờn. Đấy một đứa trẻ mà soeur thường nói với mẹ: "có 50 đứa trẻ như thế này soeur coi cũng được" thế mà có lúc nó dở chứng ương ngạnh thì Soeur cũng phải mệt nhoài.

    Soeur catherine, soeur Suzanne, soeur Blandine, soeur Marcel, soeur Jeanne, soeur Bảo, soeur Thảo. Nay các thầy đã về quê Trời, con mang ơn các thầy suốt đời và nhớ ơn thầy trong mỗi giờ kinh đêm.

    KD

  • #2


    Thời Trung Học.

    Thế là mình đã lớn rồi đấy,:blush: từ khi được trúng tuyển vào trường công lập trung học Lê-Lợi thì trong lòng nôn nao lắm, mừng vì cha mẹ không phài lo học phí cho con cái, vui vì được ra học trường tỉnh, được mặc áo dài đi học mỗi ngày. NHững cô bé làng quê ngày đầu rủ nhau lên thăm trường tỉnh, đi thăm trường mới mà vẫn trong bộ đồng phục của trường tiểu học làng. Cái trường tiểu học mang tên Chân-Lý có thày cô, bạn bè, có chú bán kem ngoài cổng trường, có cây bông giấy nở hoa tím ngắt bên hàng rào ... và còn nhiều nhiều điều nữa vẫn chưa xa rời những cô học trò nhỏ buổi đầu rời trường làng lên tỉnh học. Khó tả làm sao !!!




    Trong nghề giáo, dạy Trung-Học phổ thông là đau đầu nhất và học sinh trung học quậy nhất là học sinh lớp đệ tứ (lớp9), đệ tam (lớp10) vì trong đám trẻ có nhiều đứa bắt đầu tập yêu nên có nhiều đứa có dịp chọc phá, vả lại trong thời loạn ly đệ tứ đệ tam là lớp chưa phải lo thi cử, chưa sợ hỏng thi phải đi lính nên bọn trẻ cứ hồn nhiên nghịch dại.

    KD học trường trung học Lê-Lợi bảo-Lộc, trường công lập có cả nam sinh và nữ sinh, Nam sinh thường tỏ vẻ anh hùng trước đám nữ sinh bằng cách luôn quậy phá thày cô giáo trong lớp học, Thày giáo hiền cũng bị phá, thày nghiêm khắc cũng bị phá.

    Ngày đó cả trường nổi tiếng nghiêm khắc nhất là cô Xuân, cô giáo dạy sử -địa lớp đệ ngũ, đệ tứ, bước chân vô lớp việc đầu tiên cô nhìn thoáng lũ học trò, con gái đứa nào làm dáng tô chút son môi hay chút má hồng cô bắt xuống văn phòng rửa mặt rồi tặng thêm một câu làm thật quê "học chưa tới đâu mà cứ lo điệu hơn cô giáo", đầu tóc phải cột gọn lên không để loà xoà. Con trai thì phải cài nút áo kín cổ. Trong giờ học cô vớ được anh chị nào cuộn thư tình trong miếng giấy nhỏ truyền cho nhau là được mời lên văn phòng lãnh hình phạt cấm túc (phải đến quét dọn sân vườn trường trong ngày Chủ-Nhật), đứa nào gài bút trên vành tai như bác thợ mộc cô bắt lấy xuống ngậm vào miệng mới giống bác thợ mộc trong lúc suy nghĩ làm việc. Học trò đâu có chịu thua "mất trò này ta bày trò khác". Có một lần cô đang vẽ trên bảng, lũ con gái chia nhau mỗi đứa một viên kẹo ăn vụng trong lớp bên kia lũ con trai lấy dây thun bắn qua, bị trúng người quay về phía đó (ngày đó nam ngồi một bên, nữ ngồi một bên), mấy ông thần xòe tay xin kẹo, lũ con gái ra hiệu hết rồi. Trong chớp mắt hai cậu học trò nhày phóc ra ngoài cửa sổ. Nghe tiếng động, cô quay xuống nhìn quanh một lát, thấy học trò đang chăm chỉ vẽ cô lại quay lên thì thoắt một cái hai cậu học trò nhảy qua cửa sổ vào chỗ ngồi, cả lớp nhốn nháo cười. Cô rời bảng đen bước xuống bục, dạo một vòng rồi lại tiếp tục vẽ trên bảng đen. Bên dưới lũ con trai lại dùng dây thun bắn cho mấy con gái quay về phía chúng, chúng dơ mấy con tôm khô lên khoe, à thì ra hai ông thần chạy về nhà bốc trộm tôm khô của mẹ (trường gần tiểu khu nên gần trại gia binh), cả đám mắc cười mà không dám cười lớn, cô mà biết được thì tụi con gái chết với chúng. Chúng dí dáu, khúc khích ăn vụng tôm khô, thẩy vở qua cho lũ con gái vẽ bài giùm.

    Thày giáo hiền nhất là thày Thái dạy môn Việt-Văn học trò tha hồ ăn vụng trong lớp , cỏ lần KD hái ổi trong vườn đem chia cho bạn, mới chuyền đi được vài trái thì ông thần quậy chồm qua kéo cái cặp của KD ra khỏi ngân bàn, ổi rơi tung toé, nó lăn cả lên chân bục giảng, thày lượm lên ba trái để trên bàn thày, sau giờ học thày lấy đi luôn. Thày thường hay gọi nữ sinh lên bục quay xuống đọc thơ trúng lúc vừa bỏ cái gì vô miệng, phải vội vàng nhả ra trong miếng giấy, bước lên bục đọc thơ trong lúc thày tủm tỉm cười.( Sau này đi dạy học mới biết đứng trên bục nhìn xuống học trò làm gì mình cũng biết). Mấy cô học trò nữ lả vậy còn mấy cậu học trò Nam khi bị bắt qũa tang ăn vụng thì cứ làm ngơ giả điếc cho tới lúc nuốt trôi xuống bụng thì mới thính tai. Khi học về thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ bài đầu tiên thày cho học là bài "Giả điếc" theo loại ca trù, và từ đó nhóm thần quấy có cái tên "Bọn giả điếc". Cho đến bây giờ trong lớp đứa nào cũng nhớ bài "Giả điếc" vì không những chỉ được học mà còn phải viết bài trần thuyết tranh đua giữa các lớp với nhau"

    Giả Điếc.

    Trong thiên hạ có người giả điếc

    Thấy ngơ ngơ, ngáo ngáo, ngỡ là Ngây!

    Chẳng ai ngờ; sáng tai họ điếc tai cầy,

    Mở lối điếc để Sau này em muốn học.

    Tọa trung đàm tiếu, nhân như mộc.

    Gịa bán phan viên nhĩ tự hầu.

    Khi vườn sau. Khi sân trước, khi điếu thuốc, khi miếng trầu.

    Khi trà chuyên dăm bảy chén, khi kiều lẩy một vài câu,

    tỉnh một lúc lâu rồi lại điếc;

    điếc như thế ai không muốn điếc;

    điếc như anh rễ bắt chước ru mà?

    Hỏi anh anh cứ ập à! ập ừ.

    (KD nhớ không biết có bị sai Không?)


    "Bọn gỉa điếc" khi vô lớp đệ tam lại rủ nhau học ban B (ban toán), Lũ học trò ngơ ngơ lại gặp ông thày gíao Phạm Dự người Huế, có nhiều từ thày nói ra trò chả hiểu gì, thày trò cứ ngơ ngơ ngáo ngáo. Ấy vậy mà trong giờ học vẫn lo việc chọc phá thiên hạ, sau giờ chọc phá lại đi tìm mấy cô nữ sinh để kèm toán cho. Măm học mới thày trò dắt nhau học lên một lớp, đi thi nhảy một lớp (Nam sinh Trung học Lê-Lợi ban B có truyền thống thi nhẩy, đậu toàn bộ), "bọn gỉa điếc" thi đậu hết cả nhóm, vô đại học trước tụi con gái một năm, kể từ đấy ra giáng đàn anh.

    Tháng 3 năm 2018 trường tổ chức họp mặt, số người từ khắp nơi về tham dự trên 1000 người. Thày hiệu trưởng Tô Đức Hạnh từ mỹ về cùng nhiều thày cô về. Cô Xuân không về nhưng cô lại về thật sôi nổi trong ký ức của đám học trò. Khi gặp nhau nhiều đứa thú tội đã phá cô mình rồi đều thốt ra lời cuối "sao ngày đỏ mình lại quái gở thế nhỉ???".



    đồng phục trường trung học Lê-Lợi bảo-Lộc

    Thân ái

    KimDung

    Comment


    • #3


      Thời Đại học



      Trường Regina Pacis.



      Sau bảy năm vật lộn với nhiều môn học trong chương trình phổ thông, năm cuối cùng trong kỳ thi phài qua được 13 môn học mới nhận được cái bằng tú tài rồi lại qua một kỳ thi tuyển để được vào đại học chuyên môn. Hôm nay cô gái 18 phơi phới như nụ hoa hàm tiếu, bước chân vào đại học với bao mộng đẹp hứa hẹn cho một tương lai tươi sáng .






      Trong nhà nguyện. Hàng ghế đầu, cô Tuyết ngồi bên thày Tuấn dạy sinh ngữ.


      Theo bố đến văn phòng đóng học phí xong, bố dắt qua phòng bên để tiếp tục ghi danh sách ở nội trú, thanh toán xong hoá đơn bố ra về để lại con gái bố tiếp tục làm con bà phước như năm trước.

      TRường Regina Pacis có nhiều cấp lớp từ nhà trè, tiểu học, trung học (trung học phổ thông và trung học kỹ thuật) cho tới đại học. Trường chỉ nhận nữ sinh, học sinh trong trường có đồng phục riêng cho từng cấp lớp, đại học đồng phục là aó dài trắng, thế là chiếc áo dài trắng từ thời trung học bảo-Lộc nó lại theo D vào đại học.

      ĐH Regina Pacis là ĐH tư, trường chỉ có hai phân khoa ;Kinh tế gia vụ và quản trị kinh doanh , trường mới mở được hai khóa, KD trúng tuyển vào khoá hai. Ngày đầu khai giảng SV tụ tập trong giáo đường dự phước lành đầu niên học, tiếp Theo sv đến lớp nhận thời khoá biểu học tập. Cái thời khoá biểu học tập của trường RP chẳng phóng khoáng chút nào như mình đã tưởng tượng khi nghe các anh chị lớn kể lại lúc còn là sv trường luật khoa, văn khoa .... Í zà za! nó dày đặc còn hơn cả thời trung học : sáng học lý thuyết, chiều học thực hành, lại còn thêm chú thích (phần lớn cho học sinh nội trú) đôi khi có những buổi tối đi tiếp tân hay được đặt làm tiệc chào mừng các chiến sĩ VNCH anh dũng trở về từ nơi chiến trường khốc liệt ....

      Chương trình học tập năm đầu KD được học nhiều môn kỹ thuật rất mới lạ với KD, KD còn nhớ mãi những giờ kỹ thuật vụng về ấy.

      Cô Tăng thị Ngọc Thi dạy môn Kinh tế gia vụ .

      Cô giáo dáng người nhỏ bẻ hiền hoà đôn hậu đã dạy cho học trò kiến thức làm việc ngăn nắp gọn gàng, ít tốn thời gian ,công sức mà gặt hái được kết qủa tối đa về chất cũng như lượng trong công việc.

      Thày Tâm : dạy môn kinh tế.

      Thày cao to, có nét mặt nghiêm nghị, buổi học nào cũng được nghe thày nói chuyện cung và cầu rồi lại cầu và cung, học trò ngồi "đồng ý".

      Thầy Nguyễn Lân Đính: dạy về dinh dưỡng .

      Bs Đính mới du học từ Pháp về, thầy rất vui vẻ, gần gũi với học trò KD có nhiều kỷ niệm khi học thày.

      Cô Tuyết: dạy dinh dưỡng thực hành .

      Giờ học của cô không uể oải, trái lại có rất nhiều chuyện vui trong khi thực hành . KD đã kể cho các bạn nghe rồi.

      Thày Định dạy vẽ .

      Ngày về VN gặp các bạn, Hồ Anh Phương còn nhắc ngày học bài cân đối trong nét đẹp. Đẹp mỹ nghệ phải đi liền với tiện ích: dễ coi, chắc chắn, lâu bền..... thày cho vẽ cái ghế, chân ghế phải đều cho đứng vững, mặt ghế thường vuông vức tạo sự đầy đủ và chặt chẽ. Vẽ xong Hiền nói "thưa thày cỏn thiếu bảng gía ạ"

      thày cười cười :"bảng gía không thuộc thành phần của ghế". Cả lớp :cuoilan:

      Cô Phúc dạy cắt may.

      Học trò phổ thông Leo lên máy may làm gãy kim liên tục, thay kim không đúng chỗ may làm chỉ rối tơi bời, KD nhớ ngày đầu học may D thay kim xỏ chỉ tháo đồ vẹo cả cổ, hết một buổi chiều không xong được chiếc áo blouse, lại còn thêm một nỗi ngớ ngẩn ra chợ mua một lần cả chục mét vải về học may, kết qủa Blouse, shirt, pant.... aó trẻ con aó người lớn đều cùng một thứ vải cô chỉ biết lắc đầu, thở dài, chịu cho học trò may hết xấp vải đã mua.






      Tuổi học trò mỗi kỳ thi cũng vất vả với đèn sách lắm nhưng qua mỗi tam cá nguyệt các bạn thích theo KD về Đà-Lạt chơi, vẫn có những giây phút thảnh thơi với bạn trên đồi cù.

      NHưng đời không như là mơ 30-4-1975 VN cuộc chiến huynh đệ tương tàn những cô sv Regina Pacis đổi dời và đổi đời ngay trong lúc tuổi tràn xuân sắc và tràn ước mơ.

      Thân ái

      KimDung


      Comment


      • #4
        Trường ĐHSPKT-TĐ



        Sau những ngày tháng đất nước bộn bề, nay đã đi vào nề nếp, trường học đã được mở lại. KD cũng khăn gói lên đường, vào Sài-Gòn KD ở trọ nhà chị cả tại khu chợ Rạch Ông, đón xe "lam" đến trường. Ngày đầu trở lại trường sao thấy đượm buồn, nước mắt lưng tròng nhìn quanh, khuôn viên trường lặng lẽ hơn xưa, thày cô, các soeur cũng vắng đi nhiều, bạn bè rơi rụng đâu mất gần phân nửa. Sau một tháng sinh hoạt lớp 74 KTGV chỉ nhận lại được 21 cô học trò, theo cô Tuyết về trường Đại Học Giáo Dục thủ-Đức.

        Trường mới: ngoài sân trường, trong giảng đường có nhiều Nam sv hơn Nữ, khác hẳn với trường cũ nhưng trong lớp học thì vẫn giống như trường cũ, lớp chỉ toàn nữ nên trong lớp tha hồ có chuyện cười.

        Xuyên Tâm Liên.



        Chẳng nhớ thời gian nào, KD chỉ nhớ sau bài học chính trị trong giảng đường hôm trước, sáng hôm sau trời Thủ-Đức không nắng gắt, cả lớp theo chị Hoàng, chị Kim Hai tìm một bóng mát dưới gốc cây sau khu nhà xưởng để thảo luận môn chính trị. Hai chị lớp trưởng lớp phó thật tuyệt vời, biết cái môn chính trị khô như củi, học chán chết nên đã cho thảo luận ngoài trời nơi bóng râm có gío hiu hiu thổi . Buổi thảo luận rôm rả trong tinh thần khoẻ khoắn vui vẻ, các bạn cao hứng đứa thì nằm kềnh góp ý, đứa thì bươi đất chơi. KD đang nằm thiu thiu ngủ, nàng Thanh Huyên lay D dậy, còn lơ mơ D nghe huyên nói "ê.. thử mà xem .." "Ừ! bùi bùi béo béo!". Mấy cô bạn gần đó xôn xao, hạt được chuyền tay người này qua người kia, ai cũng thử và rủ nhau "thử mà xem". Nàng Huyên dõng dạc tuyên bố hạt ở dưới đất lẫn trong đám cỏ, thế là buổi thảo luận chuyển qua đi tìm hạt giống để "thử mà xem!!!". Trong lúc các bạn còn đang vui "thử mà xem" thì KD "phải gío" (tiếng của mấy cụ bắc xưa) thấy dờn dợn nơi cổ họng và thấy bụng không được ổn vội chạy về cho tháo ra hết, tới phòng y tế được phát cho mấy viên Xuyên tâm liên màu hơi vàng vàng, nhắm mắt nuốt liền hai viên vậy mà nó vẫn đắng nghéc trong cổ họng, ngủ một giấc, khỏe lại chiều lên lớp học tiếp.

        Buổi chiều học môn kỹ thuật tơ sợi thày Lân từ trường ĐH Phú Thọ đến dạy. Học trò lên lớp đầy đủ. Trên bục thày gíao giảng bài, bên dưới cả lớp chăm chú im lặng đến tột cùng, một tiếng lật vở sang trang hay tiếng đặt viết trên bàn cũng nghe được. Khoảng nửa giờ đồng hồ, một em xin phép thày ra ngoài, vài phút sau lại một em xin ra ngoài, hai em, baem, bốn em ... và cứ như thế gần nửa lớp "một đi không trở lại". Thày giận đỏ cả mặt, chỉ em nào ra ngoài tìm thì lại mất tăm em đó. Thày thở dài chịu thua mấy cô học trò, thày vẫn giận nhưng không mắng câu nào, thày cho cả lớp nghỉ học hôm đó. Thu dọn sách vở chuẩn bị ra về thày ngoắc KD lại nói D đi xem các bạn làm trò gì. Nhớ lại hồi trưa mình cũng bị đau bụng bị tào tháo đuổi D liền chạy xuống phòng y tế, gặp vài bạn trong đó đứa nào cũng kêu đau bụng, chú trong phòng y tế cườ ivì phát cho lớp gần hết hũ Xuyên Tâm Liên. D trở lại kể cho thày nghe thày lắc nhè nhẹ cái đầu cười đôn hậu và nói "chơi dại qúa, chắc ăn trúng hạt bã đậu rồi".

        Thế là ngày hôm đó hầu như cả lớp mình được uống Xuyên Tâm Liên.

        Xuyên Tâm Liên ôi là xuyên Tâm liên, không biết là thần dược gì mà tiêu chảy cũng xuyên tâm liên, cảm cúm..... ghẻ ngứa cũng xuyên tâm liên uống vô thì đắng đến rùng mình. À! hay là "thuốc đắng dã tật" co´phải thế không Xuyên Tâm Liên!

        Thân ái

        kimDung

        Comment


        • #5


          Cái cổ Lá Sen.






          Nhớ ngày ấy còn vụng về với cái kéo, cục phấn may, cái thước dây trên những miếng vải dễ thương, Trúng giờ thi thực hành chiếc áo cổ lá sen, cô giáo cho hai cô học trò bắt cặp với nhau để giúp nhau làm ra thành phẩm đã được học lý thuyết vào buổi sáng. KD và KPhước hì hụi cắt chiếc aó cổ lá sen tay phồng, cắt xong phần áo, đến phần tay, sang đến phần cổ là cũng vừa lúc Lệ Chi và Khánh Điệp may xong chiếc áo của các bạn và trao lại cái máy may cho D và KP, KD lo may cái bâu áo, KP lo ráp thân áo, đến phần ráp tay áo thì KP la Trời! Trời hỡi Trời ơi! một cánh tay phồng ai bồng đi đâu?. Cả nhóm bạn trong xưởng may lúc đó lo lắng cho D và P, xúm xít tìm mọi nơi, những mảnh vải vụn cắt bỏ được đổ lại trên bàn cắt may, mà không ai tìm ra nó. Cả đám học trò nhốn nhao cô giáo lại gần, D liền than thở: "cô ơi em nhớ em đã cắt đủ hai tay mà sao bây giờ biến mất đâu một tay, tìm hoài không thấy", vừa nhìn vào đám vải vụn cô đã cười cười lượm một miếng vải vụn dơ lên cô nói: "nó đây, em cắt cái tay xong em lại lấy chính cái tay đó dùng làm vải để cắt cái cổ". Cả đám học trò ngạc nhiên tròn mắt nhìn theo miếng vải, cô đặt nó lên bàn và cô chỉ cho học trò nhìn thấy phần vòng nách còn xót lại của tay áo. Cà thày cả trò :cuoilan:

          Hết vải rồi! may sao KP còn miếng vải trắng không có bông. Lại sắp hết giờ rồi! KD vội vã cắt lại một tay mới bằng vải trắng. Đi một vòng, cô quay lại chỗ D&P thấy hai đứa đang may một tay trắng một tay bông cô lắc đầu kh`ng chịu, bắt cắt lại hai tay màu trắng và cho 2 đứa thêm 15 phút nữa để may.

          Cuối cùng thì cái áo cổ lá sen tay phồng cũng xong , áo hai màu mặc vào nhìn lại xinh thêm. Mấy cô học trò phổ thông thời gian đầu bước vô xưởng vụng về đến mắc cười, chắc có lẽ vì những vụng về ấy mà sau hơn 40 xa cách, ngày D trở về quê nhà được gặp cô trong buổi HM kết nối những trái tim ĐHSPKT-TĐ 2018 cô đã nhận ra học trò của cô liền.






          Cô giáo Mai, cô giáo của em thật hiền, thật dễ dãi, thương yêu học trò. Ngày ấy em thích mặc áo đẹp nên thường hay tìm cô học những gì mình thích. Cô yêu! ngày đầu qua Úc em cũng kiếm tiền bằng nghề may, bây giờ em vui vì được mặc quần áo tự tay em may. Nhớ cô hoài.

          KimDung.

          Comment

          Working...
          X