NTT
Hết pin là tựa đề nhẹ nhàng hóa câu chuyện vào cuối đời , trong đó con người được ví như cục pin sạc ( rechargeable battery ) hằng ngày năng lượng phóng ra được nạp lại đầy đủ qua sự ăn uống ngủ nghỉ , chu kỳ này cứ thế nối tiếp nhau tạo một chuổi ngày vui khỏe qua nhiều năm tháng . Thế rồi một buổi chiều nhạt nắng, cục pin chợt cảm thấy chai dần, sạc nhiều nhưng nạp chẳng bao nhiêu, đến một lúc nào đó không còn nạp được nữa, năng lượng sẽ cạn kiệt, các cơ phận thiếu điện lần lượt ngừng nghỉ thì gọi là hết pin !
Như vậy nói cho vui, tùy theo chất lượng ( DNA lúc sinh ), quá trình sử dụng (vui chơi cho đến lão ) và bảo quản, sửa chửa (đi Bs lúc bệnh ), mỗi người sẽ hết pin theo mỗi cách. Theo chuyên gia, quá trình hết pin đa số bắt đầu bằng ngừng ăn uống, kế tiếp là thị giác, còn thính giác sẽ trở nên tốt hơn bình thường trước khi ngưng nghỉ. Cuối cùng khi con tim ngừng đập là kể như hết đời một cục pin!
Ở các nước phát triển , người già sẽ được chính phủ lo rất chu đáo, đặc biệt là lúc họ không còn tự thân lo được cho chính họ . Tại Úc, không ai ngạc nhiên khi cả một gia đình được định cư theo diện săn sóc cho cha hoặc mẹ già của người chồng hoặc vợ là công dân Úc. Hổ trợ thêm tiền nhà, tiền thuốc, cấp người đến lau nhà, chở đi chơi … và còn nhiều dich vụ khác tùy vào hoàn cảnh của mỗi người.
Hệ thống Y tế tại các nước này cho phép các cơ quan kiểm soát và hổ trợ lẩn nhau để không những giúp bệnh nhân đươc chữa trị hữu hiệu mà còn phát hiện sớm mầm mống bệnh tật lúc còn ở giai đoạn đầu .
Nói chung, sai sót cũng còn nhiều nhưng nền y tế của Úc (và nhiều nước tiên tiến khác ) đã và đang chăm sóc người dân cho đến tận hơi thở cuối đời. Nói rõ hơn , khi bệnh nhân vì một lý do nào đó không còn thích hợp để chữa trị nữa , tỉ dụ như tuổi cao sức yếu, ung thư giai đoạn cuối … họ vẩn tiếp tục được chăm sóc bởi BS , Y ta’ thuộc nhóm Palliative care .
Một câu hỏi khá phổ biến trong dân chúng tại các nước này là, nếu hoàn cảnh còn cho phép chọn lựa thì nên “hết pin” tại bệnh viện hay tại nhà ?
Hết pin tại bệnh viện thích hợp người neo đơn, con cháu bận rôn … “cục pin” sẽ được đưa vào những khu yên tỉnh thường là những tầng cao của BV. Xung quanh có thể có vài cục pin khác đồng cảnh ngộ. Tất cả đều được săn sóc tận tình từ A đến Z. Sau khi hết pin, cục pin sẽ nhanh chóng được di chuyển qua chổ khác, con cháu được thông báo đến ký giấy lấy pin về lo hậu sự.
Hết pin tại nhà, trong một không gian quen thuộc có thể “cục pin” sẽ cảm thấy ấm cúng hơn, tự do hơn về các thủ tục tôn giáo ( cũng có thể là ồn ào hơn )… Mặc dầu BS và nurse sẽ đến tận nhà 2-3 lần trong 1 ngày để theo dõi, để chuẩn bị liều lượng thuốc men, để vệ sinh lau rửa bệnh nhân. Họ cũng đem tới cho bệnh nhân mượn chiếc giường đầy tiện nghi của BV . Tuy nhiên lực lượng này sẽ ra về và bàn giao trách nhiệm lại cho người nhà . Hoàn cảnh lúc nầy cần săn sóc 24/24, lại rất nặng nhọc và căng thẳng nên người nhà phải đông và mạnh cả về thể lực lẩn tinh thần, kèm theo một ít khéo tay như Y tá vì bất cứ vụng về nào cho bệnh nhân cũng sẽ rất khó quên .
Nhóm palliative care là những BS, Y tá chuyên giúp bệnh nhân giảm những đau đớn ở giai đoạn cuối đời. Hai loại thuốc họ thường dùng là Morphine (Morphine sẽ làm tim đập chậm lại tạo ảo giác nhẹ nhàng như nằm trên mây, hệ thần kinh gián đoạn chuyện gì ở đâu ở đó, vì vậy bệnh nhân sẽ bớt đau. Loại thứ nhì là thuốc an thần để tinh thần bệnh nhân không bị hoảng loạn. Nói chung, thời gian cơ thể yếu dần bệnh nhân sẽ ngủ rất nhiều và thức dậy tỉnh táo khi thuốc hết tác dụng. ( thông thường liều thuốc sau được bơm vào khi liều thuốc trước chưa hết tác dụng để tránh bệnh nhân bị đau đớn trong lúc chờ thuốc ngấm . Trường hợp này, bênh nhân sẽ tiếp tục được ngủ )
Bạn đọc thân mến, bài “hết pin” được kết thúc bằng vài hàng ghi lại cuộc nói chuyện ngắn với một cô người Úc gốc Việt trong nhóm palliative care .
- Chào chị, xin chị giới thiệu vài nét về palliative care.
- Vì tính chất đặc thù của công việc, chúng tôi thường bị thiên hạ nghĩ là đặc phái viên của tử thần ! Vì vậy nếu không hiểu, nhiều bệnh nhân và người nhà sẽ rất hoang mang khi chúng tôi đến. Sự thật, công việc chúng tôi không làm cho thời gian còn lại của bệnh nhân dài ra hoặc ngắn lại. Chúng tôi chỉ quan sát và thuốc men giúp bệnh nhân giảm đau đớn khủng khiếp trong giai đoạn cuối đời mà thôi. Kế tiếp, nếu bệnh nhân ra đi êm thắm thì thân nhân cũng nhờ đó mà cảm thấy nhẹ nhàng hơn.
( Picture from internet)
- Thưa chị , những loại thuốc được dùng đều thuộc loại có 2 mặt : một mặt giúp bênh nhân thoải mái giảm đau nhưng mặt kia dễ bị ghiền, lờn thuốc , đau lưng ,tàn phá gan thận. Chị nghĩ sao ?
- Để trả lời anh , chúng tôi chia thời gian còn lại của bệnh nhân ra làm 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ có liều lượng thuốc men tương xứng để giúp bệnh nhân đúng lúc và hợp lý :
- Giai đoạn 1 : bệnh nhân chưa đau và còn có thể có cuộc sống như bình thường .
Giai đoạn 2 : bệnh nhân bị đau đớn, bệnh tật hành hạ
Giai đoạn 3 : cơ thể của bệnh nhân nhanh chóng sa sút trầm trọng
Giai đoạn 4 : là giai đoan kết thúc .
Những chuyển biến trên cơ thể bệnh nhân, những gì tới sẽ tới trong các các giai đoạn này cho dù có chúng tôi hay không .
- Thành công của palliative care là giúp được bệnh nhân ra đi một cách nhẹ nhàng và nhân phẩm ( dignity). Vậy có khi nào bị thất bại ?
- Thật không may câu trả lời là có! nhưng rất hiếm. Đó là những trường hợp bệnh nhân không hợp thuốc tỉ dụ họ đã dùng những loại thuốc này hoặc tương tự trong thời gian rất dài trước đây. Cũng có những trường hợp đặc biệt như bệnh nhân vì tôn giáo nhất định chịu đau đớn để được ra đi trong minh mẩn .
-Xem ra công việc của chị quả là đặc biệt và tình người. Ngành nghề này cộng đồng VN vẩn còn ít, cơ duyên nào để chị gắn bó với công việc ?
-Cám ơn anh! Méo mó nghề nghiệp một tí thì công việc này thường xuyên vất vả và nhiều áp lực cho nên có người chịu không nổi phải đổi qua lãnh vực khác . Anh hãy tưởng tượng, gặp những ca người già dầu sao cũng đỡ đau lòng hơn gặp ca người trẻ 25-30 tuổi hoặc các cháu còn rất nhỏ. Áp lực đến từ nổi buồn khổ, thất vọng, giận dữ, khủng hoảng của bệnh nhân và người thân của họ cũng rất lớn! Thế nhưng cứ mổi lần nghĩ đến chuyện đổi ngành thì lại thấy mình ích kỷ quá nên lại thôi .
-Cám ơn chị đã tâm sự,cám ơn luôn ngành nghề của chị . Chúc chị luôn thành công .
NTT
Comment