Rau Thơm Quê Nhà
(Tổng Hợp)
[justify][justify]Trong ẩm thực, rau thơm hay rau gia vị là khái niệm khái quát dùng để chỉ các loại rau ăn được (có thể là rau, củ, quả thơm), được trồng hoặc hái từ tự nhiên mà có mùi thơm đặc trưng tùy theo loại do các tinh dầu trong rau bay hơi tạo thành.
Rau thơm là loại rau quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt. Đây là loại rau mang đến những hương thơm đặc trưng, giúp bữa ăn đa dạng hương vị hơn, ngon miệng hơn. Ngoài ra, đây còn là một trong những vị thuốc chữa được những bệnh đơn giản nữa. Thế nên rau thơm luôn hiện diện trong tủ lạnh của nhiều gia đình.
Những loại rau quả tươi được dùng cho các bát PHỞ nước truyền thống thường là cọng hành ta và các loại rau thơm (rau ghém) theo mùa như mùi thơm (ngổ), húng Láng (húng lũi), ngò gai kèm (mùi tàu) cùng với quả chanh ta và quả ớt ta (cắt lát). Sau này ở các tỉnh miền Nam hay miền Trung, thực khách theo thói quen dùng thêm những loại rau không thực sự phù hợp với vị PHỞ như cọng giá đỗ, rau húng quế (húng chó).
Rau thơm rất đa dạng, phong phú và khó có thể kể hết, tuy có thể phân biệt chúng thành hai tiểu loại là rau thơm được trồng và rau mọc hoang.
Rau trồng
• húng thơm nổi tiếng ở làng Láng, Hà Nội ngày xưa, thường dùng ăn sống, thái nhỏ ăn với phở
• bạc hà, húng chó, húng quế, húng lủi thường dùng ăn sống với một số loại thịt động vật lòng lợn, tiết canh, thịt chó
• thì là thường đi với món ăn thủy sản nước ngọt (cá)
• hành hoa
• tía tô thường ăn sống hoặc cho vào món om ốc chuối đậu giả ba ba
• kinh giới; rau diếp cá, tần ô, rau mùi, rau răm ăn sống
• rau mùi (ngò), mùi tàu (ngò gai) ăn sống hoặc chế vào một số món nấu
• xương sông, lá lốt: thường đi với thịt gia súc như thịt lợn, thịt bò (làm chả viên) hoặc xắt nhỏ cho vào các món nấu như ốc nấu giả ba ba, ba ba om chuối đậu v.v.
• sả, riềng, củ niễng, tỏi, cần tây, tỏi tây thường ăn củ, bẹ lá sống hoặc xào nấu.
• lá sung, lá đinh lăng thường dùng ăn gỏi.
• Một số loại lá của những cây trồng khác trong nhà cũng có thể coi là một dạng rau thơm như rau cải non, lá gừng, lá chanh, lá ớt, lá gấc, lá nguyệt quế
Rau dại
• lá mơ tam thể thường dùng ăn với thịt chó
• lá cách thường dùng om lươn
• hạt và lá của cây móc mật (còn gọi là mác mật) để ngâm măng tươi, làm vịt quay hay lợn sữa quay, thịnh hành ở Lạng Sơn và một số tỉnh phía Bắc
• lá cúc tần thường cho vào dồi chó v.v.
• chua me: mọc hoang, thường dùng ăn sống.
• hạt dổi, hạt sẻn dùng trong các món ăn của người dân tộc thiểu số miền Bắc Việt Nam.
• Lá xá xị, phổ biến ở miền nam, Tây Ninh
Hầu hết các loại rau thơm đều có tinh dầu và một số tố chất đặc biệt có thể trở thành những vị thuốc quý, dân dã dễ kiếm. Việc kết hợp ăn rau thơm khác nhau tương ứng với từng món ăn khác nhau thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển", tương sinh, chế hóa lẫn nhau, góp phần làm giảm tác hại (nếu có) và gia tăng hương vị cho món ăn. Thông thường, rau thơm được sử dụng khi còn tươi, cũng đôi khi, để tiện cho việc bảo quản người ta có thể phơi khô để dành tuy điều đó làm giảm chất lượng rau.
Rau thường được dùng cho hai mục đích chính:
• Ăn sống, còn gọi là rau sống, rau thơm có tinh dầu cay nên hay được phối trộn với các loại rau mát khác như giá đỗ, bắp chuối thái mỏng, rau má trên đĩa rau sống.
• Gia vị cho các món ăn: nhiều loại rau thơm được gia vào các món ăn như một thứ gia vị, tùy theo nguyên liệu chính để chế biến món ăn mà người nội trợ thường có kinh nghiệm riêng cho các loại rau thơm khác nhau.
Trong ẩm thực Việt có rất nhiều các loại rau thơm khác nhau. Đúng như tên gọi của nó, mỗi loại rau thơm có mùi thơm riêng biệt rất đặc trưng, và có vị đặc trưng luôn. Chúng không những làm món ăn thêm đầy đủ trọn vị mà còn đóng vai trò như các vị thuốc nữa. Vì thế, sử dụng rau thơm trong các món ăn là rất có lợi đó các bạn ạ.
RAU MÙI – NGÒ RÍ (CORIANDER / CILANTRO)
[/justify]
Sau hành lá, rau mùi là loại rau phổ biến thứ hai về “mật độ” xuất hiện trong các món ăn. Miền Bắc gọi là rau mùi, miền Nam gọi là rau ngò, hoặc ngò rí. Loại rau này có mùi thơm rất dễ chịu, rất dễ ăn kể cả đối với trẻ em. Rau mùi thường được dùng trong các món canh, các món nước như bún, mì, phở hoặc trong các món nộm (gỏi) như nộm xu hào cà rốt, nộm đu đủ, vv..
Ở miền Bắc, rau mùi thường nhỏ, thân ngắn, phần gốc phình hơi to và có mùi rất thơm. Phần gốc mùi này rửa sạch, cho vào nấu những loại canh hầm sẽ tạo mùi thơm cho canh, tác dụng giống như dùng hạt mùi để làm thơm. Vào dịp giáp Tết, những cây mùi già trở thành hàng “hot” khi được rất nhiều người mua về đun lấy nước lá mùi dùng để tắm gội. Đây là một phong tục đã nhiều năm với ý nghĩa là làm cho thân sạch sẽ, thơm tho để đón Tết.
Ở Miền Nam, rau mùi thường rất dài và thân to hơn, cứng hơn, và mùi thơm kém hơn hẳn giống rau mùi ở miền Bắc. Tuy nhiên có một điều rất hay là khi bạn đi chợ mua rau ở miền Nam, bạn luôn được người bán tặng miễn phí hành lá và rau mùi khi bạn mua các loại rau khác dù ít hay nhiều.
MÙI TÀU – NGÒ GAI (CULANTRO / SAW-LEAF HERBS)
Rau mùi tàu là loại rau có lá viền răng cưa, khá sắc nên có tên gọi ở miền Nam là ngò gai. Rau này cũng có mùi rất thơm đặc trưng. Đặc biệt trong các món canh măng, dù là măng tươi hay măng khô, ít khi nào thiếu được ngò gai. Canh chua măng, canh măng ngan vịt, canh cá nấu măng luôn có rau mùi tàu để tạo mùi thơm cho canh.
Mùi tàu ở miền Bắc thường có lá ngắn, tròn, ít khi nào có cuống, và rất thơm. Ngò gai ở miền Nam thì có loại cây rất dài, lá dài và phần cuống lá cũng dài và ít thơm hơn loại rau ở miền Bắc.
Người miền Nam còn rất hay dùng ngò gai trong món phở (cùng với ngò om, húng quế, rau diếp).
RAU RĂM (VIETNAMESE MINT)
Nhắc đến rau răm, món đầu tiên mình nghĩ đến là trứng vịt lộn – món ăn mà thiếu rău răm thì thực sự không tôn được hết vị ngon của nó. Và tiếp theo là món Gà xé phay, nơi rau răm là loại rau chính để tôn lên vị đặc trưng của món ăn.
Rau răm là loại rau dùng để khử mùi tanh rất tốt, có vị thơm và cay nhẹ, chúng thường được dùng để khử mùi tanh của cá và các loại hải sản, hay như trong món trứng vịt lộn. Các món hấp hải sản như mực, ngao, ốc … thường có rau răm hấp cùng (cùng với gừng, sả, lá chanh,vv… để tạo mùi thơm và khử tanh).
Giống như các loại rau khác, giống rau răm ở miền Bắc thường cây ngắn, lá nhỏ, thơm và cay nồng hơn. Loại rau răm ở miền Nam thường cây rất dài và lá to.
RAU NGỔ (NGÒ ÔM) (RICE PADDY HERB)
Rau ngổ có mùi thơm rất dễ chịu, có vị hơi đắng, thường được dùng trong các món canh chua, cũng góp phần tạo mùi thơm cho canh và khử mùi tanh.
Trong canh chua cá ít khi nào thiếu rau ngổ. Món nộm (gỏi) rau muốn cũng luôn có rau ngổ. Ngoài làm rau gia vị, rau ngổ còn được làm rau chính trong một món ăn khá phổ biến là rau ngổ xào thịt bò.
Rau ngổ ở miền Bắc thường cây nhỏ, lá nhỏ, ngắn, rau ngổ (ngò ôm) ở miền Nam thường thân dài và to, lá cũng to hơn.
RAU BẠC HÀ (MINT)
Bạc hà, nhiều người còn gọi là húng bạc hà, cũng là một trong những loại rau thơm quen thuộc dùng để ăn sống kèm với các món ăn. Đa phần mọi người tiêu dùng sẽ nói loại rau trong ảnh trên là bạc hà vì hầu hết ở các chợ hay siêu thị bán loại rau này và đều gọi nó là bạc hà.
Rau bạc hà thông thường chúng ta vẫn thấy nếu không để ý kĩ sẽ dễ bị nhầm với rau húng lủi (hình ảnh ở dưới). Lá bạc hà có nhiều răng cưa hơn và bề mặt có một lớp lông mịn nhỏ. Lá húng lủi có phần trơn láng hơn và ít “nhăn” hơn, thân thẳng. Dù vậy, khi nhìn qua rất khó để phân biệt được ngay, trừ phi bạn vò lá và ngửi mùi. Ở miền Bắc mình thường thấy rau bạc hà cây nhỏ, mùi thơm hơi the đặc trưng nên phân biệt với húng lủi dễ dàng hơn.
Đây cũng chỉ là giống cây ở Việt Nam. Nếu bạn tìm kiếm từ “Mint”, bạn cũng sẽ thấy ở nước ngoài có nhiều giống bạc hà khác nhau, được gọi tên riêng như Sweet mint, pepper mint, vv… và trông chúng cũng có sự khác nhau.
Toàn cây chứa tinh dầu trong có L-menthol 65 – 85%, menthyl acetat, L-menthon, L- a-pinen, L- limonen.
Ngoài việc dùng để ăn sống, làm thuốc chữa bệnh, bạc hà còn hay được thái nhỏ cho vào các món nộm rau để tạo hương vị thơm the mát.
THÌ LÀ (DILL)
Còn được gọi là thìa là, đây là loại rau không thể thiếu được trong các món cá như canh cá, cá xốt cà chua, cá kho, cá hấp, lẩu cá, chả cá, bún cá…, thường được kết hợp cùng hành lá, rau ngổ, rau răm. Cùng với rau răm, thì là cũng được dùng trong các món canh riêu để khử mùi tanh như riêu cá, riêu trai, riêu hến. Thì là là một loại rau có mùi thơm đặc trưng, rất dễ ăn ngay cả đối với trẻ nhỏ.
Giống thì là ở miền Bắc cây thường ngắn, lá nhỏ và thơm. Thì là ở miền Nam thì cây dài và to hơn hẳn. Hạt thì là cũng có mùi thơm, có thể được dùng để trong nấu ăn, hoặc làm bánh.
Hiện nay ở VN cũng đã phổ biến loại thì là tây – tiếng anh gọi là FENNEL. Đây là một loại rau có lá gần giống thì là ta nhưng phần củ thì phình to ra, và phần củ này cũng được dùng trong các món ăn luôn. Phần củ thậm chí thường được cắt rời với phần lá và bán riêng. Phần củ thì là này được dùng để làm salad, nấu súp, nấu với cá hoặc thịt gà, nướng, …
HÚNG QUẾ/HÚNG CHÓ (THAI BASIL)
Húng quế còn có tên gọi dân gian là húng chó, có lẽ là do món đặc sản thịt chó không bao giờ có thể thiếu được loại rau này. Húng quế được dùng để ăn sống rất phổ biển. Trong miền Nam, Linh thường thấy nó xuất hiện ở hầu hết các đĩa rau sống trong mọi hàng ăn. Từ bún, phở, mì, bánh cuốn, bánh ướt, bánh hỏi, vv… thì rau sống ăn kèm lúc nào cũng thấy có húng quế.
Ngoài các món ăn trên, những món như tiết canh, thịt ngan vịt luộc hay quay, lòng lợn luộc, vv…cũng thường có húng quế ăn kèm với đúng vị. Đây là loại rau gia vị được dùng rất phổ biến trong ẩm thực Thái, vì vậy tên tiếng Anh người ta gọi nó là Thai Basil.
Cây húng quế cho ra hoa màu tím rất đẹp. Có một điều không biết bạn đã biết chưa, đó là hạt của cây húng quế chính là hạt é (hột é) mà chúng ta thường thấy trong các món chè. Hạt é không những được dùng trong các món chè mà còn được làm thành đồ uống (nước hạt é đường phèn, mủ trôm hạt é, vv…) để giải khát, giải độc và để làm đẹp.
Trong cây húng quế có từ 0,4 đến 0,8% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ dễ chịu, có hàm lượng tinh dầu cao nhất lúc cây đã ra hoa. Tinh dầu có mùi thơm của Sả và Chanh. Trong tinh dầu có linalol (60%), cineol, estragol methyl - chavicol (25-60-70%) và nhiều chất khác.
KINH GIỚI (VIETNAMESE BALM)
Kinh giới là một loại rau thơm phổ biến thường được ăn sống hoặc dùng trong các món nộm rau ở miền Bắc. Nếu bạn là người thích ăn bún đậu mắm tôm, hoặc bún ốc, bún riêu cua, bún chả, lòng lợn, phở cuốn, chắc chắn bạn sẽ luôn thấy rau kinh giới.
Đây là một loại rau sống Linh cũng rất ưa thích. Trước đây khi con nhỏ bị rôm, Linh thường lấy kinh giới cùng với sài đất đun lấy nước để cho con tắm cho mát da, trị rôm sảy thấy rất hiệu quả.
Dược liệu rau kinh giới có thành phần chính là tinh dầu thơm, còn các chất khác thì chưa rõ. Trong tinh dầu Kinh giới chủ yếu là d-menthol, menthol racemic và một ít d-limonen.
Nhiều người còn gọi kinh giới là HÚNG CHANH, tuy vậy đây là hai loại cây khác nhau. Lá húng chanh (như hình dưới) dày hơn và tròn hơn lá kinh giới. Loại lá này rất nổi tiếng trong bài thuốc chữa ho mà rất nhiều mẹ đã áp dụng cho các em bé.
TÍA TÔ (PERILLA LEAF)
Tía tô là loại rau sống rất phổ biến. Nó có màu tím tía đặc trưng, vị hơi the nhưng rất thơm. Trong các món ăn như bún đậu, bún ốc, bún riêu cua, phở cuốn, các món ốc, ếch, lươn om chuối đậu luôn có tía tô. Các bạn thích ăn món ăn Nhật hẳn các bạn cũng để ý thấy là lá tía tô rất hay được dùng để ăn kèm với sushi hoặc để trang trí trên đĩa sushi, maki rất đẹp mắt. Đây cũng là do người Nhật rất chuộng lá tía tô – shiso – trong ẩm thực Nhật.
Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng.
Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô có tác dụng đẹp da. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.
Tinh dầu chiết xuất từ lá tía tô bằng cách chưng cất hơi nước bao gồm một loạt các hợp chất hóa học, có thể thay đổi tùy theo loài. Loại dồi dào nhất, chứa khoảng 50-60% dầu, là perillaldehyde (C6H12O3) chịu trách nhiệm lớn nhất về hương vị và mùi vị của tía tô (a colourless liquid, it is sparingly soluble in water and highly soluble in ethanol) . Các terpen khác, như limonene, caryophyllene, và farnesene, cũng rất phổ biến.
Trong số các loại hợp chất hóa học đã biết của rau tía tô, PA (thành phần chính: perillaldehyde) là loại duy nhất được sử dụng cho mục đích nấu nướng. Các hóa chất khác là PK (perilla ketone), EK (elsholzia ketone), PL (perillene), PP (phenylpropanoids: myristicin, dillapiole, elemicin), C (citral) và một loại giàu rosefuran.
Tía tô hay được dùng để giải cảm. Mình nhớ hồi bé mỗi khi bị ốm sốt, mẹ rất hay nấu cháo tía tô, đôi khi có thêm chút thịt bằm hoặc trứng, rồi “vận động” mình ăn để mau khỏi.
HÚNG LÁNG
Cây húng láng chỉ ngắn và nhỏ như vậy thôi nhưng mùi thơm thì rất dễ chịu và dễ ăn. Miền Nam có một loại rau thơm thân to, lá to hơn rất nhiều lần và có mùi thơm gần giống với húng láng.
DIẾP CÁ (FISH MINT ?)
Còn được gọi là dấp cá, loại rau này có vị chua và mùi tanh như cá nên được đặt tên gọi như vậy. Nhiều người thích ăn sống loại rau này, nó là loại rau cũng thường có mặt trong các món ăn “quán” ở miền Nam. Tuy nhiên dù cố gắng thử ăn nhưng nhiều năm nay mình vẫn không ăn được diếp cá.
Rau diếp cá được dùng nhiều để ăn sống, ăn với các món cuốn như gỏi cuốn, bì cuốn, bánh tráng cuốn, bánh xèo, các món nộm gỏi, rau trộn. Rau này hợp với hải sản nên nhiều người chỉ cần đơn giản là gói rau với hải sản hấp là có thể “nhậu” được ngon lành. Một số món xào với diếp cá cũng được nhiều người yêu thích.
Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Rau diếp cá còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.
LÁ LỐT (PIPER LOLOT)
Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với lá lốt. Lá lốt có mùi thơm rất dễ chịu vị ngọt, vì thế món chả lá lốt luôn là món ăn cả nhà đều thích. Lá lốt thơm và dễ ăn, bên ngoài miếng chả cuốn thêm lá lốt nữa rồi mới rán nên miếng chả luôn thơm lựng mùi vị lá lốt.
Lá lốt cũng không thể thiếu được trong những món om chuối đậu như ốc, ếch, lươn. Ngoài ra cũng có rất nhiều món xào lá lốt ăn tuyệt ngon như lá lốt xào thịt bò/thịt trâu/thịt lợn/măng/ếch, vv…Lá lốt cũng hay được dùng để làm các món chay. Thực sự là có rất nhiều món ăn ngon có sự góp mặt của lá lốt làm “nhân vật chính”.
Trên đây mình mới điểm danh các loại rau thơm thường dùng để ăn sống và bổ sung vào các món ăn chính giúp cho các món ăn trở nên hoàn hảo. Những loại rau thơm này là những thứ chúng ta hay dùng trong cuộc sống nhiều nhất.
Nếu kể đến các loại rau ăn sống khác thì còn có rất nhiều như xà lách, đinh lăng, lá sung, lá cóc non, rau muống chẻ, hoa chuối, chuối xanh, khế xanh, lá ổi, vv… Những loại này thường được ăn kèm với những món ăn đặc sản, các món nhậu, không phải những loại thường được dùng trong các món ăn hàng ngày.
Các loại rau thơm không những giúp món ăn trở nên thơm ngon hấp dẫn mà hầu hết chúng đều có tác dụng như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh, hoặc ít nhất cũng góp phần giúp chúng ta khỏe mạnh.
Dù miền Bắc hay miền Nam, ẩm thực Việt luôn mang hương vị khác biệt với đặc sản của các nước láng giềng. Graham Holliday, tác giả cuốn sách Eating Vietnam cho rằng đó là nhờ các loại rau thơm của người dân địa phương, theo The Diplomat.
Vô số loại rau gia vị được tìm thấy dọc dải đất hình chữ S, có nhiều loại đặc biệt chỉ phát triển trong một thị trấn, bản làng hoặc một vùng nhất định. Rau thơm góp mặt trong hầu hết bữa ăn thường ngày. Người miền Bắc thường sử dụng ít các loại rau thơm khi chế biến món ăn hơn người Nam, điển hình như món bánh tráng phơi sương của người dân Trảng Bàng có thể dùng tới 8 đến 10 loại rau.
Hiện nay các loại rau thơm là nhu cầu thường xuyên trong cộng đồng người Việt và đã được cung ứng bởi một số nhà canh tác chuyên môn vượt trên phạm vi các mảnh vườn gia đình. Ðối với các hàng ăn, rau muống có thể có hay không có, còn nhu cầu rau thơm là hàng ngày. Con đường “nhập cư” của rau thơm dễ dàng hơn rau muống, phát triển theo chiến thuật chiến tranh nhân dân hay vết dầu loang nên trong 100 nhà người Việt ít lắm cũng tới 90 nhà trồng một vài loại rau thơm.
Sự xâm nhập nhanh chóng của nhiều loại rau thơm Việt Nam thể hiện rõ ở chỗ hầu hết chưa có tên tiếng Anh, hay nếu có người đã đặt tên thì cũng chưa mấy ai biết. Sả có tên “lemongrass” vì từ lâu Tây phương đã dùng nó trong ngành hóa học dược phẩm hay mỹ phẩm. Loại cây này không phải do người Việt đưa vào Hoa Kỳ, có thể là di dân Ấn Ðộ hay một dân tộc Á Châu nào đấy đã đem đến, trước khi ở Mỹ có những tiệm bún bò Huế.
Còn nhiều loại rau thơm khác chưa có tên Mỹ và nếu nói tới chỉ có thể gọi chung là một loại lá dùng làm gia vị. Rau húng có tên “basil,” bạc hà là “mint,” và chỉ những nhà thực vật học mới biết rõ từng thể loại với những tên khoa học như “Ocimum basilicum,” “Pycnanthemum.” Nhưng húng quế, húng lủi, húng chó, hẹ, sương xông, lá lốt… thì chưa thể nào nói cho người Mỹ hiểu được. Có người đã gọi giấp cá là “fish leaf,” rau răm là “Vietnamese coriander,” tuy nhiên đó mới là những sáng chế chưa được mấy ai nhìn nhận.
Bảo Quản
Nói đến rau thơm, điều khiến nhiều người nội trợ băn khoăn chính là việc bảo quản. Bởi mỗi khi dùng thì chỉ dùng lượng ít nhưng chẳng thể nào mua được lượng ít như thế. Dùng không hết, để lâu sẽ hỏng, khi đó vứt đi rất tiếc. Thật ra, rau thơm có thể bảo quản được rất lâu, có khi đến nửa tháng nếu như bạn biết cách.
Có 2 cách để bảo quản rau thơm trong tủ lạnh. Bạn có thể chọn cách mình ưng ý nhất nhé.
Đầu tiên, rau thơm sau khi mua về, bạn chỉ cần nhặt rau sạch, bỏ lá hỏng vì nếu không, lá hỏng sẽ làm những phần rau khác hỏng theo. Sau đó, cho rau thơm vào hộp nhựa khô ráo, sạch sẽ, đậy nắp lại rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này có thể bảo quản được từ 1 đến 2 tuần. Mỗi khi cần, bạn chỉ cần lấy lượng vừa đủ, rửa sạch rồi dùng thôi nhé.
Cách thứ hai, bạn hãy tận dụng ngăn đá tủ lạnh. Nghe thật lạ phải không? Đây là cách tuyệt vời để bảo quản rau thơm trong thời gian dài đó. Với lượng rau thơm còn thừa, sau khi rửa sạch, bạn hãy cho vào hộp lớn, sau đó đổ đầy nước vào, rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh. Nếu làm theo phương pháp này, bạn có thể bảo quản rau tươi lâu đến 2 tuần. Mỗi khi dùng, bạn chỉ cần ngâm cả tảng đá rau ấy vào thau nước, rau sẽ không dập úng đâu mà vẫn tươi ngon nhé.
Hợp Chất Hóa Học
Chất thơm là các hợp chất hóa học tạo mùi thơm cho rau thơm.
Vài nét về mùi: Trong hơn hai triệu chất hữu cơ, thì 400 000 chất có mùi nhiều hoặc ít. Đa số chất thơm có mùi đặc trưng riêng của mình. Mùi của chúng do những nhóm nguyên tử đặc biệt gọi là nhóm mang mùi quyết định. Tuy nhiên nếu tăng số nhóm mang mùi trong một phân tử lên thì không làm tăng mùi mà lại làm mùi yếu đi và đôi khi làm tắt mùi hoàn toàn. Những nhóm mang mùi cơ bản thường là nguyên tử O, S, P, As, Se. Các nhóm mang mùi hữu cơ là: – C(OH) ,– COOR,– C(CH3)3, – CHO, – CO –. Có thể tăng mạnh hoặc làm yếu mùi này bằng một mùi khác, hoặc cho mùi mới mà đôi khi không giống và hoàn toàn bất ngờ. Chẳng hạn, mùi xạ hương của trinitrobutyltoluen hoàn toàn mất đi khi thêm vào một lượng nhỏ quynin sulfat là chất vốn không có mùi. Cần thấy rằng, nhiều hiện tượng liên quan đến mùi không thể giải thích được một cách chắc chắn, vì chưa có một quan niệm đầy đủ về khứu giác làm việc như thế nào và tại sao một chất nào đó lại có mùi.
Cha ông đã truyền dạy cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm sống: từ nết ăn, nết ở, đi đứng nói năng tới hành vi ứng xử trong đời sống. Vẫn biết để có nền văn hóa ẩm thực thì phải trải qua hàng ngàn năm. Cái gì làm gia vị cho thức món gì, kết hợp với nhau ra sao như là sự mặc định. Nhưng những bài học ấy qua tục ngữ, thành ngữ, ca dao thì lại rất hiếm hoi.
Những câu ca dao sau này, một mặt nói về kinh nghiệm nấu nướng nhưng sâu xa hơn, nó là một ẩn dụ đề nghị cách ứng xử nhân văn giữa người và người.
Khu vườn nhỏ nhà tôi được trồng tỉa theo phong cách nghỉ dưỡng. Tuy nhiên bên cạnh đó ngay hông bếp, chúng tôi cũng không quên trồng một vườn rau thơm hữu cơ bao gồm: rau tía tô, húng quế, bạc hà, và húng lủi.... Vào mùa hè xứ Lá Phong, chúng tôi thường ra hái rau thơm ngoài vườn kèm theo món ăn quê nhà thích hợp.
Chúc các bạn có những cuộc phiêu lưu thú vị trong nhà bếp với những loại rau gia vị tuyệt vời này.
Sau hành lá, rau mùi là loại rau phổ biến thứ hai về “mật độ” xuất hiện trong các món ăn. Miền Bắc gọi là rau mùi, miền Nam gọi là rau ngò, hoặc ngò rí. Loại rau này có mùi thơm rất dễ chịu, rất dễ ăn kể cả đối với trẻ em. Rau mùi thường được dùng trong các món canh, các món nước như bún, mì, phở hoặc trong các món nộm (gỏi) như nộm xu hào cà rốt, nộm đu đủ, vv..
Ở miền Bắc, rau mùi thường nhỏ, thân ngắn, phần gốc phình hơi to và có mùi rất thơm. Phần gốc mùi này rửa sạch, cho vào nấu những loại canh hầm sẽ tạo mùi thơm cho canh, tác dụng giống như dùng hạt mùi để làm thơm. Vào dịp giáp Tết, những cây mùi già trở thành hàng “hot” khi được rất nhiều người mua về đun lấy nước lá mùi dùng để tắm gội. Đây là một phong tục đã nhiều năm với ý nghĩa là làm cho thân sạch sẽ, thơm tho để đón Tết.
Ở Miền Nam, rau mùi thường rất dài và thân to hơn, cứng hơn, và mùi thơm kém hơn hẳn giống rau mùi ở miền Bắc. Tuy nhiên có một điều rất hay là khi bạn đi chợ mua rau ở miền Nam, bạn luôn được người bán tặng miễn phí hành lá và rau mùi khi bạn mua các loại rau khác dù ít hay nhiều.
MÙI TÀU – NGÒ GAI (CULANTRO / SAW-LEAF HERBS)
Rau mùi tàu là loại rau có lá viền răng cưa, khá sắc nên có tên gọi ở miền Nam là ngò gai. Rau này cũng có mùi rất thơm đặc trưng. Đặc biệt trong các món canh măng, dù là măng tươi hay măng khô, ít khi nào thiếu được ngò gai. Canh chua măng, canh măng ngan vịt, canh cá nấu măng luôn có rau mùi tàu để tạo mùi thơm cho canh.
Mùi tàu ở miền Bắc thường có lá ngắn, tròn, ít khi nào có cuống, và rất thơm. Ngò gai ở miền Nam thì có loại cây rất dài, lá dài và phần cuống lá cũng dài và ít thơm hơn loại rau ở miền Bắc.
Người miền Nam còn rất hay dùng ngò gai trong món phở (cùng với ngò om, húng quế, rau diếp).
RAU RĂM (VIETNAMESE MINT)
Nhắc đến rau răm, món đầu tiên mình nghĩ đến là trứng vịt lộn – món ăn mà thiếu rău răm thì thực sự không tôn được hết vị ngon của nó. Và tiếp theo là món Gà xé phay, nơi rau răm là loại rau chính để tôn lên vị đặc trưng của món ăn.
Rau răm là loại rau dùng để khử mùi tanh rất tốt, có vị thơm và cay nhẹ, chúng thường được dùng để khử mùi tanh của cá và các loại hải sản, hay như trong món trứng vịt lộn. Các món hấp hải sản như mực, ngao, ốc … thường có rau răm hấp cùng (cùng với gừng, sả, lá chanh,vv… để tạo mùi thơm và khử tanh).
Giống như các loại rau khác, giống rau răm ở miền Bắc thường cây ngắn, lá nhỏ, thơm và cay nồng hơn. Loại rau răm ở miền Nam thường cây rất dài và lá to.
RAU NGỔ (NGÒ ÔM) (RICE PADDY HERB)
Rau ngổ có mùi thơm rất dễ chịu, có vị hơi đắng, thường được dùng trong các món canh chua, cũng góp phần tạo mùi thơm cho canh và khử mùi tanh.
Trong canh chua cá ít khi nào thiếu rau ngổ. Món nộm (gỏi) rau muốn cũng luôn có rau ngổ. Ngoài làm rau gia vị, rau ngổ còn được làm rau chính trong một món ăn khá phổ biến là rau ngổ xào thịt bò.
Rau ngổ ở miền Bắc thường cây nhỏ, lá nhỏ, ngắn, rau ngổ (ngò ôm) ở miền Nam thường thân dài và to, lá cũng to hơn.
RAU BẠC HÀ (MINT)
Bạc hà, nhiều người còn gọi là húng bạc hà, cũng là một trong những loại rau thơm quen thuộc dùng để ăn sống kèm với các món ăn. Đa phần mọi người tiêu dùng sẽ nói loại rau trong ảnh trên là bạc hà vì hầu hết ở các chợ hay siêu thị bán loại rau này và đều gọi nó là bạc hà.
Rau bạc hà thông thường chúng ta vẫn thấy nếu không để ý kĩ sẽ dễ bị nhầm với rau húng lủi (hình ảnh ở dưới). Lá bạc hà có nhiều răng cưa hơn và bề mặt có một lớp lông mịn nhỏ. Lá húng lủi có phần trơn láng hơn và ít “nhăn” hơn, thân thẳng. Dù vậy, khi nhìn qua rất khó để phân biệt được ngay, trừ phi bạn vò lá và ngửi mùi. Ở miền Bắc mình thường thấy rau bạc hà cây nhỏ, mùi thơm hơi the đặc trưng nên phân biệt với húng lủi dễ dàng hơn.
Đây cũng chỉ là giống cây ở Việt Nam. Nếu bạn tìm kiếm từ “Mint”, bạn cũng sẽ thấy ở nước ngoài có nhiều giống bạc hà khác nhau, được gọi tên riêng như Sweet mint, pepper mint, vv… và trông chúng cũng có sự khác nhau.
Toàn cây chứa tinh dầu trong có L-menthol 65 – 85%, menthyl acetat, L-menthon, L- a-pinen, L- limonen.
Ngoài việc dùng để ăn sống, làm thuốc chữa bệnh, bạc hà còn hay được thái nhỏ cho vào các món nộm rau để tạo hương vị thơm the mát.
THÌ LÀ (DILL)
Còn được gọi là thìa là, đây là loại rau không thể thiếu được trong các món cá như canh cá, cá xốt cà chua, cá kho, cá hấp, lẩu cá, chả cá, bún cá…, thường được kết hợp cùng hành lá, rau ngổ, rau răm. Cùng với rau răm, thì là cũng được dùng trong các món canh riêu để khử mùi tanh như riêu cá, riêu trai, riêu hến. Thì là là một loại rau có mùi thơm đặc trưng, rất dễ ăn ngay cả đối với trẻ nhỏ.
Giống thì là ở miền Bắc cây thường ngắn, lá nhỏ và thơm. Thì là ở miền Nam thì cây dài và to hơn hẳn. Hạt thì là cũng có mùi thơm, có thể được dùng để trong nấu ăn, hoặc làm bánh.
Hiện nay ở VN cũng đã phổ biến loại thì là tây – tiếng anh gọi là FENNEL. Đây là một loại rau có lá gần giống thì là ta nhưng phần củ thì phình to ra, và phần củ này cũng được dùng trong các món ăn luôn. Phần củ thậm chí thường được cắt rời với phần lá và bán riêng. Phần củ thì là này được dùng để làm salad, nấu súp, nấu với cá hoặc thịt gà, nướng, …
HÚNG QUẾ/HÚNG CHÓ (THAI BASIL)
Húng quế còn có tên gọi dân gian là húng chó, có lẽ là do món đặc sản thịt chó không bao giờ có thể thiếu được loại rau này. Húng quế được dùng để ăn sống rất phổ biển. Trong miền Nam, Linh thường thấy nó xuất hiện ở hầu hết các đĩa rau sống trong mọi hàng ăn. Từ bún, phở, mì, bánh cuốn, bánh ướt, bánh hỏi, vv… thì rau sống ăn kèm lúc nào cũng thấy có húng quế.
Ngoài các món ăn trên, những món như tiết canh, thịt ngan vịt luộc hay quay, lòng lợn luộc, vv…cũng thường có húng quế ăn kèm với đúng vị. Đây là loại rau gia vị được dùng rất phổ biến trong ẩm thực Thái, vì vậy tên tiếng Anh người ta gọi nó là Thai Basil.
Cây húng quế cho ra hoa màu tím rất đẹp. Có một điều không biết bạn đã biết chưa, đó là hạt của cây húng quế chính là hạt é (hột é) mà chúng ta thường thấy trong các món chè. Hạt é không những được dùng trong các món chè mà còn được làm thành đồ uống (nước hạt é đường phèn, mủ trôm hạt é, vv…) để giải khát, giải độc và để làm đẹp.
Trong cây húng quế có từ 0,4 đến 0,8% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ dễ chịu, có hàm lượng tinh dầu cao nhất lúc cây đã ra hoa. Tinh dầu có mùi thơm của Sả và Chanh. Trong tinh dầu có linalol (60%), cineol, estragol methyl - chavicol (25-60-70%) và nhiều chất khác.
KINH GIỚI (VIETNAMESE BALM)
Kinh giới là một loại rau thơm phổ biến thường được ăn sống hoặc dùng trong các món nộm rau ở miền Bắc. Nếu bạn là người thích ăn bún đậu mắm tôm, hoặc bún ốc, bún riêu cua, bún chả, lòng lợn, phở cuốn, chắc chắn bạn sẽ luôn thấy rau kinh giới.
Đây là một loại rau sống Linh cũng rất ưa thích. Trước đây khi con nhỏ bị rôm, Linh thường lấy kinh giới cùng với sài đất đun lấy nước để cho con tắm cho mát da, trị rôm sảy thấy rất hiệu quả.
Dược liệu rau kinh giới có thành phần chính là tinh dầu thơm, còn các chất khác thì chưa rõ. Trong tinh dầu Kinh giới chủ yếu là d-menthol, menthol racemic và một ít d-limonen.
Nhiều người còn gọi kinh giới là HÚNG CHANH, tuy vậy đây là hai loại cây khác nhau. Lá húng chanh (như hình dưới) dày hơn và tròn hơn lá kinh giới. Loại lá này rất nổi tiếng trong bài thuốc chữa ho mà rất nhiều mẹ đã áp dụng cho các em bé.
TÍA TÔ (PERILLA LEAF)
Tía tô là loại rau sống rất phổ biến. Nó có màu tím tía đặc trưng, vị hơi the nhưng rất thơm. Trong các món ăn như bún đậu, bún ốc, bún riêu cua, phở cuốn, các món ốc, ếch, lươn om chuối đậu luôn có tía tô. Các bạn thích ăn món ăn Nhật hẳn các bạn cũng để ý thấy là lá tía tô rất hay được dùng để ăn kèm với sushi hoặc để trang trí trên đĩa sushi, maki rất đẹp mắt. Đây cũng là do người Nhật rất chuộng lá tía tô – shiso – trong ẩm thực Nhật.
Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng.
Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô có tác dụng đẹp da. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.
Tinh dầu chiết xuất từ lá tía tô bằng cách chưng cất hơi nước bao gồm một loạt các hợp chất hóa học, có thể thay đổi tùy theo loài. Loại dồi dào nhất, chứa khoảng 50-60% dầu, là perillaldehyde (C6H12O3) chịu trách nhiệm lớn nhất về hương vị và mùi vị của tía tô (a colourless liquid, it is sparingly soluble in water and highly soluble in ethanol) . Các terpen khác, như limonene, caryophyllene, và farnesene, cũng rất phổ biến.
Trong số các loại hợp chất hóa học đã biết của rau tía tô, PA (thành phần chính: perillaldehyde) là loại duy nhất được sử dụng cho mục đích nấu nướng. Các hóa chất khác là PK (perilla ketone), EK (elsholzia ketone), PL (perillene), PP (phenylpropanoids: myristicin, dillapiole, elemicin), C (citral) và một loại giàu rosefuran.
Tía tô hay được dùng để giải cảm. Mình nhớ hồi bé mỗi khi bị ốm sốt, mẹ rất hay nấu cháo tía tô, đôi khi có thêm chút thịt bằm hoặc trứng, rồi “vận động” mình ăn để mau khỏi.
HÚNG LÁNG
[img]http://www.daihocsuphamkythuat-thuduc.org/gallery/var/resizes/Shared/HungMnguyen/HINH%2010a.jpg?m=1539293806
Tên gọi loại rau thơm này là do cây được trồng ở làng Láng, Hà Nội. Hay được dùng để ăn sống cùng với tía tô, kinh giới, xà lách, rau mùi … khi thưởng thức bún chả, bún nem, bún đậu, hoặc ăn kèm với một số món “nhậu” hoặc thái nhỏ cho vào nộm.
Tên gọi loại rau thơm này là do cây được trồng ở làng Láng, Hà Nội. Hay được dùng để ăn sống cùng với tía tô, kinh giới, xà lách, rau mùi … khi thưởng thức bún chả, bún nem, bún đậu, hoặc ăn kèm với một số món “nhậu” hoặc thái nhỏ cho vào nộm.
Cây húng láng chỉ ngắn và nhỏ như vậy thôi nhưng mùi thơm thì rất dễ chịu và dễ ăn. Miền Nam có một loại rau thơm thân to, lá to hơn rất nhiều lần và có mùi thơm gần giống với húng láng.
DIẾP CÁ (FISH MINT ?)
Còn được gọi là dấp cá, loại rau này có vị chua và mùi tanh như cá nên được đặt tên gọi như vậy. Nhiều người thích ăn sống loại rau này, nó là loại rau cũng thường có mặt trong các món ăn “quán” ở miền Nam. Tuy nhiên dù cố gắng thử ăn nhưng nhiều năm nay mình vẫn không ăn được diếp cá.
Rau diếp cá được dùng nhiều để ăn sống, ăn với các món cuốn như gỏi cuốn, bì cuốn, bánh tráng cuốn, bánh xèo, các món nộm gỏi, rau trộn. Rau này hợp với hải sản nên nhiều người chỉ cần đơn giản là gói rau với hải sản hấp là có thể “nhậu” được ngon lành. Một số món xào với diếp cá cũng được nhiều người yêu thích.
Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Rau diếp cá còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.
LÁ LỐT (PIPER LOLOT)
Chắc hẳn bạn không còn xa lạ gì với lá lốt. Lá lốt có mùi thơm rất dễ chịu vị ngọt, vì thế món chả lá lốt luôn là món ăn cả nhà đều thích. Lá lốt thơm và dễ ăn, bên ngoài miếng chả cuốn thêm lá lốt nữa rồi mới rán nên miếng chả luôn thơm lựng mùi vị lá lốt.
Lá lốt cũng không thể thiếu được trong những món om chuối đậu như ốc, ếch, lươn. Ngoài ra cũng có rất nhiều món xào lá lốt ăn tuyệt ngon như lá lốt xào thịt bò/thịt trâu/thịt lợn/măng/ếch, vv…Lá lốt cũng hay được dùng để làm các món chay. Thực sự là có rất nhiều món ăn ngon có sự góp mặt của lá lốt làm “nhân vật chính”.
Trên đây mình mới điểm danh các loại rau thơm thường dùng để ăn sống và bổ sung vào các món ăn chính giúp cho các món ăn trở nên hoàn hảo. Những loại rau thơm này là những thứ chúng ta hay dùng trong cuộc sống nhiều nhất.
Nếu kể đến các loại rau ăn sống khác thì còn có rất nhiều như xà lách, đinh lăng, lá sung, lá cóc non, rau muống chẻ, hoa chuối, chuối xanh, khế xanh, lá ổi, vv… Những loại này thường được ăn kèm với những món ăn đặc sản, các món nhậu, không phải những loại thường được dùng trong các món ăn hàng ngày.
Các loại rau thơm không những giúp món ăn trở nên thơm ngon hấp dẫn mà hầu hết chúng đều có tác dụng như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh, hoặc ít nhất cũng góp phần giúp chúng ta khỏe mạnh.
Dù miền Bắc hay miền Nam, ẩm thực Việt luôn mang hương vị khác biệt với đặc sản của các nước láng giềng. Graham Holliday, tác giả cuốn sách Eating Vietnam cho rằng đó là nhờ các loại rau thơm của người dân địa phương, theo The Diplomat.
Vô số loại rau gia vị được tìm thấy dọc dải đất hình chữ S, có nhiều loại đặc biệt chỉ phát triển trong một thị trấn, bản làng hoặc một vùng nhất định. Rau thơm góp mặt trong hầu hết bữa ăn thường ngày. Người miền Bắc thường sử dụng ít các loại rau thơm khi chế biến món ăn hơn người Nam, điển hình như món bánh tráng phơi sương của người dân Trảng Bàng có thể dùng tới 8 đến 10 loại rau.
Hiện nay các loại rau thơm là nhu cầu thường xuyên trong cộng đồng người Việt và đã được cung ứng bởi một số nhà canh tác chuyên môn vượt trên phạm vi các mảnh vườn gia đình. Ðối với các hàng ăn, rau muống có thể có hay không có, còn nhu cầu rau thơm là hàng ngày. Con đường “nhập cư” của rau thơm dễ dàng hơn rau muống, phát triển theo chiến thuật chiến tranh nhân dân hay vết dầu loang nên trong 100 nhà người Việt ít lắm cũng tới 90 nhà trồng một vài loại rau thơm.
Sự xâm nhập nhanh chóng của nhiều loại rau thơm Việt Nam thể hiện rõ ở chỗ hầu hết chưa có tên tiếng Anh, hay nếu có người đã đặt tên thì cũng chưa mấy ai biết. Sả có tên “lemongrass” vì từ lâu Tây phương đã dùng nó trong ngành hóa học dược phẩm hay mỹ phẩm. Loại cây này không phải do người Việt đưa vào Hoa Kỳ, có thể là di dân Ấn Ðộ hay một dân tộc Á Châu nào đấy đã đem đến, trước khi ở Mỹ có những tiệm bún bò Huế.
Còn nhiều loại rau thơm khác chưa có tên Mỹ và nếu nói tới chỉ có thể gọi chung là một loại lá dùng làm gia vị. Rau húng có tên “basil,” bạc hà là “mint,” và chỉ những nhà thực vật học mới biết rõ từng thể loại với những tên khoa học như “Ocimum basilicum,” “Pycnanthemum.” Nhưng húng quế, húng lủi, húng chó, hẹ, sương xông, lá lốt… thì chưa thể nào nói cho người Mỹ hiểu được. Có người đã gọi giấp cá là “fish leaf,” rau răm là “Vietnamese coriander,” tuy nhiên đó mới là những sáng chế chưa được mấy ai nhìn nhận.
Bảo Quản
Nói đến rau thơm, điều khiến nhiều người nội trợ băn khoăn chính là việc bảo quản. Bởi mỗi khi dùng thì chỉ dùng lượng ít nhưng chẳng thể nào mua được lượng ít như thế. Dùng không hết, để lâu sẽ hỏng, khi đó vứt đi rất tiếc. Thật ra, rau thơm có thể bảo quản được rất lâu, có khi đến nửa tháng nếu như bạn biết cách.
Có 2 cách để bảo quản rau thơm trong tủ lạnh. Bạn có thể chọn cách mình ưng ý nhất nhé.
Đầu tiên, rau thơm sau khi mua về, bạn chỉ cần nhặt rau sạch, bỏ lá hỏng vì nếu không, lá hỏng sẽ làm những phần rau khác hỏng theo. Sau đó, cho rau thơm vào hộp nhựa khô ráo, sạch sẽ, đậy nắp lại rồi cất trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này có thể bảo quản được từ 1 đến 2 tuần. Mỗi khi cần, bạn chỉ cần lấy lượng vừa đủ, rửa sạch rồi dùng thôi nhé.
Cách thứ hai, bạn hãy tận dụng ngăn đá tủ lạnh. Nghe thật lạ phải không? Đây là cách tuyệt vời để bảo quản rau thơm trong thời gian dài đó. Với lượng rau thơm còn thừa, sau khi rửa sạch, bạn hãy cho vào hộp lớn, sau đó đổ đầy nước vào, rồi cất vào ngăn đá tủ lạnh. Nếu làm theo phương pháp này, bạn có thể bảo quản rau tươi lâu đến 2 tuần. Mỗi khi dùng, bạn chỉ cần ngâm cả tảng đá rau ấy vào thau nước, rau sẽ không dập úng đâu mà vẫn tươi ngon nhé.
Hợp Chất Hóa Học
Chất thơm là các hợp chất hóa học tạo mùi thơm cho rau thơm.
Vài nét về mùi: Trong hơn hai triệu chất hữu cơ, thì 400 000 chất có mùi nhiều hoặc ít. Đa số chất thơm có mùi đặc trưng riêng của mình. Mùi của chúng do những nhóm nguyên tử đặc biệt gọi là nhóm mang mùi quyết định. Tuy nhiên nếu tăng số nhóm mang mùi trong một phân tử lên thì không làm tăng mùi mà lại làm mùi yếu đi và đôi khi làm tắt mùi hoàn toàn. Những nhóm mang mùi cơ bản thường là nguyên tử O, S, P, As, Se. Các nhóm mang mùi hữu cơ là: – C(OH) ,– COOR,– C(CH3)3, – CHO, – CO –. Có thể tăng mạnh hoặc làm yếu mùi này bằng một mùi khác, hoặc cho mùi mới mà đôi khi không giống và hoàn toàn bất ngờ. Chẳng hạn, mùi xạ hương của trinitrobutyltoluen hoàn toàn mất đi khi thêm vào một lượng nhỏ quynin sulfat là chất vốn không có mùi. Cần thấy rằng, nhiều hiện tượng liên quan đến mùi không thể giải thích được một cách chắc chắn, vì chưa có một quan niệm đầy đủ về khứu giác làm việc như thế nào và tại sao một chất nào đó lại có mùi.
Cha ông đã truyền dạy cho chúng ta rất nhiều kinh nghiệm sống: từ nết ăn, nết ở, đi đứng nói năng tới hành vi ứng xử trong đời sống. Vẫn biết để có nền văn hóa ẩm thực thì phải trải qua hàng ngàn năm. Cái gì làm gia vị cho thức món gì, kết hợp với nhau ra sao như là sự mặc định. Nhưng những bài học ấy qua tục ngữ, thành ngữ, ca dao thì lại rất hiếm hoi.
Những câu ca dao sau này, một mặt nói về kinh nghiệm nấu nướng nhưng sâu xa hơn, nó là một ẩn dụ đề nghị cách ứng xử nhân văn giữa người và người.
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
Con trâu khóc ngả khóc nghiêng
Con chó có riềng để tỏi phần tôi.
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng
Con trâu khóc ngả khóc nghiêng
Con chó có riềng để tỏi phần tôi.
Khu vườn nhỏ nhà tôi được trồng tỉa theo phong cách nghỉ dưỡng. Tuy nhiên bên cạnh đó ngay hông bếp, chúng tôi cũng không quên trồng một vườn rau thơm hữu cơ bao gồm: rau tía tô, húng quế, bạc hà, và húng lủi.... Vào mùa hè xứ Lá Phong, chúng tôi thường ra hái rau thơm ngoài vườn kèm theo món ăn quê nhà thích hợp.
Chúc các bạn có những cuộc phiêu lưu thú vị trong nhà bếp với những loại rau gia vị tuyệt vời này.
[/justify]
THAM KHẢO:
1. Wikipedia: Rau Thơm
https://vi.wikipedia.org/wiki/Rau_th%C6%A1m
2. 2sao.vn/rau-thom-dung-khong-het-thi-cho-vao-hop-day-nuoc-roi-cat-o-noi-nay-dam-bao-tuoi-lau-ca-nua-thang-n-132879.html
Comment