MIỀN TÂY SÔNG NƯỚC: Trải nghiệm & Hội Nhập
(Khang Pham, 72KNN)
Huyện Thủ Thừa, Long An
[justify] Miền Tây sông nước đối với tôi năm xưa rất xa lạ và không có một chút ấn tượng nào cả ! ... Vào hè 1973 tôi đi thực tập môn Sư Phạm, trường Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp, đường Cường Để Saigon. Được chọn đi thực tế vùng Tân An (Long An) cho bài viết thực tập sư phạm canh nông (SPCN). Từ Xa Cảng Miền Tây, xe đò đã đưa tôi đến huyện Thủ Thừa và được ở trọ ở nhà người quen trong 1 tháng. Mỗi buổi sáng tôi thường đến Ty Nông Nghiệp tỉnh để lấy tài liệu khuyến nông và gặp gỡ các anh Kỹ sư Nông Nghiệp tìm hiểu thêm về sự phát triển nông nghiệp địa phương.
Đất đai huyện Thủ Thừa bao gồm hai nhóm lớn là đất phù sa và đất phèn. Nguồn nước chính cung cấp là sông Vàm Cỏ Tây, đoạn chảy qua huyện dài 17,3 km, độ sâu trung bình 17 m, rộng trung bình 300 m. Đất đai của huyện Thủ Thừa xếp ở cấp ít thích nghi hoặc phải cải tạo mới thích nghi với 2 vụ lúa, 1 lúa -1 màu, lúa - đay, mía, đậu đỗ nên cây trồng sinh trưởng phát triển cho năng suất thấp hơn các vùng đất tốt (đất phù sa). Vì vậy, đây cũng là một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp.
Có cơ hội được trò chuyện chia sẻ với nông dân miệt vườn và trao đổi kinh nghiệm thực tế đồng ruộng, tôi đã học hỏi và cảm mến những người chân lấm tay bùn bên ruộng lúa … Nhưng cô gái với nước da ngâm đen mộc mạc của vùng sông nước luôn luôn gây những cảm xúc trong tôi với nụ cười duyên dáng …. Từ đây tình yêu với miền sông nước dạt dào trong tôi như cánh đồng lúa chín vàng trước gió, và tôi càng trân trọng những hạt gạo từng đẫm mồ hôi quê hương …
Miền Tây duyên dáng như em,
Ai về chẳng nhớ, muôn đời chẳng quên...
Miền Tây sông nước mỹ miều !
Tôi về tôi nhớ nụ cười em trao ....
[/justify]
Miền Tây sông nước có đặc trưng bởi có nhiều cây cầu khỉ bắt ngang những con sông, rạch nhỏ. Tại cồn, đi cầu khỉ bắt từ bờ bên này sang bên kia cũng là một trong những trải nghiệm đáng nhớ.
Bữa cơm bình dị với những món ăn đặc trưng của người miền Tây chẳng hạn như tép rang, hẹ nước, kho quẹt, cá đồng, rau sống … Những món ăn nhớ đời và không bao giờ quên ! Nhiều đêm trong bữa cơm gia đình ở xứ người, tôi cứ mãi mơ về nồi cơm trắng, về bữa cơm quê. Ai chẳng từng được ăn cơm nhà, với những món ngon bình dị để rồi vấn vương, lưu luyến mãi đến đoạn đời sau này. Những ký ức về tháng năm thời tuổi trẻ sẽ chẳng bao giờ vơi đi trong tâm trí mỗi người, kể cả khi họ đã xa rời miền tháng năm xưa ấy...
Câu chuyện kể trên cùng liên quan đến một bạn sinh viên 74KNN, anh LTK. Tôi đã gặp anh năm ấy, trò chuyện nhiều và quen biết nhau từ đó …. Nhân đây tôi cũng xin tri ơn gia đình anh, bác L.V.K. - nguyên hiệu trưởng trường Sư Phạm Long An, trong thời gian một tháng thực tập ở Long An.
Nam tiến là thuật ngữ chỉ sự mở rộng lãnh thổ của người Việt về phương nam trong lịch sử Việt Nam.
Thời kỳ đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước.
Hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần, từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18 lãnh thổ Việt Nam về cơ bản được hình thành và tồn tại như hiện nay.
Sau khi di dân đến mũi đất cực nam (mũi Cà Mau), tiếp cận vùng biển phía nam, quá trình Nam tiến hoàn tất, người Việt bắt đầu đẩy mạnh mở rộng lãnh thổ sang hướng tây - nam (vào nội địa Campuchia).
Nam tiến chỉ là một phần trong quá trình mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài của người Việt, đã có sự mở rộng sang các hướng khác : phía tây bắc (sang Lào), phía đông (các quần đảo lớn trong biển Đông),... Tuy vậy, Nam tiến vẫn là phần mở rộng quan trọng nhất vì tích hợp nhiều đất đai cho Đại Việt hơn hẳn.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Chắc rằng ai cũng đã biết miền Tây là xứ của vùng sông nước mênh mông. Bao quanh là sông nước, rạch, ao, hồ... Ở đây các hoạt động vận chuyển đều phụ thuộc vào thuyền, bè... mà tất cả các vận dụng nay chỉ được sử dụng trên nước. Đến miền Tây các bạn sẽ cảm nhận được cuộc sống của người dân nơi đây. Cuộc sống dân dã, hoạt động chủ yếu bằng nghề sông nước, suốt ngày họ chỉ quay quần bên chiếc thuyền, chiếc ghe để đánh bắt, hoạt động mua bán trên sông trên biển.
Thường nước VN được ví như người nông dân gánh hai thúng lúa : một thúng ngoài bắc có lưu vực sông Hồng màu mở đổ đầy, một thúng trong nam có châu thổ sông Cửu Long phì nhiêu phục vụ; đòn gánh là miền trung dài hẹp uyển chuyển theo dãy Trường Sơn. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi vùng đồng bằng Nam Bộ, rộng khoảng 4 vạn km2 ở cực nam lãnh thổ, dân số khoảng 17 triệu rưởi, có dáng một hình tam giác, đất liền phía bắc giáp Căm Pu Chia, biển ở hai phía tây nam và đông nam là vịnh Thái Lan và Biển Đông. Có hai phần trong đồng bằng Nam Bộ: Miền Đông lúc xưa gồm 13 tỉnh, sau nhiều lần thay đồi, nay còn 6 tỉnh (Lục tỉnh) Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu ; Miền Tây, ngoài thành phố Cần Thơ trực thuộc chính phủ, gồm 12 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Đồng bằng sông Cửu Long nguyên là phù sa trầm tích, với thời gian trở thành vùng đồng bằng thấp ngập nước. Khi mức nước biển hạ dần xuống vào cuối thời kỳ trầm tích Pleistocen (cách đây khoảng 12.000 năm), những phần đất lộ ra. Một mẫu than ở phần đất nầy được xác định có tuổi 8000 năm. Sau thời kỳ băng hà, mức nước biển dâng cao lanh chóng, những vật liệu trầm tích lắng đọng vào những chỗ trũng thấp của châu thổ. Những sinh vật biển như trai hàu được tìm ra và xác định trầm tích hình thành vào khoảng 5680 năm.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước. Trong đó, Long An là tỉnh có diện tích sản xuất vựa lúa gạo lớn trong vùng ĐBSCL và được tổ chức Lễ Hội Lúa Gạo lần thứ I vào tháng 6/2018, thành phố Tân An.
Ngày nay, miền Tây là vùng đất nổi tiếng có nhiều hoa thơm quả ngọt, nơi đây được xem là “vựa” trái cây của các tỉnh miền Nam. Có lẽ vì điều này mà trong số các Tour du lịch Việt Nam, miền Tây là địa điểm thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi tìm đến. Thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu tuyệt vời cộng với lượng phù sa được dòng Mê Kông bồi đắp quanh năm; vì thế, đất miền Tây lúc nào cũng màu mỡ, xanh tươi và trù phú. Đến miền Tây bất kỳ mùa nào, chúng ta cũng có thể tìm được những vườn cây ăn trái trĩu quả, oằn cành. Nhiều du khách rất thích thú khi được tận tay hái trái trên cành và thưởng thức ngay tại vườn.
Nói đến miền Tây sông nước mà không đề cập đến những chiếc cầu khỉ bắc qua các con kinh rạch nhỏ là một điều thiếu sót. Cầu khỉ là nét văn hóa đặc trưng không thể lẫn vào đâu của miền đất đồng bằng sông Cửu Long. Hình ảnh con người đi qua chiếc cầu đong đưa, phía dưới là con nước, trên có tay vịn trông rất ngộ nghĩnh khiến cho người ta dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh những chú khỉ dùng tay làm điểm tựa để di chuyển. Vì thế, tên cầu khỉ mới ra đời.
Vùng đất miền Tây Nam bộ với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, vùng đất trù phú đã hình thành nên một nền văn hóa miệt vườn sông nước với những chiếc “cầu khỉ” bắc qua sông rạch kênh mương. Cầu khỉ gắn liền với đời sống sông nước miệt vườn và trở thành hình ảnh thân quen và rất đỗi thân thương của người dân miền Tây Nam bộ. Cây cầu khỉ miệt vườn sông nước vẫn mãi in sâu trong ký ức người dân miền Tây Nam bộ là nét đẹp hết sức độc đáo về cảnh quan và sinh hoạt của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Ngày ấy, vùng quê này còn nghèo, cây cầu khỉ đã chung tình với mảnh đất quê hương, quen thuộc với người dân nông thôn, khi chân bước lên cầu khỉ mọi người dường như đã quen với “nhịp lắc” và cái gập ghềnh ấy đã đi vào thơ ca qua tiếng hát êm đềm của mẹ ru con:
Cây cầu lắt lẻo đã tô thêm nét đẹp cho làng quê khi những con đường bị dòng sông, kênh rạch ngăn đôi. Dòng nước cạn, con rạch nhỏ, thân cầu khỉ gọn gàng nối bên này bên kia bằng vài ngọn tre, năm ba cây gáo, cây bần, cây cau, cây dừa, thêm một mớ dây mây rừng, dây choại là cây cầu khỉ đã có mặt bên dòng đời nơi thôn dã miền sông nước. Không cầu kỳ, cũng chẳng cao sang, cây cầu khỉ đã “hòa mình” vào cuộc sống ở kinh rạch, nối liền hai bờ cho mọi người qua lại giao hòa cùng nhau, mỗi ngày như mọi ngày mang đến niềm vui hạnh ngộ đôi bờ cho con rạch làng quê. Cây cầu khỉ luôn có những nhịp lẻ vì người đời muốn dành nhịp giữa ngay giữa dòng nước sâu cho ghe xuồng chở nặng tiện đường qua lại, nên cầu khỉ chia dòng sông làm hai phần đều nhau.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại, cầu khỉ ở miền Tây Nam bộ dần được thay đổi và “biến hóa” thành những cây cầu bằng ván, xi măng chắc chắn và rộng hơn. Tuy nhiên, ở những làng quê, các cù lao, miệt vườn miền Tây thì cây cầu khỉ vẫn còn tồn tại. Giờ đây, không còn dễ dàng để có thể bắt gặp hình ảnh đứa trẻ bắt đầu tự đi qua cầu bằng cách ngồi lên cầu và nhích từng chút một trước khi có thể bước đi thành thạo trên cây cầu khỉ quê hương. Nhớ quá những cây cầu khỉ gập ghềnh ngày nào qua câu ca dao mộc mạc, quê mùa như khúc hát ân tình, nhớ đêm trăng sáng vằng vặc nơi miền quê, những thanh niên nông thôn ngồi vắt vẻo trên cầu đong đưa thả chân xuống nước, đá những trảng lục bình hờ hững trôi ngang, gió hiu hiu thổi thấy quê hương yên bình quá đỗi.
Nhiều du khách đến miền Tây và ở bằng hình thức homestay (ở nhà dân) để có thể trải nghiệm cuộc sống thú vị của người dân. Những chuyến du lịch về miền Tây luôn là những hành trình thú vị đối với những ai yêu thích khám phá văn hóa, đời sống người dân Nam Bộ. 13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, mỗi vùng miền là một “ẩn số văn hóa” đặc sắc. Không chỉ được trực tiếp quan sát, nhìn thấy, tìm hiểu cuộc sống thường ngày của người dân, chúng ta còn có cơ hội biết thêm về công việc hằng ngày của họ.
Tôi sẽ trở lại thăm miền Tây sông nước một ngày gần đây để trải nghiệm và hội nhập thêm …
Ai về chẳng nhớ, muôn đời chẳng quên...
Miền Tây sông nước mỹ miều !
Tôi về tôi nhớ nụ cười em trao ....
[/justify]
(NET)
Miền Tây sông nước có đặc trưng bởi có nhiều cây cầu khỉ bắt ngang những con sông, rạch nhỏ. Tại cồn, đi cầu khỉ bắt từ bờ bên này sang bên kia cũng là một trong những trải nghiệm đáng nhớ.
Bữa cơm bình dị với những món ăn đặc trưng của người miền Tây chẳng hạn như tép rang, hẹ nước, kho quẹt, cá đồng, rau sống … Những món ăn nhớ đời và không bao giờ quên ! Nhiều đêm trong bữa cơm gia đình ở xứ người, tôi cứ mãi mơ về nồi cơm trắng, về bữa cơm quê. Ai chẳng từng được ăn cơm nhà, với những món ngon bình dị để rồi vấn vương, lưu luyến mãi đến đoạn đời sau này. Những ký ức về tháng năm thời tuổi trẻ sẽ chẳng bao giờ vơi đi trong tâm trí mỗi người, kể cả khi họ đã xa rời miền tháng năm xưa ấy...
Câu chuyện kể trên cùng liên quan đến một bạn sinh viên 74KNN, anh LTK. Tôi đã gặp anh năm ấy, trò chuyện nhiều và quen biết nhau từ đó …. Nhân đây tôi cũng xin tri ơn gia đình anh, bác L.V.K. - nguyên hiệu trưởng trường Sư Phạm Long An, trong thời gian một tháng thực tập ở Long An.
Nam tiến là thuật ngữ chỉ sự mở rộng lãnh thổ của người Việt về phương nam trong lịch sử Việt Nam.
Thời kỳ đầu mới giành được độc lập tự chủ, lãnh thổ Đại Việt bao gồm khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng, các đồng bằng nhỏ ven biển Bắc Trung Bộ. Sông Gianh là cực nam của đất nước.
Hành trình Nam tiến kéo dài gần 700 năm, nâng diện tích lãnh thổ từ ban đầu độc lập đến khi hoàn thành lên 3 lần, từ thế kỷ 11 đến giữa thế kỷ 18 lãnh thổ Việt Nam về cơ bản được hình thành và tồn tại như hiện nay.
Sau khi di dân đến mũi đất cực nam (mũi Cà Mau), tiếp cận vùng biển phía nam, quá trình Nam tiến hoàn tất, người Việt bắt đầu đẩy mạnh mở rộng lãnh thổ sang hướng tây - nam (vào nội địa Campuchia).
Nam tiến chỉ là một phần trong quá trình mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài của người Việt, đã có sự mở rộng sang các hướng khác : phía tây bắc (sang Lào), phía đông (các quần đảo lớn trong biển Đông),... Tuy vậy, Nam tiến vẫn là phần mở rộng quan trọng nhất vì tích hợp nhiều đất đai cho Đại Việt hơn hẳn.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Chắc rằng ai cũng đã biết miền Tây là xứ của vùng sông nước mênh mông. Bao quanh là sông nước, rạch, ao, hồ... Ở đây các hoạt động vận chuyển đều phụ thuộc vào thuyền, bè... mà tất cả các vận dụng nay chỉ được sử dụng trên nước. Đến miền Tây các bạn sẽ cảm nhận được cuộc sống của người dân nơi đây. Cuộc sống dân dã, hoạt động chủ yếu bằng nghề sông nước, suốt ngày họ chỉ quay quần bên chiếc thuyền, chiếc ghe để đánh bắt, hoạt động mua bán trên sông trên biển.
Ai về sông nước miền Tây
Một lần sẽ thấy ngất ngây tuyệt vời
Bên đồng lúa chín rạng ngời
Thấy cô thôn nữ miệng cười như hoa
Xuôi dòng sông nước bao la
Xuồng ghe tấp nập em ra chào mời
Trái cây thơm ngọt anh ơi
Mua về biếu tặng khắp nơi xa gần
Về miền sông nước một lần
Đi rồi nhớ mãi tấm chân tình quê
Có người con gái chân quê
Nụ cười duyên dáng làm mê lòng người.
Một lần sẽ thấy ngất ngây tuyệt vời
Bên đồng lúa chín rạng ngời
Thấy cô thôn nữ miệng cười như hoa
Xuôi dòng sông nước bao la
Xuồng ghe tấp nập em ra chào mời
Trái cây thơm ngọt anh ơi
Mua về biếu tặng khắp nơi xa gần
Về miền sông nước một lần
Đi rồi nhớ mãi tấm chân tình quê
Có người con gái chân quê
Nụ cười duyên dáng làm mê lòng người.
Thường nước VN được ví như người nông dân gánh hai thúng lúa : một thúng ngoài bắc có lưu vực sông Hồng màu mở đổ đầy, một thúng trong nam có châu thổ sông Cửu Long phì nhiêu phục vụ; đòn gánh là miền trung dài hẹp uyển chuyển theo dãy Trường Sơn. Vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi vùng đồng bằng Nam Bộ, rộng khoảng 4 vạn km2 ở cực nam lãnh thổ, dân số khoảng 17 triệu rưởi, có dáng một hình tam giác, đất liền phía bắc giáp Căm Pu Chia, biển ở hai phía tây nam và đông nam là vịnh Thái Lan và Biển Đông. Có hai phần trong đồng bằng Nam Bộ: Miền Đông lúc xưa gồm 13 tỉnh, sau nhiều lần thay đồi, nay còn 6 tỉnh (Lục tỉnh) Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu ; Miền Tây, ngoài thành phố Cần Thơ trực thuộc chính phủ, gồm 12 tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Đồng bằng sông Cửu Long nguyên là phù sa trầm tích, với thời gian trở thành vùng đồng bằng thấp ngập nước. Khi mức nước biển hạ dần xuống vào cuối thời kỳ trầm tích Pleistocen (cách đây khoảng 12.000 năm), những phần đất lộ ra. Một mẫu than ở phần đất nầy được xác định có tuổi 8000 năm. Sau thời kỳ băng hà, mức nước biển dâng cao lanh chóng, những vật liệu trầm tích lắng đọng vào những chỗ trũng thấp của châu thổ. Những sinh vật biển như trai hàu được tìm ra và xác định trầm tích hình thành vào khoảng 5680 năm.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước. Trong đó, Long An là tỉnh có diện tích sản xuất vựa lúa gạo lớn trong vùng ĐBSCL và được tổ chức Lễ Hội Lúa Gạo lần thứ I vào tháng 6/2018, thành phố Tân An.
(NET)
Ngày nay, miền Tây là vùng đất nổi tiếng có nhiều hoa thơm quả ngọt, nơi đây được xem là “vựa” trái cây của các tỉnh miền Nam. Có lẽ vì điều này mà trong số các Tour du lịch Việt Nam, miền Tây là địa điểm thu hút đông đảo du khách từ khắp nơi tìm đến. Thiên nhiên ưu đãi cho khí hậu tuyệt vời cộng với lượng phù sa được dòng Mê Kông bồi đắp quanh năm; vì thế, đất miền Tây lúc nào cũng màu mỡ, xanh tươi và trù phú. Đến miền Tây bất kỳ mùa nào, chúng ta cũng có thể tìm được những vườn cây ăn trái trĩu quả, oằn cành. Nhiều du khách rất thích thú khi được tận tay hái trái trên cành và thưởng thức ngay tại vườn.
Nói đến miền Tây sông nước mà không đề cập đến những chiếc cầu khỉ bắc qua các con kinh rạch nhỏ là một điều thiếu sót. Cầu khỉ là nét văn hóa đặc trưng không thể lẫn vào đâu của miền đất đồng bằng sông Cửu Long. Hình ảnh con người đi qua chiếc cầu đong đưa, phía dưới là con nước, trên có tay vịn trông rất ngộ nghĩnh khiến cho người ta dễ dàng liên tưởng đến hình ảnh những chú khỉ dùng tay làm điểm tựa để di chuyển. Vì thế, tên cầu khỉ mới ra đời.
Vùng đất miền Tây Nam bộ với sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, vùng đất trù phú đã hình thành nên một nền văn hóa miệt vườn sông nước với những chiếc “cầu khỉ” bắc qua sông rạch kênh mương. Cầu khỉ gắn liền với đời sống sông nước miệt vườn và trở thành hình ảnh thân quen và rất đỗi thân thương của người dân miền Tây Nam bộ. Cây cầu khỉ miệt vườn sông nước vẫn mãi in sâu trong ký ức người dân miền Tây Nam bộ là nét đẹp hết sức độc đáo về cảnh quan và sinh hoạt của người dân đồng bằng sông Cửu Long. Ngày ấy, vùng quê này còn nghèo, cây cầu khỉ đã chung tình với mảnh đất quê hương, quen thuộc với người dân nông thôn, khi chân bước lên cầu khỉ mọi người dường như đã quen với “nhịp lắc” và cái gập ghềnh ấy đã đi vào thơ ca qua tiếng hát êm đềm của mẹ ru con:
“Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời”.
Cầu tre lắc lẻo gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dắt con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời”.
Cây cầu lắt lẻo đã tô thêm nét đẹp cho làng quê khi những con đường bị dòng sông, kênh rạch ngăn đôi. Dòng nước cạn, con rạch nhỏ, thân cầu khỉ gọn gàng nối bên này bên kia bằng vài ngọn tre, năm ba cây gáo, cây bần, cây cau, cây dừa, thêm một mớ dây mây rừng, dây choại là cây cầu khỉ đã có mặt bên dòng đời nơi thôn dã miền sông nước. Không cầu kỳ, cũng chẳng cao sang, cây cầu khỉ đã “hòa mình” vào cuộc sống ở kinh rạch, nối liền hai bờ cho mọi người qua lại giao hòa cùng nhau, mỗi ngày như mọi ngày mang đến niềm vui hạnh ngộ đôi bờ cho con rạch làng quê. Cây cầu khỉ luôn có những nhịp lẻ vì người đời muốn dành nhịp giữa ngay giữa dòng nước sâu cho ghe xuồng chở nặng tiện đường qua lại, nên cầu khỉ chia dòng sông làm hai phần đều nhau.
Ngày nay, cuộc sống hiện đại, cầu khỉ ở miền Tây Nam bộ dần được thay đổi và “biến hóa” thành những cây cầu bằng ván, xi măng chắc chắn và rộng hơn. Tuy nhiên, ở những làng quê, các cù lao, miệt vườn miền Tây thì cây cầu khỉ vẫn còn tồn tại. Giờ đây, không còn dễ dàng để có thể bắt gặp hình ảnh đứa trẻ bắt đầu tự đi qua cầu bằng cách ngồi lên cầu và nhích từng chút một trước khi có thể bước đi thành thạo trên cây cầu khỉ quê hương. Nhớ quá những cây cầu khỉ gập ghềnh ngày nào qua câu ca dao mộc mạc, quê mùa như khúc hát ân tình, nhớ đêm trăng sáng vằng vặc nơi miền quê, những thanh niên nông thôn ngồi vắt vẻo trên cầu đong đưa thả chân xuống nước, đá những trảng lục bình hờ hững trôi ngang, gió hiu hiu thổi thấy quê hương yên bình quá đỗi.
Nhiều du khách đến miền Tây và ở bằng hình thức homestay (ở nhà dân) để có thể trải nghiệm cuộc sống thú vị của người dân. Những chuyến du lịch về miền Tây luôn là những hành trình thú vị đối với những ai yêu thích khám phá văn hóa, đời sống người dân Nam Bộ. 13 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, mỗi vùng miền là một “ẩn số văn hóa” đặc sắc. Không chỉ được trực tiếp quan sát, nhìn thấy, tìm hiểu cuộc sống thường ngày của người dân, chúng ta còn có cơ hội biết thêm về công việc hằng ngày của họ.
Tôi sẽ trở lại thăm miền Tây sông nước một ngày gần đây để trải nghiệm và hội nhập thêm …
REFERENCE
1. SÔNG NƯỚC KÊNH RẠCH MIỀN TÂY -
2. https://www.ivivu.com/blog/2018/07/t...a-long-tay-do/
3. http://baodansinh.vn/cau-khi-trong-d...ay-d11178.html
Comment