CÔ HỌC TRÒ CÓ ĐÔI MẮT NHUNG
Miền Nam mùa mưa năm ấy đến sớm, Sài Gòn dù chưa sang hè nhưng đã mưa nhiều. Tôi đã ra trường và đi dạy được mấy năm, hiện đang làm chủ nhiệm một lớp 11.
Cuối năm học, như thường lệ, sau khi giáo viên tất cả bộ môn vào điểm xong tôi đến phòng giáo vụ nhận sổ điểm lớp chủ nhiệm, học bạ để vào điểm và phê. Trời đã xế chiều. Nhắm không thể làm xong trong buổi chiều ấy mà thầy phụ trách phòng giáo vụ đã nhấp nhỏm muốn về, tôi bèn nói với thầy để tôi mang học bạ về nhà làm. Khi còn cách nhà chưa đầy 500m trời đổ mưa. Mưa rất to. Sợ ướt sổ điểm, học bạ tôi lập tức tìm chỗ trú mưa. Chỗ trú là mái hiên trước trạm y tế phường lúc này đã đóng cửa. Trận mưa kéo dài. Gió thổi mạnh tạt nước mưa từ ngoài vào chỗ tôi đang đứng dưới mái hiên thế là tôi dựng xe tựa cửa trạm y tế, ngồi lên yên xe, tay ôm mớ hồ sơ, học bạ trước ngực. Một người mặc áo mưa xám đạp xe chạy ngang trạm nhìn vào, dừng lại, ngần ngừ một tí rối đạp xe chạy tiếp. Khuôn mặt người ấy trông quen quen. Cùng đứng trú mưa với tôi trước trạm y tế còn có 2 người khác. Cả ba người nhìn nhau thắc mắc không biết người đi trong mưa ấy quen ai trong số 3 người đang trú mưa ở đây. Khoảng 10 phút sau trời vẫn còn mưa. Một người mặc áo mưa xám chạy xe theo hướng ngược lại dừng xe trước trạm và đi đến trước mặt tôi. Đó là Th., cô học trò tôi đang dạy. Cô bé có đôi mắt to, rất sáng với đôi bờ mi dài và dầy cùng một ánh mắt khiến tâm hồn người đối diện phải phân vân, xao xuyến. Cô bé vừa thở vừa nói, “Lúc nảy chạy xe ngang thấy thầy đang đứng trú mưa em định vào đưa áo mưa cho thầy, nhưng vì ba em ở nhà đang lên tension, em phải đi gọi bác sĩ quen đến nhà gấp trị bệnh cho ba nên không làm như vậy được. Trên đường quay về em có ghé nhà thầy báo cho gia đình biết. Thầy đợi một chút người nhà của thầy sẽ đến rước. Chào thầy. Em phải về nhà để đón bác sĩ.”
Hai người cùng đứng trú mưa quay sang nhìn tôi, thầy giáo trẻ, rồi quay sang nhìn thật lâu cô học trò quá dễ thương của tôi. Với tôi, câu nói của em nữ sinh có giá trị hơn mọi món quà học sinh tặng cho thầy, cô trong ngày Nhà Giáo 20 tháng 11. Ánh mắt của cô học trò Th. đến giờ vẫn làm tôi xao xuyến mỗi khi nhớ lại. Người ta vẫn nói con mắt là cửa sổ tâm hồn. Chủ của đôi mắt ấy phải có một tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Giao tiếp còn cho thấy cô bé là người con hiếu, xử sự tế nhị, và biết quan tâm, chăm sóc người khác. Tôi vẫn mong cô bé có cuộc đời hạnh phúc dù sống nơi xứ xa. Một người có những đức tính như vậy đáng được mọi điều tốt đẹp.
NGƯỜI HỌC TRÒ TÀI HOA
Đã hai tuần sau đợt thi học kỳ 1, lớp tôi chủ nhiệm đang tiến hành kiểm điểm cuối học kỳ. Lớp học yếu và trong học kỳ vừa qua học sinh lớp có nhiều vấn đề, nhiều cá nhân, nhiều hành động cần được phê phán, kiểm điểm rút kinh nghiệm để việc học của lớp học kỳ 2 được tốt hơn. Không khí buổi kiểm điểm vẫn còn khá căng thẳng dù lúc ấy đã hơn 10 giờ. Đa số lớp khác đã kiểm điểm xong và rục rịch ra về hay chuyển sang bàn về việc chuẩn bị hội tết, một hoạt động vui chơi cho toàn thể thành viên của trường diễn ra vào cuối năm âm lịch. Hoạt động nầy đã được tổ chức liên tục hằng năm từ ngày trường mới thành lập năm 1966 cho đến nay, và đã trở thành truyền thống.
Không khí tết lúc ấy đã bàng bạc trong trường, nhưng trong lớp tôi không khí đang căng như dây đàn đột nhiên có hai người đàn ông đến cửa lớp, một trong hai người có cầm súng. Đó là 2 nhân viên phường đội. Họ yêu cầu tôi cho gặp mặt một học sinh của lớp và em học sinh họ tìm đang ngồi trong lớp. Khi đứng ở cửa tiếp xúc hai người phường đội, nhìn ra cột cờ giữa sân trường tôi thấy một nhóm người trong đó có các thành viên ban giám hiệu trường đang đứng nhìn vào lớp của tôi. Yên tâm, thế là tôi gọi tên em học sinh bước ra cửa gặp họ. Hai nhân viên phường đội nhanh chóng đẩy em lên xe gắn máy, nổ máy chạy đi trước sự ngỡ ngàng của tôi và học sinh lớp. Ban giám hiệu đã để cho phường đội vào đến tận lớp. Sau đó buổi kiểm điểm của lớp tiếp tục nhưng rất gượng gạo.
Em học sinh nam bị phường đội dẫn đi vì vi phạm luật nghĩa vụ quân sự. Em học không giỏi nhưng hiếu học, vui tính, hòa đồng với mọi người, rất tích cực trong việc lớp và đặc biệt có khiếu văn nghệ với giọng ca hay, có tài vẽ và trang trí. Em chỉ có mỗi tội là học muộn 2 năm và hình như gia đình có xích mích với phường! Đêm trước đó lớp tôi chủ nhiệm trực đêm tại trường. Thành phần trực mỗi đêm gồm 1 bảo vệ trường, 1 giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và 5 học sinh lớp, trong đó có em. Tình cờ đêm trực đó tôi có đưa tiền nhờ em ra chợ gần trường mua cà phê, trà, và nước đá cho mọi người cùng uống để thức trực đêm. Khi móc ví lấy tiền đưa cho em tôi thấy có tờ vé số mới mua khi ngồi quán uống cà phê sáng, thế là tôi đưa cho em nhờ ra chợ đến chỗ bán vé số dò vì thời đó báo chưa đăng kết quả xổ số. Khi em trở về đến trường tôi đang đi kiểm tra các phòng học trên lầu 2. Thấy tôi đi trên lầu em gọi với lên báo tin vui tờ vé số trúng giải 8. Tôi nói vui, “Thế là thầy trúng năm trăm ngàn (500.000) rồi. (Dù lúc này đổi tiền đã mấy năm [cứ 5.000đ tiền cũ đổi 1đ tiền mới] nhưng ở đây tôi muốn nói cho ‘kêu’, thay vì nói trúng một trăm lại quy ra tiền cũ; những người lớn tuổi quen sử dụng tiền cũ, khi mua, bán gì lại quy đổi thành số tiền cũ nên nghe con số rất lớn.) Em cứ giữ đó tí tôi xuống.” Có cà phê, có trà, nước đá, thế là tiếng guitar trổi lên, 3 thầy và 5 trò bắt đầu văn nghệ. Tôi quên mất tờ vé số trúng.
Hai ngày sau buổi kiểm điểm lớp ấy, khi tôi đang dạy nhân viên văn phòng tìm đến báo có phụ huynh học sinh muốn gặp. Đó là mẹ em học sinh lớp tôi chủ nhiệm bị dẫn đi khi lớp đang kiểm điểm. Khi được mẹ đến trụ sở quận đội thăm, dù trong hoàn cảnh khó khăn, chưa biết bản thân sẽ thế nào nhưng em vẫn nhớ đến tôi, em nhờ mẹ đến trường tìm, và nói phải tận tay trao cho tôi tờ vé số trúng. Cả trường xôn xao vì tin đồn “Thầy L. trúng số lớn lắm, độc đắc cặp mấy lận!”
Sau đó em học sinh được chuyển đến Trung tâm Giáo Dục Lao Động. Nhờ khiếu văn nghệ và giọng ca hay em được đại diện trung tâm dự thi văn nghệ quần chúng toàn thành, đoạt một giải thưởng cao rồi trở thành ca sĩ chuyên nghiệp nổi tiếng.
KIỆT, CẬU HỌC TRÒ MIỆNG MÓM HAY NÓI ĐÙA & NHỮNG NGƯỜI BẠN
Đêm văn nghệ hội Tết của trường năm đó tôi ngồi xem gần một nhóm cựu học sinh. Đến giờ nghỉ giải lao khi đèn bật sáng một em ngồi cách tôi mấy ghế đưa cao tay vẫy: “Thầy, thầy nhớ em không thầy? Thầy đến đây ngồi nói chuyện với em một chút.”
Tôi hơi ngạc nhiên, cố nhớ lại tên em học sinh có miệng móm, càm gãy nhọn ra phía trước rất đặc biệt. Khi nhớ ra tên em tôi nói, “Nhớ chứ! Em tên là Kiệt.” và đi đến chỗ em ngồi. Em ngồi cạnh Kiệt (có lẽ cũng là cựu học sinh) lập tức đứng lên nhường ghế cho tôi.
Khi tôi đã ngồi xuống ghế bên cạnh em gõ cồm cộp vào chân giả bằng nhựa như để biện minh cho những lời nói không đúng mực vừa rồi, “Em đã hy sinh một phần thân thể cho tổ quốc rồi thầy! Đạp phải mìn hộp.” Em nói rất tự nhiên, mặt vẫn tươi cười như dạo còn học với tôi. Tôi nghẹn lời, không biết nói gì. Em nói tiếp: “Học sinh trường mình đi nghĩa vụ quân sự cùng đợt với em năm đó hy sinh nhiều lắm thầy ơi! Thầy nhớ bạn Trí tóc húi court vẫn đánh trống cho đội nghi thức trường? Bạn đi cùng D (tiểu đoàn) với em. Bạn đã hy sinh…, bạn… ”
Tôi nhớ tên em là Kiệt vì em có điểm đặc biệt miệng móm, hay nói đùa dễ thương, có duyên. Nghe thông tin em vừa cho biết trong tôi buồn vui lẫn lộn. Buồn vì những hy sinh, mất mát của lứa các em, vui với tư cách của một người thầy có những học sinh khi ra trường sẵn sàng làm nhiệm vụ của người công dân khi tổ quốc cần, và cũng sẵn sàng hy sinh bản thân vì tổ quốc.
Trước mắt tôi hiện ra cảnh hỏi bài học sinh Kiệt. Em đang đứng trước lớp trả lời câu hỏi của tôi, những em học sinh khác ngồi bên dưới đang nhìn lên. Những đôi mắt hết sức ngây thơ, trong sáng.
Miền Nam mùa mưa năm ấy đến sớm, Sài Gòn dù chưa sang hè nhưng đã mưa nhiều. Tôi đã ra trường và đi dạy được mấy năm, hiện đang làm chủ nhiệm một lớp 11.
Cuối năm học, như thường lệ, sau khi giáo viên tất cả bộ môn vào điểm xong tôi đến phòng giáo vụ nhận sổ điểm lớp chủ nhiệm, học bạ để vào điểm và phê. Trời đã xế chiều. Nhắm không thể làm xong trong buổi chiều ấy mà thầy phụ trách phòng giáo vụ đã nhấp nhỏm muốn về, tôi bèn nói với thầy để tôi mang học bạ về nhà làm. Khi còn cách nhà chưa đầy 500m trời đổ mưa. Mưa rất to. Sợ ướt sổ điểm, học bạ tôi lập tức tìm chỗ trú mưa. Chỗ trú là mái hiên trước trạm y tế phường lúc này đã đóng cửa. Trận mưa kéo dài. Gió thổi mạnh tạt nước mưa từ ngoài vào chỗ tôi đang đứng dưới mái hiên thế là tôi dựng xe tựa cửa trạm y tế, ngồi lên yên xe, tay ôm mớ hồ sơ, học bạ trước ngực. Một người mặc áo mưa xám đạp xe chạy ngang trạm nhìn vào, dừng lại, ngần ngừ một tí rối đạp xe chạy tiếp. Khuôn mặt người ấy trông quen quen. Cùng đứng trú mưa với tôi trước trạm y tế còn có 2 người khác. Cả ba người nhìn nhau thắc mắc không biết người đi trong mưa ấy quen ai trong số 3 người đang trú mưa ở đây. Khoảng 10 phút sau trời vẫn còn mưa. Một người mặc áo mưa xám chạy xe theo hướng ngược lại dừng xe trước trạm và đi đến trước mặt tôi. Đó là Th., cô học trò tôi đang dạy. Cô bé có đôi mắt to, rất sáng với đôi bờ mi dài và dầy cùng một ánh mắt khiến tâm hồn người đối diện phải phân vân, xao xuyến. Cô bé vừa thở vừa nói, “Lúc nảy chạy xe ngang thấy thầy đang đứng trú mưa em định vào đưa áo mưa cho thầy, nhưng vì ba em ở nhà đang lên tension, em phải đi gọi bác sĩ quen đến nhà gấp trị bệnh cho ba nên không làm như vậy được. Trên đường quay về em có ghé nhà thầy báo cho gia đình biết. Thầy đợi một chút người nhà của thầy sẽ đến rước. Chào thầy. Em phải về nhà để đón bác sĩ.”
Hai người cùng đứng trú mưa quay sang nhìn tôi, thầy giáo trẻ, rồi quay sang nhìn thật lâu cô học trò quá dễ thương của tôi. Với tôi, câu nói của em nữ sinh có giá trị hơn mọi món quà học sinh tặng cho thầy, cô trong ngày Nhà Giáo 20 tháng 11. Ánh mắt của cô học trò Th. đến giờ vẫn làm tôi xao xuyến mỗi khi nhớ lại. Người ta vẫn nói con mắt là cửa sổ tâm hồn. Chủ của đôi mắt ấy phải có một tâm hồn trong sáng, thánh thiện. Giao tiếp còn cho thấy cô bé là người con hiếu, xử sự tế nhị, và biết quan tâm, chăm sóc người khác. Tôi vẫn mong cô bé có cuộc đời hạnh phúc dù sống nơi xứ xa. Một người có những đức tính như vậy đáng được mọi điều tốt đẹp.
NGƯỜI HỌC TRÒ TÀI HOA
Đã hai tuần sau đợt thi học kỳ 1, lớp tôi chủ nhiệm đang tiến hành kiểm điểm cuối học kỳ. Lớp học yếu và trong học kỳ vừa qua học sinh lớp có nhiều vấn đề, nhiều cá nhân, nhiều hành động cần được phê phán, kiểm điểm rút kinh nghiệm để việc học của lớp học kỳ 2 được tốt hơn. Không khí buổi kiểm điểm vẫn còn khá căng thẳng dù lúc ấy đã hơn 10 giờ. Đa số lớp khác đã kiểm điểm xong và rục rịch ra về hay chuyển sang bàn về việc chuẩn bị hội tết, một hoạt động vui chơi cho toàn thể thành viên của trường diễn ra vào cuối năm âm lịch. Hoạt động nầy đã được tổ chức liên tục hằng năm từ ngày trường mới thành lập năm 1966 cho đến nay, và đã trở thành truyền thống.
Không khí tết lúc ấy đã bàng bạc trong trường, nhưng trong lớp tôi không khí đang căng như dây đàn đột nhiên có hai người đàn ông đến cửa lớp, một trong hai người có cầm súng. Đó là 2 nhân viên phường đội. Họ yêu cầu tôi cho gặp mặt một học sinh của lớp và em học sinh họ tìm đang ngồi trong lớp. Khi đứng ở cửa tiếp xúc hai người phường đội, nhìn ra cột cờ giữa sân trường tôi thấy một nhóm người trong đó có các thành viên ban giám hiệu trường đang đứng nhìn vào lớp của tôi. Yên tâm, thế là tôi gọi tên em học sinh bước ra cửa gặp họ. Hai nhân viên phường đội nhanh chóng đẩy em lên xe gắn máy, nổ máy chạy đi trước sự ngỡ ngàng của tôi và học sinh lớp. Ban giám hiệu đã để cho phường đội vào đến tận lớp. Sau đó buổi kiểm điểm của lớp tiếp tục nhưng rất gượng gạo.
Em học sinh nam bị phường đội dẫn đi vì vi phạm luật nghĩa vụ quân sự. Em học không giỏi nhưng hiếu học, vui tính, hòa đồng với mọi người, rất tích cực trong việc lớp và đặc biệt có khiếu văn nghệ với giọng ca hay, có tài vẽ và trang trí. Em chỉ có mỗi tội là học muộn 2 năm và hình như gia đình có xích mích với phường! Đêm trước đó lớp tôi chủ nhiệm trực đêm tại trường. Thành phần trực mỗi đêm gồm 1 bảo vệ trường, 1 giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và 5 học sinh lớp, trong đó có em. Tình cờ đêm trực đó tôi có đưa tiền nhờ em ra chợ gần trường mua cà phê, trà, và nước đá cho mọi người cùng uống để thức trực đêm. Khi móc ví lấy tiền đưa cho em tôi thấy có tờ vé số mới mua khi ngồi quán uống cà phê sáng, thế là tôi đưa cho em nhờ ra chợ đến chỗ bán vé số dò vì thời đó báo chưa đăng kết quả xổ số. Khi em trở về đến trường tôi đang đi kiểm tra các phòng học trên lầu 2. Thấy tôi đi trên lầu em gọi với lên báo tin vui tờ vé số trúng giải 8. Tôi nói vui, “Thế là thầy trúng năm trăm ngàn (500.000) rồi. (Dù lúc này đổi tiền đã mấy năm [cứ 5.000đ tiền cũ đổi 1đ tiền mới] nhưng ở đây tôi muốn nói cho ‘kêu’, thay vì nói trúng một trăm lại quy ra tiền cũ; những người lớn tuổi quen sử dụng tiền cũ, khi mua, bán gì lại quy đổi thành số tiền cũ nên nghe con số rất lớn.) Em cứ giữ đó tí tôi xuống.” Có cà phê, có trà, nước đá, thế là tiếng guitar trổi lên, 3 thầy và 5 trò bắt đầu văn nghệ. Tôi quên mất tờ vé số trúng.
Hai ngày sau buổi kiểm điểm lớp ấy, khi tôi đang dạy nhân viên văn phòng tìm đến báo có phụ huynh học sinh muốn gặp. Đó là mẹ em học sinh lớp tôi chủ nhiệm bị dẫn đi khi lớp đang kiểm điểm. Khi được mẹ đến trụ sở quận đội thăm, dù trong hoàn cảnh khó khăn, chưa biết bản thân sẽ thế nào nhưng em vẫn nhớ đến tôi, em nhờ mẹ đến trường tìm, và nói phải tận tay trao cho tôi tờ vé số trúng. Cả trường xôn xao vì tin đồn “Thầy L. trúng số lớn lắm, độc đắc cặp mấy lận!”
Sau đó em học sinh được chuyển đến Trung tâm Giáo Dục Lao Động. Nhờ khiếu văn nghệ và giọng ca hay em được đại diện trung tâm dự thi văn nghệ quần chúng toàn thành, đoạt một giải thưởng cao rồi trở thành ca sĩ chuyên nghiệp nổi tiếng.
KIỆT, CẬU HỌC TRÒ MIỆNG MÓM HAY NÓI ĐÙA & NHỮNG NGƯỜI BẠN
Đêm văn nghệ hội Tết của trường năm đó tôi ngồi xem gần một nhóm cựu học sinh. Đến giờ nghỉ giải lao khi đèn bật sáng một em ngồi cách tôi mấy ghế đưa cao tay vẫy: “Thầy, thầy nhớ em không thầy? Thầy đến đây ngồi nói chuyện với em một chút.”
Tôi hơi ngạc nhiên, cố nhớ lại tên em học sinh có miệng móm, càm gãy nhọn ra phía trước rất đặc biệt. Khi nhớ ra tên em tôi nói, “Nhớ chứ! Em tên là Kiệt.” và đi đến chỗ em ngồi. Em ngồi cạnh Kiệt (có lẽ cũng là cựu học sinh) lập tức đứng lên nhường ghế cho tôi.
Khi tôi đã ngồi xuống ghế bên cạnh em gõ cồm cộp vào chân giả bằng nhựa như để biện minh cho những lời nói không đúng mực vừa rồi, “Em đã hy sinh một phần thân thể cho tổ quốc rồi thầy! Đạp phải mìn hộp.” Em nói rất tự nhiên, mặt vẫn tươi cười như dạo còn học với tôi. Tôi nghẹn lời, không biết nói gì. Em nói tiếp: “Học sinh trường mình đi nghĩa vụ quân sự cùng đợt với em năm đó hy sinh nhiều lắm thầy ơi! Thầy nhớ bạn Trí tóc húi court vẫn đánh trống cho đội nghi thức trường? Bạn đi cùng D (tiểu đoàn) với em. Bạn đã hy sinh…, bạn… ”
Tôi nhớ tên em là Kiệt vì em có điểm đặc biệt miệng móm, hay nói đùa dễ thương, có duyên. Nghe thông tin em vừa cho biết trong tôi buồn vui lẫn lộn. Buồn vì những hy sinh, mất mát của lứa các em, vui với tư cách của một người thầy có những học sinh khi ra trường sẵn sàng làm nhiệm vụ của người công dân khi tổ quốc cần, và cũng sẵn sàng hy sinh bản thân vì tổ quốc.
Trước mắt tôi hiện ra cảnh hỏi bài học sinh Kiệt. Em đang đứng trước lớp trả lời câu hỏi của tôi, những em học sinh khác ngồi bên dưới đang nhìn lên. Những đôi mắt hết sức ngây thơ, trong sáng.
Comment