Announcement

Collapse
No announcement yet.

Con VE SẦU.

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Con VE SẦU.



    THE SUMMER OF AUSTRALIA.



    Australia nắng Hạ về trong tháng chạp, muà Christmas và đầu năm mới nở rộ cánh Bằng Lăng, trắng hồng tím đỏ.... phơi mình nghênh với nắng.

    Và rồi:




    Có anh ca sĩ trở về,

    Về trong nắng Hạ muôn bề khô khăn.

    Rân ran anh hát bỏ ăn.

    Hát trong nắng lửa giăng giăng cùng trời.


    Mấy tuần nay tia nắng hanh cháy bỏng đã ôm tròn cả Sydney. Những người bạn đến từ MỸ, PHÁP, VIỆT_NAM, ai cũng ngao ngán cái nắng của miền Nam Bán Cầu.

    Người thì bảo "nắng vỡ đầu ra" , Đúng vậy nắng không làm vỡ đầu người mà vỡ những đầu búp Bằng -Lăng làm hoa nở rộ bên đường. Dưới ánh nắng chang chang những cây Bằng Lăng cao lớn xoè tán rộng nở kín hoa thành từng lùm trắng, hồng, tím, đỏ càng sáng rực rỡ hơn khiến thành phố mang nét đẹp cháy bỏng măn mà, không khô khan. Mệt mỏi thì có nhưng mọi người vẫn thích ra phố.

    Người thì bảo "nắng cháy cả da thịt". Đúng vậy nắng ở đây thường đốt cháy da, người ta dễ mắc bịnh ung thư da lắm, không phài chì có mình nứt da đâu mà loài Ve Sầu cũng nứt da trở mình chờ được hát và được bay cao, ve sầu nó cũng hát inh ỏi nhức cà tai. Summer loài ve than thở với cánh Bằng-Lăng : “khi người ta ở trong nhà để trốn tia nắng rát bỏng, tôi và anh đứng dưới tia nắng nóng rang thay người đứa thì nở hoa thật nhiều cho tươi mát phố phường, đứa thì hát vang vang cho thành phố vui tươi”.






    Dù là nắng gắt, có lúc đi trên đoạn đường trải nhựa vẫn được ngắm hoa Bằng-Lăng nở tươi, có lúc xe chạy ngang khu rừng cây, công viên. Nước Úc trong thành phố có rất nhiều công viên nên vào mùa hè du khách đến Úc thường được nghe tiếng rân ran cùa loài Ve Sầu. Vì mọi người đều là học sinh nội trú trường trung học Thèrèsa Long Xuyên nên những cánh Bằng-lăng, những con Ve Sầu từ thuở 13 lại trở về bên những ông già 70 UP rất hồn nhiên sống động. Nắng Hạ Sydney thật duyên dáng.

    VE SẦU bé bên SUỐI nhỏ.



    Đi xuống thung lũng dưới chân đồi nhà KD , nơi đó có một con Suối nhò, nhỏ lắm nằm ẩn mình dưới những tàn cây Bansia, cây Lambertia-fomosa và nhiều loại cây khuynh Diệp đang thưa thớt lá. Vào mùa Hạ mặt trời thức sớm. con người có dịp nghe tiếng rân ran của Ve sầu, ngắm nắng Bình minh đang soi mình dưới dòng nước lung linh , lấp lánh ánh vàng. khi mặt trời lên cao , cây cối cũng thức giấc đua nhau soi bóng nước trong veo. Ánh sáng, cây cỏ và gío như đang đùa giỡn với nước . NHững con chim rừng , vài chú Kangaroo, tắc kè,,, cũng đến gần mé nước để uống hay buông mình tắm mát làm mặt suối lặng yên bỗng lung linh, vỡ vụn. Được một lát chúng ca ríu rít hay gõ vài tiếng tắc kè tắc kè rồi bỏ đi mất chỉ còn lại tiếng Ve ngân nga inh ỏi hơn lên theo tia nắng mặ ̣t trời. Con suối cứ thế êm ả trôi, nó yêu thương muôn loài , nó phà hơi nùi lớn những bụi cây Hà Thủ Ô, bụi Morning-Glory để nở ra vài bông hoa dại màu tim tím, tím rồi tím sậm gần như màu máu, chúng lả lơi với mặt suối. Suối tình tứ, suối lãng mạng, suối hạnh phúc.






    Ôi! một con Ve Sầu ngừng tiếng hát rớt tòm ngay trước mặt một người bạn, bạn lượm lên, con Ve Sầu chỉ còn thoi thóp thở. Chú Ve Sầu đã hát trọn quãng đời ngắn ngủi mấy mươi ngày rồi chết. Bên cạnh đó trên cành cây cách mặt đất vài chục cm có xác ve lột còn bám trên cành tuy vỏ xác Ve đã khô. NHìn lại quanh đó lại thấy nhiều vỏ xác Ve Sầu lột thành con Ve Sầu cùng hát rân ran trong khu rừng bên bờ suối từ mỗi buổi sớm mai và hát trong nắng tà.

    Thân ái

    KimDung

  • #2
    [justify]... Khác với các loài côn trùng khác, như dế, tạo âm thanh bằng cách cọ xát hai cánh vào nhau, ve sầu đực tạo âm thanh bằng cách rung hai cái "loa" làm bằng màng mỏng, phát triển từ lồng ngực, có sườn bên trong. Những vòng sườn được co giãn thật nhanh, làm rung màng mỏng, tạo sóng âm thanh. Bụng ve rỗng nên có thể khuếch đại thành tiếng ve kêu rất to. Ve lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho "bài hát" của mình. Mỗi giống ve có một thứ tiếng, cường độ, cao độ khác nhau - để mời gọi ve sầu cái cùng giống.

    Ve cái không tạo được âm thanh nhưng cũng có hai cái màng bên mình, chỉ dùng để "nghe" ve đực hát và bị dụ dỗ. Ve đực khi không hát, cũng dùng hai cái loa ấy làm "tai" nghe ngóng động tĩnh xung quanh. (Wikipedia)



    Ve sầu kêu báo hiệu mùa hè (cùng với hoa bằng lăng, phượng). Trong ca nhạc có bài Kiếp ve sầu do Đan Trường trình bày với những ca từ như:

    Một ngày em đến góc phố hát ca.

    Từng đàn chim én chúm chím môi cười.

    Là đời anh bớt mệt nhoài.

    Hát rong trong kiếp ve sầu.



    Chúc KD tận hưởng mùa hè nắng ấm vùng miệt dưới .... Trong khi Tết Việt đến gần kề, vùng miệt trên phương Bắc đầy tuyết giá ....

    [/justify]

    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

    Comment


    • #3


      Anh Khang mến,

      Anh Khang đã cho KD nhìn con Ve Sầu theo góc nhìn của một nhà côn trùng học cám ơn anh Khang nhiều lắm. Trước kia KD chỉ thích Ve sầu kêu báo hiệu mùa hè, rồi nắng, rồi nóng có vậy thôi. Hôm nay KD mới biết chỉ con ve sầu đực mới hát, con Ve Sầu cái không hát.



      Nắng trên đồng


      KD ở vùng miệt dưới trời đang nắng cháy, người mệt nhoài, cây cối héo queo..... kề tết rồi lại sợ ăn nhằm bánh chưng thiu, nóng qúa, món gì cũng mau thiu. Trời phương Bắc tuyết rơi lạnh anh Khang và các bạn bên ấy chắc chắn có Tết dài và vui hơn KD.



      Thân ái

      KimDung

      Comment


      • #4
        Chú ve đầu đời.






        Trên con đường chiều, mặt trời chưa tắt nắng, những lá Khuynh Diệp lặng im, toả hương trong trời đất, nằm nghe lũ Ve mải mê kéo đàn.

        Hai người đi dưới tàn cây, thả hồn theo tiếng nhạc "ái ân" lận trong mùi hương quê mình đang sống. Chạnh lòng nhớ về quê hương của thời thơ ấu, nhỏ em KD nói:

        _ WOW ! sao mà nhớ Đà-Lạt qúa! Ngày đó mấy Soeurs nuôi mình trong ngôi trường chìm khuất trong rừng thông, chiều nào cũng được nghe tiếng thông reo và ngửi mùi trầm thông, nhưng thích nhất là khi được nghe tiếng Ve sầu ngân é..é..e..e.. lúc thì e..e. theo gío chạy tít tắp vào rừng xa thẳm, lúc thì chạy về é..é..ing ỏi sát bên tai. Chị D nhớ không?

        _ Nhớ. Lúc đó vui lắm vì sắp được mẹ đón về nhà.

        Bắt đầu đến mùa Ve kêu, lũ trẻ con trong trường lại được học bài học

        ngụ ngôn của Jean de La Fontaine 'La Cigale et la Fourmi'.

        La cigale ayant chanté

        Tout l’été,

        Se trouva fort dépourvue

        Quand la bise fut venue :

        Pas un seul petit morceau

        De mouche ou de vermisseau.

        Elle alla crier famine

        Chez la fourmi sa voisine,

        La priant de lui prêter

        Quelque grain pour subsister

        Jusqu’à la saison nouvelle.

        « Je vous paierai, lui dit-elle,

        Avant l’août, foi d’animal,

        Intérêt et principal. »

        La fourmi n’est pas prêteuse :

        C’est là son moindre défaut.

        « Que faisiez-vous au temps chaud ?

        Dit-elle à cette emprunteuse.

        — Nuit et jour à tout venant

        Je chantais, ne vous déplaise.

        — Vous chantiez ? J’en suis fort aise :

        Eh bien ! Dansez maintenant. »

        Ve Sầu kêu ve ve

        Suốt mùa hè.

        Đến kỳ gío bấc thổi

        Nguồn cơn thật bối rối.

        Một miếng cũng không còn,

        ruồi bọ không một con.

        Vác miệng chịu khúm núm.

        Sang chị kiến hàng xóm

        xin cùng chị cho vay

        Dăm ba hạt qua ngày.

        _ Từ nay sang tháng hạ

        Em lại xin đem trả.

        Trước thu, thề đất trời

        Xin đủ cả vốn lời.

        Tính Kiến ghét vay cậy;

        Thói ấy chẳng hề chi.

        _ Tháng hạ chú làm gì?

        Kiến hỏi ve như vậy.

        Ve rằng:- Luôn đêm ngày,

        Em hát thiệt gì Bác?

        Kiến rằng: - Xưa chú hát

        Nay thử múa coi đây?

        (bài thơ do Ng̃-Văn-Viĩnh dịch).





        Soeur bắt đứa nào cũng phải học thuộc lòng và còn dặn dò "ba tháng hè ở nhà không được đi lêu lổng quên học mà ngày hè phải chăm chỉ giúp bố mẹ: ẵm em, quét nhà..và mỗi ngày phải đem bài ra học kẻo lúc tựu trường quên hết chữ, không được lên lớp".

        Về hè trong xóm làng những con ve cũng núp trong lá hát vang, lũ trẻ con thời tiểu học đứa nào cũng thuộc bài thơ 'con ve và con kiến' cũng nghêu ngao theo lũ ve trong vườn, hết đọc thơ lại đua nhau ré lên bài ca chê bai chú ve:



        Tang tình tang tính tình tang,

        Ve lo ca hát miên man mùa hè.

        đến khi đông gía quay về,

        Ve than vãn đói không hề dính tay

        .................

        ...............

        Tang tình ông hỡi để đâu

        sao không ca hát đôi câu tang tình

        hát cho quên đói trong mình

        ca lên sẽ thấy tang tình cũng no.






        Biết là con ve nó lười biếng nhưng lũ trẻ vẫn thích đi theo "tiếng gọi" của con Ve, chày chày giãi nắng đi bắt Ve để mồ hôi đổ, về nhà cảm cúm cũng không sợ. chúng bắt ve bỏ trong cái lon sữa, về thả trong cái lồng cất nơi góc nhà để nghe nó hát cho rõ và dài lâu, không bị nó bỏ đi nơi khác.

        Bắt Ve khó lắm các bạn ơi, có mấy lần chị em Dung trốn ngủ trưa theo trẻ hàng xóm chạy theo tiếng gọi của ve để bắt, con ve khôn lắm nó thường đậu trên cao rồi mới hát, và khi hát nó bay đổi chỗ luôn luôn. Đi mấy buổi mà chỉ bắt được hai con ve bám vào thân cây, làm biếng không hát, bắt về nhà nó cũng "lười" không chịu hát. Trốn đi vài lần thì mệt và chán, không theo bắt ve nữa.

        Có lần Nội bịnh, chị em sắc thuốc cho nội, thấy trong thang thuốc bắc của nội có đến cả chục con ve sầu khô thì thấy lạ nhưng cũng chẳng quan tâm đến nó. Mãi cho đến khi có lần được theo mấy anh chị huynh trưởng hướng đạo dẫn vô rừng thông chơi thì ở đó bắt gặp nhiều xác ve chết, chị em lượm về cho nội, nội nói bỏ đi, nghe lời nội bỏ, thế rồi ý tưởng con Ve Sầu được dùng để làm thuốc trôi ra khỏi trí của mấy chị em.

        Trẻ con chưa dễ gì tin Ve-Sầu chết vì đói, chúng cũng tìm hiểu đấy chứ , nhưng vì tầm nhìn của trẻ thơ ngắn ngủi: chỉ biết bắt Ve về nuôi trong cái lồng chim được vây tứ bề bằng lưới ruồi (tự chế), mỗi sáng ra vườn hái lá còn đọng sương mai thả vô lồng cho nó ăn, nó hát vài hôm là lăn ra chết, con ve trong lồng hay ngoài trời, con nào chết cái bụng cũng rỗng tuếch chẳng có gì trong bụng, hết ba tháng hè không còn thấy bóng dáng con ve nào nữa. Và từ đó hình ảnh con Ve lười biếng không chịu làm việc, sang mùa đông lạnh gía không có thức ăn, đi vay bác kiến không cho vay, và lăn ra chết vì đói rét đã hằn sâu trong tâm trí non nớt trẻ thơ. Bày trẻ sợ nghèo, sợ đói nên đứa trẻ nào cũng lo hăng say làm việc, hăng say học hành. Trẻ con đơn sơ dễ thương là vậy.

        Hai chị em đi hết một quãng đường dài, quay trở về. Nắng chưa tắt hẳn mà dịu đi nhiều. Nhỏ em D lại hát, nhưng lần này hát an ủi chú Ve-Sầu, không chê chú Ve-Sầu lười, chê hoài cũng thấy tội nghiệp (theo suy nghĩ của trẻ con).



        Ve vẻ í à vè Ve.

        ve hát í a mùa hè

        Ve ngồi (là) ngồi gốc mít

        Ve gẩy cái Violin.

        VÍ..ví..ví..ví.o.lin..vi..o..lìn..vì ..ồ..lin.

        Ve vẻ í à vè ve

        Ve hát í a Mùa Hè.

        Ve ngồi (là) ngồi gốc mít

        ve gẩy cái đàn Guitar.

        Tính..tính..tính.tính.tang..tang.tang.tình..tình.. tình..tang.

        ..........



        Bài ngụ ngôn 'con Ve và con Kiến' của Jean de La Fontaine đã gieo vào KD ngay từ lúc bước chân tới trường một lối sống phải cần cù chăm chỉ, tự lực cánh sinh, không xin xỏ , không lấy của cải của ai một cách vô lý (kể cả của cha mẹ, chồng, con cái) . Trân trọng cám ơn tác gỉa bài ngụ ngôn 'con Ve-Sầu và con Kiến', cha mẹ, các Soeurs, những nhà giáo dục đã đem bài học này vào chương trình học của bậc tiểu học trong thời con đến trường.

        Thân ái

        KimDung

        Comment


        • #5
          Ve-Sầu thơ & nhạc.



          Tại vì sao nó lại có cái tên là Ve-Sầu?

          Vâng, khi KD tìm hiểu về đời sống của ve qua những bài viết của nhà côn trùng học thì loài Ve-Sầu đáng thương thật. Mồ côi từ trong trứng, tự lần mò tìm đường sống trong tăm tối dằng dặc suốt mấy năm của đời người, khi trưởng thành cố gắng vươn lên chui ra khỏi lòng đất để thấy ánh sáng, khi thấy được ánh sáng thì đã mệt nhoài, chỉ còn vội vã gọi tìm nhau suốt ngày để kịp gieo giống, vì thời hạn qúa ngắn ngủi, chỉ vỏn vẹn không qúa ba tháng nắng hè, chúng lại vắt sức di truyền nòi giống rồi lăn ra chết.

          Con ve-Sầu đực chẳng bao giờ được làm cha nên tiếng kêu của nó được ví như một bài "trường hận" xuyên suốt ba tháng hạ.

          Con ve-sầu cái chẳng bao giờ được làm mẹ, ve-sầu cái không kêu, chỉ kịp ôm thân cây mà đẻ cho tới khi hết trứng, đẻ xong là chết.Con ve-sầu cái không ca mà chỉ thỉnh thoảng kêu lên mấy tiếng như oán than kiếp đời bỏ con rơi.

          Một hôm KD theo bạn tới nhà con gái bạn thăm, thấy con gái chiều cháu ngoại qúa, bạn nói: "con chiều con qúa coi cừng nó hư", đứa con gái nấc lên mấy tiếng, vừa nói trong nước mắt: "mẹ! không biết con còn ở được với con của con bao lâu nữa"(cháu mắc bệnh luôn chờ ngày bỏ hai đứa nhỏ mồ côi). Trái tim nghe quặn thắt lại, không gian bỗng dưng im lặng một cách rùng rợn, buốt nhói, mọi vật chung quanh đó như tan chảy vào hư không. Ngoài kia rân ran tiếng ve-sầu ngân.

          KD lại nhớ đến khi Thi sĩ thiền sư Nhật Bản Matsuo Basho nghe tiếng ve-sầu :

          Yên-tĩnh

          Thấm vào đá.

          Tiếng ve-sầu.


          được dịch:

          Nơi đây hiu quạnh một màu

          tiếng ve rầu rĩ, luống sầu núi non!

          Và cũng được dịch:

          Giữa trưa bỗng tiếng ve-sầu,

          Nghe chừng vách đá nhuốm màu tịch liêu!


          KD đang sống tại Úc, rất yêu bài thơ trong Hồng-Đức Quốc-Âm thi tập của tổ-tiên mình truyền lại cho con cháu. Tiếng kêu khắc -khoải của con chim Quốc và tiếng kêu băn-khoăn cuả con ve-sầu được ví như nhau.

          Hạ thử



          Cũng thời đất chở, cũng Trời che.

          Nồng-nã làm chi mấy, hỡi hè!

          Khắc-khoải đã đau lòng cái Quốc,

          Băn-khoăn thêm tức ngực con ve.


          Người nằm gấm vóc mồ-hôi mướt,

          Kẻ hái rau tần nước bột se.

          Nào khúc Nam-Huân sao biếng gảy,

          Chẳng thương Bồ-Liễu phận le-te.


          Ngày nay cũng vậy. khi vui người ta cất tiếng hát líu lo như chim, chim hót vui chào nắng bình minh rồi bay đi tìm mồi nuôi con.

          Khi buồn người ta trốn, tìm nơi vắng vẻ khóc ỉ ôi cả ngày như ve-sầu cất tiếng kêu không ngừng cho đến chết.

          Đó là hình ảnh trong bài ca:"kiếp ve-sầu" của Đan trường mà anh khang giới thiệu với những ca từ:

          ngày em đến góc phố hát ca

          từng đàn chim Én chúm chím môi cười

          là đời anh bớt mệt nhoài

          Hát rong trong kiếp ve-sầu.


          Người ta gởi những nỗi buồn vào tiếng hát của Ve-sầu, cũng không sai vì nó khóc hoài cho tới chết và nó cũng im-lặng cho tới chết.

          Thân ái

          kimDung

          Comment


          • #6
            Hàng năm cứ mỗi độ sang hè thì những cánh cổng trường cũng khép lại, người ta không còn được nghe những tiếng ê a của lũ trẻ học vần, không còn thấy cảnh huyên náo, ồn ào của những buổi sáng đến trường, giờ ra chơi và giờ tan học. Ngôi trường nhỏ bé trong làng quê không vì thế mà tĩnh mịch, sang hè những cây Phương-vĩ quanh trường lại nở rộ, những bông hoa màu đỏ tươi say men nắng gắt, chiếu xuống khuôn viên trường vắng lặng, khi ánh nắng chói chan con ve-sầu núp dưới tàn bông Phượng cất tiếng hát ngân nga. Chừng đó thôi mới thấy ngôi trường tiểu học Chân-Lý quê Dung mùa hè rất đẹp, đẹp ấm -áp và bình-yên.

            Muà hè trẻ con trong làng không phải đến trường, ban ngày thì ở nhà giúp bố mẹ phơi cà-phê, chiều đến nắng mới nghiêng nghiêng bóng là lũ trẻ đã í a í ới réo nhau tùm̀ năm túm ba ra đường bày trò chơi với nhau. Ở nhà quê có những trò chơi dân dã mà những trẻ thành phố không có được. Cái hạnh phúc của trẻ quê là mùa nào thì được ăn thức nấy và mùa nào thì được chơi trò chơi nấy, mùa hè thì rủ nhau đi câu ve, câu chuồn chuồn, bắt dế, vặt cỏ gà.v.v.

            mùa hè cũng là mùa trái cây, quê D là lúc mít chín nhiều, trẻ con ngoài việc chia nhau ăn mít, còn chia nhau những cục nhựa mít, mỗi đứa lấy mủ mít quấn thành cục trên đầu một cây que dâu đi câu ve, vì cây que dâu không dài nên phải leo lên cây thật khéo, thật nhẹ nhành và thật lẹ -làng mới kịp dí cục mủ mít vào cánh con ve-sầu trước khi nó bay mất. Cô bạn KD kể ngoài Bắc nhà nào cũng trồng bụi Trúc để làm cần câu, làm roi doạ trẻ, đến mùa hè thì bụi Trúc gần như tan nát vì đám trẻ con đem dao ra chặt làm cần câu ve, câu chuồn chuồn. Nhà chị ở trước hợp tác xã Thống Nhất, chuyên làm keo vá lốp ô-tô, Những cục "kếp" trước khi cán ra, người ta phải gọt cho sạch, trong cái đám gọt bỏ ấy thi thoảng vẫn có "kếp" lọt vào vì người ta gọt bị lẹm, trẻ con vào xin phần phế thải đó đem về lựa "kếp" bỏ vào cái lọ nhỏ rồi lén mẹ lấy chút dầu hôi đổ vào, thế là nó chảy ra thành keo, nhúng đầu cần Trúc vô lọ keo, thế là có cần đi câu ve-sầu, vì cần Trúc dài nên đứng dưới đất vẫn câu được ve-sầu thật dễ dàng. Mùa hè mỗi khi hợp tác xã thâu hoạch Ngô, hôm sau trẻ con đi mót ngô, cũng không quên mang theo cần câu để câu chuồn chuồn, trong vườn ngô có nhiều chuồn chuồn màu sắc đẹp. Đi cả ngày lúc về đứa nào cũng đeo trên vai một bị ngô không nhiều lắm nhưng trong bị lại có một hộp chuồn chuồn đầy. Hôm nào mẹ không cho đi xa thì lại đi gần, đi quanh vườn nhà hái cỏ gà về chơi chọi gà.

            Sống trong vùng quê, đứa trẻ nào cũng rất hạnh phúc với những trò chơi dân dã ấy trong suốt thời thơ ấu mà kh̀ông thấy chán. Khi về gìa bày cho con cháu chơi vẫn thấy vui.

            Hai đứa bạn nhìn nhau hỏi: "câu Ve-sầu để làm gì nhỉ?" và câu trả lời: "không biết nữa, vì thích thôi" vào rọ rồi thì con nào cánh cũng tả-tơi, hát thêm chừng hai ngày là chết lại đem đổ như đổ rác. "câu Chuồn-chuồn để làm gì nhỉ?", đứa nào cũng giống nhau: "cho nó cắn rốn để biết bơi" Nghĩ mà thấy mình ngớ ngẩn, cho cắn sưng cả rốn mà nhảy xuống cái suối nước chỉ qua đầu gối người lớn mà vẫn sợ chìm.



            KimDung đi bắt ve-sầu tại Úc


            KimDung

            Comment


            • #7
              Con Chuồn chuồn Kim



              Con chuồn kim từ thuở mười ba.

              Dạo ấy bờ ao xa tít tắp

              Tuột khỏi tay ra đậu bụi rong trà

              Tôi lặng nhìn đôi cánh mỏng manh kia

              Mang tuổi thơ bay mất

              Không có cánh tôi đi trên mặt đất

              Nắng chói chan sen không chiếc lá lành

              Mưa đon đả dầm người cóng lạnh

              Biển mất mình khi tới mông mênh

              Ở góc trời kia tôi tự sáng cho mình

              Đơn độc ngôi Sao ngọn lửa

              Để may ra trong giấc mơ dang dở

              Con chuồn kim đỏ thắm lại bay về.

              (Vũ Duy Thông)









              Khi những cánh Bằng-Lăng đua nhau nhảy cành nằm sõng-xoài trên mặt đất, thì dương gian nghe chừng như cũng bặt tiếng Ve-Sầu.

              Thân ái

              KimDung

              Comment


              • #8
                Mùa hè Sydney măm nay không có nắng , cả năm sáu tuần lễ liền bầu trời cứ xám xịt màu tro, màu xanh và màu nắng của trời chỉ xuất hiện vài lần mỗi lần vài phút trong ngày rồi đi mất , những cơn mưa đổ xuống từng hồi lúc nhặt lúc khoan , có lúc mưa xối xả ào ào đổ thành giòng nước xoáy trên đường, có lúc mưa lất phất. giăng giăng làm ướt người đi đường . Mưa mùa hè oi ả và nhấc nhác.


                Cây bằng lăng trên đường nở hoa vội vã , chỉ trong một tuần cánh hoa bị mưa đánh tả tơi.

                Những con Ve Sầu im bặt tiếng trong mưa hè , rừng khuynh diệp không thấy con Ve n ào bò lên lột xác, chẳng biết đời chúng ra sao ? Mưa đã cuốn chúng đi về đâu?


                7
                Click image for larger version  Name:	7F0FA0A8-D4C5-4ECB-9BBF-83DA6CB24454.jpeg Views:	0 Size:	148.9 KB ID:	26491


                Sydney mùa hè 2022
                KimDung

                Comment

                Working...
                X