Hôm ấy là giỗ 4 năm ngày qua đời của anh Bảy đạp cyclo. Anh qua đời trong một tai nạn giao thông. Chị Muối, sau khi chồng qua đời, được hàng xóm hướng dẫn đã được nhận vào làm cho sở vệ sinh. Việc làm tuy có vất vả nhưng thu nhập ổn định, đủ nuôi sống ba mẹ con mà hai đứa nhỏ đang tuổi đi học. Hôm nay chị xin nghỉ làm buổi sáng để ở nhà làm đám giỗ cho chồng. Sinh thời, anh thích nhất món canh giò heo hầm măng nên từ sáng sớm chị ra chợ mua nửa mụt măng mạnh tông về tự bào và một phần cái giò heo phía sau, cho có nhiều thịt, về nấu món canh măng.
Sau khi bày mâm cơm đơn sơ nhưng khá tươm tất lên bàn, chị thắp nhang cúng chồng rồi lấy cái tô kiểu múc một tô canh từ nồi đang bắc trên bếp sang biếu nhà anh “ký” Bảy, người đã có ơn giới thiệu chị vào làm chung sở vệ sinh.
Anh Bảy mang tiếng thầy ký nhưng vì làm chung sở với nhau chị biết thu nhập của anh không cao lắm do anh chỉ là tùy phái dù có thâm niên làm việc khá lâu, không như lương của công nhân lao động trực tiếp như chị. Khi chị mang tô canh đến biếu, vợ anh “ký” Bảy đã nấu xong thức ăn và đang ngồi trên bàn máy may ráp đồ chợ. Hôm nay chị nấu ăn đơn giản: chỉ hai món canh chua, cá kho để có thời gian làm việc, kiếm thêm tiền cho gia đình. Cho cả nhà 6 người ăn, sáng nay chị đi chợ mua con cá lóc nặng nửa ký. Với món canh chua rau muống chị nấu bằng khúc đầu và khúc đuôi, còn đoạn giữa chị cắt thành khoanh mỏng kho tiêu.
“Gia đình em mẹ góa, con côi. Nhờ ơn anh Bảy chỉ em vào làm sở vệ sinh nên hai đứa con của em mới được học hành như bây giờ. Cảnh nhà đơn chiếc, em chỉ có thể nấu mâm cơm để nhớ ngày nầy 4 năm trước ba sấp nhỏ qua đời. Sinh thời ổng thích ăn canh giò heo hầm măng nên em nấu nhiều nhiều, trước là để cúng ổng, sau mang sang biếu anh chị một tô tỏ chút lòng biết ơn,” chị Muối rưng rưng nước mắt nói. Sau năm bảy lần từ chối bất thành, chị “ký” Bảy buộc phải nhận tô canh giò heo.
( Canh măng giò heo . Photo from cookpad.com)
Tô canh trông thật hấp dẫn. Những cọng măng tươi trắng muốt cạnh 3 hay 4 khoanh giò có lớp da bọc ngoài màu hồng được hầm kỹ nên những lỗ chân lông nở to, trên mặt là 3 cọng hành. “Nhà mình hôm nay đã đủ thức ăn rồi; những hai món canh và mặn. Con cá lóc nặng tới nửa ký chứ ít ỏi gì? Nhận thêm tô canh măng nầy là thừa!”, chị ngó xéo về phía gần cuối con hẻm thấy nhà cô giáo Nguyệt đang mở cửa. “Vậy là sáng nay cô Nguyệt không đi dạy, mà hồi sáng cũng không thấy cô đi chợ, … chắc lại ăn đồ để tủ lạnh. Thôi, mình sang tô canh rồi mang biếu cô. Hai vợ chồng trẻ mới ra riêng rồi lại có con nên nhiều vất vả, nhà chắc không khá giả gì nên cả hai đều phải đi làm. Mà con bé Hằng Nga, con cô, mới dễ thương làm sao. Suốt ngày nó cứ ríu ra, ríu rít “ông nội, bà nội” bên nhà bác Sáu công chức về hưu. Mà thầy-cô Nguyệt tốt thật. Người trí thức có khác! Từ hồi thầy-cô về ở hẻm nầy việc học hành của bốn đứa nhỏ nhà mình có gì trục trặc mình chạy sang nhờ cô là xong ngay. Hàng xóm có gì cần là thấy-cô sốt sắng làm, chưa bao giờ thoái thác.” Nghĩ là làm. Chị Bảy vào bếp trút tô canh sang tô nhà chị rồi bưng tô canh đi đến nhà cô giáo Nguyệt ở gần cuối hẻm.
Nhìn qua cửa sổ thấy cô Nguyệt đang xếp sổ sách vào túi đi dạy, chị Bảy nói ngay:
- Cô giáo, chiều nay cô mới đi dạy? Tôi mang sang biếu tô canh măng nầy để thầy-cô ăn lấy thảo. Cô đừng từ chối. Tôi biết hồi sáng nầy cô không đi chợ.
Dù bị “chận đầu, chận đuôi” cô Nguyệt vẫn cố chống chế, thoái thác:
- Buổi sáng nầy chỉ có mình em ở nhà, mà một mình ăn có bao nhiêu chị? Thức ăn hôm qua còn lại được em trữ trong tủ lạnh, tí em đem ra hâm lại ăn. Chiều đi dạy về em ghé siêu thị mua đồ về nấu món canh, món xào cho cả nhà ăn. Chị giữ lại tô canh giò heo cho mấy cháu nó ăn. Tụi nó đang tuổi lớn mới cần nhiều chất vôi.
- Tô canh còn nóng, cô không cần phải hâm hiếc gì mất công. Cô mang vào ăn rồi còn nghỉ ngơi, chiều đi dạy,” miệng nói, tay chị ấn tô canh vào tay cô Nguyệt. “Chào cô. Tui dìa,” chị Bảy lập tức quay lưng bước ra cửa.
Bị ấn tô canh nóng vào tay trong lúc chưa sẵn sàng nhận, tay gần bị phỏng, cô Nguyệt phải vội đặt tô canh xuống bàn. Cô nghĩ, “Tô canh nầy một mình mình ăn thì thừa, nhưng cả nhà ăn thì thiếu. Đàng nào thì chiều nay mình cũng phải đi siêu thị. Phải nấu món nầy, món nọ cho cả nhà ăn. Thôi, mang tô canh nầy tặng bác Sáu ‘công chức về hưu’ là hợp lý. Tô nầy vừa đủ cho hai ông bà. Nhà mình ở kế bên nên biết rõ con cháu ông bà đều đi làm ăn xa, cảnh nhà quạnh quẻ, chỉ thấy hai ông bà lui cui vào ra, ít ai lui tới, quà cáp. Mà theo như mình thấy thì giò heo được hầm rất mềm, thích hợp cho người già, hai ông bà ăn sẽ thích lắm đây! Lâu lâu phải có gì tặng cho hai bác vui. Con bé Hằng Nga của mình thương hai bác ấy lắm. Cứ gọi ‘ông nội, bà nội’ suốt, mà hai ông bà cũng thương con bé, đã từ lâu ông bà nói mình có việc gì bận thì cứ gửi, cho con bé sang chơi với hai bác.” Tô canh được cô Nguyệt bưng xuống bếp, trút sang một tô khác rồi bưng sang nhà kế bên.
Lúc nầy đã đến giờ ăn trưa, ông bà Sáu “công chức về hưu” đang dọn cơm. Sau khi gõ cửa cho phải phép (xóm nghèo, đa số nhà nhỏ như cái hộp quẹt!) cô Nguyệt bước vào với tô canh măng, “Đúng lúc quá. Cháu có tô giò heo hầm măng đang còn nóng đây. Giò heo hầm mềm lắm, hai bác ăn cơm ngon miệng nhé.” Nói xong cô đặt tô canh xuống bàn rồi dợm bước lui. “Cô giáo, cô giáo… đợi tôi sang tô!” Bà Sáu vội câu giờ để nghĩ ra lời từ chối tô canh. “Bác cứ ngồi đó để cháu sang tô cho,” nói xong cô Nguyệt tự động đi thẳng xuống bếp nhà bà Sáu lấy cái tô, quay trở ra, trút tô canh sang tô mới, gật đầu chào. “Không quấy rầy buổi cơm hai bác nữa. Hai bác ăn cơm. Cháu về. Chiều cháu còn đi dạy,” cô Nguyệt cầm tô không nhanh chóng ra về trước khi ông bà Sáu “công chức về hưu” kịp nói câu thứ nhì. Hai ông bà nhìn nhau, rồi nhìn tô canh giò heo. Một lúc sau bà nói với ông:
- Ông à, tui đếm thấy tô canh có ba khoanh giò, ông thấy nó hợp cho nhà nào ăn không?
- Bà muốn nói đến nhà cô Muối, công nhân vệ sinh, nhà ở gần đầu hẻm? Hôm nay không biết có việc gì mà cổ ở nhà, lại thấy tất bật lắm!
- Mang tô canh nầy cho mẹ con cô Muối ăn là đúng quá rồi, phải không ông? Con người sao mà hiền lành, chịu thương, chịu khó, hết lòng giúp đỡ người già như mình. Những lần cuối năm dọn nhà lòi ra hàng đống rác nhưng cô ấy không phàn nàn mà còn vào tận nhà khiêng ra giúp. Vụ tai nạn chồng cổ qua đời xảy ra chắc cũng ba-bốn năm rồi. Ông trời sao mà bất công! Thôi để tui sang tô rồi mang biếu mẹ con cô Muối cho kịp giờ ăn trưa.”
Tô canh giò heo sau bốn lần sang tô giờ chỉ còn ấm ấm. Nó vẫn giữ được sự nồng ấm như tấm lòng của những người sống trong con hẻm nghèo đó của Sài Gòn.
Tái Bút:
Sau đó là màn trả tô diễn ra theo trình tự ngược lại. “Có qua có lại mới toại lòng nhau”, thường xuyên qua lại tình nghĩa xóm giềng càng thêm khăn khít. Tiếc là do sợ tô canh để lâu bị thiu, nếu không nó sẽ được chu du vài ba nhà nữa để bạn đọc biết thêm về tình người Sài Gòn.
Sau khi bày mâm cơm đơn sơ nhưng khá tươm tất lên bàn, chị thắp nhang cúng chồng rồi lấy cái tô kiểu múc một tô canh từ nồi đang bắc trên bếp sang biếu nhà anh “ký” Bảy, người đã có ơn giới thiệu chị vào làm chung sở vệ sinh.
Anh Bảy mang tiếng thầy ký nhưng vì làm chung sở với nhau chị biết thu nhập của anh không cao lắm do anh chỉ là tùy phái dù có thâm niên làm việc khá lâu, không như lương của công nhân lao động trực tiếp như chị. Khi chị mang tô canh đến biếu, vợ anh “ký” Bảy đã nấu xong thức ăn và đang ngồi trên bàn máy may ráp đồ chợ. Hôm nay chị nấu ăn đơn giản: chỉ hai món canh chua, cá kho để có thời gian làm việc, kiếm thêm tiền cho gia đình. Cho cả nhà 6 người ăn, sáng nay chị đi chợ mua con cá lóc nặng nửa ký. Với món canh chua rau muống chị nấu bằng khúc đầu và khúc đuôi, còn đoạn giữa chị cắt thành khoanh mỏng kho tiêu.
“Gia đình em mẹ góa, con côi. Nhờ ơn anh Bảy chỉ em vào làm sở vệ sinh nên hai đứa con của em mới được học hành như bây giờ. Cảnh nhà đơn chiếc, em chỉ có thể nấu mâm cơm để nhớ ngày nầy 4 năm trước ba sấp nhỏ qua đời. Sinh thời ổng thích ăn canh giò heo hầm măng nên em nấu nhiều nhiều, trước là để cúng ổng, sau mang sang biếu anh chị một tô tỏ chút lòng biết ơn,” chị Muối rưng rưng nước mắt nói. Sau năm bảy lần từ chối bất thành, chị “ký” Bảy buộc phải nhận tô canh giò heo.
( Canh măng giò heo . Photo from cookpad.com)
Tô canh trông thật hấp dẫn. Những cọng măng tươi trắng muốt cạnh 3 hay 4 khoanh giò có lớp da bọc ngoài màu hồng được hầm kỹ nên những lỗ chân lông nở to, trên mặt là 3 cọng hành. “Nhà mình hôm nay đã đủ thức ăn rồi; những hai món canh và mặn. Con cá lóc nặng tới nửa ký chứ ít ỏi gì? Nhận thêm tô canh măng nầy là thừa!”, chị ngó xéo về phía gần cuối con hẻm thấy nhà cô giáo Nguyệt đang mở cửa. “Vậy là sáng nay cô Nguyệt không đi dạy, mà hồi sáng cũng không thấy cô đi chợ, … chắc lại ăn đồ để tủ lạnh. Thôi, mình sang tô canh rồi mang biếu cô. Hai vợ chồng trẻ mới ra riêng rồi lại có con nên nhiều vất vả, nhà chắc không khá giả gì nên cả hai đều phải đi làm. Mà con bé Hằng Nga, con cô, mới dễ thương làm sao. Suốt ngày nó cứ ríu ra, ríu rít “ông nội, bà nội” bên nhà bác Sáu công chức về hưu. Mà thầy-cô Nguyệt tốt thật. Người trí thức có khác! Từ hồi thầy-cô về ở hẻm nầy việc học hành của bốn đứa nhỏ nhà mình có gì trục trặc mình chạy sang nhờ cô là xong ngay. Hàng xóm có gì cần là thấy-cô sốt sắng làm, chưa bao giờ thoái thác.” Nghĩ là làm. Chị Bảy vào bếp trút tô canh sang tô nhà chị rồi bưng tô canh đi đến nhà cô giáo Nguyệt ở gần cuối hẻm.
Nhìn qua cửa sổ thấy cô Nguyệt đang xếp sổ sách vào túi đi dạy, chị Bảy nói ngay:
- Cô giáo, chiều nay cô mới đi dạy? Tôi mang sang biếu tô canh măng nầy để thầy-cô ăn lấy thảo. Cô đừng từ chối. Tôi biết hồi sáng nầy cô không đi chợ.
Dù bị “chận đầu, chận đuôi” cô Nguyệt vẫn cố chống chế, thoái thác:
- Buổi sáng nầy chỉ có mình em ở nhà, mà một mình ăn có bao nhiêu chị? Thức ăn hôm qua còn lại được em trữ trong tủ lạnh, tí em đem ra hâm lại ăn. Chiều đi dạy về em ghé siêu thị mua đồ về nấu món canh, món xào cho cả nhà ăn. Chị giữ lại tô canh giò heo cho mấy cháu nó ăn. Tụi nó đang tuổi lớn mới cần nhiều chất vôi.
- Tô canh còn nóng, cô không cần phải hâm hiếc gì mất công. Cô mang vào ăn rồi còn nghỉ ngơi, chiều đi dạy,” miệng nói, tay chị ấn tô canh vào tay cô Nguyệt. “Chào cô. Tui dìa,” chị Bảy lập tức quay lưng bước ra cửa.
Bị ấn tô canh nóng vào tay trong lúc chưa sẵn sàng nhận, tay gần bị phỏng, cô Nguyệt phải vội đặt tô canh xuống bàn. Cô nghĩ, “Tô canh nầy một mình mình ăn thì thừa, nhưng cả nhà ăn thì thiếu. Đàng nào thì chiều nay mình cũng phải đi siêu thị. Phải nấu món nầy, món nọ cho cả nhà ăn. Thôi, mang tô canh nầy tặng bác Sáu ‘công chức về hưu’ là hợp lý. Tô nầy vừa đủ cho hai ông bà. Nhà mình ở kế bên nên biết rõ con cháu ông bà đều đi làm ăn xa, cảnh nhà quạnh quẻ, chỉ thấy hai ông bà lui cui vào ra, ít ai lui tới, quà cáp. Mà theo như mình thấy thì giò heo được hầm rất mềm, thích hợp cho người già, hai ông bà ăn sẽ thích lắm đây! Lâu lâu phải có gì tặng cho hai bác vui. Con bé Hằng Nga của mình thương hai bác ấy lắm. Cứ gọi ‘ông nội, bà nội’ suốt, mà hai ông bà cũng thương con bé, đã từ lâu ông bà nói mình có việc gì bận thì cứ gửi, cho con bé sang chơi với hai bác.” Tô canh được cô Nguyệt bưng xuống bếp, trút sang một tô khác rồi bưng sang nhà kế bên.
Lúc nầy đã đến giờ ăn trưa, ông bà Sáu “công chức về hưu” đang dọn cơm. Sau khi gõ cửa cho phải phép (xóm nghèo, đa số nhà nhỏ như cái hộp quẹt!) cô Nguyệt bước vào với tô canh măng, “Đúng lúc quá. Cháu có tô giò heo hầm măng đang còn nóng đây. Giò heo hầm mềm lắm, hai bác ăn cơm ngon miệng nhé.” Nói xong cô đặt tô canh xuống bàn rồi dợm bước lui. “Cô giáo, cô giáo… đợi tôi sang tô!” Bà Sáu vội câu giờ để nghĩ ra lời từ chối tô canh. “Bác cứ ngồi đó để cháu sang tô cho,” nói xong cô Nguyệt tự động đi thẳng xuống bếp nhà bà Sáu lấy cái tô, quay trở ra, trút tô canh sang tô mới, gật đầu chào. “Không quấy rầy buổi cơm hai bác nữa. Hai bác ăn cơm. Cháu về. Chiều cháu còn đi dạy,” cô Nguyệt cầm tô không nhanh chóng ra về trước khi ông bà Sáu “công chức về hưu” kịp nói câu thứ nhì. Hai ông bà nhìn nhau, rồi nhìn tô canh giò heo. Một lúc sau bà nói với ông:
- Ông à, tui đếm thấy tô canh có ba khoanh giò, ông thấy nó hợp cho nhà nào ăn không?
- Bà muốn nói đến nhà cô Muối, công nhân vệ sinh, nhà ở gần đầu hẻm? Hôm nay không biết có việc gì mà cổ ở nhà, lại thấy tất bật lắm!
- Mang tô canh nầy cho mẹ con cô Muối ăn là đúng quá rồi, phải không ông? Con người sao mà hiền lành, chịu thương, chịu khó, hết lòng giúp đỡ người già như mình. Những lần cuối năm dọn nhà lòi ra hàng đống rác nhưng cô ấy không phàn nàn mà còn vào tận nhà khiêng ra giúp. Vụ tai nạn chồng cổ qua đời xảy ra chắc cũng ba-bốn năm rồi. Ông trời sao mà bất công! Thôi để tui sang tô rồi mang biếu mẹ con cô Muối cho kịp giờ ăn trưa.”
Tô canh giò heo sau bốn lần sang tô giờ chỉ còn ấm ấm. Nó vẫn giữ được sự nồng ấm như tấm lòng của những người sống trong con hẻm nghèo đó của Sài Gòn.
Tái Bút:
Sau đó là màn trả tô diễn ra theo trình tự ngược lại. “Có qua có lại mới toại lòng nhau”, thường xuyên qua lại tình nghĩa xóm giềng càng thêm khăn khít. Tiếc là do sợ tô canh để lâu bị thiu, nếu không nó sẽ được chu du vài ba nhà nữa để bạn đọc biết thêm về tình người Sài Gòn.
Comment