Announcement

Collapse
No announcement yet.

Vườn quốc gia Tràm Chim - KHI HỒNG HẠC BAY VỀ ...

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Vườn quốc gia Tràm Chim - KHI HỒNG HẠC BAY VỀ ...

    Vườn quốc gia Tràm Chim

    KHI HỒNG HẠC BAY VỀ ... (Grus antigone sharpie)



    - Bài tham khảo -

    Chú Thích: * Sếu, tiếng gọi ngoài Bắc - Hạc, tiếng gọi trong Nam




    [justify]Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc tỉnh Đồng Tháp là một khu đất ngập nước, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ, một loài chim cực kỳ quý hiếm, có tên trong sách đỏ.

    Vườn quốc gia Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Tọa độ địa lý 10°40′ – 10°47′ vĩ bắc, 105°26′ - 105°36′ Đông với tổng diện tích 7.313 ha nằm trong địa giới của 4 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ) và Thị trấn Tràm Chim, với số dân trong vùng là 30.000 người.

    Với chức năng bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười, bảo vệ khu vực di trú cho các loài chim di cư, đặc biệt là loài chim sếu (Grus antigone)., bảo tồn các loài động-thực vật bản địa, các nguồn gen quý hiếm, và duy trì những điều kiện thích hợp cho việc nghiên cứu môi trường tự nhiên và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

    Nói chung là thấp trũng, nơi cao nhất là 2,3 m, nơi thấp nhất là 0,4 m (so với mực nước biển Tây Nam Bộ).

    • Những vùng đất trũng chiếm 152 ha

    • Những vùng gò cao chiếm 194 ha

    • Vùng phẳng chiếm 5858 ha

    Khu vực vườn quốc gia Tràm Chim được hình thành trên hai nền trầm tích Pleistocen và Holocen, với 5 đơn vị phụ:

    Trầm tích Pleistocen

    • Trầm tích biển gió (mvQiv2-3)[cần dẫn nguồn]. Trầm tích mang nhiều vật liệu thô (quartz) tạo thành những gò cao trong vùng Đồng Tháp Mười.

    • Trầm tích biển (mQ13 phần giữa). Cùng với trầm tích biển gió, trầm tích biển cũng thuộc Pleistocen, và chiếm diện tích khoảng 1.158 ha.

    Trầm tích Holocen

    • Trầm tích đầm lầy-biển (bmQ22-3) chiếm 3.565 ha, chứa nhiều khoáng pyrit (FeS2), đây là nguồn vật liệu góp phần hình thành nên đất phèn tiềm tàng (sulfaquents).

    • Trầm tích lòng sông cổ (ab2Q22-3) chiếm khoảng 717 ha, hình thành từ những con sông chết và được bồi đấp bởi những vật liệu mới, chứa nhiều chất hữu cơ, thịt và sét.

    • Trầm tích proluvi (pQ22-3) chiếm 1.835 ha. Chủ yếu là vật liệu lắng tụ từ xói mòn.

    [/justify]

    Vườn quốc gia Tràm Chim, có diện tích 7.588 ha, thuộc huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp. Đây là nơi cư trú của trên 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá và 147 loài chim nước. Trong đó, có 13 loài chim quý hiếm của thế giới. Đặc biệt là một loài chim hạc còn gọi là (*) hạc đầu đỏ (Grus antigone) hay hạc cổ trụi.

    Khu hệ chim nước VQG Tràm Chim rất đa dạng và phong phú, trong số đó có nhiều loài di cư. Cho đến nay đã ghi nhận được 89 loài thuộc 21 họ, 9 bộ, chiếm 19,73% so với tổng số loài chim phân bố ở vùng Nam Bộ, 10,88% so với tổng số loài chim của Việt Nam và chiếm 44,33% tổng số loài chim ở VQG Tràm Chim. Trong số đó có đến hơn 22,47% là các loài chim quý hiếm, bị đe dọa, có ý nghĩa bảo tồn đối với khu vực và thế giới, chúng cần được ưu tiên bảo vệ, đặc biệt là Sếu đầu đỏ.


    Hạc đầu đỏ, hay còn gọi là sếu cổ trụi, danh pháp ba phần: Grus antigone sharpii, là một phân loài của loài sếu Sarus. Đây là phân loài chim quý hiếm tại miền nam Việt Nam, nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN thế giới.

    Giới (regnum) Animalia

    Ngành (phylum) Chordata

    Lớp (class) Aves

    Bộ (ordo) Gruiformes

    Họ (familia) Gruidae

    Chi (genus) Grus

    Loài (species) G. antigone

    Phân loài (subspecies) G. a. sharpii


    Hạc đầu đỏ phương Đông trưởng thành cao khoảng 150–180 cm; sải cánh từ 220–250 cm và có trọng lượng trung bình 8–10 kg, là loài lớn nhất trong họ sếu.

    Chim trưởng thành đầu và trên cổ trụi lông, trừ một đám màu xám ở má. Họng và vòng bao quanh gáy có ít lông đen. Dưới cổ và toàn bộ lông còn lại màu xám ngọc trai. Cánh con, lông bao quanh cánh sơ cấp và lông cánh sơ cấp đen. Mắt vàng cam. Mỏ xám lục nhạt. Chân đỏ thịt. Da trần ở đỉnh đầu và trước mắt lục xám. Da trần ở đầu và cổ màu đỏ. Khác với loài phụ Ấn Độ (G. a. antigone) có kích thước nhỏ hơn và thiếu vòng trắng ở cổ. Lông cánh tam cấp trắng ở loài phụ Ấn Độ và xám ở loài phụ này ở chim non đầu và cổ có phủ lông nhỏ màu vàng xỉn.


    :caphe: KHI HỒNG HẠC BAY VỀ ... và tiếng gáy gọi bầy :heart:


    Chúng có chế độ ăn tạp, có thể ăn các thức ăn thô thường gặp tại đầm lầy và các vùng nước nông như rễ, củ cây, côn trùng, động vật giáp xác và một số loài thú có vú nhỏ.

    Hạc đầu đỏ sinh sản mỗi năm một lần, vào tháng 7 - 10 (mùa mưa). Mỗi năm một lứa, mỗi lứa 2 trứng, thường chỉ nuôi được một con. Tổ làm trên mặt đất bằng xác thực vật thuỷ sinh. Mỗi cặp sếu đầu đỏ khi kết đôi sẽ sống với nhau trọn vẹn cả đời. Khi một con mất đi, con còn lại sẽ thuỷ chung và thậm chí "tuyệt thực" để đi theo bạn đời.

    Đầm lầy, các vùng nước nông, các vùng đất ngập nước chua phèn có nhiều cỏ năn. Chúng ăn củ cỏ năn kim và năn ống. đào củ bằng mỏ. Ngoài ra còn ăn cả côn trùng, cá nhỏ, ếch nhái và đôi khi cả chuột. Nơi làm tổ thường có xen những cây thân gỗ như tràm hoặc các cây thân gỗ ngập nước khác để có bóng mát cho trứng trong thời gian ấp trứng.


    Những cánh rừng khô thuộc khu vực trung tâm Đông Nam Á là nơi cư ngụ của loài Sếu đầu đỏ phương Đông, từng có thời phân bố rộng rãi tại các khu đất ngập nước của Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar, Thái Lan và Vân Nam (Trung Quốc). Ước tính, hiện nay chỉ còn khoảng 1.000 cá thể tại vùng Đông Nam Á này.

    Môi trường Vườn Quốc gia Tràm Chim (Tam Nông, Đồng Tháp) tốt, nên đến ngày 5/2 đàn sếu về đây lên tới hơn 50 con, tập trung nhiều nhất là ở khu A1, A3 và A4. Sếu - sứ giả của môi trường, là loài chim tiêu biểu nhất thế giới.


    Sau khi nước lũ rút, mới có vài con về để "thám thính" địa hình, khi môi trường tốt chúng rủ nhau về ngày càng đông. Có thể đàn sếu về Vườn Quốc gia Tràm Chim đông nhất vào đầu tháng 5/2010, với hàng trăm con bay về đây trú ngụ, bình quân mỗi con nặng từ 7-15kg, chiều cao hơn 1 mét. Loài năng kim là thức ăn chính của sếu. Hiện nay khách du lịch, các nhà nghiên cứu được tiếp cận để chiêm ngưỡng sếu ở khoảng cách 300 mét. Vườn Quốc gia Tràm Chim có môi trường tốt thu hút 231 loài chim nước về đây sinh sống, trong đó có 16 loài chim quý hiếm đang được tổ chức thế giới bảo vệ.

    Ngoài hạc đầu đỏ, Vườn Quốc gia Tràm Chim còn có hơn 2ha ở khu A2 có hàng trăm ngàn con cò, cồng cộc, điêng điểng... sống tập trung. Để bảo vệ các loài động, thực vật phát triển, Vườn Quốc gia Tràm Chim luôn chú trọng điều tiết nước, nhất là các bãi ăn của sếu ở khu A3, A4 và A5, cử người thường xuyên túc trực 24/24 giờ nơi có sếu về ở, không để người dân vào săn bắt, điều tiết nước hợp lý để có cánh đồng phong phú cho sếu.

    Sứ giả của môi trường, là loài chim tiêu biểu nhất thế giới Sếu đầu đỏ, hay còn gọi là sếu cổ trụi, có tên khoa học là Grus antigone, là một loài chim quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và của thế giới.


    Hạc đỏ đang được các tổ chức bảo tồn thế giới bảo vệ nghiêm ngặt. Hạc có giá trị khoa học và thẩm mỹ. Hạc được coi là sứ giả của môi trường, là loài chim tiêu biểu nhất của thế giới. Hạc đầu đỏ là loài chim cao nhất thế giới. Hạc đầu đỏ có lông sơ cấp và lông bao cánh sơ cấp màu đen; đầu và cổ trụi lông, đầu và da trần trên cổ màu đỏ; vằn trên cánh và đuôi màu xám. Mỏ và trước đỉnh đầu màu xanh sừng. Chân đỏ. Chim non có bộ lông màu sẫm hơn. Sếu đầu đỏ cao tới 1.5m, nặng tới 10kg, là loài lớn nhất trong các loại sếu. Tiếng kêu của nó vang xa tới 2km. Sếu đầu đỏ sống trong các vùng ngập nước cạn và ăn tạp. Chúng sinh sản mỗi năm một lần, mỗi lứa có hai trứng, tổ làm trên mặt đất. Chim sếu rất chung thủy, bao giờ cũng có đôi vui đùa nhảy múa và rất gần gũi với con người. Với người Việt Nam loài sếu đầu đỏ, còn gọi là chim Hạc, là biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy. Trong các đình, chùa và trên nhiều bàn thờ của gia đình người Việt Nam có thờ chim Hạc.

    Sếu đầu đỏ là một loài chim quý hiếm, được bảo vệ bởi pháp luật của hầu hết các quốc gia nơi chúng phân bố, trong đó có Việt Nam. Mối đe doạ lớn nhất đối với loài này, đặc biệt tại Việt Nam là sinh cảnh sống bị thu hẹp, nguồn thức ăn bị hạn chế do những thay đổi về sinh cảnh. Biến đổi khí hậu cùng những tác động không lường trước tới sinh cảnh của chúng cũng là một mối đe doạ cho loài này. Ngoài ra, một mối đe doạ ít phổ biến hơn tại Việt Nam là việc buôn bán bất hợp pháp trứng, chim non và chim trưởng thành hoặc săn bắt trứng và sếu để làm thức ăn

    Sinh thái quốc gia Tràm Chim hơn 7000 ha để mãi mãi Đồng Tháp Mười không chỉ có “đẹp nhất hoa sen” mà còn đẹp mãi và giầu có nữa vì có những Tràm Chim huyền bí và thơ mộng. Thực ra, ở đây không chỉ có “tràm” và không chỉ có “chim”, nhưng vì đó là hai loại sinh vật tiêu biểu cho vùng đất nên đã được dùng để cho dễ gọi, dễ nhớ!

    Mà quả thật, chỉ lần đầu qua đây 2016, tôi đã không thể quên vẻ đẹp hoang sơ đến kỳ diệu của Tràm Chim. Chiều xuống, mặt trời khuất phía biên giới xa xa, trên nền đỏ tía của chân trời nổi bật những mảng đen xẫm của rừng tràm như những nét cắt vội vàng đầy ngẫu hứng của một họa sĩ. Trên cái nền của bức tranh đó bỗng nổi lên râm ran tiếng kêu của hàng trăm, hàng ngàn con chim. Dưới nắng chiều đang lụi nhanh, trên những thảm cỏ năng ven kênh, từng đôi ba con sếu đang thong thả trình diễn điệu múa gọi bạn độc đáo. Những con sếu cái thu mình, vươn cao cái cổ kênh kiệu và những chú sếu đực vừa giang rộng đôi cánh, vừa đảo đôi chân xung quanh “người tình”.


    Người ta nói những khi “tình tự” chỉ có sếu đực là vỗ cánh, đôi cánh mạnh mẽ, hào hiệp và duyên dáng vô cùng. Bức tranh thiên nhiên ấy chỉ là bề nổi của một vùng đất ngập nước có một hệ sinh vật phong phú gồm 130 loài thực vật khác nhau, là nơi cư ngụ của trên 100 loài động vật có xương sống, 40 loài cá, 147 loài chim nước, trong đó có 13 loài chim 10 quý hiếm, đặc biệt là “sếu cổ trụi” là loại được quốc tế đưa vào “sách đỏ” cần đặc biệt bảo vệ.

    Tại Việt Nam, những năm gần đây, Sếu đầu đỏ đã trở lại vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn do sinh cảnh đất ngập nước nơi đây đã được phục hồi gần với điều kiện tự nhiên trước đây, giúp cho các bãi thức ăn của chúng phát triển trở lại. Hàng năm, có khoảng gần 20 cá thể xuất hiện tại khu vực này.

    Tuy nhiên, mới đây (tháng 2, 2019), các nông dân sinh sống ở vùng Cà Mau rất ngạc nhiên khi thấy hàng trăm con sếu đầu đỏ bay lượn khắp bầu trời ... phải chăng loài hạc quý hiếm này đang tìm kiếm một nơi khác để kiếm ăn và sinh sống do sinh cảnh khu vực Đồng Tháp Mười bị thay đổi ...

    Vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn từng là nơi cư trú của Sếu đầu đỏ tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý chế độ thuỷ văn để phòng cháy chữa cháy đã khiến cho sinh cảnh khu vực này bị thay đổi, dẫn đến nguồn thức ăn của Sếu đầu đỏ bị hạn chế. Loài chim này hầu như biến mất khỏi khu vực những năm đó. Kể từ năm 2007, WWF đã triển khai nhiều hoạt động nhằm phục hồi sinh cảnh tại Vườn quốc gia Tràm Chim, một phần của Đồng Tháp Mười, gần giống với điều kiện tự nhiên xưa. Sau vài năm thực hiện hoạt động, nguồn thức ăn của sếu – cỏ năng – đã phát triển trở lại. Vườn đã ghi nhận sự trở lại của loài Sếu quý hiếm này trong những năm gần đây. Tiếp nối thành công đã đạt được, WWF hiện đang triển khai các hoạt động tương tự tại khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, khu đất ngập nước còn lại của vùng Đồng Tháp Mười rộng lớn xưa kia.

    Bảy trăm nghìn mẫu đất

    Sớt chia bốn tỉnh miền Nam

    Khăng khít biên thuỳ Chùa Tháp

    Nằm trong tay trái Cửu Long Giang.

    Đồng Tháp Mười

    Đồng Tháp Mười

    Bao la bát ngát

    Bưng sậy lên hoang.

    Mùa nắng đất khô cỏ cháy

    Mùa mưa nước ngập lan tràn

    Cò trắng nghìn năm bay chẳng dứt

    Chân trời bốn mặt rộng thênh thang.

    ........... (Nguyễn Trọng Bính)




    oOo


    Tài liệu tham khảo:

    (1) Dirk Schaefer, Recent Climate Change and possible impacts on Agriculture in the Mekong Delta, Vietnam, German Vietnam-Seminar in Ho Chi Minh City, Vietnam, on Sustainable Utilisation and Management of Land and Water Resources in the Mekong Delta, Vietnam, December 17 – 19, 2002.

    (2) Reiner Wassmann, Nguyen Xuan Hien, Chu Thai Hoanh, To Phuc Tuong, Sea Level Rise Affecting the Vietnamese Mekong Delta: Water Elevation in the Flood Season and Implications for Rice Production, Journal of Climate Change, Volume 66, Numbers 1-2 / September, 2004

    (3) M. Raupach, G. Marland, et al., Global and regional drivers of accelerating CO2 emission, Proceeding of National Academy Sciences (PNAS), online version, May 22, 2007

    (4) Takehiko ‘Riko’ Hashimoto, Environmental Issues and Recent Infrastructure Development in the Mekong Delta, June 2001, Australian Mekong Resource Centre, http://www.mekong.es.usyd.edu.au/pub...papers/wp4.pdf

    (5) Sếu đầu đỏ
    – Wikipedia tiếng Việt
    https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

  • #2
    Nếu hạc đầu đỏ chung tình như vậy, sao từ trước tới giờ chưa thấy có một câu tục ngữ, ca dao nào sánh với việc đó?! Hay vì hồi xưa chưa có bác Google, hoặc mới khám phá ra sau này?!:huh:

    Comment


    • #3
      Originally posted by 'HongNhung'

      Nếu hạc đầu đỏ chung tình như vậy, sao từ trước tới giờ chưa thấy có một câu tục ngữ, ca dao nào sánh với việc đó?! Hay vì hồi xưa chưa có bác Google, hoặc mới khám phá ra sau này?!:huh:
      ============================

      Nói chung loài hạc thường được trưng trong nhà của người Việt, Trung Hoa, Nhật Bản , và Hàn Quốc xưa vì sự thanh cao thủy chung cũng như sự trường thọ, chứ không cứ chỉ là loại hạc đầu đỏ không? Còn sự thủy chung của loài hạc đã được dựa vào đặc tính sinh học và cách sinh sống trong mỗi đàn hạc ... như bài trên đã đề cập ...

      " .....Chim hạc là hình ảnh biểu tượng cao quý sau phượng hoàng là chim quan trọng nhất trong truyền thuyết và nghệ thuật Trung Hoa. Chim hạc được coi là hình ảnh của việc bất tử và là biểu tượng thông dụng nhất trong nhiều hình ảnh khác cùng mang ý nghĩa trường thọ và sự minh mẫn trí tuệ của con người được bồi đắp theo năm tháng mà tu bổ lớn lên.

      Có nhiều truyền thuyết khác nhau về loài chim này, cổ nhân đúc kết có 4 loài hạc nổi tiếng, được phân biệt qua màu sắc lông: đen, vàng, trắng, xanh.

      Loài hạc có tuổi thọ rất dài, đặc biệt là hạc có bộ lông màu đen, chính vì vậy mà nó có biểu tượng là sự trường tồn, là tuổi thọ và sự bền vững....

      Chim hạc thường xuất hiện trong điêu khắc trang trí đình làng với hình ảnh gắn liền của hạc – rùa (tượng tròn, đặt hai ban thờ Thành Hoàng làng), biểu tượng của sự trường tồn, vĩnh cửu, có ý nghĩa về thời gian và trục vũ trụ."

      (Đại Kỷ Nguyên)

      Biểu tượng văn hóa Nhật Bản

      http://tokori.vn/chim-hac-%E2%80%93-bieu-tuong-van-hoa-nhat-ban-c2-698-699--158.html



      Chim Hạc – biểu tượng văn hóa Nhật Bản thực chất là một loại sếu đầu đỏ – loài chim quý hiếm trên thế giới mà người Nhật gọi là hạc Tancho. Với chiều dài sải cánh lên đến 1,4m, chim hạc là loài chim lớn nhất Nhật Bản và được người dân xứ sở này xem như biểu tượng đặc biệt của tự nhiên.

      Chim hạc là loài vật chung thủy, khi con trống và con mái kết đôi, chúng sống bên nhau suốt đời không thay đổi. Chính vì vậy, người Nhật xem chim hạc là biểu tượng của sự hòa hợp trong cuộc sống vợ chồng. Họa tiết hình chim hạc là biểu tượng văn hóa Nhật Bản và được ưa chuộng trên trang phục cưới kimono và nhiều đồ vật khác.

      Vòng đời của chim hạc từ 30 – 60 năm. Chúng là loài lông vũ có tuổi thọ cao nhất trong họ nhà chim. Vì thế, từ xa xưa, văn hóa Nhật Bản và dân các nước phương Đông đã quan niệm, chim hạc và rùa là hai linh vật tượng trưng cho sự trường thọ. Rùa và chim hạc là đề tài chủ đạo trên các bức tranh giấy cuộn dùng để trang trí trong nhà người Nhật.

      Hạc giấy là hình ảnh rất quen thuộc trong bộ môn nghệ thuật xếp Ori-gami. Tại Nhật Bản, người ta tin rằng, nếu ai đó xếp đủ 1.000 con hạc giấy thì họ sẽ có một điều ước cho sự an lành, hạnh phúc và thuận lợi. Niềm tin này đã phần nào cổ vũ tinh thần, giúp nhiều người vượt qua khó khăn.

      Hạc giấy còn là biểu tượng của hòa bình. Ngoài ra, người Nhật cũng cho rằng, chim hạc mang lại sự may mắn. Suy nghĩ đó có liên quan đến chỏm lông màu đỏ trên đỉnh đầu của chúng.



      Cảm ơn HN đã góp ý ... Một ngày mới vui vẻ ....
      https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

      Comment


      • #4
        Khái Niệm về Vườn Quốc Gia (National Park)

        [justify]Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người. Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động-thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người. Các vườn quốc gia là một khu vực được bảo vệ theo quy định của IUCN loại II. Vườn quốc gia lớn nhất thế giới là Vườn quốc gia Đông Bắc đảo Greenland được thành lập năm 1974.

        Năm 2001 VN có Quy chế quản lý rừng thì vườn quốc gia là một dạng rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:

        • Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.

        • Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.

        • Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn.

        [/justify]

        Hiện nay Việt Nam có 33 vườn quốc gia với tổng diện tích các vườn quốc gia khoảng 10.665,44 km² (trong đó có 620,10 km² là mặt biển), chiếm khoảng 3% diện tích lãnh thổ đất liền. Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên được thành lập vào năm 1966 thuộc địa bàn 3 tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình. Trong khi đó, vườn quốc gia mới nhất được thành lập là Tà Đùng được thành lập vào ngày 8 tháng 2 năm 2018 nằm trên địa bàn tỉnh Đắc Nông. Phong Nha - Kẻ Bàng là vườn quốc gia có diện tích lớn nhất, trong khi những cánh rừng ngập mặn tại Vườn quốc gia Xuân Thủy là vườn quốc gia có diện tích nhỏ nhất.

        Các địa phương có số lượng vườn quốc gia nhiều nhất là 2 vườn quốc gia bao gồm: Kiên Giang (U Minh Thượng, Phú Quốc); Cà Mau (U Minh Hạ, Mũi Cà Mau); Đồng Tháp (Tràm Chim); Bình Phước (Cát Tiên, Bù Gia Mập); Lâm Đồng (Cát Tiên, Bidoup Núi Bà); Ninh Thuận (Phước Bình, Núi Chúa), Đắk Lắk (Chư Yang Sin, Yok Đôn); Thanh Hóa (Cúc Phương, Bến En). Một số vườn quốc gia nằm tại nhiều tỉnh như là: Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lai Châu và Lào Cai); Tam Đảo (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang); Cúc Phương (Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa); Cát Tiên (Bình Phước, Lâm Đồng, Đồng Nai). Đa số các vườn quốc gia tại Việt Nam nằm trên khu vực đất liền, ngoại trừ một số vườn quốc gia bao gồm cả diện tích mặt biển là: Bái Tử Long (Quảng Ninh); Cát Bà (Hải Phòng); Mũi Cà Mau (Cà Mau); Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu); Núi Chúa (Ninh Thuận); Hai vườn quốc gia bao gồm khu vực mặt nước khác là Ba Bể (Bắc Kạn) và Xuân Thủy (Nam Định).

        Phong Nha - Kẻ Bàng là vườn quốc gia duy nhất tại Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản thế giới từ năm 2003. Ngoài ra, một phần của Vườn quốc gia Bái Tử Long cũng nằm trong Di sản thế giới Vịnh Hạ Long. Một số vườn quốc gia khác cũng nằm trong danh sách Di sản dự kiến của UNESCO như Vườn quốc gia Cát Tiên, Cát Bà thuộc Quần đảo Cát Bà; Vườn quốc gia Ba Bể thuộc Khu di sản thiên nhiên Ba Bể-Na Hang. Một di sản dự kiến khác của Việt Nam là Hang Con Moong nằm trong Vườn quốc gia Cúc Phương.

        Thời gian qua, nhiều địa phương tận dụng tiềm năng, thế mạnh khai thác du lịch tại các vườn quốc gia (VQG), khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) mở ra hướng phát triển kinh tế, đồng thời giải quyết việc làm cho người dân. Tuy nhiên, sự phát triển của các hoạt động du lịch cũng gây ra những tác động tiêu cực đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái… nhằm giữ được những khu vực có địa mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều loài động-thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người.



        (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
        https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

        Comment


        • #5

          Đất nước càng có nhiều vườn quốc gia thì các sinh, thực vật quí, hiếm càng cần được bảo tồn tốt hơn. Nếu không rừng sẽ bị tàn phá như ở trên đây, không biết lấy gì để cản đà con nước dữ từ thượng nguồn đổ về trong mùa mưa lũ. Sự tồn tại của rừng có ảnh hưởng lớn đến an toàn của nhiều người nhưng sự tồn tại này cũng giúp cho một số người trở nên rất giàu có nhờ "Nhất phá sơn lâm". Vì vậy mới cần có những người canh giữ rừng và cũng cần có những người khác ... canh giữ những người này.

          https://www.bbc.com/vietnamese/media-47466731

          Comment


          • #6
            [justify]Từ nhỏ, học địa lý, được dạy về đất nước ta rất giàu và đẹp với “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”. Bài học nhắc nhở người Việt phải luôn biết giữ gìn nguồn tài nguyên quý giá như vàng bạc ấy.



            Và rừng. Thuở nào là “vàng” vì tốt tươi còn nay đã vàng phai, hoang hoải. Tây Bắc, Tây Nguyên, miền Trung, Nam Trung Bộ, đâu đâu cũng gặp những cánh rừng bị tàn sát để làm thủy điện, để di dân… Từ chỗ diện tích núi rừng chiếm đến 40% tổng diện tích cả nước với bạt ngàn rừng nguyên sinh, hệ động vật và thực vật hết sức đa dạng, nay chúng ta còn lại gì?

            Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản thua trận, lại nghèo về tài nguyên thiên nhiên; đất đai cằn cỗi; núi lửa, động đất và sóng thần quanh năm; thời tiết lại khắc nghiệt… Họ đã dạy cho bao thế hệ học sinh ý thức về cái nghèo và tinh thần chinh phục thiên nhiên. Và nước Nhật đã phát triển thần kỳ như chúng ta đã thấy. Singapore cũng vậy, từ một đảo quốc bé nhỏ, thứ gì cũng nhập khẩu, hàng chục năm nay đã khiến cả thế giới nghiêng mình kính nể. Họ tự lực đi lên bằng đôi tay mẫn cán và cái đầu sáng tạo.

            Tài nguyên luôn là hữu hạn. Chẳng ai như chúng ta, đã không có nguồn tài nguyên vô tận nhưng lòng tham thì khôn cùng. Mãi sống bám vào thiên nhiên thì đâu còn động lực lao động và sáng tạo, càng không thể tự lực tự cường; ngược lại, càng yếu đi và phải trả giá ngày càng đắt: thiên tai khốc liệt hơn, môi trường khắp nơi bị ô nhiễm trầm trọng thêm, cuộc sống người dân đảo lộn...

            Đừng đem vàng, đem bạc đi bán nữa ...!

            [/justify]



            (Báo Người L.Đ.)
            https://drive.google.com/file/d/1N-m...ew?usp=sharing

            Comment


            • #7
              Các bạn mến.

              Những ngày KD đi trên quốc lộ ngang qua các tỉnh miền trung từ Đà-Nẵng ra tới Thanh-Hoá Nghệ-An, lại nghe tiếng như bom nổ rung trời trong rừng sâu vọng về, KD giật mình lo sợ nhưng được người đi cùng xe bảo : " không phải chiến tranh đâu, mấy ông phú hộ cho nổ mìn làm xập núi đá để lấy đá qúi đem về bán cho người ta xây nhà, điêu khắc....". KD giật mình chợt nhớ tới núi Hồng-Lĩnh liền hỏi thăm, một người nằm ở băng ghế bên cạnh KD thở dài: "không có biện pháp mới không chừng vài năm nữa không còn núi Hồng-Lĩnh mà có hồ Hồng-Lĩnh, Hòn-Vọng-Phu trên vùng cao bắc Lạng cũng mất tiêu rồi".

              Buồn muốn khóc!!!

              Thân ái

              KimDung

              Comment

              Working...
              X