Quá Nhiều Quy Luật Trong Cuộc Sống
Nghe đến tựa đề "Quy Luật Cuộc Sống" đã thấy cái gì triết lý cao siêu, chúng ta xin ngay “miễn bàn đến đề tài này”. Nhưng thực ra chúng ta đều thường dùng đến nhiều câu châm ngôn dân gian như "cha mẹ nuôi con không tính ngày tính tháng, con nuôi cha mẹ thì tính tháng tính ngày", “có tật là có tài… nhưng có tài đi với chữ tai”, "nồi nào úp vung nấy", hay “muốn ăn phải lăn vào bếp”, v.v…. Thông thường chúng ta cho những quy luật cuộc đời thật thấm thía và tức cười, nhiều khi chúng ta chấp nhận những những thứ này một cách hiển nhiên. Quy luật đời sống thì có rất nhiều, nhưng xảy đến với mỗi người khác nhau tùy theo ý thức, kinh nghiệm, nhận thức, hay môi trường và hoàn cảnh khác nhau.
Chẳng hạn cứ hễ ta vừa ngồi bàn ăn là y như rằng có chuông điện thoại reo, hoặc hễ chúng ta vừa bước vào phòng tắm thì y như rằng có ai đó bấm chuông gọi cửa! Lái xe ra khỏi nhà thì sực nhớ chúng ta quên vài thứ gì đó, hay về đến nhà mới biết mình quên mua vài thứ lúc vào chợ. Một chiếc ghế salon càng cũ thì thấy nó lại càng êm và mềm, ngồi nằm đều cảm thấy rất dễ chịu; còn hễ thay salon mới là cứng đờ do vậy cứ tiếc hùi hụi chiếc ghế cũ! Chúng ta để ý thử nhắc trẻ con học bài ban ngày thì chúng cứ ngủ gà ngủ gật; thế mà đêm đến, ru mãi nó không ngủ! Dọa đủ thứ, thì nó vờ nhắm mắt, cứ không chịu ngủ trước khi ta buồn ngủ! Vợ chồng nào cũng rất sợ cãi cọ chuyện tiền nong, nhưng bất cứ một chuyện bất bình gì dù nhỏ hay lớn thì chuyện tiền bạc chi tiêu cũng được kéo lôi vào gây ầm ĩ , để chứng minh lỗi lầm... Thật oái ăm! Đôi giày mình thích và ưng ý, lúc cần thì nó cứ hay mất hoặc biến đi đâu một chiếc. Nhưng đôi giày cũ thì cứ nằm lù lù ở tủ giày! Những số điện thoại cần hay khẩn cấp, lúc mình cần gấp lại biến đâu mất, sau khi xong chuyện thì thấy ngay trước măt...! Những món hàng thích hay muốn mua ở chợ hay ở siêu thị trưng bầy đầy trên quầy, lần sau khi cần mua lại tìm mãi món hàng đó không thấy đâu nữa…? Không nói đến việc khoe tài "nổ banh xác" nam giới thường lịch thiệp sành điệu ăn uống, nhưng mấy ông ít khi hay không khi nào vào bếp nấu ăn hay đọc các bài dạy nấu ăn cho đến nơi đến chốn. Anh chàng nào hay đi tán hay chọc con gái, lại là những anh chàng nhút nhát mềm nhũn khi đứng trước người mình yêu. Mình la mắng cho hả giận hay làm ai đau khổ, làm mình luôn cảm thấy bực dọc không vui vì chuyện buồn cứ nằm trong tâm trí mình cả ngày. Dù chúng ta có kế hoạch dự tính thất chu đáo, nhưng chúng ta đều kết luận "... dù sao cũng có những việc sơ sót, xin tất cả thứ lỗi!".
Thật ra những quy luật đó không ai mà không biết nếu được viết và nhắc đến, nhưng nếu được hệ thống thì không phải đơn giản vì chúng đều có mối quan hệ với nhau.
1.Luật Cân Bằng: Nếu coi hạnh phúc trong cuộc đời một con người là những số dương, nếu coi đau khổ là những số âm. Thì tổng của tất cả hạnh phúc và đau khổ trong toàn bộ cuộc đời của một con người là bằng không. Đây là quy luật quan trọng nhất, nó chi phối tất cả các quy luật khác của cuộc sống.
2.Luật Tuần Hoàn: Cuộc đời của một con người là môt chuỗi tuần hoàn gồm những giai đoạn hạnh phúc và đau khổ kế tiếp nhau. Không ai có hạnh phúc mãi mà cũng không ai phải chịu đau khổ mãi.
3. Luật Cho và Nhận: Những thứ ta nhận được từ cuộc đời tương ứng với những thứ ta cho đi trong cuộc đời. Ta càng cho cuộc đời nhiều bao nhiêu, ta càng nhận được từ cuộc đời nhiều bấy nhiêu.
4.Luật Vay Trả và Đền Đáp: Dần dà trong cuộc đời, mỗi người sẽ phải vay trả một cách đầy đủ cho từng lỗi lầm và từng hành động sai trái của mình, và sẽ được đền đáp một cách xứng đáng cho mọi cố gắng và mọi việc làm tốt đẹp của mình.
5.Luật Thử Thách: Những khó khăn, nghịch cảnh, những thất bại, đau buồn là những thử thách giúp những kẻ biết vượt qua trở nên mạnh hơn.
6.Luật Bù Trừ: Ở trên đời này, hễ được cái này thì sẽ mất một cái khác, và hễ mất một cái này sẽ được một cái khác. Mỗi cái lợi luôn đi kèm với một cái hại tương ứng và ngược lại mỗi cái hại luôn luôn đi kèm với một cái lợi tương ứng. Đó là luật bù trừ hay là luật đánh đổi.
7.Luật Cộng Sinh: Một mối quan hệ giữa hai cá thể chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai đều sinh lợi (cộng sinh) cho nhau. Nếu một mối quan hệ chỉ có lợi cho một bên còn bên kia chỉ có hại thì mối quan hệ đó sẽ không tồn tại được lâu dài.
8.Luật Hấp Dẫn: Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, những tính cách giống nhau sẽ thu hút và tìm đến với nhau. Một khía cạnh quan trọng khác của luật hấp dẫn là khi một ý nghĩ được nung nấu, nó sẽ có khả năng hấp dẫn các phương cách để biến ý nghĩ đó thành hiện thực.
9.Luật Đồng Nhất: Những quy luật nào đúng với trời đất, với vạn vật thì những quy luật đó cũng đúng với con người, với cuôc đời hay các mối quan hệ của con người.
10.Luật Thăng Giảm: Một hạnh phúc cho dù lớn đến đâu thì ngày hôm sau cũng bớt cảm thấy hạnh phúc đi rồi. Một đau khổ cho dù lớn đến mức nào thì ngày hôm sau đau khổ đó cũng được cảm thấy dịu bớt đi.
11.Luật Thói Quen: Những suy nghĩ hay hành vi được lặp đi lặp lại lâu ngày sẽ trở thành thói quen và thói quen sẽ trở thành một phần trong tính cách. Đây là công cụ để rèn luyện những tính cách mình muốn có.
12.Luật Thích Nghi: Con người có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện hoàn cảnh và môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển.
13.Luật Tương Tác: Trong quan hệ giữa con người, khi ta làm cho ai đau đớn, ta sẽ nhận được sự đau đớn đúng bằng vậy. Và ngươc lại, khi ta làm cho ai hạnh phúc, chính bản thân ta sẽ nhận được một hạnh phúc đúng bằng hạnh phúc ta đã ban ra.
Tổng hợp sưu tầm
Nghe đến tựa đề "Quy Luật Cuộc Sống" đã thấy cái gì triết lý cao siêu, chúng ta xin ngay “miễn bàn đến đề tài này”. Nhưng thực ra chúng ta đều thường dùng đến nhiều câu châm ngôn dân gian như "cha mẹ nuôi con không tính ngày tính tháng, con nuôi cha mẹ thì tính tháng tính ngày", “có tật là có tài… nhưng có tài đi với chữ tai”, "nồi nào úp vung nấy", hay “muốn ăn phải lăn vào bếp”, v.v…. Thông thường chúng ta cho những quy luật cuộc đời thật thấm thía và tức cười, nhiều khi chúng ta chấp nhận những những thứ này một cách hiển nhiên. Quy luật đời sống thì có rất nhiều, nhưng xảy đến với mỗi người khác nhau tùy theo ý thức, kinh nghiệm, nhận thức, hay môi trường và hoàn cảnh khác nhau.
Chẳng hạn cứ hễ ta vừa ngồi bàn ăn là y như rằng có chuông điện thoại reo, hoặc hễ chúng ta vừa bước vào phòng tắm thì y như rằng có ai đó bấm chuông gọi cửa! Lái xe ra khỏi nhà thì sực nhớ chúng ta quên vài thứ gì đó, hay về đến nhà mới biết mình quên mua vài thứ lúc vào chợ. Một chiếc ghế salon càng cũ thì thấy nó lại càng êm và mềm, ngồi nằm đều cảm thấy rất dễ chịu; còn hễ thay salon mới là cứng đờ do vậy cứ tiếc hùi hụi chiếc ghế cũ! Chúng ta để ý thử nhắc trẻ con học bài ban ngày thì chúng cứ ngủ gà ngủ gật; thế mà đêm đến, ru mãi nó không ngủ! Dọa đủ thứ, thì nó vờ nhắm mắt, cứ không chịu ngủ trước khi ta buồn ngủ! Vợ chồng nào cũng rất sợ cãi cọ chuyện tiền nong, nhưng bất cứ một chuyện bất bình gì dù nhỏ hay lớn thì chuyện tiền bạc chi tiêu cũng được kéo lôi vào gây ầm ĩ , để chứng minh lỗi lầm... Thật oái ăm! Đôi giày mình thích và ưng ý, lúc cần thì nó cứ hay mất hoặc biến đi đâu một chiếc. Nhưng đôi giày cũ thì cứ nằm lù lù ở tủ giày! Những số điện thoại cần hay khẩn cấp, lúc mình cần gấp lại biến đâu mất, sau khi xong chuyện thì thấy ngay trước măt...! Những món hàng thích hay muốn mua ở chợ hay ở siêu thị trưng bầy đầy trên quầy, lần sau khi cần mua lại tìm mãi món hàng đó không thấy đâu nữa…? Không nói đến việc khoe tài "nổ banh xác" nam giới thường lịch thiệp sành điệu ăn uống, nhưng mấy ông ít khi hay không khi nào vào bếp nấu ăn hay đọc các bài dạy nấu ăn cho đến nơi đến chốn. Anh chàng nào hay đi tán hay chọc con gái, lại là những anh chàng nhút nhát mềm nhũn khi đứng trước người mình yêu. Mình la mắng cho hả giận hay làm ai đau khổ, làm mình luôn cảm thấy bực dọc không vui vì chuyện buồn cứ nằm trong tâm trí mình cả ngày. Dù chúng ta có kế hoạch dự tính thất chu đáo, nhưng chúng ta đều kết luận "... dù sao cũng có những việc sơ sót, xin tất cả thứ lỗi!".
Thật ra những quy luật đó không ai mà không biết nếu được viết và nhắc đến, nhưng nếu được hệ thống thì không phải đơn giản vì chúng đều có mối quan hệ với nhau.
1.Luật Cân Bằng: Nếu coi hạnh phúc trong cuộc đời một con người là những số dương, nếu coi đau khổ là những số âm. Thì tổng của tất cả hạnh phúc và đau khổ trong toàn bộ cuộc đời của một con người là bằng không. Đây là quy luật quan trọng nhất, nó chi phối tất cả các quy luật khác của cuộc sống.
2.Luật Tuần Hoàn: Cuộc đời của một con người là môt chuỗi tuần hoàn gồm những giai đoạn hạnh phúc và đau khổ kế tiếp nhau. Không ai có hạnh phúc mãi mà cũng không ai phải chịu đau khổ mãi.
3. Luật Cho và Nhận: Những thứ ta nhận được từ cuộc đời tương ứng với những thứ ta cho đi trong cuộc đời. Ta càng cho cuộc đời nhiều bao nhiêu, ta càng nhận được từ cuộc đời nhiều bấy nhiêu.
4.Luật Vay Trả và Đền Đáp: Dần dà trong cuộc đời, mỗi người sẽ phải vay trả một cách đầy đủ cho từng lỗi lầm và từng hành động sai trái của mình, và sẽ được đền đáp một cách xứng đáng cho mọi cố gắng và mọi việc làm tốt đẹp của mình.
5.Luật Thử Thách: Những khó khăn, nghịch cảnh, những thất bại, đau buồn là những thử thách giúp những kẻ biết vượt qua trở nên mạnh hơn.
6.Luật Bù Trừ: Ở trên đời này, hễ được cái này thì sẽ mất một cái khác, và hễ mất một cái này sẽ được một cái khác. Mỗi cái lợi luôn đi kèm với một cái hại tương ứng và ngược lại mỗi cái hại luôn luôn đi kèm với một cái lợi tương ứng. Đó là luật bù trừ hay là luật đánh đổi.
7.Luật Cộng Sinh: Một mối quan hệ giữa hai cá thể chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai đều sinh lợi (cộng sinh) cho nhau. Nếu một mối quan hệ chỉ có lợi cho một bên còn bên kia chỉ có hại thì mối quan hệ đó sẽ không tồn tại được lâu dài.
8.Luật Hấp Dẫn: Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, những tính cách giống nhau sẽ thu hút và tìm đến với nhau. Một khía cạnh quan trọng khác của luật hấp dẫn là khi một ý nghĩ được nung nấu, nó sẽ có khả năng hấp dẫn các phương cách để biến ý nghĩ đó thành hiện thực.
9.Luật Đồng Nhất: Những quy luật nào đúng với trời đất, với vạn vật thì những quy luật đó cũng đúng với con người, với cuôc đời hay các mối quan hệ của con người.
10.Luật Thăng Giảm: Một hạnh phúc cho dù lớn đến đâu thì ngày hôm sau cũng bớt cảm thấy hạnh phúc đi rồi. Một đau khổ cho dù lớn đến mức nào thì ngày hôm sau đau khổ đó cũng được cảm thấy dịu bớt đi.
11.Luật Thói Quen: Những suy nghĩ hay hành vi được lặp đi lặp lại lâu ngày sẽ trở thành thói quen và thói quen sẽ trở thành một phần trong tính cách. Đây là công cụ để rèn luyện những tính cách mình muốn có.
12.Luật Thích Nghi: Con người có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện hoàn cảnh và môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển.
13.Luật Tương Tác: Trong quan hệ giữa con người, khi ta làm cho ai đau đớn, ta sẽ nhận được sự đau đớn đúng bằng vậy. Và ngươc lại, khi ta làm cho ai hạnh phúc, chính bản thân ta sẽ nhận được một hạnh phúc đúng bằng hạnh phúc ta đã ban ra.
Tổng hợp sưu tầm
Comment