Announcement

Collapse
No announcement yet.

đòi nợ steven

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • đòi nợ steven

    Trong thời gian ấy, một người kia, là 1 người có địa vị và lương rất cao trong xã hội, tuyên bố một câu rất là ''yêu người'' như sau: ''Thà để cho họ may $2 một giờ còn hơn là không có việc làm''.(*)

    Người đó lại còn mở các buổi thảo luận ở nhiều nơi để nghe ông ta lý luận. Ông ta không ngờ là buổi thảo luận diễn ra ở đâu, nhóm của H đều có mặt ở đó rất sớm, đặt câu hỏi : ''Thế ông được trả lương bao nhiêu một giờ, ông có chịu làm việc chỉ $2 môt giờ không?'', rồi ông ta bị người ta phản đối mãnh liệt là: ''Công lý của ông ở chỗ nào, chỉ cho chúng tôi biết''.

    Thế là ông ta vội chữa cháy: ''Các chị phải cám ơn tôi chứ, tôi phải đóng vai la lên như vậy, nên mới có cơ hội cho các chị mổ xẻ vấn đề này''.

    Hiền

    [/size]

    * Mức lương thấp nhất hồi đó là $12 một giờ, ngoài ra còn có tiền hưu, tiền nghỉ holiday...

    Day la chuyen ngoai le, va H da khong ke lai no trong bo phim nay.

    Các bạn mến,

    Người mới di dân sang Úc, thì công việc dễ kiếm nhất và có ngay, là làm ở nông trại hay may đồ tại nhà.

    Ở trung tâm mua bán thời đó thì đa số shop do người Ý, người Hy lạp làm chủ, chì một vài shop do người Việt gốc Hoa bán thịt, cá, đồ khô, bánh mì, nên ít người Vn làm ở shop lắm.

    Do làn sóng tị nạn, người VN chiếm đa số trong số di dân mới đến vào thời đó, và dính vào nghề may rất đông, chỉ cần tính cần cù chịu khó, không cần tiếng Anh.

    Gia đình H cũng may tại nhà, vì biết may, và vì muốn ban ngày đi học tiếng Anh nữa. H hay than thở là giá may đồ rẻ quá, nên phải làm quá nhiều giờ. Anh bảy của H khuyên ráng cho hết 1 năm học anh văn đi, vì ngành học nào cũng bắt đầu vào đầu năm, và học ngành Kỹ nghệ sản xuất quần áo nhé, rồi sản xuất mặt hàng của riêng mình ,thì không phải làm gia công giá rẻ. H nghe lời anh ấy liền, vì anh bảy của H đến Úc trước gia đình H mấy năm, là người rất thành công ở Úc, với nghề Dry cleaning, được báo chí Úc và chương trình business trên TV khen ngợi.

    Cuối năm đó H đi phỏng vấn xin học và được nhận.

    Đầu năm học gia đình H dọn nhà, thuê nhà ngay sát cạnh trường để tiết kiệm thì giờ đi lại. giờ nghỉ trưa 60’ lận, nên mỗi ngày đi học H đều về ăn trưa và chợp mắt chốc lát ở nhà, vì tối thường phải thức khuya để làm bài và phụ ông xã may đồ, kiếm tiền chơi hụi.

    Trong năm cuối, tức năm thứ hai của khóa học ở Melbourne College of Textile, vào dịp gần Merlbourne Cup, cô giáo tập cho cả lớp những bước đi căn bản theo điệu nhạc để chuẩn bị cho trình diễn fashion trên sân cỏ. Điểm đặc biệt của trang phục dịp Melbourne Cup là phải có cái nón đi kèm, nên mỗi đứa phải vẽ kiểu cả chiếc mũ đi kèm với bộ đồ nữa cho riêng mình.

    Vào ngày Melbourne Cup năm đó, cả lớp phải có mặt tại địa điểm đúng giờ để được trang điểm, chải tóc.

    Trong lớp toàn da trắng, chỉ mình H là Vietnamese, lại bé con nên đứng đầu hàng. Nhạc trổi lên, H ra đầu tiên, dạo một vòng, nên cũng là đứa biến mất vào phía sau sân khấu trước tiên. Sau màn trình diễn của cả lớp, thì học sinh muốn đi đâu thì đi.

    Trong lúc chen ra khỏi đám đông, để tìm lối ra, có vài người Úc hỏi H: “ từ Japan đến đây trình diễn fashion hả cô, năm sau có quay lại không vậy?”. Lúc đó H mới biết mặt mình trông giống Japanese, do cách người ta tô vẽ mặt và chải tóc cho mình, ha ha.

    Tốt nghiệp, hốt hụi liền, thuê hãng, ở trong hãng luôn để khỏi tốn thêm tiền thuê nhà ở.

    Dù đã được học tất cả các bước sản xuất, nhưng gia đình H chưa bắt tay vội vào việc tự sản xuất mặt hàng của mình, mà chỉ nhận làm khâu cắt, may, nút, ủi trước đã để có thêm kinh nghiệm. Vợ chồng anh chị năm của H làm chung với gia đình H.

    Làm hàng cho một ông da trắng, không biết ông ta gốc gì, chỉ nhớ tên ông ta là Steven và có một cửa tiệm rất lớn ở Colling Wood, bán quần áo.

    Nhận hàng hay khi đến giao hàng thì ở trong cái xưởng chứa hàng lớn phía ngay sau cửa tiệm bán hàng của ông ta, nên mình cũng chẳng ghé vào, hay để ý cửa tiệm bán hàng phía trước làm gì, vì mình có bao giờ phải đi mua quần áo đâu.

    Tiền kiếm được thì hơn hẳn nhận may gia công tại nhà, và nhận ngân phiếu trả tiền cho mình theo kiểu gối đầu, tức là giao đợt sau thì lấy tiền đợt trước. Làm được mấy đợt, thì ông ta đem giao cho mình làm nhiều lên, dặn mình hễ xong là kêu ông ta đến lấy, chứ không phải đi giao thành phẩm tận nơi nữa.

    Cứ lo làm hàng cho kịp. Thoáng một cái thấy ông ta thiếu mình đến 15000 đồng rồi, phải hỏi thôi, thì ông ta ký cho 1 cái cheque 15000 đồng liền, nhưng khi ra ngân hàng thì trong tài khoản đó không có tiền, nên không lấy được tiền, mình lại còn bị ngân hàng tính 25 đồng vì lý do cheque lủng. Gọi điện thoại trách móc ông ta vì chuyện đó, ông ta nói thứ hai tuần sau sẽ mang tiền đến cho. Hết ngày thứ hai cũng chẳng thấy mặt mũi hắn đâu cả.

    Ngày hôm sau đến, hắn nói ngày mai, ngày mai đến, hắn lại nói ngày mai. Thứ bảy và chủ nhật thì hắn nghỉ . Thứ hai mình lại đến, thì thấy 6,7 người, toàn Việt Nam không, cũng đang ngồi đực mặt ở đó. Mà Steven vẫn thản nhiên nói với cả nhóm Việt nam đi đòi nợ: “Ngày mai tụi mày đến đi, tao trả vào ngày mai, ngày mai tao có tiền, cứ yên tâm đi”. Ngày mai lại lên, cũng lại thấy mấy người VN hôm trước đang ở đó rồi, Steven vẫn tỉnh bơ:” Hôm nay chưa có, thôi mai đi”.

    Trong số đó có cả một ông Việt nam đầu trọc, rất đô con, trông tướng dữ dằn lắm, bị hứa lèo hoài, mà cũng vẫn phải mềm mỏng với hắn như một con cừu, nên cả bọn tiu ngỉu ra về. Trong lòng mình tức ói máu, vì biết là bị nó lừa rồi, mà toàn người Việt Nam bị nó ăn cướp trắng trợn như vậy mới tức chứ, thì đi lên đi xuống làm gì nữa cho mất thì giờ.

    Sau đó, thay vì vào kho của nó để đòi nợ, thì gia đình H bí mật tìm hiểu về cửa tiệm bán hàng của hắn. Mới biết tiệm hắn không mở cửa cả ngày mà chuyên bán cho khách du lịch. Mỗi ngày các chuyến xe bus chở khách du lịch từ các nơi đến đậu lại ngay cửa tiệm của Steven, để họ xuống ùa vào tiệm của hắn, theo thời khóa biểu mà hắn đã ăn rơ với công ty chở khách du lịch.

    Biết được như thế, về nhà cùng nhau lên kế hoạch hành động. Lấy miếng giấy carton thật là to, ngang 1 m, cao 2 m. Phủ kín một mặt bằng giấy trắng, rồi dùng bút lông màu đen đậm nhất, nét to nhất để viết bằng chữ in thật to bằng tiếng anh lên đó:

    CHÚNG TÔI PHẢI THỨC ĐÊM ĐỂ LÀM QUẦN ÁO CHO CHỦ TIỆM NÀY. QUẦN ÁO ĐANG TREO BÁN TRONG TIỆM NÀY LÀ DO SỨC LAO ĐỘNG CỦA GIA ĐÌNH TÔI SUỐT NHIỀU THÁNG,ÔNG TA NỢ CHÚNG TÔI 15000 ĐỒNG TIỀN CÔNG, MÀ KHÔNG CHỊU TRẢ CHO CHÚNG TÔI.

    Sáng thứ hai, gia đình H đi một xe, 2 đứa con hôm đó đang học tiểu mặc đồng phục trường cũng cho nghỉ học đi theo. Vợ chồng anh năm thì đi riêng trong một chiếc xe khác.

    Đến nơi, hai xe đậu gần tiệm của hắn chờ sẵn. Khi chuyến xe bus chở du khách trờ tới, là gia đình H chuẩn bị sẵn sàng. Nó vừa mở cửa, thì 4 người gia đình H ùa vào theo khách mua hàng luôn. Còn anh chị năm thì trực bên ngoài theo kế hoạch.

    Vừa vào trong shop. Thật lẹ làng H dựng tấm carton đã viết sẵn như trên ngay phía trước quầy , 2 đứa con nhỏ đứng kế bên. H bắt đầu kể tội nó như nội dung trên với giọng thật to, cử điệu, nét mặt, ngừng nghỉ và nhấn từng từ, từng câu, chậm rãi theo nỗi uất ức trong lòng. Và cứ lập đi lập lại như vậy, trong khi đó thì ông xã của H cứ mobile phone nói với anh chị năm bên ngoài.

    Khách hàng trong shop đứng sững nghe xem chuyện gì đang xảy ra ở đây, còn nhân viên của Steven thì lúng túng thấy rõ, vì những gì đang xẩy ra thật bất ngờ và không ngờ lại xảy ra ngay tại đây. Lại thấy ông xã cứ đang nói mobile phone với ai đó, Steven hiện rõ nét lo lắng trên mặt, hỏi: Mày đang nói với ai vậy? Ông xã lờ như không nghe nó hỏi, vẫn tiếp tục cho anh chị năm biết tình hình bên trong ( dĩ nhiên là bằng tiếng Việt) . Cái mobile phone hiệu Motorola hồi đó màu xám, to và thô như cái chầy dài gần hai tấc lận các bạn à.

    Steven kêu H vào kế bên cái két tiền tại quầy của hắn, đưa ngay cho H $3000 đồng, rồi nói:

    -Ngày mai tao trả mày 12000 đồng còn lại.

    H gằn giọng “ Hứa như nào thì viết vào giấy rõ ràng, ngày tháng đàng hoàng” . Hắn viết tới đâu, H đọc đến đó vì không tin hắn tí nào.

    Cầm 3000đồng và tờ giấy hứa trả nợ của hắn trong tay, H vừa nhìn thẳng vào mắt hắn vừa hỏi:

    - Ngày mai tôi đến đây lấy tiền phải không?

    - Không, tao sẽ mang đến chỗ của mày.

    - Tụi tôi chờ ông đấy nhé.

    Sáng hôm sau, thì có người đưa thư đến giao thư tận tay cho H. Đó là thư do một luật sư viết, nội dung đại khái là: Việc đột nhập của gia đình H vào tiệm của hắn ảnh hưởng đến business của Steven, yeu cầu không xảy ra lần nữa.

    Đoán ngay là chiêu của mình làm nó sợ, nên nó mới cấp tốc thuê 1 luat sư nào đó viết như thế, và nó nhờ luật sư viết cũng với mục đích để cho mình sợ, mà không dám làm như thế nữa, thì mình sẽ không đòi thêm được đồng nào.

    Nửa tiếng sau, vẫn đang còn bưc tức trong người vì hắn vẫn còn cù nhầy, thì điện thoại reo, ông xã nhấc lên thì là Steven, hắn hỏi đã nhận được thư của luật sư của hắn chưa? Đang bực trong người ông xã quát lại “I don’t care” , rồi cúp điện thoại xuống cái rụp.

    Đến chiều hắn mang đến 12000 đồng tiền mặt . Không ngờ cái quát “ I don’t care” đáp trả lại hắncủa ông xã giá trị 12000 đồng. Thật hú hồn.

    Vậy mà một tuần sau Steven lại chở đồ đến, hắn vẫn tỉnh như ruồi, vẫn ngọt ngào như không. Mình cũng nhỏ nhẹ nói là trả tiền xong mới giao đồ đó. Hắn còn trả lời trấn an: ”Don’t worry, I know”

    Hàng làm xong được gửi nhà anh năm, chứ không để ở hãng. Đến ngày giao đồ, hắn đến hỏi hàng làm xong chưa? H bảo :” Trả tiền cho tôi đi, để tôi có tiền trả cho người ta, mới lấy được đồ”.

    Hắn phải quay về shop lấy tiền giao cho H trước,rồi ngồi đợi ông xã đi lấy đồ gửi từ nhà anh năm, để giao cho hắn.

    Tên này lì thiệt, thuộc loại chuyên đi ăn cướp sức lao động của người VN, tức thiệt, nếu mềm lòng không cầm đằng chuôi, là lại làm không công cho hắn mớ hàng này rồi. Hú hồn lần thứ hai.

    Thân ái

    Hiền

    ( chuyen doi no nay xay ra truoc khi H tham gia vao nhung nhom tranh dau cho cong bang xa hoi, va H cung khong ke chuyen di doi no nay trong phim tai lieu tren)
Working...
X