Gần đây trong một lần gặp bạn cũ, một bạn nhắc lại những khó khăn khi chúng tôi đi học lại sau 1975 và nhất là vào cuối năm 1976, trước khi ra trường. Tôi cũng có kỷ niệm khó quên.
Một buổi xế tôi được phòng tổ chức trường mời lên có việc. Thầy đại diện phòng tổ chức tiếp tôi cho biết bản lý lịch của tôi khai không đầy đủ, thiếu phần chức vụ cao nhất đã kinh qua của cha. Do tôi chậm hiểu, trả lời không đúng ý, thầy phải hỏi thẳng: “Ba em có làm trưởng ty không?” Câu hỏi nầy gợi lại nơi tôi một thời tuổi thơ hoa mộng. Trí óc tôi bay bổng trở lại những năm 1965 - 1968 nhưng vẫn đủ tỉnh táo để … trả nợ: “À, à, à,… dạ. Dạ có!”
Ty thanh niên Phước Long những năm ấy có chưa đến chục nhân viên, kể cả trưởng ty, phó trưởng ty. Lúc đó tôi đang học trường Nhất Linh nên buổi chiều, sau giờ học, hay kéo bạn đến ty thanh niên để được mấy chú cán bộ thanh niên dạy và chơi bóng bàn. Nơi tôi thích nhất dĩ nhiên là phòng chứa bàn bóng bàn, và nhà để xe phía sau ty. Ty có 1 xe hơi hiệu Renault, loại 2 mã lực và có thùng, 1 scooter Lambretta và 2 xe Mobylette, tất cả đều sơn màu xanh lam. Xe hơi ít được dùng vì chạy tốn xăng, mà ty cũng không có tài xế, chỉ khi có việc quan trọng ba tôi mới sử dụng vì ông là người duy nhất của ty có bằng và biết lái xe. Ba tôi chỉ dùng 1 chiếc Mobylette để đi làm và đi dạy vì ông chê xe Lambretta nặng. Chú phó ty nhà gần và hay “trồi sụt” bỏ về Sài Gòn, không đi xe nên trong nhà xe luôn có 1 scooter và 1 xe gắn máy để “ai đi công tác thì lấy đi!” Thế là những lúc ba tôi bận, hay đi ra ngoài, là tôi xuống nhà xe lấy chiếc Mobylette chạy vòng vòng phố chợ.
Để chiếc Renault luôn trong tình trạng chạy tốt, mỗi tuần vài lần ba phải sử dụng xe, có khi ba phải chạy xe ra chỗ trống cho nổ máy xe. Thế là chủ nhật gia đình tôi thường đi chơi: Khi thác Mơ, thác Đức Mẹ, khi vườn Điều, đi tắm ở cầu Daklung… Được cái lúc ấy xe chạy bằng xăng máy bay màu tím có chỉ số octane rất cao, nên xe dù rất cũ vẫn chạy bốc.
Có nhà trong cư xá công chức nên tôi quen, hay biết mặt, mọi thầy, cô dạy trường Phước Long hay Nhất Linh đã và đang theo học. Năm trường Nhất Linh mới khánh thành (1964), tỉnh có cho 2 xe buýt vàng đưa đón giáo sư và học sinh miễn phí. Một xe chạy thẳng từ tỉnh lỵ Phước Long vào trường và trở về, còn xe kia chạy vòng ra thị trấn Phước Bình đón học sinh đến trường, sau buổi học sẽ chở về (trường Nhất Linh chỉ hoạt động buổi sáng). Sau một thời gian hoạt động xe bị hư, hoạt động đưa đón giáo sư và học sinh phải ngưng. Việc nầy xảy ra trước khi tôi vào học Nhất Linh. Sau đó tỉnh phái 1 xe dodge (loại chở 15 người) mỗi sáng vào cư xá công chức chở thầy cô đến trường. Vì xe đậu ngay trước nhà nên thỉnh thoảng tôi có xin đi ké, nhất là những ngày trời mưa hay những ngày trời quá lạnh, đạp xe không tiện.
Citroen Deux Chevaux . Photo from internet
Những năm đầu mới lên Phước Long (1959-62) nhà tôi ở gần phi trường nên tôi hay theo các bạn ra phi trường chơi, từ đó tôi đã ôm mộng làm phi công “đi mây, về gió”! Mộng nầy tôi càng nung nấu sau nhiều lần đi phi cơ, đặc biệt là lần đi từ Sài Gòn lên Phước Long bằng phi cơ Cessna của Air Vietnam. Hôm đó mẹ và tôi ra trạm ở đường Lê Thánh Tôn, xéo xéo tòa Đô Chính, đón xe buýt Air Vietnam lên phi trường Tân Sơn Nhất.
Lên chiếc Cessna tôi được mấy bà cùng đi “ưu tiên” cho ngồi ghế đầu, cạnh phi công. Bao nhiêu đồng hồ, cần gạt, nút, đèn trước mặt phi công, tiếng ồ ồ trao đổi qua bộ đàm… làm tôi ngồi yên nhìn không chớp mắt (Trước đó chú phi công đã thắt đai an toàn cho tôi thật chặt vào ghế. Chắc là chú sợ thả lõng tôi sẽ táy máy vặn phá, nguy hiễm). Lúc phi cơ cất cánh tôi có sợ thót bụng một chút nhưng sau đó thấy thật thích vì chiếc Cessna bay lượn như diều. Bay được một lúc một cơn gió thổi giật ngang làm chiếc Cessna bốc đầu, cánh phải nghiêng cao, chao đảo, tiếng máy rú lên thật to. Phi cơ bay dạt thật xa sau đó mới lấy lại thăng bằng bay vòng trở lại. Đáng sợ nhất là có lúc tôi thấy hình như chong chóng đứng yên. Tuy chuyến đi ấy có hơi đáng sợ nhưng giấc mộng “đi mây, về gió”của tôi càng thêm nung nấu.
Tỉnh lỵ Phước Long tuy nhỏ nhưng được quy hoạch rất hoàn chỉnh: khu hành chánh, khu buôn bán, khu dân cư… đâu đó rõ ràng. Tuy được cấp nhà trong khu phố công chức tiện nghi, khang trang, thoải mái nhưng ba tôi nghĩ nhà đang ở là của chánh phủ, nghỉ việc là phải trả nhà nên khi tỉnh bán đất nền xây nhà cho công chức ba liền đăng ký mua. Ba gặp may, bốc thăm được lô đất mặt tiền đường dài 50m, rộng 25m. Nghe ba mua được đất tôi lập tức thiết kế cây trong“Vườn”. Tôi nhớ lại và lên danh sách tất cả những trái cây Việt Nam mà tôi thích ăn: Mít, xoài,bưởi, vú sữa…, và dùng bút chì màu làm dấu trên tờ giấy tập, mỗi loại cây tôi biểu hiện bằng một màu, mỗi ô giấy tập là 2m trên thực địa. Trên tờ giấy tôi ghi hàng những dấu chéo cùng màu lục (tượng trưng cho cây mít, thí dụ vậy) để biết số cây mít phải trồng và nơi trồng trên mảnh đất. Tôi làm việc khá khoa học, cây mít, xoài, vú sữa… to, tôi ghi dấu trồng xa nhau 4m, còn cây ổi nhỏ tôi ghi dấu trồng cách xa nhau 3m. Ranh đất ở Vĩnh Long người dân hay trồng chanh, nhưng Phước Long là vùng cao, thiếu nước nên ở ranh tôi ghi trồng khóm, loại hoa màu lá nhọn, nhiều gai.
Bảng thiết kế của tôi rất đẹp: Hàng màu lục rồi đếng hàng màu lam, màu vàng, rồi màu đỏ…, vây quanh là màu đen của khóm. Tôi đưa thiết kế cho ba và giải thích về tờ thiết kế. Ba rất ngạc nhiên nhưng vẫn lắng nghe rồi cười, xếp tờ thiết kế bỏ túi.
Phước Long lúc ấy chưa phát triển, làm gì có trại bán cây giống mà mua cây giống như mít, xoài, bưởi… về trồng? Gần thị xã có mấy vườn cam nhưng họ đâu có bán cây con. Thấy chúng tôi đến hỏi họ nể lắm, đi tìm khắp vườn được 2 cây con cho chúng tôi “mang về trồng kỷ niệm!” Chuối con thì có, rất nhiều và đủ loại: chuối xiêm (sứ), chuối già, chuối cau, và đặc biệt là chuối cau lửa cho trái non màu tím, trái chín màu nâu vàng. Loại chuối nầy chịu hạn tốt, nhưng trái ăn có vị chua như chuối bom có rất nhiều ở thành phố ta những năm 80 và 90. Ba trả lại tôi tờ thiết kế trồng cây vì bất khả thi. Còn khóm trồng trên đất cao, mùa khô không có nước cây khô quéo, lá teo tóp đỏ quạch, cũng có cây cho trái to bằng nắm tay với cuống, trái, và chùm lá trên đầu có màu đỏ, nếu gặp mùa tết bán cho người chưng mâm quả “Cầu Đủ Thơm” sẽ rất đẹp. Cọc sắt ấp chiến lược và dây kẻm gai lúc ấy bán đầy, mua về đóng cọc, kéo dây làm rào tiện và hiệu quả hơn nhiều.
Tết Mậu Thân 1968 tôi trở lại Phước Long chơi, nhiều cây trong vườn đã cho trái chiến (trái lứa đầu), còn chuối đã thu hoạch nhiều năm. Tôi được ăn trái xoài chiến trồng bên phần vườn chú Lô, miếng vườn kế bên ba tôi mua lại sau đó. Trái xoài thuôn, dài, màu tím, vị ngọt ngọt, chua chua, rất ngon. Nghe nói đó là xoài Battambang bứng từ vườn ương tổng thống (sau tháng 11/1963 bỏ hoang).
Năm 1969 ba tôi xin đổi tỉnh khác. Nhiệm sở mới là tỉnh Bình Tuy, muốn đến đây nhanh và an toàn phải đáp phi cơ. Chán đến chỗ làm bằng phi cơ, ba lại xin đổi nhiệm sở. Tỉnh Chương Thiện cũng không khá hơn. Cũng còn may, đầu năm 1969 Tổng nha Thanh Niên sát nhập vào bộ Giáo Dục thành bộ Giáo Dục & Thanh Niên, thế là ba xin chuyển qua làm giáo viên thể dục.
...
“ - 1969 - 1975: Giáo viên dạy thể dục tại trường H. N. C., Gia Định.”
HẾT
Một buổi xế tôi được phòng tổ chức trường mời lên có việc. Thầy đại diện phòng tổ chức tiếp tôi cho biết bản lý lịch của tôi khai không đầy đủ, thiếu phần chức vụ cao nhất đã kinh qua của cha. Do tôi chậm hiểu, trả lời không đúng ý, thầy phải hỏi thẳng: “Ba em có làm trưởng ty không?” Câu hỏi nầy gợi lại nơi tôi một thời tuổi thơ hoa mộng. Trí óc tôi bay bổng trở lại những năm 1965 - 1968 nhưng vẫn đủ tỉnh táo để … trả nợ: “À, à, à,… dạ. Dạ có!”
Ty thanh niên Phước Long những năm ấy có chưa đến chục nhân viên, kể cả trưởng ty, phó trưởng ty. Lúc đó tôi đang học trường Nhất Linh nên buổi chiều, sau giờ học, hay kéo bạn đến ty thanh niên để được mấy chú cán bộ thanh niên dạy và chơi bóng bàn. Nơi tôi thích nhất dĩ nhiên là phòng chứa bàn bóng bàn, và nhà để xe phía sau ty. Ty có 1 xe hơi hiệu Renault, loại 2 mã lực và có thùng, 1 scooter Lambretta và 2 xe Mobylette, tất cả đều sơn màu xanh lam. Xe hơi ít được dùng vì chạy tốn xăng, mà ty cũng không có tài xế, chỉ khi có việc quan trọng ba tôi mới sử dụng vì ông là người duy nhất của ty có bằng và biết lái xe. Ba tôi chỉ dùng 1 chiếc Mobylette để đi làm và đi dạy vì ông chê xe Lambretta nặng. Chú phó ty nhà gần và hay “trồi sụt” bỏ về Sài Gòn, không đi xe nên trong nhà xe luôn có 1 scooter và 1 xe gắn máy để “ai đi công tác thì lấy đi!” Thế là những lúc ba tôi bận, hay đi ra ngoài, là tôi xuống nhà xe lấy chiếc Mobylette chạy vòng vòng phố chợ.
Để chiếc Renault luôn trong tình trạng chạy tốt, mỗi tuần vài lần ba phải sử dụng xe, có khi ba phải chạy xe ra chỗ trống cho nổ máy xe. Thế là chủ nhật gia đình tôi thường đi chơi: Khi thác Mơ, thác Đức Mẹ, khi vườn Điều, đi tắm ở cầu Daklung… Được cái lúc ấy xe chạy bằng xăng máy bay màu tím có chỉ số octane rất cao, nên xe dù rất cũ vẫn chạy bốc.
Có nhà trong cư xá công chức nên tôi quen, hay biết mặt, mọi thầy, cô dạy trường Phước Long hay Nhất Linh đã và đang theo học. Năm trường Nhất Linh mới khánh thành (1964), tỉnh có cho 2 xe buýt vàng đưa đón giáo sư và học sinh miễn phí. Một xe chạy thẳng từ tỉnh lỵ Phước Long vào trường và trở về, còn xe kia chạy vòng ra thị trấn Phước Bình đón học sinh đến trường, sau buổi học sẽ chở về (trường Nhất Linh chỉ hoạt động buổi sáng). Sau một thời gian hoạt động xe bị hư, hoạt động đưa đón giáo sư và học sinh phải ngưng. Việc nầy xảy ra trước khi tôi vào học Nhất Linh. Sau đó tỉnh phái 1 xe dodge (loại chở 15 người) mỗi sáng vào cư xá công chức chở thầy cô đến trường. Vì xe đậu ngay trước nhà nên thỉnh thoảng tôi có xin đi ké, nhất là những ngày trời mưa hay những ngày trời quá lạnh, đạp xe không tiện.
Citroen Deux Chevaux . Photo from internet
Những năm đầu mới lên Phước Long (1959-62) nhà tôi ở gần phi trường nên tôi hay theo các bạn ra phi trường chơi, từ đó tôi đã ôm mộng làm phi công “đi mây, về gió”! Mộng nầy tôi càng nung nấu sau nhiều lần đi phi cơ, đặc biệt là lần đi từ Sài Gòn lên Phước Long bằng phi cơ Cessna của Air Vietnam. Hôm đó mẹ và tôi ra trạm ở đường Lê Thánh Tôn, xéo xéo tòa Đô Chính, đón xe buýt Air Vietnam lên phi trường Tân Sơn Nhất.
Lên chiếc Cessna tôi được mấy bà cùng đi “ưu tiên” cho ngồi ghế đầu, cạnh phi công. Bao nhiêu đồng hồ, cần gạt, nút, đèn trước mặt phi công, tiếng ồ ồ trao đổi qua bộ đàm… làm tôi ngồi yên nhìn không chớp mắt (Trước đó chú phi công đã thắt đai an toàn cho tôi thật chặt vào ghế. Chắc là chú sợ thả lõng tôi sẽ táy máy vặn phá, nguy hiễm). Lúc phi cơ cất cánh tôi có sợ thót bụng một chút nhưng sau đó thấy thật thích vì chiếc Cessna bay lượn như diều. Bay được một lúc một cơn gió thổi giật ngang làm chiếc Cessna bốc đầu, cánh phải nghiêng cao, chao đảo, tiếng máy rú lên thật to. Phi cơ bay dạt thật xa sau đó mới lấy lại thăng bằng bay vòng trở lại. Đáng sợ nhất là có lúc tôi thấy hình như chong chóng đứng yên. Tuy chuyến đi ấy có hơi đáng sợ nhưng giấc mộng “đi mây, về gió”của tôi càng thêm nung nấu.
Tỉnh lỵ Phước Long tuy nhỏ nhưng được quy hoạch rất hoàn chỉnh: khu hành chánh, khu buôn bán, khu dân cư… đâu đó rõ ràng. Tuy được cấp nhà trong khu phố công chức tiện nghi, khang trang, thoải mái nhưng ba tôi nghĩ nhà đang ở là của chánh phủ, nghỉ việc là phải trả nhà nên khi tỉnh bán đất nền xây nhà cho công chức ba liền đăng ký mua. Ba gặp may, bốc thăm được lô đất mặt tiền đường dài 50m, rộng 25m. Nghe ba mua được đất tôi lập tức thiết kế cây trong“Vườn”. Tôi nhớ lại và lên danh sách tất cả những trái cây Việt Nam mà tôi thích ăn: Mít, xoài,bưởi, vú sữa…, và dùng bút chì màu làm dấu trên tờ giấy tập, mỗi loại cây tôi biểu hiện bằng một màu, mỗi ô giấy tập là 2m trên thực địa. Trên tờ giấy tôi ghi hàng những dấu chéo cùng màu lục (tượng trưng cho cây mít, thí dụ vậy) để biết số cây mít phải trồng và nơi trồng trên mảnh đất. Tôi làm việc khá khoa học, cây mít, xoài, vú sữa… to, tôi ghi dấu trồng xa nhau 4m, còn cây ổi nhỏ tôi ghi dấu trồng cách xa nhau 3m. Ranh đất ở Vĩnh Long người dân hay trồng chanh, nhưng Phước Long là vùng cao, thiếu nước nên ở ranh tôi ghi trồng khóm, loại hoa màu lá nhọn, nhiều gai.
Bảng thiết kế của tôi rất đẹp: Hàng màu lục rồi đếng hàng màu lam, màu vàng, rồi màu đỏ…, vây quanh là màu đen của khóm. Tôi đưa thiết kế cho ba và giải thích về tờ thiết kế. Ba rất ngạc nhiên nhưng vẫn lắng nghe rồi cười, xếp tờ thiết kế bỏ túi.
Phước Long lúc ấy chưa phát triển, làm gì có trại bán cây giống mà mua cây giống như mít, xoài, bưởi… về trồng? Gần thị xã có mấy vườn cam nhưng họ đâu có bán cây con. Thấy chúng tôi đến hỏi họ nể lắm, đi tìm khắp vườn được 2 cây con cho chúng tôi “mang về trồng kỷ niệm!” Chuối con thì có, rất nhiều và đủ loại: chuối xiêm (sứ), chuối già, chuối cau, và đặc biệt là chuối cau lửa cho trái non màu tím, trái chín màu nâu vàng. Loại chuối nầy chịu hạn tốt, nhưng trái ăn có vị chua như chuối bom có rất nhiều ở thành phố ta những năm 80 và 90. Ba trả lại tôi tờ thiết kế trồng cây vì bất khả thi. Còn khóm trồng trên đất cao, mùa khô không có nước cây khô quéo, lá teo tóp đỏ quạch, cũng có cây cho trái to bằng nắm tay với cuống, trái, và chùm lá trên đầu có màu đỏ, nếu gặp mùa tết bán cho người chưng mâm quả “Cầu Đủ Thơm” sẽ rất đẹp. Cọc sắt ấp chiến lược và dây kẻm gai lúc ấy bán đầy, mua về đóng cọc, kéo dây làm rào tiện và hiệu quả hơn nhiều.
Tết Mậu Thân 1968 tôi trở lại Phước Long chơi, nhiều cây trong vườn đã cho trái chiến (trái lứa đầu), còn chuối đã thu hoạch nhiều năm. Tôi được ăn trái xoài chiến trồng bên phần vườn chú Lô, miếng vườn kế bên ba tôi mua lại sau đó. Trái xoài thuôn, dài, màu tím, vị ngọt ngọt, chua chua, rất ngon. Nghe nói đó là xoài Battambang bứng từ vườn ương tổng thống (sau tháng 11/1963 bỏ hoang).
Năm 1969 ba tôi xin đổi tỉnh khác. Nhiệm sở mới là tỉnh Bình Tuy, muốn đến đây nhanh và an toàn phải đáp phi cơ. Chán đến chỗ làm bằng phi cơ, ba lại xin đổi nhiệm sở. Tỉnh Chương Thiện cũng không khá hơn. Cũng còn may, đầu năm 1969 Tổng nha Thanh Niên sát nhập vào bộ Giáo Dục thành bộ Giáo Dục & Thanh Niên, thế là ba xin chuyển qua làm giáo viên thể dục.
...
“ - 1969 - 1975: Giáo viên dạy thể dục tại trường H. N. C., Gia Định.”
HẾT
Comment