Bánh mì
Sáng nay, sáng thứ sáu 20-9-2019 trời quang đãng sau một đêm mưa lạnh. 8.00am mặt trời đã ló dạng. bầu trời không còn những đám mây xám xịt làm nao núng lòng người như những ngày hôm qua hôm kia. Thật là nhẹ nhõm. Mọi người tụ tập tại phòng tiếp khách của Bankstown Sport Club để trò chuyện, lãnh phần ăn sáng và chờ xe bus chở đi tham quan thắng cảnh Sydney.
Sáng nay BTC cho qúi bạn thưởng thức món "Bánh mì Thịt VN" từ thương nghiệp nhỏ của người Việt tỵ nạn tại Úc làm ra. NHững ổ bánh mì thịt vàng uơm gìon rụm cười tươi để lộ ra những sợi Carrot hồng cam, miếng chả lụa trắng sáng điểm xuyến thêm vài lá hành ngò xanh tươi, chúng duyên dáng không thua gì những ổ bánh mì nơi quê nhà "The bánh mì Queen" "Madam Khanh" " Bánh mì Cụ Lộc" tại phố cổ Hội An và chúng cũng thơm ngon sánh vai cùng các chị em "bánh mì" một thời làm điêu linh những tâm hồn con người yêu ẩm thực Sài-Gòn trước 1975 :
_ Bánh mì Như Lan: Bánh cóc thịt nguội.
_ Bánh mì BaLẹ : Bánh có paté riêng
_ Bánh mì Tôn Thọ Tường: Bánh mì vịt quay.
_ Bánh mì Tạ Thu Thâu: Sauce Mayonnaise
Bánh mì VN từ mùi vị đến hình dáng đều có điểm riêng của nó: ổ bánh mì chỉ dài cỡ một gang tay người lớn và bự vừa cho bàn tay cầm nó, bánh được làm theo phương pháp gia truyền trong thương nghiệp nhỏ vỏ bánh trong ngày giòn tan, ruột bánh mểm nhẹ. Ổ bánh mì được người ta để chảlụa thịt heo, thịt gà hay bì nem hoặc xá xíu để lảm tên gọi nhưng cái hồn của ổ bánh mì thịt VN chính là Sauce Mayonnaise làm bằng lòng đỏ trứng gà+ Paté gan có vị hạt tiêu+ carrot, củ cải chua ngọt, hơi mằn mặn của xí muội. Người VN đã khéo léo đem hương vị Âu,Á cho đan quện vào nhau để chúng nhẹ nhàng len sâu vào lòng thực khách nơi quê nhà và hải ngoại. Khách ngoại quốc rất ưa chuộng "bánh mì thịt" kiểu VN.
Một bữa sáng phủ phê, sắp tới giờ xe Bus đến, ban ẩm thực bày những thùng trái cây, bánh mì ngoài hành lang. Bé Hai nói với KD;
_ Bánh mì còn dư nhiều, chị mời các bạn đến đây lấy trái cây, bánh mì gíup em nha.
KD nhâ ̣n lời, đứng bên cửa ra vào, thấy ai vừa từ cửa bước ra hay chưa ra xe Kd mời lấy thêm bánh mì, trái cây. Gặp ai cũng mời, có bạn được mời hỏi KD:
_ KD nghĩ sống để làm gì?
KD trả lời ngon ơ
_ Sống để yêu.
bạn ta tủm tỉm cười và nói:
_ Yêu là đúng, nhưng vì quan niệm "ăn để sống, không sống để ăn" nên không thể yêu thêm ổ bánh mì nữa được, D mời tôi mấy lần rồi!
KD bị quê nhưng nghĩ cũng mắc cười chính mình, liền làm quen.
_ Ồ ! D xin lỗi nhé, Anh ở đoàn nào vậy, sao anh biết tên KD? cho D biết tên kẻo một phút nữa D lại mời .:cuoilan:
Anh bạn cười hhaha
_ Rất vui, được gặp người mà bao lâu tôi chỉ biết văn của D trên DĐ.
_ Cám ơn anh thường xuyên đọc bài lẩm cẩm của D trên DĐ. D cố gắng viết vì D Yêu DĐ , yêu công sức của các anh chị em bước đầu thành lập DĐ và yêu bạn đọc.
_ xe tới rồi, chào KD .
_ Dạ, lên xe mau đi, D không mời lấy bánh mì nữa đâu:cuoilan::cuoilan: Vài phút chuyện trò, KD lại có thêm người bạn dễ thương.
Mời một hồi bánh mì thịt cũng hết, trái cây cũng vơi, Cám ơn các bạn nhiều lắm.
Bánh mì thịt hết rồi KD leo lên xe nhìn anh chị em tung tăng bên hàng trái cây (chuối, Apple, cam, quít) của ban ẩm thực bên hàng lang, KD chợt nghĩ đến mấy người bán bánh mì, bán khoai lang bên lề đường phố Sài-Gòn sau 1975.
Sau 1975 _ 1986 Kinh tế kiệt quệ . Nghề Bánh mì thùng phi xuất phát từ khi nhà nước bán bột mì. Thợ bánh mì thất nghiệp, về tự chế lò nướng bánh mì bán cho người bán dạo cùng kiếm sống qua ngày bằng những cái thùng phi chứa nước khi xưa. Ở quê D khi người dân phải cân trà cho hợp tác xã cũng được đổi lại bằng bột mì, bà con dân quê chẳng biết làm gì với đám bột mì để ăn ngoài việc nhào bột với nước đem hấp chín, chiên thì không có dầu ̣để chiên. May mắn thay trong làng ở cái ngõ nhà KD có chú Hoàng bỏ SG về quê sinh sống, chú có nghề làm bánh mì, cả mấy làng bán bột mì cho chú. Chú làm việc thật chăm chỉ, bắt đầu từ 6.00am cái ngõ nhà KD thơm lừng mùi bánh nướng và tấp nập người qua lại. Thời gian nhà nước bán bột mì cho dân cái ngõ nhà KD sáng nào cũng xôi động, vui vẻ ấm áp hơn lên, những sáng mùa đông cũng bớt lặng lẽ lạnh lẽo đi nhiều.
Về trường ĐHSPKT-TĐ có lần KD lang thang trên con đường phía sau nhà cơm, mùi bánh mì nướng thơm lừng KD dừng lại xem bác Phú nướng bánh . Ánh lửa bập bùng từ miệng lò thùng phi, tiếng lửa reo lách tách lạch tạch từ những cục than củi hừng hực đỏ nghe vui tai. Bác Phú làm việc luôn tay, mới sáng sớm mặt mũi bác đỏ au, lấm tấm mồ hôi vì sức nóng của cái lò than củi. Bác nhăn mặt lôi ra cái vỉ bánh mì vàng ươm thơm phức rồi lại nhăn mặt đẩy cái vỉ xếp đầy những cục bột vô lò. Những lúc không đứng bên lò lửa ra uống nước mặt bác hồng hào lẫn thêm những lấm lem đen đuốc của những thân củi cháy. Thấy D đứng xem bác làm việc, bác cười, nụ cười tươi mát đôn hậu như nụ cười hạnh phúc của bố đang làm việc vất vả cho các con có bánh ăn ngon.
Đứng xem một hổi KD cũng bị sức nóng củi lửa làm cho khát nước KD vòng ra phía hàng rào sau bếp lại gặp một nhóm người sinh viên tiều phu vừa đi hái củi về và đang chuyền tay nhau những khúc củi xếp lên thành đống. KD không thể nhận ra các anh học lớp nào vì anh nào cũng vẽ than đen thui trên mặt và áo quần còn lành lặn nhưng lấm lem như mấy người lính Úc trong trận đánh LOng Tân vùng núi đất VN (xem trong Viện Bảo Tàng Chiến Tranh tại Canberra). Thấy các anh cười KD cũng cười rồi lẩn đi mất. Đi gần tới máy uống nước lạnh trong sân trường KD gặp anh SV tiều phu, hai người nhường nhau uống nước, D thấy mồ hôi đổ trên khuôn mặt lấm lem của anh, D nói: "anh uống trước ", anh nhường D: "D uống trước đi, anh uống sau". Được nhường D uống một hơi, uống xong D không nói gì chỉ cười tỏ lòng cám ơn rồi đi mất. Cho tới bây giờ D cũng không biết anh là ai, tên gì mà sao lại biết tên mình. KD chỉ biết anh có đôi mắt "sầu thương". KD không nhớ tác gỉa nào đã viết bài thơ tả con mắt:
Mắt anh không thuộc loại mắt một mí hay hai mí mà là mắt bụp, mắt hơi sưng sưng , trong mắt như đọng giọt nước, giọt nước đó không làm mắt anh long lanh mà nó làm con mắt anh thoát ra cái vẻ gì xa vời vợi. Có lẽ giống đôi mắt của nhà thơ Quang Dũng.
Ồ! KD nghĩ mông lung qúa hay là trong thực tế "hạt bụi làm anh rưng rưng đôi mắt" cũng như bác Phú có những lúc "khói bếp làm mắt bác lung linh"
Bánh mì nướng củi KD vẫn thích nhất vì được nướng theo kiểu chánh gốc của dân Tây. KD Thương hoài ổ bánh mì thùng phi trường ĐHSPKT_TĐ. Da bánh dòn rụm các cô bạn D thích D dành cho các bạn, ruột bánh mềm mịn thì D thích các bạn dành hết cho D. Và thương hoài đôi mắt đọng nước vì dính bụi của anh sv Tiều phu đốn củi về cho Bác Phú nướng bánh, KD cũng nhớ ơn đôi mắt đọng màu nước của mây khói và nắng lửa mỗi ngày vất vả nướng bánh cho chúng con ăn.
Thân ái
KimDung
thứ sáu 20-9-2019
Sáng nay, sáng thứ sáu 20-9-2019 trời quang đãng sau một đêm mưa lạnh. 8.00am mặt trời đã ló dạng. bầu trời không còn những đám mây xám xịt làm nao núng lòng người như những ngày hôm qua hôm kia. Thật là nhẹ nhõm. Mọi người tụ tập tại phòng tiếp khách của Bankstown Sport Club để trò chuyện, lãnh phần ăn sáng và chờ xe bus chở đi tham quan thắng cảnh Sydney.
Sáng nay BTC cho qúi bạn thưởng thức món "Bánh mì Thịt VN" từ thương nghiệp nhỏ của người Việt tỵ nạn tại Úc làm ra. NHững ổ bánh mì thịt vàng uơm gìon rụm cười tươi để lộ ra những sợi Carrot hồng cam, miếng chả lụa trắng sáng điểm xuyến thêm vài lá hành ngò xanh tươi, chúng duyên dáng không thua gì những ổ bánh mì nơi quê nhà "The bánh mì Queen" "Madam Khanh" " Bánh mì Cụ Lộc" tại phố cổ Hội An và chúng cũng thơm ngon sánh vai cùng các chị em "bánh mì" một thời làm điêu linh những tâm hồn con người yêu ẩm thực Sài-Gòn trước 1975 :
_ Bánh mì Như Lan: Bánh cóc thịt nguội.
_ Bánh mì BaLẹ : Bánh có paté riêng
_ Bánh mì Tôn Thọ Tường: Bánh mì vịt quay.
_ Bánh mì Tạ Thu Thâu: Sauce Mayonnaise
Bánh mì VN từ mùi vị đến hình dáng đều có điểm riêng của nó: ổ bánh mì chỉ dài cỡ một gang tay người lớn và bự vừa cho bàn tay cầm nó, bánh được làm theo phương pháp gia truyền trong thương nghiệp nhỏ vỏ bánh trong ngày giòn tan, ruột bánh mểm nhẹ. Ổ bánh mì được người ta để chảlụa thịt heo, thịt gà hay bì nem hoặc xá xíu để lảm tên gọi nhưng cái hồn của ổ bánh mì thịt VN chính là Sauce Mayonnaise làm bằng lòng đỏ trứng gà+ Paté gan có vị hạt tiêu+ carrot, củ cải chua ngọt, hơi mằn mặn của xí muội. Người VN đã khéo léo đem hương vị Âu,Á cho đan quện vào nhau để chúng nhẹ nhàng len sâu vào lòng thực khách nơi quê nhà và hải ngoại. Khách ngoại quốc rất ưa chuộng "bánh mì thịt" kiểu VN.
Một bữa sáng phủ phê, sắp tới giờ xe Bus đến, ban ẩm thực bày những thùng trái cây, bánh mì ngoài hành lang. Bé Hai nói với KD;
_ Bánh mì còn dư nhiều, chị mời các bạn đến đây lấy trái cây, bánh mì gíup em nha.
KD nhâ ̣n lời, đứng bên cửa ra vào, thấy ai vừa từ cửa bước ra hay chưa ra xe Kd mời lấy thêm bánh mì, trái cây. Gặp ai cũng mời, có bạn được mời hỏi KD:
_ KD nghĩ sống để làm gì?
KD trả lời ngon ơ
_ Sống để yêu.
bạn ta tủm tỉm cười và nói:
_ Yêu là đúng, nhưng vì quan niệm "ăn để sống, không sống để ăn" nên không thể yêu thêm ổ bánh mì nữa được, D mời tôi mấy lần rồi!
KD bị quê nhưng nghĩ cũng mắc cười chính mình, liền làm quen.
_ Ồ ! D xin lỗi nhé, Anh ở đoàn nào vậy, sao anh biết tên KD? cho D biết tên kẻo một phút nữa D lại mời .:cuoilan:
Anh bạn cười hhaha
_ Rất vui, được gặp người mà bao lâu tôi chỉ biết văn của D trên DĐ.
_ Cám ơn anh thường xuyên đọc bài lẩm cẩm của D trên DĐ. D cố gắng viết vì D Yêu DĐ , yêu công sức của các anh chị em bước đầu thành lập DĐ và yêu bạn đọc.
_ xe tới rồi, chào KD .
_ Dạ, lên xe mau đi, D không mời lấy bánh mì nữa đâu:cuoilan::cuoilan: Vài phút chuyện trò, KD lại có thêm người bạn dễ thương.
Mời một hồi bánh mì thịt cũng hết, trái cây cũng vơi, Cám ơn các bạn nhiều lắm.
Bánh mì thịt hết rồi KD leo lên xe nhìn anh chị em tung tăng bên hàng trái cây (chuối, Apple, cam, quít) của ban ẩm thực bên hàng lang, KD chợt nghĩ đến mấy người bán bánh mì, bán khoai lang bên lề đường phố Sài-Gòn sau 1975.
Sau 1975 _ 1986 Kinh tế kiệt quệ . Nghề Bánh mì thùng phi xuất phát từ khi nhà nước bán bột mì. Thợ bánh mì thất nghiệp, về tự chế lò nướng bánh mì bán cho người bán dạo cùng kiếm sống qua ngày bằng những cái thùng phi chứa nước khi xưa. Ở quê D khi người dân phải cân trà cho hợp tác xã cũng được đổi lại bằng bột mì, bà con dân quê chẳng biết làm gì với đám bột mì để ăn ngoài việc nhào bột với nước đem hấp chín, chiên thì không có dầu ̣để chiên. May mắn thay trong làng ở cái ngõ nhà KD có chú Hoàng bỏ SG về quê sinh sống, chú có nghề làm bánh mì, cả mấy làng bán bột mì cho chú. Chú làm việc thật chăm chỉ, bắt đầu từ 6.00am cái ngõ nhà KD thơm lừng mùi bánh nướng và tấp nập người qua lại. Thời gian nhà nước bán bột mì cho dân cái ngõ nhà KD sáng nào cũng xôi động, vui vẻ ấm áp hơn lên, những sáng mùa đông cũng bớt lặng lẽ lạnh lẽo đi nhiều.
Về trường ĐHSPKT-TĐ có lần KD lang thang trên con đường phía sau nhà cơm, mùi bánh mì nướng thơm lừng KD dừng lại xem bác Phú nướng bánh . Ánh lửa bập bùng từ miệng lò thùng phi, tiếng lửa reo lách tách lạch tạch từ những cục than củi hừng hực đỏ nghe vui tai. Bác Phú làm việc luôn tay, mới sáng sớm mặt mũi bác đỏ au, lấm tấm mồ hôi vì sức nóng của cái lò than củi. Bác nhăn mặt lôi ra cái vỉ bánh mì vàng ươm thơm phức rồi lại nhăn mặt đẩy cái vỉ xếp đầy những cục bột vô lò. Những lúc không đứng bên lò lửa ra uống nước mặt bác hồng hào lẫn thêm những lấm lem đen đuốc của những thân củi cháy. Thấy D đứng xem bác làm việc, bác cười, nụ cười tươi mát đôn hậu như nụ cười hạnh phúc của bố đang làm việc vất vả cho các con có bánh ăn ngon.
Đứng xem một hổi KD cũng bị sức nóng củi lửa làm cho khát nước KD vòng ra phía hàng rào sau bếp lại gặp một nhóm người sinh viên tiều phu vừa đi hái củi về và đang chuyền tay nhau những khúc củi xếp lên thành đống. KD không thể nhận ra các anh học lớp nào vì anh nào cũng vẽ than đen thui trên mặt và áo quần còn lành lặn nhưng lấm lem như mấy người lính Úc trong trận đánh LOng Tân vùng núi đất VN (xem trong Viện Bảo Tàng Chiến Tranh tại Canberra). Thấy các anh cười KD cũng cười rồi lẩn đi mất. Đi gần tới máy uống nước lạnh trong sân trường KD gặp anh SV tiều phu, hai người nhường nhau uống nước, D thấy mồ hôi đổ trên khuôn mặt lấm lem của anh, D nói: "anh uống trước ", anh nhường D: "D uống trước đi, anh uống sau". Được nhường D uống một hơi, uống xong D không nói gì chỉ cười tỏ lòng cám ơn rồi đi mất. Cho tới bây giờ D cũng không biết anh là ai, tên gì mà sao lại biết tên mình. KD chỉ biết anh có đôi mắt "sầu thương". KD không nhớ tác gỉa nào đã viết bài thơ tả con mắt:
Mắt một mí vì không cần hai mí
Một mí thôi cũng đủ ngả nghiêng đời.
Mắt hai mí tức là dư một mí.
Một mí thừa xin để lại cho tôi.
Một mí thôi cũng đủ ngả nghiêng đời.
Mắt hai mí tức là dư một mí.
Một mí thừa xin để lại cho tôi.
Mắt anh không thuộc loại mắt một mí hay hai mí mà là mắt bụp, mắt hơi sưng sưng , trong mắt như đọng giọt nước, giọt nước đó không làm mắt anh long lanh mà nó làm con mắt anh thoát ra cái vẻ gì xa vời vợi. Có lẽ giống đôi mắt của nhà thơ Quang Dũng.
ĐÔI BỜ
Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài.
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm hao về một sớm mai?
Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai?
Sông xa từng lớp lớp mưa dài.
Mắt kia em có sầu cô quạnh
Khi chớm hao về một sớm mai?
NHỚ BẠN
đôi mắt có màu xanh thăm thẳm của trời cao
"AI mắt đọng da trời".
đôi mắt có màu xanh thăm thẳm của trời cao
"AI mắt đọng da trời".
Ồ! KD nghĩ mông lung qúa hay là trong thực tế "hạt bụi làm anh rưng rưng đôi mắt" cũng như bác Phú có những lúc "khói bếp làm mắt bác lung linh"
Bánh mì nướng củi KD vẫn thích nhất vì được nướng theo kiểu chánh gốc của dân Tây. KD Thương hoài ổ bánh mì thùng phi trường ĐHSPKT_TĐ. Da bánh dòn rụm các cô bạn D thích D dành cho các bạn, ruột bánh mềm mịn thì D thích các bạn dành hết cho D. Và thương hoài đôi mắt đọng nước vì dính bụi của anh sv Tiều phu đốn củi về cho Bác Phú nướng bánh, KD cũng nhớ ơn đôi mắt đọng màu nước của mây khói và nắng lửa mỗi ngày vất vả nướng bánh cho chúng con ăn.
Thân ái
KimDung
thứ sáu 20-9-2019
Comment