Announcement

Collapse
No announcement yet.

Bầu cử Mỹ 2020: Siêu thứ ba

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Bầu cử Mỹ 2020: Siêu thứ ba



    Cử tri ở Santa Ana,bang California bỏ phiếu trong cuộc bầu cử sơ bộ Siêu thứ ba. REUTERS / Mike Blake - RC2O7F940O5T

    14 tiểu bang của Hoa Kỳ tổ chức bầu cử sơ bộ đảng trong ngày thứ Ba 3/3 để các cử tri ủng hộ Ðảng Dân chủ chọn người đại diện cho đảng ra tranh cử tổng thống trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11.

    Các ứng cử viên Ðảng Dân chủ tranh đua nhau để giành khoảng một phần ba số đại biểu trong ngày bầu cử được gọi là Siêu thứ ba này, trong đó có bang có số đại biểu nhiều nhất là California ở miền tây.

    Tiếp theo sau các cuộc bầu cử sơ bộ ở bốn tiểu bang đầu tiên là Iowa, New Hampshire, Nevada và South Carolina, các cuộc bầu cử trong ngày Siêu thứ ba sẽ xác định rõ hơn chiều hướng đề cử người đại diện cho đảng ra tranh cử tổng thống, với việc cử tri ở các tiểu bang trên khắp nước Mỹ, bao gồm ở miền tây, nam, đông bắc và trung tây cùng với lãnh thổ Samoa sẽ quyết định sự chọn lực của mình trong lá phiếu ngày hôm nay.

    Tính đến trước ngày Siêu thứ ba, Thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders dẫn đầu cuộc đua với 58 đại biểu cam kết. Ông Sanders có thể nhận được sự ủng hộ lớn ở bang California và Texas, theo kết quả các cuộc thăm dò.

    Nhóm đại biểu lớn thứ ba trong ngày hôm nay là ở bang North Carolina, nơi các cuộc thăm dò cho thấy ông Sanders tranh đua ngang ngửa với cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

    Ông Biden vừa giành chiến thắng lớn hôm thứ Bảy tại bang kề cận South Carolina, và hiện có 50 đại biểu cam kết.
    Giữ vị trí thứ ba là Thượng nghị sĩ bang Massachusetts Elizabeth Warren, người đã giành được tất cả tám đại biểu tại bang Iowa cách đây một tháng, nhưng lại liên tiếp thất bại trong các cuộc bầu cử sơ bộ kế tiếp. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy bà Warren đang ngang ngửa với ông Sanders ở bang Massachusetts.

    Có nhiều sự thay đổi lớn ngay trước ngày Siêu thứ Ba. Thượng nghị sĩ bang Minnesota Amy Klobuchar hôm thứ Hai 2/3 quyết định chấm dứt tranh cử và tuyên bố ủng hộ ông Biden. Bà Klobuchar là một trong những người thuộc nhóm các đảng viên Dân chủ ôn hòa lên tiếng ủng hộ ông Biden vào phút cuối.

    Cựu thị trưởng Pete Buttigieg của thành phố South Bend, bang Indiana -- người đã kết thúc tranh cử hôm Chủ nhật sau khi từ chỗ ít được biết đến đã bất ngờ giành chiến thắng tại bang Iowa và đứng thứ hai sau ông Sanders ở New Hampshire – cũng tuyên bố ủng hộ ông Biden hôm thứ Hai.

    Tỷ phú Tom Steyer cũng rút khỏi cuộc đua sau khi kết thúc ở vị trí thứ ba ở South Carolina, nơi ông đặt hy vọng cao nhất cho một kết quả tích cực.

    Trong cuộc đua Siêu thứ ba, lần đầu tiên tên của cựu Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg xuất hiện trên các lá phiếu. Ông Bloomberg bắt đầu cuộc đua sau các đối thủ của ông nhiều tháng, và ông quyết định không tranh cử tại bốn bang hồi tháng 2 vừa qua, để tập trung vào chiến dịch đầu tiên của ông trong ngày Siêu thứ ba. Nhà tỷ phú này đã chi tiêu 400 triệu đô la cho một chiến dịch quảng cáo khổng lồ nhắm vào các bang Siêu thứ Ba.

    Nữ nghị sĩ bang Hawaii Tulsi Gabbard cũng có tên trên lá phiếu trong ngày thứ ba, nhưng bà khó có thể giành được nhiều sự ủng hộ sau khi về thứ bảy tại các cuộc đua hồi tháng 2, và không đạt đủ điều kiện tham gia một cuộc tranh luận vào tháng 11.
    Các bang khác tổ chức bầu cử sơ bộ trong ngày Siêu thứ ba là Alabama, Arkansas, Colorado, Maine, Oklahoma, Tennessee, Utah, Vermont và Virginia.

    Nguồn: VOA


    Have a nice day!!

  • #2
    Click image for larger version

Name:	whoiswinning.png
Views:	21
Size:	90.5 KB
ID:	18586
    Bảng tổng kết Who is winning to be President candidates cho đến 3 giờ sáng hôm nay. Có lẽ đến chiều nay sẽ có kết quả chính thức. Sôi nổi trong đảng Dân chủ, vào tối hôm qua thì TND Sanders đang dẫn trước tại Texas nhưng đến sáng nay thì phó Tổng thống Biden đã vượt qua và thắng tại TX.. Tuy nhiên ông Biden cũng không dẫn trước quá xa nên có thể có những kết quả cuối cùng giữa 2 nhân vật này. Các bạn hãy chờ xem.
    Have a nice day!!

    Comment


    • #3
      Sơ bộ đảng Dân chủ Mỹ: Liệu kịch bản chia rẽ 2016 tái diễn?



      Joe Biden tại cuộc vận động tranh cử tại Los Angeles, California, Hoa Kỳ, ngày 03/03/2020 REUTERS/Mike Blake

      Cựu phó tổng thống của Barack Obama thắng lớn trong cuộc bầu cử sơ bộ quan trọng trong đảng Dân Chủ được gọi là Ngày Thứ Ba Trọng Đại, Siêu Thứ Ba Super Tuesday 03/03/2020. Tại 14 tiểu bang, Joe Biden thắng được 9 trong đó có Texas. Nhân vật từng bị chế giễu là « xác chết biết đi » đã chận đứng đà tiến của thượng nghị sĩ mang tư tưởng « xã hội chủ nghĩa » của bang Vermont, Bernie Sanders.

      Để được chọn làm đại diện cho đảng Dân Chủ tranh ghế tổng thống Mỹ, ứng cử viên về đầu phải được tối thiểu 1991 đại biểu ủng hộ. Trong số 1215 người công khai tuyên bố, Joe Biden được 560 còn Bernie Sanders được 501. Sự kiện nhà tỷ phú Michael Bloomberg rút lui và quay sang ủng hộ Joe Biden cũng như thất bại của nữ thượng nghị sĩ Elisabeth Warren cho phép suy đoán từ nay cho đến ngày Đại hội đảng vào trung tuần tháng 07, trên đường đua chỉ còn có hai người : cựu phó tổng thống của Barack Obama, chiếm thượng phong và thượng nghị sĩ bang Vermont, tranh nhau 38 bang còn lại.
      Trước các ủng hộ viên truyền thống tại Vermont, thượng nghị sĩ Bernie Sanders tuyên bố không nao núng : « Chúng ta sẽ được đảng Dân Chủ bầu chọn và chúng ta sẽ thắng Donald Trump ».
      Diễn biến bất ngờ này đặt ra ba câu hỏi : Nhờ đâu mà Joe Biden chuyển bại thành thắng ? Liệu có tái diễn kịch bản chia rẽ nội bộ trong đảng Dân Chủ năm 2016 ? Và vì sao có xu hướng chận đà tiến của thượng nghị sĩ Vermont và ưu đãi phó tổng thống Joe Biden ?
      Từ Washington, nhà báo Phạm Trần phân tích :

      Nhờ các yếu tố nào mà Joe Biden chuyển bại thành thắng ?
      Nhà báo Phạm Trần : « Joe Biden thắng là có ba lý do. Thứ nhất là lãnh đạo phe chính thống và ôn hòa trong đảng Dân Chủ quyết định đứng sau lưng ông Joe Biden sau thắng lợi của ông ấy tại bang Nam Carolina ngày thứ Bảy 29/02. Thứ hai nữa là người da màu đi bỏ phiếu rất đông. Theo kết quả thăm dò trước phòng phiếu, thì cứ mười người là có hơn sáu người bỏ phiếu cho Joe Biden. Lý do thứ ba là những cử tri lớn tuổi, những người đi bầu chăm chỉ, chiếm tỷ lện từ 60% đến 70% trong các cuộc bầu cử cũng ủng hộ Joe Biden….Joe Biden còn được sự ủng hộ của nghiệp đoàn lao động lớn nhất của Mỹ.
      Trong lịch sử Hoa Kỳ, thời Richard Nixon tranh cử, ông ấy cũng ba chìm bảy nổi trước khi được đảng Cộng Hoà đề cử và thắng cử vào năm 1968. Năm 1992, Bill Clinton cũng gặp khó khăn trước khi đảng Dân Chủ bầu làm ứng cử viên.
      Nhưng trường hợp Joe Biden, trước ngày Thứ Ba vừa rồi, người ta còn cho là ông có thể thất bại trước cuộc vận động tranh cử rất hào hứng của Bernie Sanders. Nhưng đến khi bỏ phiếu ngày 29/02 tại Nam Carolina, lúc đó báo chí nói ông là ứng cử viên chết đi sống lại một cách vinh quang. Bây giờ người ta nói Joe Biden là một đối thủ lợi hại »

      Liệu cặp đối thủ Biden-Sanders có tái diễn kịch bản Clinton-Sanders 2006 làm đảng Dân Chủ thua bất ngờ ?
      Nhà báo Phạm Trần : Mình đã thấy rõ là còn hai người sáng giá nhất là cựu phó tổng thống Joe Biden và thượng nghị sĩ Bernie Sanders. Vào năm 2016, một trong những lý do làm bà Hillary Clinton thất bại là bởi vì Bernie Sanders chỉ công khai ủng hộ bà Clinton vào những tuần lễ sau cùng của cuộc vận động tranh cử chống Donald Trump. Vào lúc đó, các lãnh tụ đảng Dân Chủ rất bực mình Bernie Sanders. Bây giờ, kết quả bầu hôm thứ Ba vừa qua cho thấy phe ôn hoà, phe truyền thống không muốn tái diễn các màn kịch 2016, không để cho ông Bernie Sanders làm chuyện đó, nghĩa là từ nay đến tháng Sáu, còn 38 cuộc tranh cử sơ bộ mà phần lớn các bang mà đa số nghiên về Joe Biden như Florida, Michigan, New Jersey… là những tiểu bang có số đại biểu đông và không nghiêng về ông Bernie Sanders.

      Nhưng vì sao phe ôn hoà muốn cản đường thượng nghị sĩ bang Vermont ?
      Nhà báo Phạm Trần : Lý do chính là người ta sợ lập trường cấp tiến quá độ, có thể nói là thiên tả. Bởi vì người ta có hồ sơ Bernie Sanders thân phía Nga sô. Khi là thị trưởng một thành phố ở Vermont ông kết nghĩa với Matxcơva, ông ca ngợi Castro của Cuba , đi thăm Nicaragua, ca ngợi hai nước này có chính sách xã hội, y tế, giáo dục công bằng hơn Hoa Kỳ.
      Vì thế, ông đưa ra một chính sách về di dân, về sức khỏe và giáo dục rất là cấp tiến và tốn phí. Do vậy, người ta hỏi tiền đâu ông có để thực hiện. Các chủ trương như là bỏ học phí đại học, xóa nợ 1600 tỷ đôla của sinh viên vay tiền đi học… bị xem là có mục đích câu phiếu giới trẻ. Còn chính sách di dân cởi mở là để câu phiếu cử tri gốc Nam Mỹ…
      Điều làm đảng Dân Chủ sợ hơn nữa là nếu Bernie Sanders được đề cử thì sẽ thất bại vì Donald Trump có hồ sơ để tấn công Bernie Sanders đặc biệt là vấn đề thân với Fidel Castro… Do vậy báo chí Mỹ thân đảng Dân Chủ cũng đứng về phe ôn hòa và tìm cách ngăn chận đà tiến của Bernie Sanders.

      Tú Anh - RFI
      Have a nice day!!

      Comment

      Working...
      X