Covid-19, người dân tự cách ly và bị cách ly
Người dân chen chân nhau mua hàng ở các tiệm tạp hóa, siêu thị nhỏ ở thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam vào chiều Chủ Nhật, ngày 8 tháng 3, sau khi có thông tin về những người cùng chuyến bay với cô Nhung đang tạm trú ở Hội An, Điện Bàn.
QUẢNG NAM - Tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam trở nên trầm trọng trong vòng chưa đầy 48 giờ trở lại đây, mặc dù trước đó một ngày, chính quyền có thông báo chính thức rằng Việt Nam đã triệt tiêu dịch Covid-19. Nhưng mọi sự trở nên rối bời kể từ khi cô Nguyễn Hồng Nhung ở phố Trúc Bạch, Hà Nội cùng với một đoàn công tác cao cấp của chính phủ Việt Nam bay về từ Anh Quốc trên chuyến bay VN0054.
Đầu tiên là cô Nhung bị phát hiện dương tính với Covid-19, sau đó là một cán bộ cao cấp và tiếp tục nhiều người gồm khách nước ngoài và người Việt bị nhiễm dịch. Con số hiện nay đã lên 31 ca dương tính với Covid-19. Tâm lý lo lắng bao phủ, nhiều gia đình chọn tự cách ly để bảo đảm an toàn, và cũng có nhiều gia đình bị chính quyền bắt buộc phải cách ly.
Một người dân thuộc huyện Điện Bàn, Quảng Nam, chia sẻ, “Gia đình tôi và có nhiều gia đình tư thương khác quyết định đóng cửa hàng từ ngày hôm nay (9/3/2020). Ví dụ như có ai mua thì sẽ đứng bên ngoài cửa hàng, đưa danh sách lên, chúng tôi đứng trong gương đọc danh sách họ cần mua để chuyền ra. Đương nhiên chúng tôi sẽ khử trùng trước khi giao sản phẩm.”
(viendongdaily)
Một cặp nam nữ ôm được mấy thùng mì hôm Chủ Nhật tại Điện Bàn.
“Hiện tại, chính quyền thị trấn Vĩnh Điện đã khuyến cáo chúng tôi ngừng bán, đóng cửa hàng, nghe đâu có người bị sốt, đưa đi nhập viện rồi. Nhưng chưa có thông tin chính thức. Ở Hội An, Đại Lộc và Thăng Bình nghe nói cũng nóng lên vì chuyện này. Kinh thật, chỉ có một cô gái trẻ và mấy ông cán bộ, mấy ông bà tây trên một chuyến bay mà làm cho mọi chuyện trở nên nháo nhào, cả nước kinh động!”
Khi chúng tôi hỏi thăm về vấn đề tích trữ lương thực, thực phẩm cho những ngày sắp tới, anh Hùng, một nông dân ở Thăng Bình, Quảng Nam, chia sẻ, “Chúng tôi là nhà nông, có sẵn lúa gạo, chỉ cần đi xay thật nhiều, rau cũng có trong vườn, nói chung thành phố thì lo hơn chúng tôi nếu có xảy ra cách ly. Nhưng nói vậy thôi chứ người trên thị trấn cũng giành giật, chen lấn mua thực phẩm tích trữ. Nhà nông dân cũng trữ vài tùng mì tôm.”
Một giáo viên dạy sử ở Điện Bàn, Quảng Nam cho biết, “Dường như hầu hết nhà nông đều dự trữ mì tôm, có lẽ đã quá quen với các loại mì cứu trợ, mì giải thiên tai nên tâm thức của phần đông người Việt bị án ngữ bởi thùng mì tôm, hễ có biến thì dự trữ, tranh nhau mua dự trữ mì tôm. Mặc dù với dịch bệnh, mì tôm chỉ làm cho mọi chuyện trở nên rối rắm, lẽ ra phải tích trữ các loại dược liệu mới đúng chứ!”
Nhìn chung, có rất nhiều người ở khu vực miền Trung đã quyết định tự cách ly để phòng dịch. Nhưng bù vào đó, lại có những gia đình không muốn cách ly, đặc biệt là các gia đình sống trong vùng dịch. Trường hợp ở phố Trúc Bạch, Hà Nội là một ví dụ, nhiều người trẻ đã cố tình trốn khỏi nhà để tránh bị cách ly. Đáng nói hơn là trường hợp một ông ngồi ghế chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty điện gió, bay từ Hà Nội vào miền Trung trên cùng chuyến bay với người đã nhiễm Covid - 19, đã cố tình đánh tráo người cách ly bằng cách cho một nhân viên thuộc cấp đi cách ly còn bản thân ông ta thì ở nhà như không có chuyện gì xảy ra.
Có thể nói rằng chuyến bay VN0054 là chuyến bay gây nhiều tai bay vạ gió nhất cho Việt Nam trong đợt dịch này, bởi hầu hết những người mắc dịch đều là dân có tiền, có chức sắc và có khả năng đi lại nhiều nơi, có mối quan hệ, giao thiệp rộng, hơn nữa là có khả năng tập trung nhiều người xúm xít quanh họ để cùng mắc dịch. Điều này khác hoàn toàn với một người lao động quê Thái Bình, trở về Ninh Bình từ thành phố Daegu, Nam Hàn với triệu chứng dương tính Covid-19 nhưng lại “lặng lẽ” không làm mưa làm gió như những người vừa nói trên.
Hiện tại, nguy cơ vỡ trận Covid-19 tại Việt Nam rất cao. Có thể nói rằng việc kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam đang rất căng thẳng và chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Nhưng, vấn đề quan trọng nhất vẫn là ý thức bảo vệ cộng đồng bằng việc tự cách ly chỉ diễn ra với những người thuộc thành phần không giàu có. Những người có chức sắc và kinh tế có vẻ như không chịu cách ly và tự cho họ cái quyền được ưu tiên miễn cách ly bằng cách này hay cách khác. Đây là một mối nguy tiềm ẩn của Việt Nam trong đợt dịch này!
Người dân chen chân nhau mua hàng ở các tiệm tạp hóa, siêu thị nhỏ ở thị trấn Vĩnh Điện, Điện Bàn, Quảng Nam vào chiều Chủ Nhật, ngày 8 tháng 3, sau khi có thông tin về những người cùng chuyến bay với cô Nhung đang tạm trú ở Hội An, Điện Bàn.
QUẢNG NAM - Tình hình dịch Covid-19 ở Việt Nam trở nên trầm trọng trong vòng chưa đầy 48 giờ trở lại đây, mặc dù trước đó một ngày, chính quyền có thông báo chính thức rằng Việt Nam đã triệt tiêu dịch Covid-19. Nhưng mọi sự trở nên rối bời kể từ khi cô Nguyễn Hồng Nhung ở phố Trúc Bạch, Hà Nội cùng với một đoàn công tác cao cấp của chính phủ Việt Nam bay về từ Anh Quốc trên chuyến bay VN0054.
Đầu tiên là cô Nhung bị phát hiện dương tính với Covid-19, sau đó là một cán bộ cao cấp và tiếp tục nhiều người gồm khách nước ngoài và người Việt bị nhiễm dịch. Con số hiện nay đã lên 31 ca dương tính với Covid-19. Tâm lý lo lắng bao phủ, nhiều gia đình chọn tự cách ly để bảo đảm an toàn, và cũng có nhiều gia đình bị chính quyền bắt buộc phải cách ly.
Một người dân thuộc huyện Điện Bàn, Quảng Nam, chia sẻ, “Gia đình tôi và có nhiều gia đình tư thương khác quyết định đóng cửa hàng từ ngày hôm nay (9/3/2020). Ví dụ như có ai mua thì sẽ đứng bên ngoài cửa hàng, đưa danh sách lên, chúng tôi đứng trong gương đọc danh sách họ cần mua để chuyền ra. Đương nhiên chúng tôi sẽ khử trùng trước khi giao sản phẩm.”
(viendongdaily)
Một cặp nam nữ ôm được mấy thùng mì hôm Chủ Nhật tại Điện Bàn.
“Hiện tại, chính quyền thị trấn Vĩnh Điện đã khuyến cáo chúng tôi ngừng bán, đóng cửa hàng, nghe đâu có người bị sốt, đưa đi nhập viện rồi. Nhưng chưa có thông tin chính thức. Ở Hội An, Đại Lộc và Thăng Bình nghe nói cũng nóng lên vì chuyện này. Kinh thật, chỉ có một cô gái trẻ và mấy ông cán bộ, mấy ông bà tây trên một chuyến bay mà làm cho mọi chuyện trở nên nháo nhào, cả nước kinh động!”
Khi chúng tôi hỏi thăm về vấn đề tích trữ lương thực, thực phẩm cho những ngày sắp tới, anh Hùng, một nông dân ở Thăng Bình, Quảng Nam, chia sẻ, “Chúng tôi là nhà nông, có sẵn lúa gạo, chỉ cần đi xay thật nhiều, rau cũng có trong vườn, nói chung thành phố thì lo hơn chúng tôi nếu có xảy ra cách ly. Nhưng nói vậy thôi chứ người trên thị trấn cũng giành giật, chen lấn mua thực phẩm tích trữ. Nhà nông dân cũng trữ vài tùng mì tôm.”
Một giáo viên dạy sử ở Điện Bàn, Quảng Nam cho biết, “Dường như hầu hết nhà nông đều dự trữ mì tôm, có lẽ đã quá quen với các loại mì cứu trợ, mì giải thiên tai nên tâm thức của phần đông người Việt bị án ngữ bởi thùng mì tôm, hễ có biến thì dự trữ, tranh nhau mua dự trữ mì tôm. Mặc dù với dịch bệnh, mì tôm chỉ làm cho mọi chuyện trở nên rối rắm, lẽ ra phải tích trữ các loại dược liệu mới đúng chứ!”
Nhìn chung, có rất nhiều người ở khu vực miền Trung đã quyết định tự cách ly để phòng dịch. Nhưng bù vào đó, lại có những gia đình không muốn cách ly, đặc biệt là các gia đình sống trong vùng dịch. Trường hợp ở phố Trúc Bạch, Hà Nội là một ví dụ, nhiều người trẻ đã cố tình trốn khỏi nhà để tránh bị cách ly. Đáng nói hơn là trường hợp một ông ngồi ghế chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty điện gió, bay từ Hà Nội vào miền Trung trên cùng chuyến bay với người đã nhiễm Covid - 19, đã cố tình đánh tráo người cách ly bằng cách cho một nhân viên thuộc cấp đi cách ly còn bản thân ông ta thì ở nhà như không có chuyện gì xảy ra.
Có thể nói rằng chuyến bay VN0054 là chuyến bay gây nhiều tai bay vạ gió nhất cho Việt Nam trong đợt dịch này, bởi hầu hết những người mắc dịch đều là dân có tiền, có chức sắc và có khả năng đi lại nhiều nơi, có mối quan hệ, giao thiệp rộng, hơn nữa là có khả năng tập trung nhiều người xúm xít quanh họ để cùng mắc dịch. Điều này khác hoàn toàn với một người lao động quê Thái Bình, trở về Ninh Bình từ thành phố Daegu, Nam Hàn với triệu chứng dương tính Covid-19 nhưng lại “lặng lẽ” không làm mưa làm gió như những người vừa nói trên.
Hiện tại, nguy cơ vỡ trận Covid-19 tại Việt Nam rất cao. Có thể nói rằng việc kiểm soát dịch bệnh tại Việt Nam đang rất căng thẳng và chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Nhưng, vấn đề quan trọng nhất vẫn là ý thức bảo vệ cộng đồng bằng việc tự cách ly chỉ diễn ra với những người thuộc thành phần không giàu có. Những người có chức sắc và kinh tế có vẻ như không chịu cách ly và tự cho họ cái quyền được ưu tiên miễn cách ly bằng cách này hay cách khác. Đây là một mối nguy tiềm ẩn của Việt Nam trong đợt dịch này!