Announcement

Collapse
No announcement yet.

Tổng hợp:Covi 19- Mỹ chuẩn bị cả nghìn tỉ đô la để đối phó,cập nhật ở Pháp & Việt Nam & Á châu etc

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Tổng hợp:Covi 19- Mỹ chuẩn bị cả nghìn tỉ đô la để đối phó,cập nhật ở Pháp & Việt Nam & Á châu etc


    Tổng thống Mỹ Donald Trump họp với các đại diện ngành du lịch, khách sạn, bị tác động vì virus corona, ngày 17/03/2020 tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ. REUTERS - LEAH MILLIS

    Sau một thời gian có vẻ như bình chân như vại trước đại dịch virus corona (Covid-19), ngày 17/03/2020, chính quyền Mỹ đã đưa ra kế hoạch hỗ trợ tài chính khẩn cấp, với quy mô lớn chưa từng có, kể từ cuộc khủng hoảng 2007-2008. Chính quyền Donald Trump dự kiến cung cấp thêm từ 800 đến hơn 1 000 tỉ đô la cho các doanh nghiệp và các gia đình người Mỹ.

    Theo AFP, tổng thống Donald Trump cho biết bộ trưởng Tài Chính Steven Mnuchin đang làm việc với Quốc Hội lưỡng viện về một chương trình trợ giúp ‘‘táo bạo và rất quan trọng’’. Bộ trưởng Tài Chính Mỹ không nói rõ số tiền dự kiến cho kế hoạch, hiện đang được thảo luận, nhưng theo truyền thông Mỹ, sẽ có khoảng 850 tỉ được tung ra. Kênh truyền hình CNBC thậm chí còn nêu ra con số hơn 1.000 tỉ đô la.
    Bộ trưởng Tài Chính Mỹ nhấn mạnh là các trợ giúp tài chính sẽ phải được cung cấp không chậm trễ, cho không chỉ các gia đình, mà đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ hiện đang điêu đứng vì khủng hoảng. Cùng với ngành khách sạn, các hãng hàng không đang ở trong ‘‘tình trạng bi đát’’ còn hơn cả sau vụ khủng bố tấn công ngày 11/09/2001.
    Trước đó, Ngân Hàng Trung Ương cũng ban hành một loạt các biện pháp để bảo đảm là nền kinh tế hấp thu tốt hàng nghìn tỉ đô la đã được Ngân Hàng Trung Ương bơm thêm vào từ khoảng một tuần này. Đây là lần đầu tiên Ngân Hàng Trung Ương tái lập cơ chế, vốn đã được sử dụng trong thời gian khủng hoảng tài chính 2008: Đó là bảo đảm các ngân hàng có khả năng cấp tín dụng cho các cá nhân và các doanh nghiệp, để việc trả nợ không gặp khó khăn. Bởi nếu người dân và doanh nghiệp Mỹ không có tiền hoàn các khoản nợ đến hạn, thì khủng hoảng do Covid-19 sẽ thêm phần tồi tệ.

    Hôm thứ Hai 16/03, lần đầu tiên tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận nền kinh tế Hoa Kỳ có nguy cơ rơi vào suy thoái.

    Trọng Thành - RFI

    Bắc Kinh trục xuất 13 nhà báo Mỹ để trả đũa Washington


    Phóng viên nước ngoài chờ buổi họp báo thường kỳ của bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 18/03/2020. Ảnh minh họa. REUTERS - THOMAS PETER

    Quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng trên lĩnh vực truyền thông. Ngày 18/03/2020, hơn mười nhà báo làm việc cho nhiều nhật báo nổi tiếng Mỹ nhận được yêu cầu nộp lại chứng nhận cho phép hành nghề tại Trung Quốc - tương đương với quyết định trục xuất. Theo Bắc Kinh, quyết định nói trên là để trả đũa lại việc Washington giới hạn số lượng nhân viên làm việc cho 5 cơ quan truyền thông Trung Quốc tại Mỹ.

    Theo AFP, đây là đòn trừng phạt chưa từng thấy nhắm vào các nhà báo nước ngoài làm việc tại Trung Quốc. Hồi cuối tháng 02/2020, ba nhà báo của Wall Street Journal đã bị trục xuất. Theo Câu Lạc Bộ các Nhà Báo Nước Ngoài tại Trung Quốc (FCCC), với biện pháp này, ‘‘Trung Quốc tự làm cho chính quốc gia này trở nên tăm tối, bởi sứ mạng của các nhà báo là làm sáng tỏ thế giới mà chúng ta đang sống’’.
    Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompoe kêu gọi Bắc Kinh hủy bỏ quyết định trục xuất nói trên. Ông khẳng định Washington chỉ ‘‘giảm mạnh số lượng nhân viên của bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc’’ tại Mỹ, chứ không tấn công vào các nhà báo Trung Quốc. Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh:
    ‘‘Như thường lệ, những phóng viên thuộc loại xuất sắc nhất làm việc tại Trung Quốc là nạn nhân của lệnh trục xuất của chính quyền Bắc Kinh, cho dù đây không phải là một quyết định công khai. Tuy nhiên, lần này, Bắc Kinh đưa ra lời biện minh: Việc trục xuất không hề liên quan đến tự do báo chí. Theo cơ quan ngoại giao Trung Quốc, các biện pháp này chỉ là nhằm để trả đũa, sau khi Washington ra quyết định giới hạn tối đa 100 người làm việc cho các cơ quan truyền thông Trung Quốc tại Mỹ.
    Theo Câu Lạc Bộ các Nhà Báo Nước Ngoài tại Trung Quốc, ít nhất 13 nhà báo của New York Times, Wall Street Journal và The Washington Post đã nhận được thông báo nộp lại giấy phép hành nghề trong thời hạn 10 ngày. Các nhà báo trở thành nạn nhân trong cuộc đối đầu giữa hai đại cường, thứ nhất và thứ nhì thế giới.

    Quyết định của chính quyền Bắc Kinh gây chấn động tại các cơ quan báo chí nước ngoài ở Trung Quốc. Những phóng viên bị trục xuất là những người nói tiếng Hoa thành thạo, nhiều người trong số họ là người Mỹ gốc Hoa… Chính các nhà báo có nhiều phẩm chất cần thiết này là những người có khả năng giúp công luận hiểu rõ được những vấn đề tại Trung Quốc’’.

    Virus corona : Nước Pháp đã lâm bệnh như thế nào ?


    Nhân viên cấp cứu mặc bảo hộ y tế đưa bệnh nhân vào bệnh viện CHU Strasbourg, miền đông Pháp, ngày 16/03/2020 REUTERS/Christian Hartmann

    Chỉ trong vòng một tuần lễ, tại Pháp số người bị dương tính với con virus xuất phát từ Vũ Hán đã tăng vọt từ vài chục người lên hơn 1.000 người, đến nay là trên 6.600 và tất nhiên là sẽ không dừng ở đây. Từ 12 giờ trưa ngày 17/03/2020, các sinh hoạt trên toàn nước Pháp ngưng đọng lại với những biện pháp hạn chế di chuyển nghiêm ngặt. Vì đâu nên nỗi ?

    Báo Le Figaro kể lại, chiếc trực thăng đang lao đi trên bầu trời vùng Picardie hôm 25/2 mang theo một tin xấu. Trong ca-bin, tiếng ồn của động cơ lấp đi những hơi thở của Dominique Varoteaux trên băng-ca, đang nguy kịch.
    Người giáo viên 60 tuổi của trường trung học Crépy-en-Valois thuộc vùng Oise ban đầu chỉ có triệu chứng cúm thông thường, nhưng tình trạng bỗng trở nên tồi tệ. Tại Creil, các bác sĩ khám thấy bị viêm phổi nặng nên cho chuyển khẩn cấp đến bệnh viện Pitié-Salpêtrière. Bay với tốc độ 250 km/giờ, chiếc trực thăng đưa bệnh nhân đến bệnh viện ở Paris trong không đầy 15 phút. Khi đến nơi, Dominique Varoteaux được chẩn đoán dương tính với virus corona chủng mới.
    Cho đến lúc ấy, con virus xuất hiện trước đó hai tháng trên những lối đi bẩn thỉu của chợ động vật Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, tuy là một mối đe dọa nhưng vẫn còn xa vời. Nhập viện tại Pháp, chỉ có một nhúm du khách Trung Quốc, một thương gia rượu vang có đi qua Vũ Hán, và một bác sĩ thiếu may mắn bị lây nhiễm. Lời cảnh báo duy nhất đến từ một chùm 6 ca bệnh tại khu trượt tuyết Contamines-Montjoie.
    Chỉ có một trường hợp tử vong là một du khách Trung Quốc đã 80 tuổi, ông cụ này vào bệnh viện Bichat, Paris và chết hôm 15/2. Ngày 24/2, bộ trưởng Y Tế Olivier Véran vừa nhậm chức được 9 ngày, hài lòng khi tất cả các bệnh nhân bị virus corona được chữa trị đều đã khỏi bệnh, tuyên bố: « Không còn sự di chuyển của con virus Vũ Hán trên lãnh thổ Pháp ».

    Vào sáng sớm thứ Tư 26/2, ông Dominique Varoteaux trút thở hơi cuối cùng ở bệnh viện Pitié-Salpêtrière. Cư dân vùng Oise một lần nữa hoảng hốt, tự hỏi không biết các học sinh Crépy-en-Valois có thể quay lại trường sau kỳ nghỉ hay không. Con virus corona không còn là « Cảnh báo vàng » như một tờ báo địa phương mô tả (và đã bị chỉ trích), mà đã làm cho người dân tại chỗ có cảm giác như bị xa lánh. Trên bản đồ, vùng Oise bị coi là ổ dịch đầu tiên của nước Pháp. Hôm 27/2, khoảng 20 ca được vùng này loan báo.

    Con virus đi theo những người lính di tản công dân Pháp từ Vũ Hán ?

    Con virus tai hại vào nước Pháp bằng cách nào ? Tất cả đều đặt câu hỏi, và mọi cái nhìn đều nhanh chóng hướng về căn cứ quân sự ở Creil, nơi có đơn vị công binh đã tham gia di tản 193 công dân Pháp từ Vũ Hán về. Trước những tin đồn dai dẳng, bộ Quân Lực cố thanh minh, nhưng chiến dịch truyền thông trở nên phức tạp khi một người có trách nhiệm của căn cứ này thú nhận các quân nhân sau khi từ Trung Quốc trở về không bị cách ly, mà vẫn được cử đi làm nhiệm vụ.
    Không chỉ khu vực phía đông vùng Oise là ổ dịch. Ngày 25/2, vào lúc ông Dominique Varoteaux được trực thăng cấp cứu đưa về Paris, một người Pháp 63 tuổi sống ở Balme-de-Sillingy, thuộc Haute-Savoie, bị phát hiện dương tính sau khi từ Ý về. Đây là ca đầu tiên trong một chuỗi lây nhiễm, bệnh nhân và người thân trước đó 10 ngày có tham gia một buổi tối vận động tranh cử tại xã Mésigny bên cạnh cùng với 120 người khác.
    Tối 29/2, xã trưởng François Daviet loan báo trên Facebook ông là người thứ 14 ở La Balme xét nghiệm dương tính. Tại Crépy-en-Valois, hôm sau xã trưởng Bruno Fortier thông báo trên mạng xã hội là ông cũng dính con virus « tồi tệ » này. Hàng ngày phải bắt tay bao nhiêu là người, các đại biểu dân cử và viên chức chịu đựng nhiều rủi ro. Ngày 2/3 tại Hauts-de-France, giám đốc cảnh sát vùng Oise, phó giám đốc Senlis, giám đốc y tế vùng và chánh văn phòng đều bị cách ly : hóa ra con virus corona Vũ Hán có thể lây nhiễm ngay trong thời gian ủ bệnh. Các cơ quan hành chính trong vùng hoạt động trong tình trạng cô lập.
    Chỉ trong vài ngày, những người trở về từ các vùng có nguy cơ như Ai Cập và Ý gây lo ngại, khi những ca dương tính xuất hiện tại các khu vực mới như Bas-Rhin, Alpes-Maritimes, Hérault, Sarthe, đồng thời tái xuất ở Paris, nơi một linh mục xét nghiệm dương tính hôm 28/2. Đó là ngày thứ Bảy, tin đồn bắt đầu lan truyền tại Hội chợ Nông nghiệp và đến cuối ngày được xác nhận : Hội chợ truyền thống quy mô này phải kết thúc trước một ngày. Hôm sau, chính quyền cấm những cuộc tập họp trên 5.000 người trên toàn lãnh thổ, loan báo bước vào giai đoạn 2 của nạn dịch. Lúc đó đã có 100 ca dương tính.

    Quả bom nổ chậm

    Trong danh sách những từ bắt đầu bằng mẫu tự « C » năm 2020, những người làm tự điển Pháp sẽ phải thêm từ « cluster », chùm ca bệnh. Ngày 1/3, một ổ dịch khác xuất hiện tại Morbihan, và lây lan ra những ngày sau đó. Vùng Oise tiếp tục thu hút sự chú ý, những hình ảnh cho thấy một nước Pháp dừng hoạt động. Ở Crépy-en-Valois, bệnh viện không còn cho vào thăm, các nhà dưỡng lão tự phong tỏa. Giáo viên và tài xế xe buýt dựa vào luật để vận dụng quyền không làm việc vì nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. Khoảng vài chục ca xuất hiện tại các vùng khác, có liên quan đến ổ dịch này. Ngày 3/3, một phần ba vùng này bị ảnh hưởng. Tổng cộng đã có hơn 200 ca.
    Tuy nhiên một « cluster » mới đã làm lan rộng trên toàn quốc. Tại Mulhouse thuộc vùng Haut-Rhin, trên 2.000 tín đồ Phúc Âm (Tin Lành) đã tham dự ngày hội của Phong trào Ngũ Tuần, ăn chay cầu nguyện trong một tuần lễ từ 17 đến 24/2. Điều mỉa mai là đúng vào ngày bộ trưởng y tế Olivier Véran loan báo virus Vũ Hán không còn lan tràn tại Pháp, các tín đồ này đã ôm hôn nhau tạm biệt trước khi lên xe hơi, máy bay trở về nhà. Với khoảng thời gian ủ bệnh ước tính hai tuần lễ, quả bom nổ chậm này sẽ nổ tung trên khắp nước Pháp.
    Ca đầu tiên được báo hiệu tại Mulhouse hôm 29/2. Những ngày tiếp theo, số lượng người dương tính bùng nổ ở vùng Haut-Rhin, Bas-Rhin, Doubs, Territoire de Belfort. Các khu vực khác nhanh chóng bị ảnh hưởng. Năm ca liên quan đến ngày hội ở Mulhouse phát hiện tại đảo Guyane hôm 4/3, ba ca ở Ajaccio ngày 5/3. Đến 7/3, hai phần ba nước Pháp bị ảnh hưởng. Ngày 9/3, báo Le Figaro đếm được ít nhất 26 tỉnh (département) có những ca liên quan đến sự kiện trên.

    Phong tỏa để cố làm giảm tốc độ lây lan của virus

    Tại vùng Grand Est, Bourgogne-Franche-Comté và Auvergne Rhône Alpes, số ca liên quan đến Mulhousa còn nhiều hơn số « cluster » ở Oise. Paris và vùng phụ cận cùng với Alsace trở thành các khu vực bị lây nhiễm nhiều nhất, mỗi nơi có gần 400 ca tính đến tối 10/3.
    Nhưng đánh giá những con số này như thế nào ? Từ cuối tháng Hai, việc xét nghiệm chỉ còn dành cho những trường hợp bệnh nặng. Jean-Stéphane Dhersin, phó giám đốc khoa học của Viện Toán quốc gia chuyên về dịch bệnh thổ lộ : « Hồi đầu nạn dịch, có thể xử lý từng trường hợp một, còn coi trọng xem xét bệnh nhân bị lây nhiễm như thế nào và những ai trong số những người này tiếp xúc có nguy cơ bị lây. Điều này giúp nhận diện các ổ dịch. Nhưng kể từ khi con virus ngự trị, dịch bệnh tăng theo cấp số nhân, xét từng trường hợp không còn có nghĩa gì nữa. Thế nên nạn dịch tiếp tục hoành hành. Nó chỉ dừng lại khi nào đã có đủ số người miễn dịch trong dân chúng ».
    Nay chiến lược của chính quyền là ngăn cản không cho hệ thống y tế bị quá tải. Giải pháp duy nhất là « kéo thẳng lại đường cong đồ thị » nạn dịch, thông qua việc phong tỏa để làm giảm số lượng trung bình mà một người dương tính có thể lây lan ra những người khác. Ông Dhersin kết luận : « Dịch bệnh sẽ kéo dài hơn, nhưng kém dữ dội hơn nếu chúng ta đạt được việc giảm bớt tốc độ lây lan của nó. Có ít nhất 15% dân số có thể bị lây nhiễm ».

    Thụy My - RFI

    Virus corona: Việt Nam có thể tạm đóng cửa với toàn thế giới


    Kiểm soát nhập cảnh tại cửa khẩu Hữu Nghị, Lạng Sơn, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 20/02/2020 REUTERS/Kham

    Nhằm ngăn chặn dịch virus corona (Covid-19), Việt Nam đang chuẩn bị một biện pháp rất triệt để: Tạm thời dừng cấp thị thực nhập cảnh đối với tất cả các nước trên thế giới trong vòng 15 đến 30 ngày. Theo báo chí trong nước ngày 17/03/2020, đây là quyết định vừa được thủ tướng Việt Nam nêu lên trong một cuộc họp ngày 16/03. Tuy nhiên, thời điểm áp dụng chưa được loan báo.

    Theo hãng tin Anh Reuters, Việt Nam đã đi đến quyết định tạm thời đóng cửa đất nước trong bối cảnh các ca lây nhiễm virus corona gia tăng trong những tuần lễ gần đây sau một thời gian dài cố định ở mức 16 ca. Tính đến hôm nay, cả nước Việt Nam đã bị 61 trường hợp nhiễm Covid 19, trong đó có nhiều ca do người từ nước ngoài mang vào rồi lây cho người trong nước.
    Cho đến gần đây, Việt Nam mới chỉ cấm nhập cảnh đối với người đến từ hay đã đi qua những ổ dịch lớn trên thế giới, chẳng hạn như từ các nước châu Âu trong khối Schengen và Vương quốc Anh, trong vòng 14 ngày trước khi đến Việt Nam.
    Để giải thích cho quyết định mở rộng phạm vi cấm nhập cảnh đối với toàn bộ các nước trên thế giới, chính quyền Việt Nam đã cho rằng đó là một biện pháp quan trọng để kềm hãm đà lây lan của dịch bệnh.

    Trọng Nghĩa - RFI

    Covid-19: Hệ quả từ sự lơ là, quan liêu của Trung Quốc từ tháng 11/2019


    Hình ảnh bác sĩ Lý Văn Lượng (Li Wenliang), một trong tám bác sĩ cảnh báo về một loại virus mới ở Vũ Hán, được vẽ ở Praha, CH Séc, ngày 13/03/2020. REUTERS/David W Cerny


    Theo một số tài liệu chính phủ mà trang South China Morning Post đọc được hôm 13/03/2020, virus corona mới đã lây sang người tại Trung Quốc sớm hơn rất nhiều so với những thông tin được Bắc Kinh chính thức phê chuẩn. Nếu đúng như vậy, Bắc Kinh đã để mất ít nhất gần ba tháng quý giá để ngăn chặn dịch.

    Người bị nhiễm đầu tiên là một người đàn 55 tuổi, sống ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ngày 17/11/2019, ông được chẩn đoán với những triệu chứng do loại virus mà sau này được gọi là Covid-19 gây ra và trở thành « bệnh nhân số 1 » của dịch Covid-19 đang lan rộng khắp thế giới.
    Tuy nhiên, các báo cáo của chính phủ Trung Quốc không nêu rõ liệu bệnh nhân này đến từ Vũ Hán, thành phố được coi là tâm dịch, hay từ một thành phố khác của tỉnh Hồ Bắc.

    Hàng chục ca nhiễm mỗi ngày
    Trang France 24, trích bài viết của South China Morning Post, cho biết kể từ ngày 17/11/2019, chính quyền ghi nhận từ một đến năm ca nhiễm mới mỗi ngày trên toàn tỉnh Hồ Bắc. Tất cả đều cần được điều trị các triệu chứng suy hô hấp cấp. Sau đó, từ ngày 15/12/2019, số ca tăng lên thành vài chục ca mỗi ngày.

    Vẫn theo tài liệu chính thức trên, từ ngày 20 đến 27/12/2019, số ca nhiễm đã tăng lên gấp ba, với tổng số 180 bệnh nhân. Đến ngày 01/01/2020, tỉnh Hồ Bắc đã có đến 381 người bị nhiễm virus corona mới. Những tài liệu trên cho thấy Trung Quốc không chú ý đến nguy cơ khởi phát dịch mới cho đến giữa tháng 01/2020. Sau này, tất cả những ca trên mới được xác định là do virus corona mới.
    Chỉ đến giữa tháng 02/2020, Bắc Kinh mới thông báo cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã phát hiện ca nhiễm virus corona mới vào ngày 08/12/2019, ba tuần sau khi phát hiện « bệnh nhân số 1 » và có 40 người bị nhiễm ở Vũ Hán và các vùng lân cận tính đến ngày 20/01.

    Mất thời gian vàng bạc

    Bắc Kinh bị chỉ trích gay gắt vì thiếu minh bạch thông tin về tình trạng dịch và để mất ba tuần quý giá có thể giúp ngăn đà lây lan của virus corona. Tuy nhiên, với thông tin mới này, có lẽ dịch Covid-19 đã không lây lan trên diện rộng đến như vậy, nếu chính quyền địa phương ý thức được mức độ nguy hiểm của loại virus mới.
    Jean-Séphane Dhersin, trợ lý giám đốc khoa học của Viện Khoa học Toán học Quốc gia Pháp, giải thích với trang France 24 : « Số người bị nhiễm virus càng lớn, thì càng chắc chắn là dịch sẽ bùng nổ ». Trong khi thế giới có gần 150.000 người bị nhiễm virus corona và có khoảng 5.500 người chết, tính đến ngày 14/03.
    Bỏ qua những lời cảnh báo ngay từ giữa tháng 12/2019 của một số bác sĩ Trung Quốc về loại virus mới, thậm chí bắt giam và cảnh cáo họ, chính quyền tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán chỉ coi đó là một kiểu viêm phổi đặc biệt hoặc một mầm bệnh mới. Chỉ đến ngày 21/01/2020, Bắc Kinh mới chính thức thừa nhận virus corona chủng mới có khả năng truyền từ người sang người.
    Vì thiếu minh bạch nên việc tìm kiếm « bệnh nhân số 0 » như « mò kim đáy biển », theo South China Morning Post. Việc tìm ra được « bệnh nhân số 0 » giúp giới chuyên gia hiểu được virus corona mới được truyền từ động vật sang người như thế nào. Nhà dịch tễ học người Mỹ Jonathan Meyer, khi trả lời The Guardian, cho rằng « rất có nhiều nhiều khả năng sẽ không bao giờ tìm ra được bệnh nhân số 0 ».

    Thu Hằng - RFI

    Covid-19 : Philippines ban hành thiết quân luật tại Manila



    Một nhà thờ tại thủ đô Manila, Philippines, thời dịch virus corona, ngày 13/05/2020. REUTERS/Eloisa Lopez

    « Nội bất xuất, ngoại bất nhập », Manila - thủ đô của Philippines bắt đầu áp dụng lệnh cách ly toàn thành phố kể từ Chủ Nhật 15/03/2020 do tổng thống Rodrigo Duterte ban hành hôm 12/03.

    Cảnh sát vũ trang đã được triển khai chặn các ngả đường đổ về thủ đô 12 triệu dân. Các chuyến bay nội địa đi từ và đến Manila đã bị hủy. Các cuộc tụ tập công cộng bị cấm trong vòng một tháng.
    Tất cả người dân thủ đô tạm thời không được tự do ra vào thành phố trừ phi chứng minh được phải đi làm. Thiết quân luật cũng được áp dụng từ 22 giờ đến 5 giờ sáng hôm sau.
    Lệnh được ra trong bối cảnh Philippines đã có 111 người bị nhiễm Covid-19, trong đó có 8 ca tử vong, theo như số liệu của chính quyền Philippines. Bộ trưởng Nội Vụ giải thích rằng Philippines thực hiện « giống như nước Ý cách nay hai tháng » nhằm biện minh cho các biện pháp triệt để của chính phủ.

    Những điểm nóng khác

    Số trường hợp lây nhiễm siêu vi Corona chủng mới trên thế giới đã lên đến gần 155.000 và ít nhất 6.000 người chết ở 137 quốc gia, theo tổng kết sáng 15/03. Iran chiếm kỷ lục với 113 người chết trong 24 giờ qua.
    Là nơi phát xuất ca đầu tiên dịch Covid-19, Trung Quốc cho biết trong ngày 15/03 có thêm 20 ca mới, một con số thấp kỷ lục mới, trong đó có 16 người đến hay trở về từ nước ngoài. Theo lệnh mới, tất cả những hành khách từ nước ngoài về đến Bắc Kinh đều phải bị cách ly để không tái « nhập khẩu » siêu vi vào Hoa lục. Đài Loan cũng ghi nhận sáu ca mới và đều là người bản xứ từ Nhật Bản và Tây Ban Nha hồi hương.
    Hàn Quốc, sau những nỗ lực vượt bậc, liên tiếp thấy dịch giảm dần với 76 ca mới được ghi nhận so với 107 ca ngày hôm trước. Số người khỏi bệnh cũng khá nhiều với 120 người rời bệnh viện hôm 15/03.
    Trong khi đó, Iran từ nay là tâm dịch thứ ba trên thế giới, sau Trung Quốc và Ý. Số người chết tại Iran là 724, thêm 113 nạn nhân trong 24 giờ qua.

    Thế vận Tokyo ?
    Tại Nhật Bản, thủ tướng Shinzo Abe một lần nữa khẳng định Tokyo sẽ tổ chức Thế vận hội mùa hè như dự kiến. Tokyo phối hợp chặt chẽ với Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế và không có gì thay đổi.

    Châu Mỹ la tinh
    Các nước Trung và Nam Mỹ bắt đầu áp dụng các biện pháp chống dịch sau khi nghi nhận những ca đầu tiên. Sau Venezuela đình chỉ các chuyến bay với châu Âu, đến lượt Panama, Bolivia ban hành biện pháp tương tự. Trong khi đó, Uruguay và Ecuador đóng cửa biên giới với các nước có dịch.

    Minh Anh | Tú Anh - RFI

    Thượng Viện chấp thuận luật trợ giúp COVID-19 của Hạ Viện, chờ TT Trump ký

    Mar 18, 2020 cập nhật lần cuối Mar 18, 2020



    Trưởng khối đa số Cộng Hòa tại Thượng Viện TNS Mitch McConnell. (Hình: AP Photo/Susan Walsh)
    AddThis Sharing ButtonsShare to Facebook

    WASHINGTON, DC (AP) – Thượng Viện Mỹ hôm Thứ Tư, 18 Tháng Ba, thông qua một dự luật trợ giúp về COVID-19, vốn đã được Hạ Viện thông qua trước đó, bao gồm các điều khoản như xét nghiệm virus miễn phí và nghỉ bệnh khẩn cấp có trả lương, và chuyển sang cho Tổng Thống Donald Trump ký ban hành.

    Theo bản tin CNN, việc thông qua dự luật này cũng sẽ giúp Thượng Viện rảnh tay chú tâm vào việc thông qua một dự luật trợ giúp khác, có tầm vóc lớn hơn, trong cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện nay.

    Trước đó, Trưởng Khối Đa Số Cộng Hòa tại Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell, và các thượng nghị sĩ khác phía Cộng Hòa đã có lời chỉ trích dự luật của Hạ Viện và đòi sửa đổi. Nhưng nay họ đồng ý để thông qua, với lý do là phải gấp rút đưa trợ giúp đến cho người dân Mỹ trong hoàn cảnh hiện nay.

    Ông McConnell hôm Thứ Tư nhắc lại rằng ông sẽ không chấm dứt khóa họp của Thượng Viện cho tới khi nào thông qua được một dự luật khác, được gọi là “giai đoạn ba” của nỗ lực kích thích kinh tế, trị giá khoảng $1,000 tỷ, nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng rộng khắp do COVID-19 gây ra.

    Dự luật “ngàn tỷ” này gồm cả việc gửi tiền trực tiếp tới nhà người dân và trợ giúp các kỹ nghệ đang bị lao đao ở Mỹ.

    Sau khi đã thông qua dự luật trợ giúp hồi tuần qua, Hạ Viện hôm Thứ Hai đã chấp thuận một số thay đổi, sau khi có thảo luận giữa Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và các giới chức trong chính phủ Tổng Thống Trump. Ông Trump cũng tỏ ý ủng hộ dự luật này.

    Dự luật của Hạ Viện sẽ cho người đi làm được hưởng tối đa hai tuần nghỉ bệnh có trả lương nếu họ phải thử nghiệm hoặc điều trị do lây lan COVID-19. Những người được bác sĩ hay cơ quan chính phủ ra lệnh ở nhà vì có tiếp xúc với người bệnh hay có triệu chứng bệnh cũng được hưởng quyền lợi này.

    Tuy nhiên, theo đòi hỏi của Tòa Bạch Ốc, việc trả lương trong thời gian hai tuần lễ nghỉ bệnh vì COVID-19 này sẽ phải giới hạn ở mức $511 một ngày, tức mức lương của người có lợi tức chừng $133,000 một năm. Số tiền này sau đó sẽ được chính phủ liên bang bồi hoàn cho công ty.

    Những người phải nghỉ vì có thành viên gia đình bị nhiễm COVID-19, cũng như những người có con đi học và trường nay phải đóng cửa, sẽ được trả tới khoảng 2/3 mức lương của họ, nhưng bị giới hạn ở mức $200 một ngày, cũng theo bản tin của AP. (V.Giang)



    Last edited by BinhDo; 03-18-2020, 05:59 PM.
    Have a nice day!!

  • #2
    Thượng Viện chấp thuận luật trợ giúp COVID-19 của Hạ Viện, chờ TT Trump ký

    ​Trưởng khối đa số Cộng Hòa tại Thượng Viện TNS Mitch McConnell. (Hình: AP Photo/Susan Walsh)
    AddThis Sharing ButtonsShare to Facebook

    WASHINGTON, DC (AP) – Thượng Viện Mỹ hôm Thứ Tư, 18 Tháng Ba, thông qua một dự luật trợ giúp về COVID-19, vốn đã được Hạ Viện thông qua trước đó, bao gồm các điều khoản như xét nghiệm virus miễn phí và nghỉ bệnh khẩn cấp có trả lương, và chuyển sang cho Tổng Thống Donald Trump ký ban hành.

    Theo bản tin CNN, việc thông qua dự luật này cũng sẽ giúp Thượng Viện rảnh tay chú tâm vào việc thông qua một dự luật trợ giúp khác, có tầm vóc lớn hơn, trong cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện nay.

    Trước đó, Trưởng Khối Đa Số Cộng Hòa tại Thượng Viện, Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell, và các thượng nghị sĩ khác phía Cộng Hòa đã có lời chỉ trích dự luật của Hạ Viện và đòi sửa đổi. Nhưng nay họ đồng ý để thông qua, với lý do là phải gấp rút đưa trợ giúp đến cho người dân Mỹ trong hoàn cảnh hiện nay.

    Ông McConnell hôm Thứ Tư nhắc lại rằng ông sẽ không chấm dứt khóa họp của Thượng Viện cho tới khi nào thông qua được một dự luật khác, được gọi là “giai đoạn ba” của nỗ lực kích thích kinh tế, trị giá khoảng $1,000 tỷ, nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng rộng khắp do COVID-19 gây ra.

    Dự luật “ngàn tỷ” này gồm cả việc gửi tiền trực tiếp tới nhà người dân và trợ giúp các kỹ nghệ đang bị lao đao ở Mỹ.

    Sau khi đã thông qua dự luật trợ giúp hồi tuần qua, Hạ Viện hôm Thứ Hai đã chấp thuận một số thay đổi, sau khi có thảo luận giữa Chủ Tịch Hạ Viện Nancy Pelosi và các giới chức trong chính phủ Tổng Thống Trump. Ông Trump cũng tỏ ý ủng hộ dự luật này.

    Dự luật của Hạ Viện sẽ cho người đi làm được hưởng tối đa hai tuần nghỉ bệnh có trả lương nếu họ phải thử nghiệm hoặc điều trị do lây lan COVID-19. Những người được bác sĩ hay cơ quan chính phủ ra lệnh ở nhà vì có tiếp xúc với người bệnh hay có triệu chứng bệnh cũng được hưởng quyền lợi này.

    Tuy nhiên, theo đòi hỏi của Tòa Bạch Ốc, việc trả lương trong thời gian hai tuần lễ nghỉ bệnh vì COVID-19 này sẽ phải giới hạn ở mức $511 một ngày, tức mức lương của người có lợi tức chừng $133,000 một năm. Số tiền này sau đó sẽ được chính phủ liên bang bồi hoàn cho công ty.

    Những người phải nghỉ vì có thành viên gia đình bị nhiễm COVID-19, cũng như những người có con đi học và trường nay phải đóng cửa, sẽ được trả tới khoảng 2/3 mức lương của họ, nhưng bị giới hạn ở mức $200 một ngày, cũng theo bản tin của AP. (V.Giang)
    Have a nice day!!

    Comment

    Working...
    X