Liệu có ngẫu nhiên khi khu vực Lombardy và thành phố Qom là nơi bùng phát dịch bệnh ở Italy và Iran, sau khi có nhiều người Trung Cộng đến đây?
Từ chối lời khuyên của EU và Mỹ, Thủ Tướng Italy Giuseppe Conte đã ký vào thỏa thuận Sáng Kiến Vành Đai Và Con Đường của Trung Cộng (BRI). Trung Cộng đưa ra kế hoạch này vào năm 2013 nhằm tăng ảnh hưởng về địa chính trị của họ.
Cụ thể, Bắc Kinh tài trợ để phát triển cơ sở hạ tầng cho các quốc gia. Tuy nhiên các nước tham gia phải giải ngân qua những ngân hàng Trung Cộng, sử dụng các công ty xây dựng Trung Cộng, trong đó công nhân và nguyên vật liệu được gửi từ Trung Cộng sang để hoàn thành dự án.
Theo tờ Federalist, BRI nhằm: “Cung cấp các thị trường mới và nhu cầu thường xuyên cho hàng hóa và dịch vụ của Trung Cộng, tạo lên các cơ hội việc làm cho công nhân Trung Cộng và cho Trung Cộng tiếp cận đến các vị trí quan trọng chiến lược và tài nguyên thiên nhiên.
Mục đích thật sự của Bắc Kinh là dùng sức mạnh tài chính của họ để mở rộng tầm ảnh hưởng địa chính trị, cũng như đặt dấu chân về kinh tế và quân sự từ Châu Á đến Châu Âu và Châu Phi.”
Mặc dù BRI đã mang lại lợi ích cho Trung Cộng, nhưng ít hiệu quả cho các nước tham gia. Ít nhất 8 trong số các quốc gia “đối tác” đang trở thành “con nợ” của Trung Cộng.
Đến mức họ phải trao các tài sản chiến lược cho Bắc Kinh để trang trải nợ nần. Dù vậy, đến năm 2019, cả Italy và Iran đã quyết định tham gia vào BRI.
Kinh tế Italy đã trở nên “buồn thảm” trong 20 năm qua, khiến quốc gia này trở thành gánh nặng nợ nần lớn thứ 2 ở Châu Âu, chỉ sau Hy Lạp. Theo tạp chí Forbes, mức sống của người Italy hiện nay chỉ ngang với thời điểm năm 2000, bởi vì kinh tế bị đình trệ. Vì vậy, Thủ Tướng Conte đã coi BRI là lời giải cho những khó khăn kinh tế của Italy. Theo thỏa thuận, Italy mở cửa một loạt lĩnh vực cho Trung Cộng đầu tư, từ hạ tầng đến giao thông.
Thậm chí, một công ty nhà nước Trung Cộng được nắm cổ phần của 4 cảng lớn ở Italy.
Lombardy và Tuscany chính là 2 khu vực thu hút nhiều đầu tư của Trung Cộng nhất. Chỉ gần một năm sau, ca nhiễm virus corona Vũ Hán đầu tiên ở Italy đã xuất hiện ở khu vực Lombardy vào ngày 21/2. Hiện nay, Italy trở thành tâm điểm của dịch viêm phổi Vũ Hán, và Lombardy là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trùng hợp?
Kinh tế Iran cũng lâm vào tình trạng khó khăn, sau những căng thẳng với Mỹ. Lượng dầu xuất khẩu của Iran đã giảm mạnh sau khi Tổng Thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với nước này. Hệ quả của nền kinh tế yếu kém là đồng tiền mất giá và biểu tình khắp nơi. Hãng tin AP cho biết, tỷ lệ lạm phát của Iran cao hơn 37% và hơn 3 triệu người thất nghiệp (chiếm 12% dân số trong độ tuổi lao động).
Tờ Federalist viết:
“Đối mặt với những thách thức kinh tế và chính trị cũng như sự cấm vận của thế giới, Iran đã coi Trung Cộng như một đồng minh để chống lại Mỹ. Iran dựa vào quan hệ kinh tế và hợp tác quân sự với Bắc Kinh để chống lại lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ.
Trung Cộng đã giúp chính quyền Iran tồn tại bằng cách mua dầu mỏ, bán vũ khí và chuyển giao công nghệ hạt nhân. Và đến năm 2019, Iran ký thỏa thuận để tham gia BRI.
Trung Cộng coi Iran đóng vai trò quan trọng trong BRI vì nước này không chỉ nhiều dầu mỏ mà còn nằm trên tuyến đường sắt 2.000 dặm đầy tham vọng của Bắc Kinh, nối từ phía tây Trung Cộng qua Tehran và Thổ Nhĩ Kỳ đến Châu Âu.
Qom, nơi bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, chính là một điểm nằm trên tuyến đường sắt 2,7 tỷ USD nói trên. Nhân viên kỹ thuật Trung Cộng cũng giúp Iran cải tạo một nhà máy điện hạt nhân nằm gần thành phố Qom.
Các chuyên gia y tế Iran cho rằng có thể công nhân Trung Cộng đã mang virus corona Vũ Hán đến Qom hoặc một doanh nhân Iran đến Trung cộng rồi trở về Qom cùng loại virus chết người này.”
Chính quyền Iran đã phản ứng chậm chạp. Họ từ chối tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn virus và dịch bệnh nhanh chóng lan ra khắp nước. Italy và Iran đã dựa vào tài chính của Trung cộng nhưng giờ đây cả 2 quốc gia đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus Vũ Hán. Và người dân của họ đang phải trả giá.
(TVVN)
Từ chối lời khuyên của EU và Mỹ, Thủ Tướng Italy Giuseppe Conte đã ký vào thỏa thuận Sáng Kiến Vành Đai Và Con Đường của Trung Cộng (BRI). Trung Cộng đưa ra kế hoạch này vào năm 2013 nhằm tăng ảnh hưởng về địa chính trị của họ.
Cụ thể, Bắc Kinh tài trợ để phát triển cơ sở hạ tầng cho các quốc gia. Tuy nhiên các nước tham gia phải giải ngân qua những ngân hàng Trung Cộng, sử dụng các công ty xây dựng Trung Cộng, trong đó công nhân và nguyên vật liệu được gửi từ Trung Cộng sang để hoàn thành dự án.
Theo tờ Federalist, BRI nhằm: “Cung cấp các thị trường mới và nhu cầu thường xuyên cho hàng hóa và dịch vụ của Trung Cộng, tạo lên các cơ hội việc làm cho công nhân Trung Cộng và cho Trung Cộng tiếp cận đến các vị trí quan trọng chiến lược và tài nguyên thiên nhiên.
Mục đích thật sự của Bắc Kinh là dùng sức mạnh tài chính của họ để mở rộng tầm ảnh hưởng địa chính trị, cũng như đặt dấu chân về kinh tế và quân sự từ Châu Á đến Châu Âu và Châu Phi.”
Mặc dù BRI đã mang lại lợi ích cho Trung Cộng, nhưng ít hiệu quả cho các nước tham gia. Ít nhất 8 trong số các quốc gia “đối tác” đang trở thành “con nợ” của Trung Cộng.
Đến mức họ phải trao các tài sản chiến lược cho Bắc Kinh để trang trải nợ nần. Dù vậy, đến năm 2019, cả Italy và Iran đã quyết định tham gia vào BRI.
Kinh tế Italy đã trở nên “buồn thảm” trong 20 năm qua, khiến quốc gia này trở thành gánh nặng nợ nần lớn thứ 2 ở Châu Âu, chỉ sau Hy Lạp. Theo tạp chí Forbes, mức sống của người Italy hiện nay chỉ ngang với thời điểm năm 2000, bởi vì kinh tế bị đình trệ. Vì vậy, Thủ Tướng Conte đã coi BRI là lời giải cho những khó khăn kinh tế của Italy. Theo thỏa thuận, Italy mở cửa một loạt lĩnh vực cho Trung Cộng đầu tư, từ hạ tầng đến giao thông.
Thậm chí, một công ty nhà nước Trung Cộng được nắm cổ phần của 4 cảng lớn ở Italy.
Lombardy và Tuscany chính là 2 khu vực thu hút nhiều đầu tư của Trung Cộng nhất. Chỉ gần một năm sau, ca nhiễm virus corona Vũ Hán đầu tiên ở Italy đã xuất hiện ở khu vực Lombardy vào ngày 21/2. Hiện nay, Italy trở thành tâm điểm của dịch viêm phổi Vũ Hán, và Lombardy là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Trùng hợp?
Kinh tế Iran cũng lâm vào tình trạng khó khăn, sau những căng thẳng với Mỹ. Lượng dầu xuất khẩu của Iran đã giảm mạnh sau khi Tổng Thống Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với nước này. Hệ quả của nền kinh tế yếu kém là đồng tiền mất giá và biểu tình khắp nơi. Hãng tin AP cho biết, tỷ lệ lạm phát của Iran cao hơn 37% và hơn 3 triệu người thất nghiệp (chiếm 12% dân số trong độ tuổi lao động).
Tờ Federalist viết:
“Đối mặt với những thách thức kinh tế và chính trị cũng như sự cấm vận của thế giới, Iran đã coi Trung Cộng như một đồng minh để chống lại Mỹ. Iran dựa vào quan hệ kinh tế và hợp tác quân sự với Bắc Kinh để chống lại lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ.
Trung Cộng đã giúp chính quyền Iran tồn tại bằng cách mua dầu mỏ, bán vũ khí và chuyển giao công nghệ hạt nhân. Và đến năm 2019, Iran ký thỏa thuận để tham gia BRI.
Trung Cộng coi Iran đóng vai trò quan trọng trong BRI vì nước này không chỉ nhiều dầu mỏ mà còn nằm trên tuyến đường sắt 2.000 dặm đầy tham vọng của Bắc Kinh, nối từ phía tây Trung Cộng qua Tehran và Thổ Nhĩ Kỳ đến Châu Âu.
Qom, nơi bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, chính là một điểm nằm trên tuyến đường sắt 2,7 tỷ USD nói trên. Nhân viên kỹ thuật Trung Cộng cũng giúp Iran cải tạo một nhà máy điện hạt nhân nằm gần thành phố Qom.
Các chuyên gia y tế Iran cho rằng có thể công nhân Trung Cộng đã mang virus corona Vũ Hán đến Qom hoặc một doanh nhân Iran đến Trung cộng rồi trở về Qom cùng loại virus chết người này.”
Chính quyền Iran đã phản ứng chậm chạp. Họ từ chối tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn chặn virus và dịch bệnh nhanh chóng lan ra khắp nước. Italy và Iran đã dựa vào tài chính của Trung cộng nhưng giờ đây cả 2 quốc gia đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus Vũ Hán. Và người dân của họ đang phải trả giá.
(TVVN)